*
















  &

*

Jennifer lạc vào thời Trung Cổ!

*

*


Thu 2009

Độc và Đẹp

Tuần lễ vừa qua, trời đất thật độc. Và cũng thật đẹp. Độc đến nỗi làm dân Saigon ốm liểng xiểng. Không một bản tin nào nói đến, nhưng người Saigon đều biết có một ‘dịch’ cúm trong thành phố. May thay ‘cúm’ Saigon không ác như ‘cúm’ Phi Luật Tân hay ‘cúm’ Tây ban Nha chẳng làm ai chết cả. Bệnh chỉ làm người ta chảy nước mũi, khó chịu ngầy ngật. Người ta vẫn có thể đi lại, bằng những bước chân chênh vênh thú vị trong bầu không khí cũng hâm hấp bàng hoàng như thần trí. Cái độc của trời đất chính là ở chỗ nó đẹp, càng độc bao nhiêu càng đẹp bấy nhiêu.

Mùa thu đó, mùa thu lúc nào cũng vẩn đục, cũng hoang mang, cũng chập chờn mộng mị, chính là lúc tiêu trầm hấp hối của vạn vật muôn loài. Nhưng đó cũng chính là lúc trời đất và lòng người nghe nổi lên nhiều âm vang kỷ niệm nhất.

Thanh Tâm Tuyền
Vấn Đề, số 15 Tháng 10-1968

Độc và Đẹp

Bài này, Gió_O vừa post, lần đầu tiên đăng trên Tiền Tuyến, nhân mùa thu, bão, lụt, và nhân người đẹp, "độc hơn thịt vịt", là Hoàng Hậu nước Mẽo, Jackie, đang ca bài bye bye nước Mẽo, để bước đi bước nữa.
Ký là ký giả Ba Tê. Trong mục Tạp Ghi do Trưởng Lão Cái Bang, Phan Lạc Phúc phụ trách
Độc thì Đẹp. Đó là lẽ đương nhiên.
Chẳng thế mà Đinh Hùng than, khi bị một em chanh cốm hành hạ:
Nhan sắc ấy chớ nên tàn nhẫn vội! (1)
(1) Jackie, khi còn con nít, bị một thằng khốn nạn đi cùng thang máy làm bậy. Bà trả thù, nhằm... chính ông chồng của mình!
Thế mới thảm. Thế mới độc. Thế mới đẹp!
Nhật Ký Tin Văn


Những cuộc cách mạng 1989
Berlin Wall
November 9th
Wall Stories
*

No worthy successor, yet, to Solzhenitsyn
Chưa có đệ tử xứng đáng để truyền y bát!

Missing in all this is a powerful voice from the countries concerned. Writers such as Solzhenitsyn, Czeslaw Milosz, a Polish poet, and Czech novelists such as Milan Kundera, Ivan Klima and Josef Skvorecky helped the world understand life under communism. But no writer from the region, in fact or fiction, has produced a matching account of the collapse of the Iron Curtain and its aftermath. The way in which the countries of central Europe, the Baltics and the Balkans emerged from communist captivity, made peace (mostly) with their history, and rebuilt the economic, legal, moral and psychological order destroyed five decades previously is a gripping story. It has yet to be fully told.

Thiếu, trong tất cả ở đây, là một tiếng nói mạnh mẽ từ những xứ sở được quan tâm. Những nhà văn như Solzhenitsyn, Czeslaw Milosz, một thi sĩ Ba Lan, và những tiểu thuyết gia
Czech như Milan Kundera, Ivan Klima, và Josef Skvorecky giúp thế giới hiểu cuộc sống dưới chế độ Cộng Sản. Nhưng chưa một nhà văn nào trong vùng, bằng sự kiện hay bằng giả tưởng, tạo ra được một tác phẩm xứng hợp, ngang hàng với những tầm vóc nói trên, để kể cho chúng ta nghe, về cái sự sụp đổ của Bức Màn Sắt, và những gì tiếp theo sau. Con đường mà qua đó, những xứ sở vùng Trung Âu, vùng Baltics và những con người Balkans vượt ra khỏi sự giam cầm của chủ nghĩa Cộng Sản, làm hòa [hầu hết] với lịch sử của chúng, và tái tạo dựng trật tự kinh tế, hợp pháp, đạo đức, tâm lý, bị phá huỷ trong năm thập niên trước đó, thì quả là một câu chuyện kỳ tuyệt, câu chuyện đó chưa được kể ra một cách đầy đủ.

