*
Notes


1














Đọc TMT

*

A poet's prose is the autobiography of ardor. All of Tsvetaeva's work is an argument for rapture; and for genius, that is, for hierarchy: a poetics of the Promethean. "Our whole relation to art is an exception in favor of genius," as Tsvetaeva wrote in her stupendous essay "Art in the Light of Conscience." To be a poet is a state of being, elevated being: Tsvetaeva speaks of her love for "what is highest." There is the same quality of emotional soaring in her prose as in her poetry: no modern writer takes one as close to an experience of sublimity. As Tsvetaeva points out, "No one has ever stepped twice into the same river. But did anyone ever step twice into the same book?"
Susan Sontag”, A Poet’s Prose
“Tôi sẽ chẳng là gì nếu không có thế kỷ 19 của Nga…”
Camus vinh danh Pasternak
Thế kỷ 19 của Nga đã biến đổi tâm hồn của chúng ta, là một thành tụu của những nhà viết văn xuôi, prose writers.
Với thế kỷ 20 của Nga thành tựu của nó hầu hết là của những nhà thơ, nhưng không chỉ là một thành tựu trong thơ, in poetry.
Văn với thơ, như đi bộ với khiêu vũ
Prose is to poetry, said Valéry, as walking is to dancing.
[Susan Sontag trích dẫn, trong bài viết trên]

Đọc tản văn của TMT, thí dụ bài viết về quê nội, trên Blog NXH, VOA làm Gấu nhớ tới những dòng Sunsan Sontag viết về tản văn của nhà thơ Nga Tsvetaeva.
Liên tưởng ở đây, còn là về số phận của cả hai nhà thơ. TMT đã từng mất mát rất nhiều, khi còn ở quê nhà, rồi tìm được hạnh phúc ở quê người. Nhà thơ Nga, cùng chồng, đã thoát ra khỏi, rồi đều trở về, để chết một cách tức tủi, tại quê hương.

How can one go back
To a ravaged home?
Marina Tsvetaeva: My country
Làm sao trở về, căn nhà hoang?

Volkov: Ôi chao, thơ Tsvetaeva mới đằm thắm, mới giông bão, mới ướt át làm sao!
Brodsky: Chỉ riêng cái phần ưót át, erotic, không ai ăn nổi bà.
"Tôi học yêu bằng cơn đau xé cơ thể"
[I learn love through the pain all down my body].
Volkov: Cả một trăm năm... đàn bà chỉ mon men tới mép chiếu thơ Nga. Bất thình lình cùng lúc xuất hiện Tsvetavea và Akhmatova, hai vị khổng lồ của thi ca thế giới.
Brodsky: Chuyện này có thể không mắc mớ chi đến thời gian. Nhưng biết đâu đấy. Vấn đề theo tôi là, mấy bà rất mẫn cảm, ngửi ra đạo đức bị xâm phạm trước khi nó thực sự xẩy ra. Và cái thô bỉ, vô đạo đức thì ê hề trong thế kỷ 20 của chúng ta.... Một ông chồng đưa tay sếp về nhà. Họ dùng bữa tối xong, tay kia từ giã. Bà vợ nói, "Tại sao anh đưa thằng khốn kiếp đó vô nhà tôi". Bà nói, "nhà tôi". Thế đấy. Cho dù cái nhà đó là từ đồng tiền thằng khốn kiếp đưa cho chồng.

