*


 





*


*

@ Quán Cóc đầu đường gần nhà.
Chân dung tự chụp
25.10.09


Tribute to Phạm Chi Lan

VHNT tái xuất hiện

Tin Văn VHNT số 555:

NQT vs Đoàn cầm Thi
nhân bài viết về Nguyễn Huy Thiệp

Theo tôi, ba nhà văn miền bắc, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Dương Thu Hương, mỗi trường hợp mỗi khác, do hoàn cảnh của mỗi người. Chuyện ưa hoặc ghét người này, hay người kia, cũng còn tuỳ theo "khẩu vị", quan điểm của mỗi độc giả, và trên hết, còn tuỳ thái độ của người đó, đối với cả một nền văn học ở trong nước.
Nguyễn Huy Thiệp, một cách nào đó, là ý thức của một miền đất, trước cuộc chiến nam bắc. Nói khiêm tốn hơn, đây là cái nhìn của một nhà văn sáng suốt, theo nghĩa: nhà văn luôn có một quãng cách với thời đại của mình. Tướng Về Hưu chỉ là giai đoạn chót của cái nhìn sáng suốt đó (1). Một độc giả "sáng suốt" có thể nghĩ, mình "hiểu" NHT, như ông hiểu, về điều này: người dân miền bắc không thể biết sự thực về miền nam, nhưng những nhà lãnh đạo, phải hiểu, phải biết, rằng miền nam tự do hơn, so với miền bắc, mức sống của dân miền nam cao hơn, và đó chính là nguyên nhân của cuộc chiến. Cái Ác ở trong truyện của ông hoàn toàn không phải là Cái Ác của chủ nghĩa Cộng Sản, thoát thai từ tư tưởng Marx, mà là một Cái Ác "ở trong chuồng heo". Kafka đã từng nhận ra trước NHT, trong truyện ngắn Y Sĩ Đồng Quê, qua cách đọc của Amoz Oz [bài viết này đã được dịch, đăng trên báo VHNT trên lưới, trên trang Tin Văn do Nguyễn Quốc Trụ phụ trách, và trên Việt Báo on line]: Người ta chẳng biết trong nhà mình có gì, và Cái Ác nằm thu lu ở trong chuồng heo, đã bỏ hoang từ bao nhiêu năm tháng. Cái Ác lưu cữu trong những tầng sâu thẳm, từ đời nảo đời nào, của lịch sử một miền đất, được cơn gió độc là chủ nghĩa CS làm sống dậy. Theo nghĩa đó, nhà văn nữ người Nga, T. Tolstaya cho rằng chủ nghĩa CS không phải tự trên trời rớt trúng đầu dân Nga, mà ở trong họ, trong lịch sử lập quốc của họ.
Từ đó, quan niệm "nhà văn luôn có một khoảng cách với thời của mình," đẩy lên một nấc, có nghĩa: nhà văn là ý thức tự phán (bad conscience) của thời đại, như nhà thơ Saint-John Perse đã từng phát biểu trong bài diễn văn Nobel, nhưng gốc rễ của từ này, người ta có thể tìm thấy, ở trong tư tưởng của Nietzsche
Bởi vì, theo tôi, cứ giả dụ như là tất cả mọi người đều đúng, rằng cuộc chiến kết quả như mọi người mong đợi, cũng không có ông nhà văn NHT ở trong số "mọi người" đó.
Solzhenitsyn đã diễn giải ý này, bằng khẳng định, nhà văn là một nhà nước trong một nhà nước, là vậy.
Dương Thu Hương là một trường hợp nhà văn dấn thân, theo như định nghĩa của Sartre. Bà tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản, dấn thân hết mình vào cuộc chiến. Và khi thấy sai, bà lên tiếng, và chống lại cái chủ nghĩa đã một thời mê say đó, hung bạo, mãnh liệt cũng chẳng kém lần tin đầu, vào nó. Thật giống trường hợp của Sartre, khi đã hết tin vào chủ nghĩa CS, khi thấy mình sai, tuy đã mù, ông phải nhờ bạn (đúng ra là thế hệ đàn em, André Glucksmann) dắt tới bàn chủ tọa trong một cuộc gặp gỡ báo chí, ngồi cùng kẻ thù/bạn cũ của ông, là Raymon Aron, để cầu xin thế giới hãy giúp đỡ những người Việt bỏ nước ra đi. "Hãy cứu những xác người", ông dùng đúng những từ, đã một lần dùng, với một kẻ thù/bạn cũ khác của ông, là Camus.
Trường hợp Phạm Thị Hoài, do hoàn cảnh riêng, bà đã vượt ra ngoài hai cảnh ngộ/tình huống trên. Và bà tiếp tục cái vị thế đặc biệt của mình, ở bên ngoài, để nói về bên trong, mà theo bà, như vậy có ích hơn, theo tôi. Một "Thiên Sứ", đại khái vậy.
Còn về những lời tuyên bố của NHT mới đây, với giới báo chí Pháp, nhân chuyến ông ghé Paris ra mắt tác phẩm của ông được dịch qua tiếng Pháp, về tình trạng tự do dân chủ ở trong nước..., chúng ta nghe, đọc, nhưng đừng quá tin vào đó.
Muốn biết về NHT, PTH, DTH, là phải đọc thẳng tác phẩm của họ, đừng đọc những nhà phê bình, đừng tin những cuộc phỏng vấn. Ngay cả những cuộc phỏng vấn cứ coi là trung thực, chúng cũng chỉ nói lên rất ít về con người nhà văn, như một kẻ sáng tạo. Nhà văn Naipaul, trong bài diễn văn Nobel, đã nói rõ về trường hợp này, đại khái, tôi có gì, là ở trong tác phẩm của tôi. Ba thứ còn lại chỉ là đồ làm xàm.