Ui chao bao giờ thì Mít có cái sự sụp đổ Bức Màn Tre?
[Mặc dù đếch còn một cây tre nào!]
Nói chi chuyện kể về nó?

Văn Chương Dấn Thân


Trois questions à MO YAN
« Rabelais a eu une grande influence en Chine»


Tribute to Levi-Strauss

Về chu kỳ hành kinh, vấn đề kinh nguyệt của phái nữ, đực rựa không được phép lèm bèm, nhưng đây quả là một vấn nạn, không chỉ dành riêng cho một nửa nhân loại.
Trong bộ Thần Thoại của Lévi-Strauss, [hình như trong cuốn Les manières de table, Những cách đặt bàn ăn], ông đã mất công sắp xếp, lắp đặt, cả một lô những huyền thoại, thành một con đường - của một chiếc thuyền độc mộc, theo những dòng sông dẫn tới mặt trăng - chỉ để chứng minh, chúng nói về con đường hành kinh của người phụ nữ.
Cô thiếu nữ, trong Những Dòng Sông, như con cá hồi lần hồi tìm về con kinh, con rạch ngày nào, khi còn một đứa con nít, cô vẫn thường bơi lội, và chợt nhớ ra, lần đang tắm, như một đứa con nít, thấy dòng nước hồng hồng ấm ấm từ trong mình tỏa ra con kinh, biết rằng mình hết còn là con nít, và lần này trở về, không còn là con nít, là thiếu nữ, là phụ nữ, mà là một hạt bụi, cái chu kỳ hành kinh như thế, là cả một đời người.
Có những đấng đàn ông - phần nhiều là có thiên hướng gay - rất lấy làm buồn phiền ông Trời, tại làm sao mà 'delete' một trong những thú đau thương nhất nhất tuyệt tuyệt như thế, đối với cái PC của họ. Và cái ông nào đó, khi đặt tên đứa con tinh thần chỉ có một nửa, bằng cái tên Trăng Huyết, một cách nào đó, là đòi 'save' cái thú đau thường kỳ tuyệt này, ít ra là cho riêng ông ta.
Nhưng, đây là một lời nguyền, một sự trù ẻo, hay một ân sủng?
*
Có những giây phút, những thời điểm "lịch sử" giầu có vô cùng. Khi phải nhìn lại lịch sử văn học miền nam - lịch sử của đám chúng tôi! - văn học những năm 1960 quả là giầu có vô cùng.
Chỉ với một vài truyện ngắn của nó.
Nếu đi hết biển
*
Trăng Huyết còn nhiều tên gọi.
Với Tuý Hồng, nó có tên là Vết thương dậy thì. [Lẽ dĩ nhiên vết thương dậy thì có thể còn một phụ nghĩa, khác]
Giới khoa học gọi bằng cái tên Vết Thương Khôn, The Wise  Wound: tên tác phẩm của Penelope Shuttle & Peter Redgrove, bàn về kinh nguyệt và về mỗi/mọi đàn bà [everywoman]
Trăng huyết? Does the Moon Menstruate?
Liệu vầng trăng kia cũng có... tháng?
Quả có thế. Trong tiếng Anh cổ, chu kỳ kinh nguyệt, the menstrual cycle, menstrual  từ tiếng La tinh mens, mensis, có nghĩa là month, month/ moon. (1)
(1) Does the Moon Menstruate?
....
But why? What event in human lives corresponds in any way to the moon's events? Is there any connection between human fertility and the moon? It seems a strange coincidence, if coincidence it is, that lost of the medical books say that the average length of a woman's menstrual cycle is twenty-eight days. This might be no more than a coincidence, since, as Paula Weideger has pointed out, the figure is only an average one composed of the cycle-length of thousands of women added together and divided by the number of women. She says that it is quite possible in the statistical samples that no woman had a twenty-eight-day cycle, since it is quite normal to have fifteen-day cycles or forty-one-day cycles. What she says is true – nevertheless is also true that the vast majority of cycles cluster round this figure of twenty-eight. Around four weeks is a very usual length of cycle. The coincidence is that the length of the moon's cycle from new moon to new moon also averages out at about four weeks, or 29*53 days (mean synodic month). Even the name of the cycle, the menstrual cycle, according to the OED, comes from the Latin mens, mensis, leaning 'month', and the same authority also reminds us that nonth' means 'moon'. Partridge's dictionary goes further. If you look up 'month' there, you will be referred to 'measure'. He tells us that the changes of the icon afforded the earliest measure of time longer than a day. Under “Menstruation' we are referred also to 'measure'. The paragraphs tell s that 'menstruation' does come from 'month' which comes from noon'. Moreover, he tells us that the following words for ideas come from the measurement that the moon makes in the sky: measurement, censurable, mensuration, commensurate, dimension, immensity, metre, metric, diameter, parameter, preimeter, meal, and many others. A suspicion grows that perhaps many of our ideas come from the moon-measure. All the words for 'reason’ certainly come from 'ratus', meaning to count, calculate, reckon; and all the words for mind, reminder, mental, comment, monitor, admonish, mania, maenad, automatic and even money appear to be associated with this Latin word mens, or Greek menos, which both mean 'mind' or 'spirit'; or the Latin for 'moon' or 'monthly'. The Greek word for moon is mene.
The Wise Wound

