*
Notes

















&

&

Báo nhà, số mới nhất, có bài về Victor Serge thật tuyệt. Đọc “Hồi Ký” của tay này, thì lại càng tởm mấy đấng VC nằm vùng ngày nào, những Tiêu Diêu Bảo Dạ, Đào Héo... thí dụ, khi chúng viết “Hồi Ký Nhảy Lên Rừng, theo Cách Mạng”!

Trên TV đã từng viết về cuốn hồi  ký của ông, The Case of Comrade Tulayev, Victor Serge, introduction by Susan Sontag, translated from the French by Willard R. Trask (1)
*

Octavio Paz, trong Hành Trình, kể, Victor Serge khuyên ông nên đọc tờ Partisan Review.
Gấu cũng nghe theo lời khuyên này, đọc, và khám phá ra cả một lô những tác giả cần đọc, toàn những ông bỏ chạy "VC quốc tế" cả, thí dụ, Manea, Milosz.
Thêm ông Amos Oz, nhà văn Do Thái.
Gặp Oz, đọc ra Kafka.
Đọc những ông bỏ chạy "VC quốc tế", ngộ ra thân phận Gấu, hiểu ra, một phần nào, tại sao Gấu không bắt chước những ông như Lữ Phương, Đào Hiếu, chọn Bác Hồ làm minh chủ, chọn Mặt Trận làm nơi nướng bầu nhiệt huyết, đại khái vậy.
Nhưng đọc Trường hợp đồng chí Tulayev, mới vỡ ra, đây là đứa anh, hoặc em, song sinh của Đêm giữa ban ngày của Koestler.
Lạc Đường

"After all, there is such a thing as truth"
[Nói cho cùng, có cái thứ đó, một cái gì từa tựa như là sự thực]
Victor Serge: Trường hợp Đồng chí Tulayev
Susan Sontag trích dẫn làm đề từ cho bài viết về Victor Serge: Không bị vùi giập [Unextinguished]: Làm sao giải thích sự chìm vào tối tăm quên lãng của một trong những vị anh hùng bảnh nhất, cả về đạo hạnh lẫn văn chương của thế kỷ 20: Victor Serge? Làm thế nào mà hiểu được cái sự lơ là không được biết đến của cuốn Trường hợp Đồng chí Tulayev, một cuốn tiểu thuyết tuyệt vời, đã từng được lại khám phá ra, rồi lại chìm vào quên lãng, ngay từ khi vừa được xuất bản, một năm sau khi ông mất, 1947?
Phải chăng, đó là do không có xứ sở nào nhận [claim] ông ?
*
Gấu này cứ trở đi trở lại với kỷ niệm, cái lần vô một thư viện Bắc Mỹ, tình cờ cầm cuốn Ngôn ngữ và Câm lặng của Steiner lên, và nhìn ra cái trang Tin Văn sau này.
Nhân ngày 30 Tháng Tư năm nay, 2008, Gấu tự hỏi chính mình, "huyễn hoặc nào đưa đến huyền thoại Tin Văn", mô phỏng bạn hiền DT.
Và, làm sao "giải hoặc"?
Chỉ đến những ngày cuối đời, như ngày này, Gấu mới hiểu ra ngọn ngành.
Huyễn hoặc khủng khiếp mà cuốn sách gây ra ở nơi Gấu, chính là hình ảnh nhà văn Tam Ích, tà tà xếp những cuốn sách của ông thành một chồng, rồi tà tà leo lên, tròng cái thòng lọng vô cổ, rồi bye bye cuộc đời, sau khi đưa chân đá đổ chồng sách.
Trong cái chấn động mà những trang sách, những dòng chữ của Steiner gây nên ở nơi Gấu, có  hình ảnh của Tam Ích, như trên!
Cùng với hình ảnh đó, là lời than của ông: Tuổi trẻ của tôi đúng là thật tuyệt vời, nếu tôi không vớ phải những cuốn sách viết về Lò Thiêu.
Nếu như thế, Tam Ích đi theo Cộng Sản, là cũng giống như Koestler, khi gia nhập Đảng Cộng Sản Đức: Hitler ante portas? (1)
(1) Mấy chục binh đoàn VC đang chờ ở cửa ngõ Sài Gòn!