Một cách nào đó, đây là phản ứng ngược, hay sự trả thù của ông trời cũng được, tại sao mày dám "sáng tạo", như tao? Và ông trời trả thù bằng cách, cho người đó nổi tiếng!
Nhà thơ Bồ Đào Nha, Pessoa nói về sự nổi tiếng, "Đôi khi tôi nghĩ về những con người nổi tiếng, và cảm thấy tất cả nỗi phiền hà của nó. Nổi tiếng là chuyện tầm phào. Nó gây thương tổn tới cảm tính của bất cứ một ai.... Nổi tiếng là mất tiêu luôn cuộc đời riêng tư của mình... Những bức tường bảo vệ sự riêng tư biến thành những tấm gương... Trở thành nổi tiếng là mất tiêu luôn cơ may trở về lại với cõi u tối. Nổi tiếng là hết thuốc chữa. Như thời gian, làm sao có chuyện đảo ngược. [Xin coi bài "Những Dấu Chân của Một Cái Bóng", đã đăng trên Tin Văn].
Nhà văn người Ý Calvino rất khoái "giấc mơ biến thành người vô hình" của ông, và còn khoái hơn nữa, khi tuyên bố, "nhà văn mất đủ thứ, một khi chường bộ mặt thịt của mình trước công chúng." Theo ông, "chỉ cần cái tên trên bìa sách, là quá đủ... Đó là một điều kiện lý tưởng cho một nhà văn." Một chi tiết lý thú khác nữa là, nhận định của ông về sự sử dụng văn chương vào chính trị, áp dụng vào văn phong của NHT, thật xứng: "Điều mà chúng ta yêu cầu ở nhà văn, là họ hãy bảo đảm sự sống còn của cái mà chúng ta gọi là tính người, trong một thế giới bầy ra sự phi nhân. ("What we ask of writers is that they guarantee the survival of what we call human, in a world where everything appears inhuman").
Những hệ lụy mà NHT hiện đang phải chịu, chính là vì ông ta nổi tiếng, ngay sau 1975, như là một nhà văn đầu tiên nói lên sự thất bại của chiến thắng miền nam, và tìm ra được nguyên nhân của nó. Bây giờ, ông bị chính những độc giả của ông, yêu hoặc ghét thì cũng xêm xêm, lăm le mang ra "làm thịt", để ý đến từng chi tiết, từng cử chỉ, từng lời nói của ông. Kundera diễn tả một cách khác, cũng cùng một hiện tượng, khi cho rằng: một khi người đời lăm le tìm hiểu đến cuộc đời riêng tư, tiểu sử của Kafka, như vậy là ông lại chết thêm một lần nữa.
Vả chăng, chuyện yêu và (rồi) ghét NHT thì cũng dễ hiểu thôi, đúng như Đoàn Cầm Thi đã nhận ra: mới ngày nào, "Chưa quá một thập kỷ, Con gái thuỷ thần, người đàn bà bí hiểm trong giấc mơ trai trẻ, đã hiện nguyên hình là một Sến Em ơi-Hà Nội váy!" (xem bài Đoàn Cầm Thi "Có một dòng văn khác", trên Talawas), như vậy mà làm sao không cay đắng cho được!
Thêm nữa, cái nhân vật xưng "tôi" của ông, lại tỏ ra "không được thuỷ chung cho lắm", (với một miền đất, với một con gái thuỷ thần?), vẫn như Đoàn Cầm Thi nhận xét, khi trích dẫn NHT: Chính tại Cali, nhân vật "tôi" của Không khóc ở California gặp người đàn bà lý tưởng trong nữ Việt Kiều diện "bộ váy liền áo may bằng lụa tơ tằm, khoác thêm chiếc áo giắc-két".
Chuyện NHT sau này không còn ăn khách cho lắm, nghĩa là "thất bại" của một NHT sau này, chính là do thành công trước đó, nói rõ hơn, do thể loại văn học mà ông ta sử dụng thật đắc ý, và cũng thật đắc địa: ẩn dụ. Nhưng ẩn dụ, chính nó, giết (metaphors kill). Một khi đời thường lấn át ẩn dụ, người ta không cần đến ẩn dụ nữa, mà cần một hình thức văn chương khác, bản thân NHT chưa kiếm ra, để đáp ứng cho độc giả của ông, theo tôi.
Nhưng, một khi độc giả yêu thích một nhà văn, họ tò mò muốn biết thêm, về tiểu sử đời tư của "thần tượng", không chỉ để thán phục, mà có khi ngược lại, nghĩa là để hân hoan hồ hởi khi khám phá ra rằng, mấy tay đó cũng đâu có "ghê gớm" gì, như nhà thơ Nga, Pouchkine bực bội diễn tả: "Nếu thiên hạ ngấu nghiến đọc những lời thú tội, những ghi chú riêng tư... ấy là vì, trong cõi bùn đen, xấu xa của họ, họ cảm thấy thoải mái khi thưởng thức những nỗi nhục nhã của vĩ nhân hay những yếu hèn của kẻ mạnh.... khi khám phá ra cả một mớ thúi tha đó, họ sướng mê tơi và tự nhủ: mấy tay đó thì cũng nhỏ bé, cũng xấu xa, đê tiện như mình!"
Và vĩ nhân quạt lại liền: "Nói bậy; đúng là họ nhỏ bé, và đê tiện, nhưng không như mấy người đâu!
Vĩ nhân chớ để cho thiên hạ nhìn gần, chớ chường bộ mặt thịt của mình ra trước công chúng, là vậy!
Jennifer Tran