Trăng Huyết




Đọc TMT


Hồn Ốc

I'M SORRY
I DON'T RESPOND

I'm sorry I don't respond
But it isn't, after all, my fault
That I don't correspond
To the other you loved in me.

Each of us is many persons.
To me I'm who I think I am,
But others see me differently
And are equally mistaken.

Don't dream me into someone else
But leave me alone, in peace!
If I don't want to find myself,
Should I want others to find me?

26 AUGUST 1930
Fernando Pessoa

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé,
Bởi vì em đâu có phải là cái người mà anh yêu, và thấy, ở nơi em?
Mỗi chúng ta, thì là rất nhiều người.
Với em, em là cái người mà em nghĩ, em là.
Nhưng anh lại nhìn em, như là một người khác,
Thế mới khổ cho thân anh!
Đừng yêu em bằng cách tưởng tượng ra em là một người nào khác.
Cút cha anh đi, để cho em một mình, yên thân em!
Nếu em đếch thèm tìm kiếm em
Thì làm sao lại có chuyện tầm phào
Anh tìm em, làm cái đéo gì?

Note: To U, CM.
To celebrate our just chat, in which U said, U think,
I really love U, as a boy loves a girl!
Not as a man loves a woman!
How cool U R!
Tks
NQT

Viễn tượng

Họ đi ngang nhau như hai kẻ xa lạ,
Chẳng một lời, một cử chỉ
Nàng tới tiệm
Chàng hướng xe

Có lẽ nhói một cái,
Hay lơ là một tí
Hoặc lãng quên một tẹo
Và thế là trong một thoáng,
Họ yêu nhau
Thiên thu bất tận

Tuy nhiên chẳng có chi bảo đảm
Đó là Gấu và CM
Có lẽ đúng là hai đứa đó
Nếu nhìn từ xa
Đừng dí mắt thật gần

Tôi nhìn hai đứa từ trên cửa sổ
Và nhìn từ xa, từ phía bên trên như thế
Thường hú họa

CM biến mất quá cánh cửa kiếng
Gấu ngồi vô xe
Và tếch

Như chẳng có gì xẩy ra
Giả như có gì

Và tôi, chắc chắn vào lúc đó
Nhìn thấy như vậy
Và cố gắng thuyết phục bạn,
Ôi nnhững độc giả của tôi
Bằng bài thơ nho nhỏ tình cờ này
Rằng, buồn, buồn thật đấy
[To CM. The Bear]


