*

Diary


















*
Vĩnh Biệt Bạn Cờ

Trong bài viết Một Cái Chết của Những Vì Vua, A Death of Kings, Steiner cho rằng có ba cuộc đeo đuổi trí thức, intellectual pursuit, con người đạt được những kỳ công lớn lao trước tuổi dậy thì. Đó là âm nhạc, toán học, và cờ tướng [chess].
Sự ra đi của bạn Nam, với riêng Gấu này, cũng có thể coi là Cái Chết Của Một Vì Vua, ấy là vì anh là một cao thủ trong môn chơi cờ tướng.

Hồi ở nông trường cải tạo Đỗ Hoà, Gấu cũng nổi danh vì chơi cờ tướng, và khi sắp sửa được về đời, băn khoăn không biết làm gì sống, một trong những địch thủ của Gấu bèn gợi ý, sao không chơi cờ tướng ăn tiền nơi vỉa hè Sài Gòn, và Gấu bèn trả lời, nếu mà đánh ăn tiền, thì không bao giờ Gấu này đánh thắng, bất cứ một ai, vì cứ sợ thua!
Anh ta bèn dậy cho Gấu mấy bàn cờ thế, đánh, chỉ có ăn, hay hoà, không bao giờ thua!
Khác hẳn bạn Nam, chỉ thích đánh cờ ăn tiền, và càng đánh lớn, càng thắng lớn.
Anh kể, thời gian Gấu qua Thái, vô trại tị nạn, anh ở Lào sống bằng nghề đánh cờ tướng với đám tài xế, con buôn xe đò xe hàng từ Việt Nam qua.
*
Nam rất giỏi tiếng Hoa. Gia đình anh gốc Tầu. Khi còn nhỏ, gia đình cho anh qua Viên Chăn sống với ông anh, một trong những thương gia nổi tiếng ở thủ đô Lào. Nhờ vậy, sau chuyến đi Vàm Láng thất bại, ra tù, trại Bà Bèo, anh kiếm đường qua Viên Chăn. Anh biểu Gấu, tao nghĩ không đi đường biển thì đi đường bộ. Đến khi Việt Nam mở tuyến đường du lịch bằng xe đò Sài Gòn-Viên Chăn, do đám công an chủ trì, anh theo chuyến đầu tiên trở lại Sài Gòn, gặp mấy tay trong “đường dây MIA” của anh, và gặp Gấu, hỏi, đi nữa không, chuyến này cho cả gia đình mày đi luôn!


*

"Nous ne lui demandons pas de devenir un traître. Nous lui proposons une nouvelle définition du mot loyauté."

Le Carré, le grand réveil

Un homme très recherché

JOHN LE CARRÉ
Chúng ta đâu có đòi hắn ta phải trở thành một tên phản bội. Chúng ta chỉ đề nghị với hắn ta một định nghĩa mới về lòng trung thành.


Nam Le - 'I am my own most challenging character'

Nam Le was born in Vietnam and raised in Australia. He worked as a lawyer before winning the Truman Capote Fellowship to Iowa Writers’ Workshop where he wrote The Boat, his award-winning collection of beautifully inventive short stories. The rising literary star talks to Megan Walsh
"Tôi là nhân vật thách đố nhất của riêng tôi"
Nam Lê sinh tại Việt Nam, và được dậy dỗ nuôi dưỡng tại Úc. Anh hành nghề luật sư trước khi được học bổng "the Truman Capote Fellowship" tham dự Xưởng Viết Văn "Iowa Writers’ Workshop", tại đây, anh viết Con Tầu, tập truyện ngắn mang chất sáng tạo tuyệt vời, được giải thưởng Dylan Thomas. Ngôi sao đang lên nói chuyện với Megan Walsh, sau đây.
TLS
*
TLS là báo văn học số 1 trên toàn thế giới. Joseph Brodsky có lần cho biết, cả nước Nga chỉ có một dúm trên đầu ngón tay, độc giả dài hạn, trong số đó, có Kim Philby, sư phụ Graham Greene, gián điệp Anh phản thùng chạy qua Liên Xô.
Gấu 'đăng ký' tờ này cũng trên chục niên, cc 1997. Sắp đi, nghỉ, nhận được 'message', mày dân "pro" rồi, đọc tiếp đi, tao chỉ lấy tiền tem thôi!
Tờ này, khi Linda Lê mới xuất hiện, đọc Vu Khống, tác phẩm của Linda Lê được dịch qua tiếng Anh, chê, đanh đá chẳng kém Sến Cô Nương, khi ban cho em cái tít thật nặng nề: Kiếm khách cho văn chương.
Nay khen hết lời Nam Le, lại đi một bài phỏng vấn thật hoành tráng.
Sau Nguyễn Ngọc Tư, là đặc sản Nam Lê! Thú vị thật.
Tin Văn sẽ chuyển ngữ bài phỏng vấn. NQT