Note: Khi viết bài này, Gấu vẫn còn hy vọng [mù quáng] vào lũ chóp bu Yankee mũt tẹt.
Đọc lại thấy ngậm ngùi, và hiểu ra một sự thực:
Đây là "tâm thức" lì lợm, cố níu kéo một BHD, đã mất tích:
Đóa hoa hồng tàn hôn trên môi!

Ui chao lại vãi nước mắt, con nít lại cười cho!


Note: Do dời đổi chỗ ở, có thể, Tin Văn sẽ ngưng update ít lâu.
Nay thông báo. NQT



*

N. O. - C'est cicatrisé aujourd'hui?
V. Schlôndorff. - Le Mur a la vie dure dans les têtes. On peut dire que pour 70% de la population la réunification a réussi. Mais un sondage récent fait apparaître que 47% des gens pensent qu'avant c'était mieux. C'est un chiffre alarmant. Au temps du socialisme, ils se considéraient comme les meilleurs élèves de l'Union soviétique, ils étaient les champions du socialisme en termes d'élite portive, de productivité. Ils cherchent encore aujourd'hui leur honneur perdu. C'est toujours la même histoire.
Propos recueillis par FRANÇOIS ARMANET et PASCAL MÉRIGEAU
Obs 22-28 OCTOBRE 2009

Nhà đạo diễn phim Cái Trống [chuyển thể truyện Cái Trống của Gunter Grass] nói về Bức Tường.

Người Quan sát Mới: Thành sẹo chưa?
Bức Tường sống dai lắm ở trong đầu dân Đức. Có thể nói 70 % dân chúng sau khi thống nhất, khấm khá. Nhưng con số mới đây cho biết,
47 % dân chúng cho rằng, trước đây bảnh hơn. Đúng là một con số đáng quan ngại. Vào thời XHCN, dân Đức coi mình là những học trò bảnh nhất của Liên Xô. Kẻ thù nào cũng đánh thắng, vô địch XHCN về thể thao, về sản xuất. Bây giờ họ vẫn đang tìm kiếm những hào quang đã tắt ngấm.
Thì vẫn chuyện Vũ Như Cẩn, y chang Mít. 