Cái Chết Của Một Thi Sĩ:
Những ngày sau cùng của Marina Tsvetaeva

Vào ngày 22 tháng Mười, 1937, Marina Tsvetaeva bị Mật Thám Tây ở Paris bắt trình diện, về vụ ông chồng của bà, Sergei Efron, biến mất mười ngày trước đó. Ông này bị nghi là đồng lõa trong một vụ giết hại Ignaty Reiss, nhân viên Mật vụ  Xô Viết, tại Thụy Sĩ, trong tháng trước đó. Theo như hồ sơ của mật thám Tây, nhà thơ bèn trả lời, chồng tui đi Tây Ban Nha, làm nghĩa vụ quốc tế chống phát xít cứu nhân loại, [nguyên văn, ‘chiến đấu bên cạnh những người cộng hòa Tây Ban Nha"]. Như bạn bè của bà còn nhớ được, bà đã đọc thơ Racine: "Đó là một con người trung thành nhất, phong nhã nhất, và nhân bản nhất, trong số những con người." Và thêm vô: "Nhưng lòng tin của chồng tôi có thể đã bị lạm dụng, tuy nhiên, lòng tin của tôi về chồng, không bao giờ." [C’est le plus loyal, le plus noble, et le plus humain des hommes. – Mais sa bonne foi pu être abusée. – La mienne en lui – jamais”].
Bất hạnh thay, bi kịch mà nhà thơ và gia đình lâm vào, không giống như trong kịch Phèdre của Racine: Efron không dính dáng gì tới vụ sát hại trên, giản dị là bởi vì ông làm việc cho cơ quan mật vụ Xô Viết trong nhiều năm. Ông không biến mất, để đi chiến đấu cùng những người anh em cộng hòa ở Tây Ban Nha, mà là được lệnh NKVD, tiền thân của KGB, về Moscow trình diện.
Con gái của nhà thơ, Ariadna, một người tuyệt đối tin tưởng vào chủ nghĩa không tưởng Xô Viết, cũng đã nhiều năm hoạt động, như là một điểm chỉ viên tích cực, trước khi trở về quê nhà vào Tháng Tư 1937.
Chính nhà thơ cũng đã trở về Nga, sau đó, vào tháng Sáu, 1939. Gia đình bà bị quản lý tại gia, tại một datcha của NKVD gần Moscow.  Hoàn cảnh thật khốn đốn, ngay cả trước khi xẩy ra vụ bắt giữ cô con gái, ngày 27 Tháng Tám, 1939, và ông chồng, ngày 10 Tháng Chạp, cùng năm.
Khi cuốn sách của Irma Kudrova, Cái Chết Của Một Thi Sĩ: Những ngày cuối cùng của Marina Tsvetaeva, nguyên bản tiếng Nga, xuất bản tại Nga cách đây chừng một thập niên, nó đã gây chấn động, nhất là ở những đoạn vạch rõ, cả hai, ông chồng và cô con gái nhà thơ đều làm việc cho mật vụ. Tác giả cuốn sách là nhà nghiên cứu đầu tiên được đọc những biên bản hỏi cung, và, bằng kinh nghiệm của một cựu tù nhân của chế độ Xô Viết, đã lọc ra, đâu sự thực, đâu là méo mó, ở trong  những biên bản 'tự kiểm' đó.
Tác giả cũng bác bỏ nhận định của Mariya Belkina, tác giả cuốn Những Số Mệnh Đan Chéo Nhau, khi cho rằng vào cuối đời, nhà thơ Tsvetaeva đã rớt vào tình trạng một bệnh nhân tâm thần. Tsvetaeva, như được mô tả trong Cái Chết Của Một Thi Sĩ, là, rất hoang mang khốc liệt, panicked, rất thê lương tuyệt vọng, desperated, nhưng hữu lý, tỉnh táo, chứ không phải là một con bệnh tâm thần.
Irma Kudrova giải thích, nữ thi sĩ bị đánh gục, không phải là do kìm kẹp, áp bức, truy sát về chính trị của nhà nước Xô Viết, mà phần lớn là do sự vắng mặt đất nước Nga trong một thời gian dài, 18 năm, thêm vào đó, do cô lập về trí thức và về xã hội; do chao đảo, hỗn loạn của cuộc sống tại Yelabuga, thuộc Kazan Province, và còn do liên hệ căng thẳng giữa bà và người con trai, muốn đời con để con lo, nữ thi sĩ coi như vậy là phản bội lại mẹ.
Nhưng, theo Catriona Kelly, người điểm cuốn sách Cái Chết Của Một Thi Sĩ, trên tờ TLS, số đề ngày 5 Tháng 11, 2004, người đọc có thể nhìn ra, vào những năm sau cùng của đời mình, nữ thi sĩ Nga - người mà nhà thơ Joseph Brodsky đã từng thú nhận, chính bà, chứ không phải Akhmatova, đã dẫn dắt ông, ở cái thuở ban đầu làm thơ - Tsvetaeva, lần đầu tiên trong đời, đã nhìn quá nỗi đau riêng của mình, và nhận ra rằng, quan niệm của bà về thế giới - một cái nhìn lý tưởng, mang tính Lãng Mạn ở thời kỳ sau cùng của nó - đã nhạt nhòa hẳn đi. Bài thơ lớn lao nhất của bà, Thơ Ở Lúc Tận Cùng, Sau Nga Xô, Poem at the End, After Russia, toát ra [được gợi hứng bởi] cái cảm quan về sự lăng mạ, bất công. Và nếu như thế, thì đây, nếu không là một điều tự hạ mình, thì cũng thật là vô nghĩa, bởi vì tinh thần thơ của bà, vào lúc làm bài này, là dưới ánh sáng của văn học Xô Viết, theo kiểu 'mặt trời chân lý chói qua tim' [in terms of the self-styled luminaries of Soviet literature], của Tố Hữu ‘nhà mình’.
*
Cái Chết Của Một Thi Sĩ:
Những ngày sau cùng của Marina Tsvetaeva
For the world's your cradle, and your grave's the world.
Bởi vì thế giới là cái nôi của anh, còn nấm mồ của anh là thế giới.

Tsvetaeva: I will win you away from every earth, from every sky
[Tôi sẽ thắng anh, từ bất cứ mảnh đất, bất cứ vòm trời].

Như một lời thú tội huyền hoặc, thơ của bà lùi dần và trở nên bí hiểm, hũ nút, như tín hiệu Morse mà tù nhân sử dụng để thông tin giữa họ, xuyên qua tường phòng giam: “My ‘loneliness’. Dishwater and tears. The underside of everything is terror.” [Sự cô đơn của tôi. Nước rửa chén và những giọt nước mắt. Ở dưới đáy của mọi điều mọi chuyện là nỗi khiếp sợ].
Viết, làm thơ không còn là niềm khuây khoả, lựa chọn cân nhắc từ này, từ nọ, giờ này, thơ ghi nhận sự tiêu ma, huỷ diệt [a record of disintegration]. Thơ của bà, như thế đó, đã trở thành những lời thú tội được mã hoá, coded confessions, như tên bài viết của Catriona Kelly, trên tờ TLS, số đã dẫn.
Ngay cả cuốn Cái Chết Của Một Thi Sĩ của Irma Kudrova cũng bí hiểm chẳng kém. Người đọc cần phải có một số hiểu biết về tiểu sử nữ thi sĩ. Thí dụ như tác giả khẳng định, “Chẳng cần phải bàn cãi, bằng chứng, chúng ta có thể nêu đích danh, chính mật vụ Nga, NKVD là tòng phạm trực tiếp đưa đến việc nữ thi sĩ tự huỷ cuộc đời”. Kudrova còn đưa ra giả dụ, chính NKVD đã ép Tsvetaeva làm điểm chỉ viên, và điều này càng đẩy nhanh tiến trình huỷ hoại và đưa đến tự huỷ mình ngày 31 Tháng Tám 1941. Về những điều này, Kudrova không có được hồ sơ cá nhân của Tsvetaeva và đành dựa vào thông tin gián tiếp [phỏng vấn một người được cơ quan mật vụ yêu cầu hợp tác trong thời gian chiến tranh, và nhật ký của cậu con trai nhà thơ, George Efron, anh này có nói tới những cuộc gặp gỡ bí ẩn của bà mẹ, thời gian hai mẹ con di tản khỏi Mocow, khi xẩy ra chiến tranh Nga Đức, tới Yelabuga, và cuối cùng bà mẹ tự sát tại đây]. Tuy vậy, Cái Chết Của Một Sĩ là một tiếng nói khác, về những ngày cuối đời của nhà thơ thiên tài mệnh bạc của Nga: Tuyệt vọng, tự thương thân, tự trách cứ mình, với những tia lửa, của sự giận dữ, điên khùng không thể đoán trước được, nhưng còn là của sự can đảm, độc lập. Để bổ túc, chúng ta cần phải đọc thêm cuốn Những Số Mệnh Đan Chéo Nhau, của Belkina, một tiểu sử về nhà thơ, và trên hết, là cuốn của cậu con trai viết về bà mẹ, Marina Tsvetayeva: vospomimaniya docheri, mà bản dịch qua tiếng Anh, trong tương lai, của một nhà xuất bản nào đó sẽ cho chúng ta, những độc giả không rành tiếng Nga, được biết thêm về những cuộc đời đầy ấn tượng của một nhà thơ bi thương, khó khăn, thiên tài đặc dị, uniquely gifted poet, này.