Viết như không viết



Kỷ niệm, kỷ niệm

Thư tín:
Fri, 24 Mar 2006 01:14:44 -0800 (PST)
[…] xin chia buồn với anh về sự ra đi của ông Thanh Tâm Tuyền, một người dường như đã mang một phần đời của anh.
Hay, anh mang một phần đời của ông ấy?
Một độc giả

Tks. NQT

From:
Date: Sunday, March 26, 2006 02:23:26
To:
Subject:
Anh co biet ai giu vo kich “Ba chi em” cua anh Thanh Tam Tuyen khong?
MN

Một câu hỏi thật thú vị.
Ba chị em của TTT là kịch truyền thanh. Kịch để đọc. Nó gồm mấy màn độc thoại. Hết bà chị ra sân khấu, lại tới cô em, cứ thế nói một mình. Rồi màn chót, ba chị cùng ra, trong khi căn nhà cháy đùng đùng. Hình như bà chị lớn, nói, cả ba hãy cùng chết với mẹ, một trong hai cô em, nói, tôi không giống bà đó, tôi không muốn chết.

Chị Em Hải của NĐT, theo tôi, là từ Ba Chị Em mà ra.
Lạ nữa là, sau này, Linda Lê cũng lấy lại đề tài này, viết Les trois Parques. Bà này chắc chắn chưa từng đọc TTT!

Trong Trăng Huyết của Ngọc Minh, ba chị em còn... hai anh em.

Và những ai sau này nữa. Hãy tha thứ cho tôi. Hãy tha thứ cho anh em tôi...
Trăng Huyết



Ghi chú về Brodsky

Sự hiện diện của Brodsky bảnh, hách, chẳng khác gì một cây cột trụ chống đỡ, hay ngọn hải đăng cho rất nhiều bạn thơ của ông. Ở đây, là một con người mà tác phẩm và cuộc đời của người đó luôn luôn nhắc nhở chúng ta, mặc dù lũ ngu si, bất tài thường lải nhải, phải có cái mới, phải có ‘hạ vệ’, phải có ‘hạ hiện đại’, thì vẫn có đẳng cấp. Đẳng cấp này, thì không được rút ra từ ba trò tam đoạn luận, hay trao đổi, đối thoại, tranh luận cái mẹ gì. Nó là điều mà chúng ta làm mới hàng ngày, bằng cách sống và viết. Nó có một điều gì thân thuộc với sự phân chia rất ư là tiểu học, bình dân, và cũ xì, giữa đẹp và xấu, thực và giả, thân ái và độc ác, tự do và bạo tàn. Trên hết, đẳng cấp có nghĩa là kính trọng đối với bậc trưởng thượng, với điều cao cả, và ghê tởm, chán ngán, chứ không phải khinh miệt, cái hạ cấp, hạ vệ!
Những mỹ từ như ‘tuyệt cú mèo’, ‘thần sầu’ có thể áp dụng cho thơ Brodsky. Trong số mệnh của ông, như là kẻ đại diện con người, có cái đỉnh cao vời vợi của tư tưởng, và đây là điều mà Pushkin nhìn thấy ở Mickiewicz: “Ông ta từ trên ngọn đỉnh trời ngó xuống thế gian”. Trong một tiểu luận, Brodsky gọi Mandelstam là nhà thơ văn hóa. Brodsky, chính ông, cũng là một nhà thơ văn hóa, và có thể chính vì thế mà ông trước tác hài hòa với dòng sâu thẳm của thế kỷ, trong đó con người, bị de dọa bởi sự tuyệt giống người, đã khám phá ra quá khứ của nó, như là một mê cung chẳng hề tận cùng. Nhập vào lòng mê cung, chúng ta khám phá ra một điều, là, bất cứ cái chi, nếu mà sống sót từ quá khứ, thì đều là hệ quả của nguyên lý ‘mày khác tao, tao khác nó, nó khác mày’, tức nguyên lý dựa trên đẳng cấp, tôn ti trật tự, không phải cứ xoa đầu hay nâng bi ông tiên chỉ, ông Trùm văn nghệ, thì là bằng vai vế với họ, thí dụ vậy.
Mandelstam, khi ở trong Gulag, điên khùng, và tìm kiếm đồ ăn trong đống rác, là thực tại về bạo tàn, thoái hoá đưa đến huỷ diệt. Nhà thơ đọc thơ của mình cho bạn tù, là một khoảnh khắc thăng hoa hoài hoài.