Putin [contre les Droits de l'Homme]



Nhật Ký Đọc

Que lit Stephen Harper?
Ngài Thủ Tướng đọc gì?

Yann Martel, nhà văn Canada, Booker Prize với cuốn Đời của Pi, sợ Ngài thủ tướng của mình không chịu lo đọc sách, bèn lập ra chương trình gửi sách cho Ngài.
Thú vị là, trong những cuốn nhà văn đề nghị Ngài thủ tướng đọc, có cuốn tủ của… Gấu, đọc từ hồi còn tập đọc, tập viết, và cũng vừa mới lèm bèm về nó: Sa Mạc Tác Ta



Viết blog vs Viết văn



  Vượt quá tội ác và hình phạt



DQ

Call For The Dead


Kỷ niệm, kỷ niệm    

Gấu có ba truyện ngắn đầu tay, đúng như vậy. Mỗi truyện là một ảnh hưởng khác nhau, nhưng chỉ đến truyện ngắn thứ ba, thì Gấu mới tìm ra đúng ông Thầy, cùng lúc, tìm ra được giọng văn của Gấu, và cùng lúc, Gấu hiểu ra một điều: mình sẽ thành nhà văn! Và sướng điên người lên được!

Cái truyện ngắn đầu tiên của đầu tiên, Gấu không còn giữ được, vì xuất hiện trên phụ trang văn học của một tờ nhật báo, tờ Mã Thượng, do “Huỳnh Phan Anh và bạn hữu” chủ trương. Có Dương Văn Ba, sau làm dân biểu. Có một tay ở tận lục tỉnh, lâu lâu lên Sài Gòn, rất mê Krishnamurti. Anh tuyên bố, Gấu vẫn còn nhớ, đại khái, tao chỉ đọc độc nhất ông này, không đọc thêm bất cứ ai nữa, theo đúng cái nghĩa: Yêu [đọc] ai, yêu [đọc] chỉ một người! Một tay thi sĩ. Toàn bạn HPA và DVB, toàn dân Nam Kỳ, ngoại trừ Gấu, Bắc Kít. Cái tay thi sĩ, có làm một bài thơ, DVB mê lắm, ư ử tối ngày, Gấu còn nhớ một câu:
Đã hẹn với em rồi, đêm chưa mở cửa.
Câu thứ nhì nói đến vú, nhờ đêm mở cửa, mở ra luôn… !

Năm nhà văn nữ dưới mắt họa sĩ Chóe

Đúng rồi, số báo này có bài của Gấu. Bạn quí, thư ký tòa soạn order. Bài đăng lên, bị thiến mất mấy chữ, Gấu cằn nhằn, bạn quí sorry, nói, tao mà không thiến mấy dòng đó, mấy bà đó đi gặp mày, thiến luôn của quí của mày!

Thời gian này, Gấu có báo riêng. Tờ Tập San Văn Chương. Nguyễn Tường Giang bác sĩ, ông chủ lo tiền bạc, quản lý báo, nghe, bực quá, ra lệnh post lại trên báo nhà, nguyên con.
Gấu vốn tính cả nể, “chẳng dám đụng ai”, bèn nói, thôi, bỏ đi.
Cũng rét chứ bộ.
Còn nhớ một ý, hách lắm, nhân Tuý Hồng mới cho ra lò “Tôi nhìn tôi trên vách”, đại khái:
Mấy bà viết văn, thì thường là viết tiểu thuyết xã hội, [ý nói, đái không qua ngọn cỏ!], và lấy ngay cuộc sống gia đình làm đề tài.
Đàn ông viết truyện, đàn bà viết tự truyện.
Đàn ông đẻ ra nhân vật, mấy bà chẳng cần đẻ, bệ ngay ông chồng của mình vô.
Mấy ông đi từ cái bếp lên tủ sách [ý nói, ăn uống xong xuôi, bèn viết], mấy bà bê mẹ tủ sách xuống bếp, vừa viết văn vừa thổi cơm.
Đang nhặt sạn gạo, bèn lấy mẹ một hột sạn thay cho dấu chấm trên chữ i!
*
Gấu nhớ là, bài viết của Gấu có chôm mấy ý trong một bài viết của Virginia Woolf.
Cái hình ảnh, lấy hột gạo/hạt sạn thay cho dấu chấm trên chữ i, là của Woolf ?
Hẳn thế.
Gấu, sức mấy mà nghĩ ra một hình ảnh, lấy ra từ "tam giác bếp núc", của Levi-Strauss, đẹp đến như thế! (1)
Bạn có liên tưởng ra, hình ảnh một cái hột… khác, không?