Bài thơ bà làm cho người chồng và cuộc tình bất hạnh của cả hai.

I will win you away from every earth, from every sky
By Marina Tsvetaeva
I will win you away from every earth, from every sky,
For the woods are my place of birth, and the place to die,
For while standing on earth I touch it with but one foot,
For I'll sing your worth as nobody could or would.
I will win you from every time and from every night,
From all banners that throb and shine, from all swords held tight;
I'll drive dogs outside, hurl the keys into dark and fog,
For in the mortal night I'm a more faithful dog.
I will win you from all my rivals, and from the one;
You will never enjoy a bridal, nor I a man.
And in the final struggle I'll take you—don't make a sound!—
From him by whom Jacob stood on the darkened ground.
But until I cross your fingers upon your breast
You possess—what a curse!—yourself: you are self-possessed;
Both your wings, as they yearn for the ether, become unfurled,
For the world's your cradle, and your grave's the world.
[Bản tiếng Anh của Joseph Brodsky] 

Tôi sẽ thắng anh, từ bất cứ mảnh đất, bất cứ vòm trời 

Tôi sẽ thắng anh, từ bất cứ mảnh đất, bất cứ vòm trời
Bởi vì rừng là nơi tôi sinh ra, và là nơi để chết,
Bởi vì chỉ một chân tôi đụng đất mà thôi
Bởi vì ngoài tôi ra, không ai nhìn ra chân giá trị của anh
Tôi sẽ thắng anh, từ bất cứ thời nào, bất cứ đêm nào,
Giữa chốn ba quân, giữa cờ biển ngợp trời, giữa rừng gươm tua tủa (1).
Tôi sẽ đuổi lũ chó đó ra ngoài, và ném những chiếc chìa khoá vào trong bóng tối và sương mù,
Bởi vì trong đêm đen chí tử, đọa đầy này, tôi còn hơn một con chó trung thành.
Tôi sẽ thắng anh, từ bất cứ địch thủ, nhất là từ kẻ đó;
Anh đừng bao giờ mong sánh vai cùng một cô dâu, cũng như tôi, chẳng hề mong một thằng đàn ông nào - ngoài anh ra, lẽ dĩ nhiên!
Và trong trận đánh cuối cùng tôi sẽ giật lấy anh - đừng gây một tiếng động! –
Khỏi cái kẻ mà Jacob đứng trên mặt đất tối thui, chiến đấu cùng với hắn (2).
Nhưng cho tới khi tôi đặt chéo hai tay anh lên ngực anh.
Anh chiếm hữu chính anh. Còn lời trù ẻo nào hơn là lời này: Anh là kẻ tự mình nguyền rủa mình;
Hai cánh tay của anh ôm lấy thinh không, và cứ thế xoải rộng ra,
Bởi vì thế giới là cái nôi của anh, còn nấm mồ của anh là thế giới.
Chú thích:
(1): Chồng nhà thơ là một sĩ quan bạch vệ, sau về với "Cách Mạng": Tôi sẽ đuổi lũ chó đó ra ngoài....
(2) Nhân vật Cựu Ước, con trai Isaac, và là cha 12 người con trai, tổ tiên dân Do Thái.
Tiểu sử nữ thi sĩ
Tsvetayeva, Marina Ivanovna
Tên khi lập gia đình:
Marina Ivanovna Efron
Sinh ngày 26 tháng Chín, 1892, Moscow, Nga.
Mất ngày 31 tháng tám, 1941, tại Yelabuga.