*
*

Bởi vì ông ta, bởi vì tui

22 tuổi, gặp ông ta, tôi sững sờ, biến thành linh hồn tượng đá. Ông ta giúi tôi xuống những nấm mồ mở ra và đóng lại không chặt, những lời trù ẻo, những tội lỗi tổ tông.
Miền Nam âm u, chết từ năm 1865, được lui tới bởi những hồn ma…
*
Một bài viết tuyệt vời về ông thầy của mình. NQT
*
Thoạt kỳ thuỷ, khi bước vào nghề, chàng nghĩ về chàng [Faulkner], như là một nhà thơ bị nguyền rủa, a “poète maudit”, và, có quá nhiều nhà thơ bị nguyền rủa bị người đời coi thường, đếch thèm trả tiền, hoặc trả bằng một giá rẻ mạt.
“Tham vọng của tôi, là một cá nhân tư riêng, a private individual, bị tiêu trừ, abolished, trở thành trống trơn, voided, trước lịch sử, rời lịch sử mà chẳng để lại một dấu vết,” Faulkner viết cho Cowley: “Đây là điều tôi muốn đạt được… , tổng số và lịch sử đời tôi.. sẽ là… :Thằng chả đã làm ra những cuốn sách và thằng chả chết.”
Coetzee: Faulkner và những người viết tiểu sử của ông


Trang Coetzee

Đọc những bài điểm sách của Coetzee, độc giả có thể nhận ra, không phải ngẫu nhiên, tình cờ, khi ông đọc và điểm, một tác giả nào đó. Hơn thế nữa, như Derek Attridge, trong lời dẫn nhập vô tập tiểu luận Inner Workings, viết:
However, many readers looking for clues about Coetzee's own practice will be tempted to turn to the only chapter on a South African writer, where they will find an account of Gordimer's 2001 novel The Pickup. The question Coetzee poses to Gordimer cannot but be read as a question he has posed to himself 'What historical role is available to a writer like her born into a late colonial community”.
Độc giả tìm kiếm những dấu vết về sự tu tập của riêng ông, sẽ chỉ tìm thấy ở chương viết về Gordimer, một nhà văn Nam Phi, và câu hỏi của ông đặt cho bà cũng là cho chính ông: Vai trò lịch sử nào dành ra cho bà, sinh ra trong một cộng đồng muộn màng của chủ nghĩa thực dân thuộc địa?
Chúng ta tự hỏi, vì cớ gì Coetzee lại chọn Việt Nam làm đề tài cho tác phẩm đầu tay của ông, và chúng ta sẽ tìm ra câu hỏi, dành cho chính chúng ta: Vai trò lịch sử nào, dành cho những tên nhà văn Mít, sinh ra trong một cộng đồng muộn màng hậu 1975, thí dụ? Và đâu là vai trò lịch sử của đám nhà văn Yankee mũi tẹt bỏ chạy ra ngoài nước, nếu không muốn “được điểm của hải ngoại”?
Phải chăng, vai trò của chúng là chửi đám ở trong nước, vì tranh giành địa vị, quyền lợi, hay tí danh hão?


Giữa lòng đen
“My homeland was a feeling, and that feeling was mortally wounded…What we swore to uphold no longer exists… There was a world for which it was worth living and dying. That world is dead”.
Sándor Márai: The Candles Burn Down
Quê Bắc của tớ là một cảm nghĩ, và cảm nghĩ này bị thương tổn trầm trọng… Điều mà tớ quyết tâm gìn giữ cho bằng được, thì đếch còn nữa… Có một cõi Bắc Kít thật đáng sống, đáng chết vì nó. Cái cõi đó ngủm củ tỏi mất rồi. NQT