(1) Văn minh nhân loại, theo C. Lévi-Strauss, chỉ luẩn quẩn quanh xó bếp. Trước tiên là sống. Cái thuở loài người ăn uống như thú vật. Rồi chín, khi Prométhée ăn cắp giùm lửa. Chín là trạng thái trừ khử nước, trong sống. Cộng thêm nước, thành rữa, thúi. Đó là ba đỉnh cái kiềng ba chân của C. Lévi- Strauss.
Phiền một nỗi, trong khi nướng, thui... con người bỗng mê "khói", bởi vậy văn minh nhân loại cũng chỉ là một đường thẳng, đi từ mật ong, tới tàn thuốc. Thoạt kỳ thuỷ, ăn mật ong, "hỗn như gấu", tới khi hít khói thuốc, là tàn một chu kỳ văn minh.
*
Gấu nhớ ra cái tít của bài viết rồi, nhà văn nữ và tiểu thuyết xã hội. Được “lạng lách” [được gợi hứng], từ một bài của Woolf, qua đó, bà cho rằng, tiểu thuyết là thứ mạt hạng trong các thể loại văn học, và tiểu thuyết xã hội là "mạt hạng của mạt hạng", và nhà văn nữ, do tạng của họ, chỉ hợp với thứ này!
Hà, hà!
Đúng là "danh bất hư truyền": Một tên 'sa đích văn nghệ'!

Gấu cũng nhớ ra mấy câu ông bạn quí delete rồi, đại ý:
Những nhà văn nữ Việt nam đi từ thành công tới thất bại, biến tiểu thuyết thành tự truyện, biến những nhân vật tiểu thuyết thành những người thân trong gia đình!

Đi từ thành công tới thất bại!
Đểu thật!
Nhưng, so với cái tít cuốn tiểu thuyết của Tuý Hồng, thì cũng chẳng thấm vào đâu.
Như muối bỏ bể!
*
TTT rất quí Tuý Hồng, ông rất phục, đúng hơn, cái tài sử dụng chữ Mít của Tuý Hồng. Ông có nói điều này với Gấu, trong một lần ngồi Quán Chùa, nhắc tới Thanh Nam, và những ngày làm tờ Nghệ Thuật.

“Tôi nhìn tôi trên vách” quá tuyệt.
Chắc là cái tít bật ra khi nhìn bản mặt ông chồng, thấy chán như cơm nếp nát, hẳn thế?

Gấu gặp Tuý Hồng, độc nhất một lần, khi còn ở building Cửu Long [?], sau khi ông bê bà về đây ít lâu.
Khi ông còn độc thân, có ghé vài lần, có lần xách theo ông anh vợ hụt [ông anh BHD] cùng chai Remy, của một anh lính Mẽo già, mua cho một cô nữ điện thoại viên ở trên Đài, từ PX của Mẽo. Anh già này mua nhiều thứ lắm, toàn Gấu được hưởng, như Pall Mall, Remy.
Cô nữ điện thoại viên mà anh lính già mê, Gấu cũng mê!
Ông trưởng đài lại càng mê. Hai người bồ bịch với nhau, chẳng ai biết, chỉ đến khi ông trưởng đài bị mìn VC cùng với Gấu, tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, cô thương quá, sợ ông chết, bật khóc nức nở, thế là bể chuyện.
Ui chao chuyện về em này cũng tuyệt lắm. Bữa nào rảnh kể tiếp. Gấu gọi em là Dì Tám, bởi vì mê cháu của bà, là cái cô Mai, trong
Những ngày ở Sài Gòn:

Mai, Mai, để anh kể cho em nghe về một thành phố mà anh vừa biết yêu nó thì phải rời bỏ, một quãng đời của anh, bây giờ nhớ lại thấy đâu đó trong quá khứ những trái sấu vàng vương vãi, tiếng lá vàng xào xạc, tiếng còi mười giờ chạy dọc theo con phố Tràng Tiền.