Nữ thi sĩ Nga, ít được biết tới ở nước ngoài, nhưng được coi là một trong những nhà thơ tinh tế nhất (finest) thế kỷ 20, của tiếng Nga. Những vần thơ của bà thật khác biệt, do tính uyên nguyên, do nhịp điệu tách rời, và do tính trực tiếp của chúng.
Bà trải qua những năm niên thiếu ở Moscow, cha giáo sư đại học, giám đốc viện bảo tàng, và mẹ nhạc sĩ dương cầm tài năng. Gia đình thường du ngoạn nước ngoài và vào năm 16 tuổi, bà vào Đại Học Sorbonne, Paris. Tập thơ đầu tay Vecherny albom [Chiều, Evening Album] xuất hiện năm 1910. Những vần thơ tuyệt vời nhất của bà là ở trong trường thi mang tính cổ tích Tsar – devitsa (1922, Tsar-Maiden).
Tsvetayeva tỏ ra thù nghịch với cách mạng Nga. Chồng của bà, Sergei Efron, là một sĩ quan Bạch Vệ, và rất nhiều vần thơ của bà vào thời kỳ này, là để vinh danh lực lượng kháng chiến chống lại Bôn-sê-vích. Trong số đó, có tập thơ thật đáng kể là Lebediny stan [The Swans’ Camp] được sáng tác thời gian 1917-21, nhưng mãi đến năm 1957 mới được xb tại Munich. Đây là một “Chinh Phụ Ngâm” mang tính ký sự, trữ tình, và cảm động, về Cuộc Nội Chiến nhìn dưới cặp mắt và tình cảm của một người vợ sĩ quan Bạch Vệ.
Tsvetayeva rời Liên Bang Xô Viết vào năm 1922, tới Berlin và Prague, và sau cùng, vào năm 1925, định cư ở Paris. Ở đây, bà cho in một vài tập thơ, trong đó có Stikhi k Boky [1922, Những vần thơ gửi thi sĩ Blok], và Posle Rossii [1928, After Russia: Sau Nga xô], đây là tập thơ chót xb khi bà còn sống. Bà cũng làm hai tập thơ lấy đề tài bi kịch cổ điển, Ariadne (1924), Phaedra (1927), một vài tiểu luận thơ, trong có Moy Pushkin [Puskin của tôi, 1937]. Vòng thơ chót của bà, Stikhi k Chekhii (1938-39, Những vần thơ cho Xứ sở Czech), là phản ứng của nhà thơ trước sự kiện Nazi xâm lăng đất nước này.
Vào thập niên 1930 thơ của bà thấm đậm chất hoài hương của người lưu vong, tha phương nơi xứ người, nhớ quê nhà, như Toska po rodine (1935, Homesick for the Motherland, Nhớ Quê Mẹ), và Rodina (1936, Quê Mẹ). Vào cuối thập niên 1930, chồng bà quay đầu về với những người Cộng Sản, và trở lại Liên Bang Xô Viết, mang theo cùng với ông người con gái. [Cả hai, cha và con, sau trở thành nạn nhân của khủng bố Stalin). Vào năm 1939, nhà thơ theo chồng và con, định cư tại Moscow, ở đây, bà làm công việc dịch thuật. Cuộc di tản tại Moscow trong Cuộc Đệ Nhị khiến bà phải tới ở tại một thành phố xa lạ, không một bạn bè, không một trợ giúp. Bà tự huỷ mình vào năm 1941.
[Tài liệu từ Bách Khoa Britannica, de luxe].
NQT
Kỳ tới Gấu sẽ viết về Một Vẻ Đẹp Khác, trong thơ TMT, để phản biện cái quan niệm tầm phào, thơ văn, là, cứ phải cắm rễ vào Đất Mẹ, nếu không thì là sẽ bị cú trù ẻo,"hành lạc trong đau đớn bất lực"!
*
Cái sự kiện, là một nhà thơ, thì còn ghê, còn khủng hơn cả cái việc làm thơ, ngay cả làm thứ thơ ca lớn lao!
Là một nhà thơ có nghĩa thật là bảnh, như thế này này:
Tự định nghĩa mình, một cách kiên quyết, không nhượng bộ bất cứ rủi ro, bất cứ gì gì, ta chỉ là, và luôn luôn chỉ là, thi sĩ!
Being a poet is assumed to be more than writing poetry…
Being a poet is to define oneself as, to persist (against odds) in being, only a poet.
Susan Sontag: A Poet’s Prose

Giọt mưa trời khóc ngàn năm trước
Sao còn ướt trên lưng bàn tay.
TMT

Brodsky dẫn giải:
Verse meters in themselves are kinds of spiritual magnitudes for which nothing can be substituted," Brodsky writes. [Thơ vần, tự thân là giọt lệ trời, từ hàng ngàn năm trước, bây giờ mới rớt tới bàn tay của nữ thi sĩ, (1) và nếu như thế, làm sao có thể thay thế được?].
Chúng là một cách tái cấu trúc thời gian - ngàn năm trước nối lại với phút giây này, giây phút thần kỳ giọt lệ trời biến thành giọt lệ người: They are "a means of restructuring time".

Kundera dẫn giải:
Iliade hoàn tất trước khi thành Troie sụp đổ, vào lúc mà cuộc chiến còn chưa ngã ngũ, và con ngựa thần kỳ bằng gỗ chưa hề có ở trong đầu của Ulysse. Bởi vì đây là ý muốn, [“Tao thích như thế đấy”, mô phỏng ông Trùm Hàng Không VC, “Tao đếch thích như thế!”], của bậc thầy vĩ đại, tác giả sử thi vĩ đại đầu tiên của nhân loại:
Mi không được để cho trùng hợp [coincider] thời gian của những số mệnh cá nhân, với thời gian của những biến động lịch sử.
Bài thơ sử thi đầu tiên được tạo nhịp [rythmé] bởi thời gian của những số mệnh cá nhân.

Trường hợp của Solz, của Kafka, nếu như thế, thì là do, thời của số mệnh của riêng cá nhân họ trùng hợp với thời của biến động lịch sử.
Y như giọt lệ trời, ngàn năm trước, nhờ ‘thời gian được tái sắp xếp’, ngàn năm sau, trở thành giọt lệ người!
Bao thơ tôi, ít nhiều chi, là về cùng một điều - về Thời Gian. Về thời gian làm gì con người.
"All my poems are more or less about the same thing – about Time. About what time does to Man."
Joseph Brodsky.

Sách mới xb TMT

Đọc TMT

CHUYỆN KỂ

Chuyện hôm nay chỉ còn là chuyện kể
Quãng đời qua hay là quãng chiêm bao
Tình yêu đó ta thắp bằng tim nến
Sao ai châm đuốc lửa đốt hai đầu.
tmt
Viết cho 30/4/2009

*

"My voice can ring out pure and clear only when absolutely solitary," Pasterrnak tells his father in a letter.
Ardor inflected by intransigence drives all of Tsvetayeva's writings. In "Art in the Light of Conscience" (1932), she writes:
The poet can have only one prayer: not to understand the unacceptable - let me not understand, so that I may not be seduced ... let me not hear, so that I may not answer ... The poet's only prayer is a prayer for deafness.
Susan Sontag: 1926 ... Pasternak, Tsvetayeva, Rilke