Có hai bài viết thật tuyệt về Brodsky mà Gấu từng được đọc. Một, của J.M. Coetzee, trong Stranger Shores, tập tiểu luận, và một, của Czeslaw Milosz, trong To Begin Where I Am, tập tiểu luận
Cả ba ông, đều ẵm Nobel văn chương. Hai ông, là thi sĩ.
Tin Văn sẽ nhẩn nha, trích, đọc, và lèm bèm về cả ba ông, và về thơ. Nên nhớ, hai ông thi sĩ, thì đều bỏ chạy VC cả, và đều được cứu rỗi, nhờ thơ và tôn giáo.
Cả hai, Milosz và Coetzee, khi viết về Brodsky, đều nhận ra, đẳng cấp là cái bảnh nhất trong thơ của ông.

Brodsky's system can best be illustrated from the essay on Thomas Hardy. Brodsky regards Hardy as a neglected major poet, "seldom taught, less read," particularly in America, cast out by fashion-minded critics into the limbo of "pre-modernism" (On Grief, pp. 373, 315, 313).
It is certainly true that modern criticism has had little of interest to say about Hardy. Nevertheless, despite what Brodsky says, ordinary readers and (particularly) poets have never deserted him. John Crowe Ransom edited a selection of Hardy's verse in 1960. Hardy dominates Philip Larkin's widely read Oxford Book of Twentieth-Century English Verse (1973), with 27 pages as opposed to 19 for Yeats, 16 for Auden, a mere 9 for Eliot. Nor did the Modernist avant-garde dismiss Hardy en bloc. Ezra Pound, for instance, tirelessly recommended him to younger poets. "Nobody has taught me anything about writing since Thomas Hardy died," he remarked in 1934.2
Brodsky's claim that Hardy is a neglected poet is part of his attack on the French-oriented modernism of the Pound-Eliot school, and on all the revolutionary isms of the first decades of the century, which, to his mind, pointed literature in a false direction. He wishes to reclaim leading positions in Anglo-American letters for Hardy and Frost and in general for those poets who built upon, rather than broke with, traditional poetics. Thus he rejects the influential anti-naturalist poetics of Viktor Shklovsky, based on unabashed artificiality, on the fore grounding of the poetic device. "This is where modernism goofed," he says. Genuinely modern aesthetics-the aesthetics of Hardy, Frost, and later Auden - uses traditional forms because form, as camouflage, allows the writer "to land a better punch when and where it's least expected" (On Grief, p. 322).
(Everyday, commonsense language of this kind is prominent in the literary essays in On Grief and Reason, which appear to have had their origin as lectures to classes of undergraduates. Brodsky's readiness to operate at his audience's linguistic level has its unfortunate side, including an eagerness to use youthful slang.)
Strong poets have always created their own lineage and, in the process, rewritten the history of poetry. Brodsky is no exception.
Coetzee: The Essays of Joseph Brodsky