Mai, Mai… để anh kể cho em nghe về một thành phố thỉnh thoảng buổi sáng có sương mù…

Mai thôi làm việc. Khi chúng tôi chia tay nhau tại cầu thang, trong khi chờ thang máy, đột nhiên nàng nói: "Tôi sợ, tôi sợ lắm", nàng nói câu đó bằng tiếng Pháp. Tôi mở cửa thang máy cho nàng và bỗng chợt nhớ câu tôi hỏi vị bác sĩ người Pháp chữa trị cho tôi, khi còn nằm trong nhà thương Grall:
Như vậy là chiến tranh đã chấm dứt đối với tôi? (Est-ce que la guerre est finie pour moi?).
*
Năm nhà văn nữ, mỗi bà có một, hoặc hai thương hiệu. Thuỵ Vũ, “lao và lửa”, Trùng Dương, ‘mưa không ướt đất’, ‘em lên anh nhé’, Tuý Hồng, ‘vết thương dậy thì’, Nguyễn Thị Hoàng, ‘vòng tay học trò’. Ngoài ra, còn Nhã Ca, Trần thị NGH, Lệ Hằng, Ngọc Minh, nhiều lắm.
Trong Văn Học Tổng Quan Võ Phiến giải thích hiện tượng âm tính của cõi văn Mít Miền Nam, giọng văn trước, ‘ồm ồm’, sau, ‘eo eó’, là do đàn ông đi lính hết!
Nhảm thế đấy.

Trong cuộc trò chuyện giữa Volkov và Brodsky, khi được hỏi, tại sao cả trăm năm, từ Karolina Pavlov tới Mira Lokhvitskaya, đàn bà chỉ đứng khép nép bên chiếu thơ, thế rồi, bất thình lình, cùng một lúc, chúng ta có hai tài năng khổng lồ, là Tsvetaeva và Akhmatova, đứng ngang hàng với những nhà thơ khổng lồ trên thế giới, Brodsky cho rằng, vấn đề này không  liên quan tới thời gian. Nhưng, có thể, chính là vấn đề thời gian [Then, again, maybe it has].
Vấn đề theo tôi [Brodsky], là, đàn bà rất mẫn cảm với trà đạp đạo đức, với vô đạo đức, về mặt tâm lý của như về mặt tinh thần. Và vô đạo đức thì phổ cập, tràn lan, thế kỷ khốn kiếp của chúng ta chẳng hề thiếu!
Thành thử, sự nổi lên của các nhà văn nữ Miền Nam vào thời kỳ đó, không phải là do đàn ông đi lính hết, các bà tha hồ múa may quay cuồng, mà chính là vì sự hung bạo, tàn khốc của cuộc chiến, và nói quá đi một chút, có thể các bà đã ngửi ra cái mùi dã man từ những trại cải tạo sắp tới, cũng nên!


Dọn
Kinh nghiệm viết văn: Viết và lách
NHQ Blog VOA

Mới thoát khỏi ảnh hưởng của Nam Cao hay Vũ Trọng Phụng lại đụng phải Tolstoi; thoát khỏi ông Tolstoi, lại đụng phải ông Dostoievski; thoát khỏi ông Dostoievski, lại đụng phải ông Kafka; thoát khỏi ông Kafka, lại đụng phải ông Marquez; thoát khỏi ông Marquez, (1) lại đụng phải ông Borges.


(1) Tên của ông này là Garcia Marquez, tên kép, gồm hai chữ. Như Văn Cao, Hồng Nhung, Bích Khê... thí dụ.
Gọi Cao không, thì bố ai biết Cao nào! [Văn Cao & Nam Cao]

Mới thoát khỏi ảnh hưởng của Nam Cao hay Vũ Trọng Phụng lại đụng phải Tolstoi; thoát khỏi ông Tolstoi, lại đụng phải ông Dostoievski; thoát khỏi ông Dostoievski, lại đụng phải ông Kafka; thoát khỏi ông Kafka, lại đụng phải ông García Márquez; thoát khỏi ông García Márquez, lại đụng phải ông Borges.
NHQ Tiền Vệ