Câu của Tsvetayeva có thể dùng để giải thích sự đôn hậu trong thơ TMT:
Tôi cầu sao, không hiểu cái ‘không thể hiểu được’.
Đừng bắt tôi hiểu nó, để tôi khỏi bị mê hoặc...
Đừng cho tôi nghe thấy, để tôi khỏi trả lời...
Cái Đại Ác Bắc Kít!
Hà, hà!
*

Separation had made everything replete. What would Rilke and Tsvetayeva have said to each other had they actually met? We know what Pasternak didn't say to Tsvetayeva vhen they were briefly reunited after thirteen years, in June 1935, on the day he arrived in Paris in the nightmarish role of official Soviet delegate to the International Writers' Congress for the Defense of Culture: he didn't warn her not to come back, not to think of coming back, to Moscow.
Giả như Pasternak ra dấu, báo động
Tsvetayeva khi tới Paris cùng Phái Đoàn Nhà Văn Liên Xô tham dự Hội Nghị Nhà Văn Quốc Tế: Này, đừng có về! Về là khốn nạn đấy! ?

Giả như cái tay nhà văn VC, bạn Gấu, không báo động Gấu, nè, về là chết đấy, thì Gấu bi giờ ra sao, nhỉ ?
Giả như Cô Rơm không bỏ chạy Đất Bắc vào năm 1954 ?
Giả như chồng Cô Rơm không tử trận, thì cô cũng trở về Đất Bắc thăm nuôi ông chồng sĩ quan VNCH như bao người đàn bà khác rồi!
Sure!


I lost two homelands, but I sought a third: a space for the imagination, a domain that held room for artistic needs that were still not entirely clear to me. I lost a real city, but I sought a city of the imagination. I picked poetry as my province relatively late, later than many others do
Adam Zagalewski: Another Beauty
[Tôi mất hai quê nhà, nhưng tôi kiếm quê nhà thứ ba: một không gian cho sự tưởng tượng, một miền cư ngụ của những nhu cầu nghệ thuật chưa hoàn toàn rõ ràng đối với tôi. Tôi mất một thành phố thật nhưng tôi kiếm một thành phố của sự tưởng tượng. Tôi lượm lên thi ca khá muộn, so với những người khác, và coi đây là quê nội của mình.]

Đọc thơ TMT, nhớ đến Adam Zagalewski.
Susan Sontag có một bài viết về cuốn Another Beauty của ông, và trích dẫn một số thơ, thật gần gũi thơ TMT.

All writing is a species of remembering
Mọi cái viết thì đều là một thứ chủng loại của hồi nhớ
Sontag viết về cõi thơ A.Z

We find comfort only in
another beauty, in others'
music, in the poetry of others.
Salvation lies with others,
though solitude may taste like
opium. Other people aren't hell
if you glimpse them at dawn, when
their brows are clean, rinsed by dreams.
This is why I pause: which word
to use, you or he. Each he
betrays some you, but
calm conversation bides its time
in others' poems.

And here it is as it appeared in 1985 in Tremor: Selected Poems, Zagajewski's first collection of poems in English, translated by Renata Gorczynski, where it is entitled "In the Beauty Created by Others":

Only in the beauty created
by others is there consolation,

Adam Zagalewski

OLD MARX

I try to envision his last winter,
London, cold and damp, the snow's curt kisses
on empty streets, the
Thames' black water.
Chilled prostitutes lit bonfires in the park.
Vast locomotives sobbed somewhere in the night.
The workers spoke so quickly in the pub
that he couldn't catch a single word.
Perhaps
Europe was richer and at peace,
but the Belgians still tormented the
Congo.
And
Russia? Its tyranny? Siberia?

He spent evenings staring at the shutters.
He couldn't concentrate, rewrote old work,
reread young Marx for days on end,
and secretly admired that ambitious author.
He still had faith in his fantastic vision,
but in moments of doubt
he worried that he'd given the world only
a new version of despair;
then he'd close his eyes and see nothing
but the scarlet darkness of his lids.
-Adam Zagajewski (Translated,from the Polish, by Clare Cavanagh.)
[The New Yorker, Jan 21, 2008]

Cụ Mác

Tôi cố tưỏng tượng ra mùa đông cuối cùng của ông,
Luân Đôn, lạnh, ẩm.
Tuyết đè ngửa, hôn tàn bạo lên phố vắng, lên mặt nước đen thui của dòng sông Thames.
Bướm co ro, run rẩy nhóm lửa nơi công viên.
Có tiếng sụt sùi của những đầu máy, ở đâu đó trong đêm.
Những người thợ nói quá nhanh trong tiệm rượu,
khiến ông không kịp bắt, chỉ một từ.
Có lẽ Âu Châu thì giầu có hơn, và thanh bình,
nhưng người Bỉ vẫn hành hạ xứ Congo.
Còn Nga xô thì sao? Bạo chúa của nó? Siberia, chốn lưu đầy ư?

Ông trải qua những buổi tối mắt dán lên những tấm màn cửa.
Ông không thể nào tập trung, viết lại những tác phẩm đã xưa, cũ,
đọc lại Marx trẻ cho tới hết ngày,
và thầm lén ngưỡng mộ tay tác giả tham vọng này.
Ông vẫn còn niềm tin ở cái viễn ảnh thần kỷ, quái đản của mình,
nhưng vào những lúc hồ nghi,
ông đau lòng vì đã đem đến cho thế giới,
 chỉ một viễn ảnh mới của sự thất vọng, chán chường;
rồi ông nhắm mắt và chẳng nhìn thấy gì nữa, ngoài bóng tối của mí mắt của mình.

Adam Zagajewski  sinh ngày 21 tháng Sáu 1945 tại Lwów, Liên Xô (bây giờ là Lviv, Ukraine), là một nhà thơ, tiểu thuyết gia, tiểu luận gia Ba Lan. Ông sống tại Paris từ 1981. Vào năm 2002 ông dời tới Kraków. Bài thơ Hãy cố mà ngợi ca một thế giới bị cắt xẻo, đăng trên Người Nữu Ước khiến ông nổi như cồn sau cú 911.
Hiện dậy hai lớp, một, về nhà thơ Ba Lan Milosz. 