Bất khả thứ năm

Franz Kafka's three impossibilities are the impossibility of not writing, of writing in German, and of writing differently.
To these he adds a fourth, comprehensive impossibility: namely, "the impossibility of writing per se." Actually, the impossibility to live per se, the impossibility "to endure life"- as he confesses in a letter to Carl Bauer in 1913. "My whole being is directed toward literature ... the moment I abandon it, I cease to live. Everything I am, and am not, is a result of this." Few people have had their homeland as dramatically located in writing as the Jewish Franz Kafka writing in Prague in German - his paradoxical way of "crossing over to the side of the world" in the struggle with himself. "I am nothing but literature and can and want to be nothing else," he often repeated.
Ba không thể của Kafka là không thể không viết, không thể viết bằng tiếng Đức, và không thể viết khác.
Và ông thêm vô cái không thể thứ tư, không thể viết ‘per se’, ‘bởi chính nó’, và, sau cùng, không thể viết bởi chính nó, trở thành không thể sống per se, không thể tiếp tục ‘kéo dài cuộc sống’ – như ông thú nhận trong thư gửi Carl Bauer vào năm 1913. “Trọn đời tôi hướng về văn học… vào lúc mà tôi bỏ rơi văn học, là tôi ngưng sống. Tất cả những gì tôi là, và tôi không là, là hậu quả của điều này.” Ít người có quê hương của mình cắm rễ thật cách thê thảm trong việc viết như là nhà văn Do Thái Franz Kafka, viết ở Praque ở trong tiếng Đức – một cách thức ngược ngạo để 'qua đi cuộc đời này’ trong cuộc chiến đấu với chính mình. “Tôi chẳng là gì ngoài văn chương, và muốn chẳng là gì ngoài điều đó ra”. Ông thường lập đi lập lại điều này.


Đơn Dương ngây ngô quận

Ta La Tai
Tanvien vs talawas?

Những chuyện không vui gì giữa Gấu và bà chủ quán cá, xẩy ra ngay từ ngày đầu tiên Gấu này xung phong xung phong đóng góp bài vở, và ngay cả khi Gấu bị phạng tới tấp, mà vẫn nín thinh, đến nỗi bị bà chủ quan mắng mỏ, anh già thực rồi ư, tại sao không đích thân trả lời, lại phải nhờ đến độc giả bênh vực, chứng tỏ: Gấu không hề muốn viết về quán cá, nhất là khi nó tự ý đình bản.
Có một sự thất vọng nặng nề về sự vô dụng của một diễn đàn đa số gồm những cây viết ra đi từ Miền Bắc, và cùng với nó, là sự thất vọng về tài năng, về tri thức, về trí thức, về sự đóng góp của họ, so với những người ra đi từ những nước CS khác, thí dụ từ Đông Âu, thí dụ những nhà văn như Milosz, như Kundera, như Manea.
Chúng đưa đến kết luận về một miền đất: Tại làm sao mà nó nghèo nàn, khô kiệt đến như thế?
Đã nghèo nàn, mà lại ưa cấu xé lẫn nhau. Kẻ ra được bên ngoài, ngoái cổ lại chửi những người ngày nào còn là bạn của họ.
Trong quá khứ quán cá chưa hề có một bài viết nào về DTH. NHT có, nhưng chê, thí dụ bài của DT, và Gấu phải nhẩy vô ‘phản biện’, như đã từng "phản biện", trong những trường hợp liên quan tới HNH, PTVA, PHT…


Thiên Sứ vs Peter Pan

Mát Két ở Việt Nam
Dying For Love
Chết Vì Tình

Tin Văn đã có một bài viết về cuốn Nhớ Bướm Buồn, của Garcia Marquez, "lồng" vào bài của Hai Lúa, nhân lần được chiêm ngưỡng Bướm Buồn Vạn Tượng.

Đi được vài kỳ, gây "phản cảm" [gây sốc] đành phải ngưng. Ngưng luôn phần dịch cuốn truyện.

Nay có hai bài điểm cuốn trên. Một của Alberto Manguel, trên The Guardian, và một của John Updike, trên Người Nữu Ước. Alberto Manguel chê, nhạt, thiếu muối, ít hồ [little of substance]. Còn Updike thì truy đến tận cùng, cái thú mê con nít của nhà văn nhớn này, ở trong những tác phẩm trước, thí dụ như trong Trăm Năm Cô Đơn, đoạn tả Aureliano Buendía đi thăm một bướm còn quá trẻ, không thể làm ăn gì được trước những vẻ đẹp đã bị lạm dụng tối đa của khách làng, bèn bỏ ra ngoài phòng, bèn chỉ muốn khóc, bèn yêu liền cô bé, và hôm sau đi đến một quyết định là sẽ lấy nàng làm vợ  [Aureliano does not take advantage of her overexploited charms, and leaves the room “troubled by a desire to weep.” He has—you guessed it—fallen in love: He felt an irresistible need to love her and protect her. At dawn, worn out by insomnia and fever, he made the calm decision to marry her in order to free her from the despotism of her grandmother and to enjoy all the nights of satisfaction that she would give the seventy men.