Như vậy là đã sửa lại tên Ga Bò [Gabo].
Vậy mà 'đết' cám ơn Gấu!
Đã sửa, sao không sửa luôn trật tự, phả hệ đúng hơn, hay đúng hơn nữa, sư phụ/đệ tử, giữa mấy ông này.
Thí dụ:
Thoát ông Kafka, gặp ông Borges, thoát ông Borges gặp ông Gabo, thoát ông Gabo, gặp ông…  Hồ Anh Thái [Rung chuông tận thế]!
*
C'est votre illusion
Sunday, October 25, 2009 6:51 AM
Ông Trụ ơi,
Càng ngày ông càng tự huyễn hoặc đến mức đáng ngại. Ông tự khen ông, rồi ông phàn nàn về bốn phương tám hướng. Một mình ông ngồi trong cái web của ông, ông biến thành cái rốn của ông. Ông tưởng người ta viết bài về chó là để nói xéo ông, nhưng ông đâu ngờ người ta đã viết bài về chó từ năm 2003 trên talawas, bây giờ người ta rút lại thành bài blog chơi vui thôi. Ông vào xem cho biết: http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=127&rb=06
Ông tưởng ai cũng để ý tới ông. Ông tưởng người này bắt chước ông, người kia vay nợ ông, người nọ gièm pha ông. Kỳ thực, ai cũng lo chuyện của họ, có ai đọc web của ông đâu, ngoại trừ bạn già này.
Thôi đi ông Trụ. Tôi đã nhắc ông rồi mà ông không chịu nghe lời. Già rồi, cựa quậy làm gì cho khổ thân, tổn trí.
Có buồn thì đọc sách, làm thơ, đánh cờ, uống rượu, chứ sao lại cứ vướng vô những chuyện thị phi?
C'est votre illusion. Vous jouez avec les ombres de la nuit, y compris votre propre ombre.
Je vous ai dit ces choses. C'en est assez maintenant.
NH

Phúc đáp:
Tks.
Chắc là bị huyễn thật.
Vậy mà cứ nghĩ là nhà đại phê bình thù ghét Gấu!
Hóa ra không phải!
Sorry abt that.

NQT
*
V/v ảnh hưởng, tờ Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire, mở hẳn ra một mục về vụ này, và lấy câu, “Bởi vì anh ta, bởi vì tôi”, của Montaigne làm tiêu đề. Gấu hiểu sai câu này, nghĩ là liên hệ sư phụ, đệ tử, nhưng một độc giả mail cho biết, không hẳn như vậy. Sau đó, đọc Alberto Manguel, trong The City of Words, ông dành hẳn một bài viết, về câu trên.
Steiner cũng dành nhiều bài viết, và cả một cuốn sách về đề tài sư phụ/ đệ tử [Những bài học của Sư Phụ].
Ông nhận ra, trong liên hệ đó, hàm trong nó, đam mê sex. Đúng là một đề tài ‘hot’. Bữa nào rảnh, giới thiệu tiếp hầu quí vị. NQT
*
Càng ngày ông càng tự huyễn hoặc đến mức đáng ngại. Ông tự khen ông, rồi ông phàn nàn về bốn phương tám hướng. Một mình ông ngồi trong cái web của ông, ông biến thành cái rốn của ông.

Bạn già chắc là lầm đấy. Có thể giọng văn ‘anh chị’ của Gấu, những ngày sau này, khiến bạn nghĩ như vậy chăng?
Gấu chẳng hề coi mình là cái chó gì cả. Đó là sự thực. Nhiều khi tự khen, phàn nàn gì gì đó, chỉ để làm giảm xì trét, cho cả Gấu, lẫn độc giả, như có lần một độc giả nhận xét, đọc Tin Văn có khi chỉ vài hàng mà bần thần cả tuần, cả tháng! Hay, ngoài những trang về BHD ra, còn thì đen thui!
V/v thị phi. Chuyện này xẩy ra từ lâu rồi, từ năm 2002. Gấu đâu hề muốn dính vô, phải đợi khi có được tí bonus về ‘quĩ thời gian’, mới nhắc tới, để thanh thản mà đi
Rốn hay không rốn, thì cũng chỉ ‘trong một tháng, trong một năm’, là hết.
Sao mà khó với nhau thế?
Không lẽ bị chúng lôi cả đời tư ra để mà chửi, đặt vấn đề, "có mấy NQT, cho xin tí sái...", mà cũng đành bỏ qua, đi luôn?
V/v Cọp và Chó. Gấu nghĩ, một công đôi ba chuyện, chứ cũng không phải
'người ta rút lại thành bài blog chơi vui thôi.'.
Thí dụ:
Suốt mấy tuần nay cứ nghe lùng bùng bên tai những tiếng gâu gâu mãi....
Vả chăng, đâu chỉ chuyện thị phi, mà còn chuyện văn chương. Nhà đại phê bình phán quá nhảm về nhiều đề tài, thí dụ "lạng lách", ngứa miệng quá, lại phải sủa.
Chán thế!
*
Ông tưởng ai cũng để ý tới ông. Ông tưởng người này bắt chước ông, người kia vay nợ ông, người nọ gièm pha ông. Kỳ thực, ai cũng lo chuyện của họ, có ai đọc web của ông đâu, ngoại trừ bạn già này.