Try To Praise The Mutilated World

Try to praise the mutilated world.
Remember June's long days,
and wild strawberries, drops of wine, the dew.
The nettles that methodically overgrow
the abandoned homesteads of exiles.
You must praise the mutilated world.
You watched the stylish yachts and ships;
one of them had a long trip ahead of it,
while salty oblivion awaited others.
You've seen the refugees heading nowhere,
you've heard the executioners sing joyfully.
You should praise the mutilated world.
Remember the moments when we were together
in a white room and the curtain fluttered.
Return in thought to the concert where music flared.
You gathered acorns in the park in autumn
and leaves eddied over the earth's scars.
Praise the mutilated world
and the grey feather a thrush lost,
and the gentle light that strays and vanishes
and returns.
Translated by Renata Gorczynski
Adam Zagajewski
[Nguồn: Net: Poemhunter.com]

.: Misattribution :.

This translation is by me, Clare Cavanagh, and not Renata Gorczynski, as noted in both the original New Yorker publication and in Zagajewski's collection, Without End. I'd appreciate your changing the misattribution here. Thanks.

| Posted on 2008-04-01 | by a guest

Self-Portrait
Adam Zagajewski

Between the computer, a pencil, and a typewriter
half my day passes. One day it will be half a century.

Chân dung tự họa
Giữa cái PC, cây viết chì, cái máy đánh chữ
Nửa ngày của Gấu trôi qua
Một ngày nào đó,
sẽ là nửa thế kỷ


Đọc TMT

I lost two homelands, but I sought a third: a space for the imagination, a domain that held room for artistic needs that were still not entirely clear to me. I lost a real city, but I sought a city of the imagination. I picked poetry as my province relatively late, later than many others do
Adam Zagalewski: Another Beauty
[Tôi mất hai quê nhà, nhưng tôi kiếm quê nhà thứ ba: một không gian cho sự tưởng tượng, một miền cư ngụ của những nhu cầu nghệ thuật chưa hoàn toàn rõ ràng đối với tôi. Tôi mất một thành phố thật nhưng tôi kiếm một thành phố của sự tưởng tượng. Tôi lượm lên thi ca khá muộn, so với những người khác, và coi đây là quê nội của mình.]

All writing is a species of remembering
Mọi cái viết thì đều là một thứ chủng loại của hồi nhớ

ADAM ZAGAJEWSKI

The Greenhouse

In a small black town, your town,
where even trains linger unwilling,
anxious to be on their way,
in a park, defying soot and shadows,
a gray building stands lined with mother-of-pearl.

Forget the snow, the frost's repeated blows,
inside you're greeted by a damp anthology of breezes,
and the enigmatic whispers of vast leaves
coiled like lazy snakes. Even an Egyptologist
couldn't make them out.

Forget the sadness of dark stadiums and streets,
the weight of thwarted Sundays.
Accept the warm breath wafting from the plants.
The gentle scent of faded lightning
engulfs you, beckoning you on.

Perhaps you see the rusty sails of ships at port,
islands snared in rosy mist, crumbling temples' towers;
you glimpse what you've lost, what never was,
and people with lives like
your own.

Suddenly you see the world lit differently,
other people's doors swing open for a moment,
you read their hidden thoughts, their holidays don't hurt,
their happiness is less opaque, their faces
almost beautiful.

Lose yourself, go blind from ecstasy,
forgetting everything and then perhaps
a deeper memory, a deeper recognition will return,
and you'll hear yourself saying: I don't know how-
the palm trees opened up my greedy heart. 

Letter from a Reader

Too much about death,
too many shadows.
Write about life,
an average day,
the yearning for order.

Take the school bell as your model
of moderation,
even scholarship.

Too much death,
too much
dark radiance.

Take a look,
crowds packed
in cramped stadiums
sing hymns of hatred.

Too much music
too little harmony, peace,
reason.

Write about those moments
when friendship's foot-bridges
seem more enduring
than despair.

Write about love,
long evenings,
the dawn,
the trees,
about the endless patience
of the light.

Long Afternoons

Those were the long afternoons when poetry left me.
The river flowed patiently, nudging lazy boats to sea.
Long afternoons, the coast of ivory.
Shadows lounged in the streets, haughty manikins in shop fronts
stared at me with bold and hostile eyes.

Professors left their schools with vacant faces,
as if the Iliad had finally done them in.
Evening papers brought disturbing news,
but nothing happened, no one hurried.
There was no one in the windows, you weren't there;
even nuns seemed ashamed of their lives.

Those were the long afternoons when poetry vanished
and I was left with the city's opaque demon,
like a poor traveler stranded outside the Gare du Nord
with his bulging suitcase wrapped in twine
and September's black rain falling.

Oh tell me how to cure myself of irony, the gaze
that sees but doesn't penetrate; tell me how to cure myself
of silence.

Translated from the Polish by Clare Cavanagh
The Partisan Review, Winter 1998

Đọc TMT

*

TRANSLATING THE UNTRANSLATABLE

Man lives with things mainly, even exclusively-since sentiment and action in him depend upon his mental representations as they are conveyed to him by language Through the same act by which he spins language out of himself he weaves himself into it, and every language draws a circle around the people to which it belongs, a circle that can only be transcended in so far as one at the same time enters another one
Wilhelm von Humboldt
Je suis au bout de l'anglais
James Joyce