John Updike coi, tác phẩm của Garcia Marquez, là về một thứ bệnh, trầm luân, vô phương cứu chữa, nếu lậm vào nó: bệnh yêu và chết vì nó. [The works of Gabriel García Márquez contain a great deal of love, depicted as a doom, a demonic possession, a disease that, once contracted, cannot be easily cured].
*
Coetzee, đọc Bướm Buồn, truy tìm nguồn của nó, ở trong Tình Yêu Thời Tổ Tả, và từ đó, truy lên ngọn nguồn của nó, từ Dostoevsky.
*
Tình Yêu Thời Thổ Tả chấm dứt khi Florentino Ariza sau cùng tái hợp người yêu mà anh chờ đợi suốt đời, cả hai xuống tầu rong ruổi dọc theo con sông Magdalena River, trên tầu cắm ngọn cờ vàng báo động dịch tả. Chàng và nàng đều hơn bẩy bó.
Và để được tái hợp với người yêu Fermia, Florentino phải cắt đứt mối tình già dê mắc dịch của mình với cô bé 14 tuổi, mà anh già dê mắc dịch này đã dẫn dụ cô bé vào con đường tội lỗi [nàng tỏ ra là một cô học trò rất thông minh, học một hiểu mười]. Cô bé sau đó tự tử, mang bí mật xuống mồ cùng với mình.
Coetzee viết, América Vicuna, cô bé bị dụ dỗ rồi bị bỏ rơi bởi một anh già, là một nhân vật bước thẳng ra từ Dostoevsky. Cái khung đạo đức của Tình Yêu Thời Thổ Tả, một tác phẩm khá mùi mẫn, tất nhiên, nhưng cũng khôi hài chẳng kém, với chút gia giảm của thời tiết mùa thu lá bay, quả là không đủ rộng, để chứa nổi, chỉ một nhân vật là cô bé này. Đây là ý định của Garcia Marquez, chỉ muốn coi cô như là một trong những tình nhân của Florentino, và ngoài vài giọt nước mắt cá sấu kín đáo dành cho cô bé, khi nghe tin cô tự tử, tác giả đã vờ đi những hậu quả của cái chết của cô bé lên anh già. Thực sự, tác giả cũng không biết phải xoay sở ra sao, nếu phải viết tiếp. Những câu văn, những đoạn tả cảnh anh già dụ khị cô bé làm chúng ta nhớ đến một nàng Lolita của Nabokov: anh già từ từ, vô tư lột dần từng mảnh vải trên người cô bé, như những trò chơi con nít, trước tiên là đôi giầy xinh xinh của con gấu nhỏ… rồi tới cái quần dài của con thỏ xinh xinh… và nụ hôn nhè nhẹ của cha già dành cho con chim nhỏ xíu...
Một cách nào đó, Bướm Buồn bắt đầu ở chỗ chấm dứt là cái chết của cô bé con trong Tình Yêu Thời Thổ Tả.


Kỷ niệm vui nhất trong đời viết văn
Thế rồi bữa đó, cô bé gọi cho Gấu.
Cô nói, cô đọc Gấu. Gấu cũng chẳng hỏi đọc ở đâu, nhưng liền đó, cô nói giọng thủ thỉ, đúng cái giọng cô con gái con ông chủ nhà xuất bản, trong Eva, người duyệt bản thảo của anh chàng đạo văn [Đọc một cái là rụng rời chân tay, “đây rồi, chàng đây rồi, đúng là chàng rồi."], nhưng khác một chút, trong giọng thủ thỉ của cô bé, là ước mơ trở thành nhà văn, chứ không phải trở thành người yêu của Gấu nhà văn, "ôi chao, làm sao, làm thế nào, ước gì cháu viết được như thế, chú viết đúng như là cháu tưởng tượng ra, cháu sẽ viết như thế…"
Gấu sướng mê tơi, nhưng chợt giật mình, hỏng rồi, hỏng rồi, có cái gì ngài ngại ở đây, phải coi chừng, coi chừng…
Vào thời gian đó, có cái trò, mấy bà mượn một cô nào đó, gọi điện thoại, tán tỉnh ông chồng của mình, và sau đó, chọc quê đấng lang quân cứ tuởng bở.
Và khi cô bé nói, nhà cô không có điện thoại, phải mượn điện thoại nhà cô bạn gọi cho Gấu, Gấu bèn nói, cô có số điện thoại của Gấu, có biết địa chỉ của Gấu, bữa nào rảnh, ghé thăm vợ chồng Gấu.
Nghe nhắc đến Gấu Cái, cô bé cúp điện thoại.
Kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn của Gấu chỉ có vậy.
Rất nhiều đêm, Gấu vẫn được nghe giọng thủ thỉ của cô bé, tiếp tục câu chuyện dang dở ngày nào.
Giọng Bắc Kít. Đúng giọng Cô Hồng Con của Gấu. Đúng giọng Bông Hồng Đen của Gấu. Đúng giọng tất cả những cô gái Bắc Kít quê hương ngày nào của Gấu.
Sau này, Gấu đoán, có thể cô bé đọc Cõi Khác, hoặc Ký Ức Còn Mãi. Thời gian đó, Gấu cho đăng, chỉ có hai truyện đó, đều viết về cô bạn, nhân gặp lại nơi xứ lạnh, mà viết được, và còn đẻ ra được thêm một dúm thơ.
Tất cả là nhờ cô bạn.
Nhờ cô ra lệnh, đọc vậy đủ rồi, viết đi.
Chắc là cô muốn nói, viết về tôi đi, nhưng cũng ngượng!