Không đúng như thế. Tin Văn bây giờ khá nhiều người đọc, server cho biết hàng giờ, hàng ngày, và Gấu đang lo, xin độc giả tha lỗi, Tin Văn cũng đông khách như... Chợ Cá!
Đừng đọc Tin Văn nhiều quá! Please! NQT
*
Có buồn thì đọc sách, làm thơ, đánh cờ, uống rượu, chứ sao lại cứ vướng vô những chuyện thị phi?

Đọc sách, đánh cờ, thì vẫn thường xuyên, trừ uống rượu, chỉ lâu lâu, khi đi giang hồ vặt, qua Mẽo gặp bạn, thì mới dám đụng trận, một cách hăm hở, cho bõ những ngày nhịn uống!

Gấu tính, sau cái vụ thị phi, là bèn viết văn!
Trước giờ, chỉ lo ‘cao ngạo phê phán dân Mít với dân Yankee mũi tẹt…’ (1), bây giờ chán rồi, bèn lo viết vài ba tác phẩm văn học!
Cũng chưa muộn!
Hà, hà!
Kính
NQT
(1)
Midway said...
Chính ra hồi xửa hồi xưa nhưng cũng chưa xưa lắm bác TV viết cũng cân nhắc phết nhé, như talawas bộ cũ chẳng hạn.
Thế rồi bỗng dưng bác ý thoái lui ở ẩn, một mình tung hoành một cõi. Đọc những gì bác TV cao ngạo phê phán dân Mít với dân Yankee mũi tẹt mình thấy không phải đều vô vị cả!
Blog NL
*
Cái ý nghĩ của Gấu - liệu Tô Hoài cũng cảm thấy đau, khi miễn cưỡng đóng vai đao phủ, chuyên đùn việc cho kẻ khác, cho tên sau này trở thành một tên chiêu hồi, cốt làm sao làm trọn vai trò nhà văn, người chép sử, hay là câu chuyện về Lò Đấu Tố ở Miền Bắc Việt Nam - sở dĩ có được, là do đọc W.G. Sebald, nhà văn Đức quá cố, trong cuốn di cảo của ông, “Về lịch sử tự nhiên về huỷ diệt”. Bài viết về Peter Weiss: “Sự Hối Hận Của Con Tim”.

Ông Weiss này, gốc gác xa xưa của gia đình, vừa là Đức vừa là Do Thái, cho nên cứ nằng nặc, phải làm sao, vừa đóng vai kẻ tra tấn, vừa đóng vai kẻ bị tra tấn.
Chính vì lý do đó, ông quyết định tham dự phiên tòa xử án Lò Thiêu, the Auschwitz trial, tại Frankfurt.

Nhưng trên hết, ở trong ông, luôn luôn là một hy vọng, chẳng bao giờ tàn lụi, rằng, “mọi vết thương thì đều có phần tương đương của nó, ở đâu đó, và nhờ thế mà đều có thể được bồi hoàn, kể cả bồi hoàn này là qua nỗi đau của bất cứ kẻ nào đã gây ra vết thương”. (1)
Ý tưởng trên, theo W.G. Sebald, là từ Nietzsche.
Nietzsche tin rằng, đây là nền móng của cảm quan của chúng ta, về công lý, và, ông nói, “[nó] hệ tại ở sự liên hệ có tính khế ước, the contractual relationship, giữa kẻ cho vay và người vay, và nó cũng xa xưa, cổ lỗ, như là quan niệm tự thân, về luật pháp.”

(1) Có thể mơ hồ cảm nhận ra điều này, Nguyễn Mạnh Côn viết câu chuyện, một anh Tây mũi lõ, một y sĩ, hình như vậy, hăm he đòi, một thân một mình, đứng ra trả món nợ thực dân thuộc địa, mà cả lũ mũi lõ gây ra tại Việt Nam.
Tô Hoài: Ba người khác
*

Trang Tin Văn, có thể,  cũng là... về một anh Bắc Kít, hăm he đòi, một thân một mình đứng ra trả nợ cho cả một lũ ăn cướp Yanke mũi tẹt!
Đúng là bố chó xồm!

Nhưng trên hết, ở trong Gấu, luôn luôn là một hy vọng, chẳng bao giờ tàn lụi, rằng, “mọi vết thương thì đều có phần tương đương của nó, ở đâu đó, và nhờ thế mà đều có thể được bồi hoàn, kể cả bồi hoàn này là qua nỗi đau của bất cứ kẻ nào đã gây ra vết thương”.

Được, được!