The translation of philosophical prose, of cultural criticism, might at first glance seem to pose few problems, at least by comparison to that of poetry. Literature is said to define itself through the union of form and content, the 'how' taking precedence over the ‘what’. A poem should not mean but be. By implication, the being of non-imaginative, non-literary writing is absorbed in its meaning, which is situated beyond language. Here it is the 'what' that counts, the means of presentation being considered incidental. The convenient distinction between literature and non-literature, however, evaporates at the lightest touch of reflection on the history of philosophy.
Are Plato' dialogues non-imaginative? Hegel's Master and Servant? Is the form, structure and language of their argument merely a bridge to reach conceptual content on the other side? Is the language of great philosophy merely a means of presentation? Or is it the constitutive medium in which content crystallizes and from which it can no more be detached than the meaning of a poem from its form. Such considerations, however rudimentary and evident, are enough to transport one to the very limits of English and of the conceptual horizons it describes. For if it is true that philosophy in its greatest productions is no less imaginative, no less literary than literature, then what is literature? It is not that a definition is lacking - no phenomenon as complex and vital as literature is susceptible of univocal determination-but rather that there is no name in English for that which as 'literature' is too broadly described, as 'poetry' too narrowly. Efforts at circumscribing the difficulty with notions such as 'imaginative' writing or 'fiction' are no more satisfactory. Is the Symposium, the Phenomenology of Mind not fictitious? Non-imaginative? The circumscribed phenomenon, nameless in English, has a name in German: Dichtung. The essays collected in Prisms are not Dichtung. They are literature if by literature is meant language in which imagination, fiction and form are moments which constitute the 'content', a content which in principle can be distinguished from that of Dictung if at all, through its less mediate relation to truth.
[Trích đoạn]
Samuel M. Weber, người biên tập, dịch thuật, và giới thiệu cuốn Prisms, của Ardorno với độc giả tiếng Anh

Dịch cái không thể dịch được: Dịch thơ.
Gấu này nghĩ càn: Đọc cái không thể đọc được: Đọc thơ!

Thơ TMT mà không đọc được ư? Thứ thơ bình dân học vụ?
Luân lý giáo khoa thư?

Đúng thế!
Hà, hà!
Bạn không tin ư?
Vậy thì giải thích giùm tôi cái ý tưởng thâm sâu, “lửa đốt hai đầu”, nằm trong những câu thơ rất ư là bình dị này:

Chuyện hôm nay chỉ còn là chuyện kể
Quãng đời qua hay là quãng chiêm bao
Tình yêu đó ta thắp bằng tim nến
Sao ai châm đuốc lửa đốt hai đầu.

Gấu này, đã mất công lôi hết ‘cả lò Brodsky’ ra, chỉ để cố ‘đọc’ hai câu thơ của TMT:
Giọt mưa trời khóc ngàn năm trước
Sao còn ướt trên lưng bàn tay
(1)
(1)
"Verse meters in themselves are kinds of spiritual magnitudes for which nothing can be substituted," Brodsky writes. [Thơ vần, tự thân là giọt lệ trời, từ hàng ngàn năm trước, bây giờ mới rớt tới bàn tay của nữ thi sĩ, (1) và nếu như thế, làm sao có thể thay thế được?].
Chúng là một cách tái cấu trúc thời gian - ngàn năm trước nối lại với phút giây này, giây phút thần kỳ giọt lệ trời biến thành giọt lệ người:
They are "a means of restructuring time".

Thơ là bề mặt của đời sống, theo nghĩa, những thắc mắc, băn khoăn siêu hình phải ngoi lên đó để mà thở. Chúng ta phải hiểu cái đôn hậu, cái bình dị, bình thường, bình dân học vụ, luân lý giáo khoa thư của thơ văn TMT như thế.
Trong bài viết ‘Chống lại thơ không làm sao hiểu được’, Against incomprehensible poetry, Milosz giải thích, thơ Tây phương chúi xuống mãi con dốc chủ thể đến nỗi không còn thừa nhận luật đối thể, [Western poetry has recently gone so far down the path of subjectivity that it has stopped acknowledging the laws of the object]. Sự tình tệ hại đến nỗi nó còn đề nghị tất cả hiện hữu chỉ là cảm nhận, all that exists is perception, chẳng có thế giới bên ngoài, khách quan, there is no objective world. Trong trường hợp đó, người ta có thể nói bất cứ điều gì, bởi vì chẳng còn có kiểm soát, kìm giữ, there is no control at all.
Nhưng nhà thơ Thiền nhắc nhở chúng ta hiểu về cây thông từ cây thông, cây tre từ cây tre, và đây là một quan điểm hoàn toàn khác hẳn.
W.H. Auden:
Thơ ca có thể làm được một trăm lẻ một điều, [làm chúng ta] ngỡ ngàng, buồn bã, bực bội, vui vẻ, dậy bảo [chúng ta] – nó có thể làm dấy lên chỉ một thoáng cảm xúc, miêu tả đủ thứ sự kiện có thể hiểu được, chấp nhận được, nhưng mọi thơ ca phải làm, chỉ một điều này: nó phải ngợi ca bằng tất cả thơ ca của nó, cho hiện hữu và sự tình [it must praise all it can for being and happening].
Milosz giải thích thêm:
Khi Auden nói,
"it must praise all it can for being and happening", thơ phải ngợi ca…, ông diễn tả một niềm tin thần học. Xác nhận đời sống có một quá khứ dài, rõ rệt, trong tư tưởng Tây phương. Thomas Aquina coi như nhau, một bên là Thượng Đế, một bên là cõi nhân sinh bé tí [Thomas Aquina’s placing of an equal sign between God and pure being belongs here], và cũng thế, là xác tín đời đời, rằng, Cái Ác, chính là do thiếu một tí người mà ra, [the constant identification of evil with insufficient of being], và bằng cái ác đó, mà Quỉ hoành hành, như là quyền uy của Hư Vô, [by means of which the Devil acts as the power of nothingness].
Nhờ Milosz, mà chúng ta hiểu ra, tại sao thơ văn TMT thiếu hẳn Cái Ác Bắc Kít!

Cô Rơm là người Hà-nội. Theo như tôi biết, hay tưởng tượng rằng mình biết, cô có tên mộc mạc này, là do bà mẹ sinh ra cô trên một ổ rơm, khi gia đình chạy khỏi thành phố Hà-nội, những ngày đầu "Mùa Thu".