Đoạn trích dẫn, trên, cho thấy, truyền thống, tradition, và thể loại [form, như lục bát, thất ngôn bát cú, tứ tuyệt… ] mới quan trọng, chứ không phải cái mới!
Hai cái mới nhất, trong văn thơ Mít, ở hải ngoại, được thổi lên tới tít mù trời, là thơ tân hình thức, và chủ nghĩa hậu hiện đại, thì cả hai chưa ị ra được một cục kít nào, ngửi ‘đường được’!
Tân hình thức thì chết mất xác rồi, còn cái diễn đàn ‘hậu vệ’, chắc cũng chẳng mấy chốc!
Borges, trong bài viết về Thơ, đã cảnh cáo mấy nhà thơ dởm con nít chỉ muốn huỷ bỏ truyền thống, huỷ bỏ thể loại, và bắt đầu bằng thơ tự do.
Thơ tự do, theo Gấu, là thứ khó nhất, trong các thứ thơ. Bạn phải thật rành hữu chiêu, thì mới vô chiêu được.
Đây là một công án thiền: Chưa học thiền thì thấy rừng là rừng, cây là cây. Học, thì thấy rừng không phải là rừng, cây không phải là cây. Ngộ, thì thấy rừng vẫn là rừng, cây vẫn là cây.
Vô tri/tri/vô tri: Đó là con đường tu thiền, vậy.
*
Q: Về thơ vần, ông có nghĩ là, tất cả tùy thuộc vào loại thơ mà ông đã trưởng thành?
Borges: Câu hỏi thật kỳ cục. Có vẻ như ông có quá ít tò mò, về quá khứ. Nếu ông viết bằng tiếng Anh, thì đó là một truyền thống. Ngôn ngữ, tự thân, là một truyền thống. Tại sao không theo truyền thống thật dài, thật xuất sắc của những nhà thơ sonnet, thí dụ vậy? Tôi nhận thấy thật lạ lùng, khi bỏ qua thể thơ (form). Nói cho cùng, ít nhà thơ làm thơ tự do hay, nhưng rất nhiều nhà thơ bậc thầy, ở những thể thơ khác. Ngay cả Cummings cũng có nhiều bài sonnet thật tuyệt. Tôi có thuộc một số bài. Tôi không nghĩ ông có thể gạt bỏ tất cả quá khứ. Nếu làm vậy, ông sẽ gặp rủi ro khi khám phá ra những điều đã được khám phá rồi. Điều này là do sự thiếu tò mò. Chẳng lẽ ông hết tò mò về quá khứ? Không tò mò về những bạn thơ thế kỷ này? Thế kỷ trước? Thế kỷ 18? John Donne chẳng là gì đối với ông? Hay là Milton? Thật sự tôi không thể, ngay cả để "bắt đầu", trả lời câu hỏi của ông.
Q: Liệu chúng ta có thể đọc những nhà thơ quá khứ, rồi diễn giải những gì học được, bằng thơ tự do?
Borges: Điều tôi không hiểu được, đó là, tại sao ông lại muốn bắt đầu, bằng một điều thật khó, thí dụ như thơ tự do?
Q: Nhưng tôi thấy không khó.
Borges: Well, tôi không biết thơ bạn làm, thật khó mà nói. Vấn đề có thể là, làm thì dễ, nhưng đọc thì khó. Trong hầu hết trường hợp, có sự lười biếng. Lẽ dĩ nhiên, có những ngoại lệ. Thí dụ Whitman, Sandburg, Edgar Lee Masters. Một trong những lập luận của thơ tự do, đó là người đọc biết, đừng trông mong lấy ra được từ đó một thông tin nào; hoặc phải tin vào một điều gì đó - khác với một trang thơ xuôi, vốn thuộc về văn chương của tri thức, chứ không phải văn chương của quyền lực.
Q: Ông có nghĩ, có thể tạo ra những thể thơ mới?
Borges: Lý thuyết có thể đúng. Nhưng điều tôi muốn nói, và chưa nói ra được, đó là bắt buộc phải có một cấu trúc; và nếu bắt đầu bằng một cấu trúc hiển nhiên, như vậy vẫn dễ dàng hơn. Phải có cấu trúc thôi. Mallarmé có nói: "Chẳng có cái gọi là thơ xuôi (prose); đúng vào lúc bạn lo tới nhịp điệu, nó trở thành thơ (verse)." Stevenson cũng nói đại khái như vậy: "Sự khác biệt giữa thơ và thơ xuôi là do khi bạn đang đọc" - ông muốn nói những thể thơ cổ điển - "bạn mong một điều, thế là bạn có".
Nói ngắn gọn, sự khác biệt giữa một sonnet của Keats, với một trang thơ tự do của Whitman, thí dụ vậy, đó là bài sonnet, cấu trúc của nó hiển nhiên - thành ra dễ làm - trong khi nếu bạn thử làm một bài thơ như "Children of Adams" or "Song of Myself", bạn phải tự mình bịa đặt ra một cấu trúc của riêng bạn. Không có cấu trúc, bài thơ sẽ chẳng có hình dạng, và tôi nghĩ, nó chẳng thể chịu nổi một chuyện như thế đâu.

Nói về thơ