*
Cái mẩu sáng tác đầu tiên, khi tới xứ lạnh, Ký Ức Còn Mãi, Gấu viết theo ‘order’, của một đệ tử của NTV, tay này lúc đó phụ trách một đặc san sinh viên học sinh Mít, Gấu nhớ đại khái.
Cô bạn là người đầu tiên đọc bản thảo, than, anh đâu phải là tôi, anh đâu phải là đàn bà, mà sao anh đọc ra hết lòng dạ của tôi, như thế?
Còn Gấu Cái, thì bực lắm, và, lẽ dĩ nhiên, chê, đúng là thứ văn cải lương, vãi lệ!
Mẩu văn sau mất tiêu luôn cùng tờ báo, và Gấu viết lại, nhưng, mất mát, phiêu lạc, quên lãng, tất cả, chỉ còn một câu độc nhất:
Tôi cứ tưởng tượng ra một người đàn bà, sau khi làm hết bổn phận với chồng với con, với cuộc đời nặng nề này, trong đêm khuya, đợi cho người thân yên giấc, lặng lẽ thả từng cánh hoa xuống lòng giếng sâu là hồn mình, rồi hồi hộp, âu lo, đợi chờ tiếng vọng của một thời nào đã xưa, đã cũ…(1)
Câu độc nhất còn nhớ lại được đó, là để nói về một… cô gái khác, khiến cô hiểu lầm, ‘chú viết như vậy không được kín đáo’, cô viết mail than phiền.
Ấy là vì, cô, dung nhan, phong thái y hệt cô bạn ở trong Cõi Khác, và trong Ký Ức Còn Mãi. Cái cô than thở, anh đâu phải là tôi, mà sao đọc ra lòng dạ của tôi, tại sao bao nhiêu năm rồi, mà những tình cảm của anh dành tôi ngày nào vẫn y như vậy?
Cái cô bạn, mà Gấu những ngày còn trẻ, khi, vừa nghe nói tên một cái, là đã đinh ninh, đây là một nửa linh hồn của mình, vậy mà vẫn muộn màng, không kịp với số mệnh, số mệnh theo nghĩa, đến thần thánh, Thượng Đế, ma quỉ… bất cứ cái gì gì cũng phải cúi đầu khuất phục!
Ngay cả Gấu Cái, lần đầu tiên nhìn thấy cô sau, cũng giật mình, sao mà giống ’cô phù dâu’ ngày nào thế!
(1) Câu văn, mãi sau này, Gấu tìm ra nguồn của nó, là của một nhà văn nước ngoài, nói về chuyện in thơ ở Mẽo, cứ như thả một cánh hoa xuống Grand Canyon, rồi đợi tiếng vọng của nó, đại khái như vậy.
Thú thực, không hiểu, Gấu viết câu của Gấu, rồi mới đọc câu của người, hay ngược lại.
Tuy nhiên, đọc kỹ, thấy mùi vị hiện sinh, Camus, trong Người đàn bà ngoại tình. Truyện ngắn này, hay đúng hơn, toàn cõi văn của Camus là đều chỉ để nói về Lưu đầy và Quê nhà: Quê nhà là cõi đã mất kia.
Coetzee đọc The Pickkup của Gordimer, coi như được mặc khải từ Người đàn bà ngoại tình của Camus: Câu chuyện một người đàn bà Algeria gốc Pháp, steals away from her husband in the night in order to expose herself to the desert and experience the mystical ecstasy, physical as much as spiritual, that it induces. [Coetzee: Nadine Gordimer] NQT