Kim Dung cho rằng thiên nhiên khi "bịa đặt" ra một tai ương, thường cũng bịa đặt ra một phương thuốc chữa trị nó, quanh quẩn đâu gần bên thảm họa. Ông kể về một thứ cỏ chỉ có ở một địa phương lạnh khủng khiếp, và người dân nghèo đã dùng làm giầy dép.
Những người dân quê miền Bắc chắc không thể quên những ngày đông khắc nghiệt, và để chống lại nó, có ổ rơm. Tôi nghĩ Trần Mộng Tú tin rằng "rơm" là phương thuốc hữu hiệu, không chỉ để chống lại cái lạnh của thiên nhiên, mà còn của con người.
Ít nhất, chúng ta biết được một điều: tác giả đã mang nó tới miền Nam, rồi ra hải ngoại, tạo thành thứ tiếng nói hiền hậu chuyên chở những câu chuyện thần tiên.

"Ba mươi năm ở Mỹ làm được dăm bài thơ, viết được vài truyện ngắn. Lập gia đình vốn liếng được ba đứa con (2 trai, 1 gái: các cháu 22, 20, 19), một căn nhà để ở.... lúc nào tôi cũng nghĩ tôi là người giầu có lắm.... trong túi luôn có một bài thơ đang làm dở. Thấy Trời rộng lượng với mình quá. Mấy chục năm trước Trời có lấy đi nhà cửa người thân. Bây giờ Trời lại đền bù. Còn quê hương thì lúc nào cũng thấy ở trong tim, chắc khó mà mất được..."

Ít nhất, chúng ta biết được một điều, tác giả đã mang nó tới Miền Nam…, có thể, cũng trong cùng chiều hướng đó, Rilke, trong les Cahiers de Malte Laurids Brigge, cho rằng: "Bởi vì những câu thơ, không như một số người nghĩ, là những tình cảm… Chúng là những kinh nghiệm."

Tristan Tzara: "Thơ không chỉ là sản phẩm viết, un produit écrit, một lớp lang của những hình ảnh, âm thanh, nhưng còn là một cách sống, une manière de vivre."
Henri Meschonnic: Pour la poétique I, essai

Trong thơ TMT có kinh nghiệm của cả hai miền, kinh nghiệm lưu vong, dời đổi, và có một cách sống, cách ở đời.
NQT


Gấu, đúng lý ra, là đã quen Cô Tú, từ những ngày cô làm cho hãng AP.
Hồi đó, có một dạo, ngay sau khi Huỳnh Thành Mỹ mất, Gấu có thói quen, sau khi gửi vô tuyến viễn ảnh, sau khi chờ Tokyo thông báo kết quả, là theo ông Hưng, AP man, ghé hãng AP, ở phía trên lầu Passage Eden, uống một ly “cà phê tức thời”, vừa uống vừa ngắm bức hình Huỳnh Thành Mỹ to tổ bố treo trên tường, sau đó, cả hai xuống lầu, ghé cái ngõ hẹp giữa hai bức tường, nơi cho mướn những cuốn tiểu thuyết đen série noire, lục lọi một hai cuốn chưa đọc (với ông Hưng là Carter Brown, còn Gấu, Chase, hoặc Simenon), rồi chia tay ông bạn già.

Huỳnh Thành Mỹ là nhiếp ảnh viên hãng AP đầu tiên bỏ mạng trong khi UPI, người đầu tiên bị cuộc chiến làm cho sống dở chết dở là Nguyễn Thành Tài. Anh là người giới thiệu gã chuyên viên trẻ cho UPI, ngay sau khi AP có mạch vô tuyến viễn ảnh. Một lần, vì quá đói hình, anh mò lên, nghe đâu khu Long Thành, gạ một người lính làm "người mẫu" cho anh chụp một série hình, cảnh một anh lính trúng đạn Việt Cộng, buông rơi súng rồi từ từ khuỵ xuống. Đối với một chuyên viên sử dụng camera, chuyện này quá thường, nhưng với một nhiếp ảnh viên, đây là một hành động đòi hỏi sự gan dạ, bình tĩnh, làm chủ bản thân, làm chủ tình hình... Bạn cứ thử tưởng tượng trong lúc súng nổ đạn bay mà cứ bình chân như vại, căn từng chút ánh sáng, lấy từng góc độ cho không phải một, mà năm, bẩy tấm hình nghệ thuật, chụp một người trúng đạn đang từ từ... từ giã cõi đời.

Hình đem về hãng, rửa ra, gây chấn động trong đám phóng viên, nhiếp ảnh viên UPI. Viên trưởng phòng hình ảnh tuyên bố, kể từ chiến tranh Algérie đến nay mới lại có một série hình độc đáo như vậy. Trước mắt, Tài được thưởng "Nhiếp ảnh viên số một trong tháng". Câu chuyện đúng ra không ngừng ở con số một đó, vì tiếp theo vinh quang, tiền bạc của ngày hôm nay, còn giải thưởng Pulitzer của ngày mai. Nhưng không ngờ khi hình được đăng lại trên báo chí Việt Nam, đám cảnh sát Tổng Nha ngửi thấy mùi là lạ qua cái tên Việt Nam, Nguyễn Thành Tài. Giá tên một nhiếp ảnh viên người Nhật, người Mỹ thì lại không sao. Họ bèn liên lạc với tiểu khu, nơi có trận đánh xẩy ra. Sau khi được xác nhận không có một trận đụng độ, chạm súng nào trong thời gian đó, họ sau cùng kiếm ra anh lính đã tử trận nhưng vẫn còn sống. Tài bị kết tội "phá hoại tinh thần chiến đấu của quân đội Việt Nam Cộng Hòa." Sau vụ đó, anh hết còn được UPI tin tưởng. Trong một lần theo hành quân, anh bị mảnh mìn muỗi cài giữa đám lá cây xớt qua mang tai, không may chạm dây thần kinh, trở thành ngớ ngẩn, sau cùng bị UPI cho thôi việc.
Cõi Khác