Marx lật ngược triết học Hegel, ra chủ nghĩa Marx.
Nếu như thế, Gấu lật ngược kinh nghiệm Tam Ích, ra trang Tin Văn, mà ở dưới nền của nó, là 'huyễn hoặc': Giả như dân Mít chúng ta, nhất là đám Yankee mũi tẹt biết đến Lò Thiêu, liệu có để xẩy ra Lò Cải Tạo.
Nhật ký Tin Văn

Những năm tháng không tha thứ, Trường hợp đồng chí Tulayev, Hồi ký của một nhà Cách Mạng… những tác phẩm của Serge, là cũng nằm trong dòng Lạc Đường của đồng chí VC nằm vùng Đào Hiếu của chúng ta, nhưng bảnh hơn nhiều, bởi vì ông không còn một chút ảo tưởng về những năm tháng quỷ tha ma bắt đó.
Trơ cu lơ một thân một mình, “y chang” Đào Hiếu [theo cái nghĩa bạn bè của họ Đào đều đã biến thành ruồi], Victor Serge (1890- 1947), đứa con mồ côi của lịch sử, kẻ may mắn sống sót vì bám kịp cái quan tài Cách Mạng Bôn Sê Vích.

Tôi nhập vào một nhân vật của một cuốn tiểu thuyết dành cho đám trí thức.

Tin Văn sẽ giới thiệu bài viết về tay "Đào Hiếu" của Nga, kẻ sống sót cuối cùng, và, nhờ bám vào chiếc quan tài của Cách Mạng Nga, mà không biến thành ruồi!

Note: Gấu được ngài Nguyễn Văn Lục gọi là một trong những đứa con hoang của... Sartre!
Triết gia Đào Trung Đạo lắc đầu, không được, nó là thằng thợ máy Bưu Điện, đâu phải dân khoa bảng.
TTT thì gọi cả lũ Bắc Kít di cư, trong có ông, tất nhiên, là những đứa con tư sinh [con hoang] của một miền đất.

Thua xa Victor Serge.
Ông được coi là đứa con hoang, mồ côi, đúng hơn, của lịch sử.
Không có xứ sở nào nhận ông là đứa con của nó!
Trên NYRB số mới nhất, Oct 22, 2009, có bài điểm cuốn sách của ông, mới được dịch từ tiếng Tây, Những năm tháng không tha thứ, nhà xb NYRB.

*

Octavio Paz, trong Hành Trình, kể, Victor Serge khuyên ông nên đọc tờ Partisan Review.
Gấu cũng nghe theo lời khuyên này, đọc, và khám phá ra cả một lô những tác giả cần đọc, toàn những ông bỏ chạy "VC quốc tế" cả, thí dụ, Manea, Milosz.
Thêm ông Amos Oz, nhà văn Do Thái.
Gặp Oz, đọc ra Kafka.
Đọc những ông bỏ chạy "VC quốc tế", ngộ ra thân phận Gấu, hiểu ra, một phần nào, tại sao Gấu không bắt chước những ông như Lữ Phương, Đào Hiếu, chọn Bác Hồ làm minh chủ, chọn Mặt Trận làm nơi nướng bầu nhiệt huyết, đại khái vậy.
Nhưng đọc Trường hợp đồng chí Tulayev, mới vỡ ra, đây là đứa anh, hoặc em, song sinh của Đêm giữa ban ngày của Koestler.
Lạc Đường

"After all, there is such a thing as truth"
[Nói cho cùng, có cái thứ đó, một cái gì từa tựa như là sự thực]
Victor Serge: Trường hợp Đồng chí Tulayev
Susan Sontag trích dẫn làm đề từ cho bài viết về Victor Serge: Không bị vùi giập [Unextinguished]: Làm sao giải thích sự chìm vào tối tăm quên lãng của một trong những vị anh hùng bảnh nhất, cả về đạo hạnh lẫn văn chương của thế kỷ 20: Victor Serge? Làm thế nào mà hiểu được cái sự lơ là không được biết đến của cuốn Trường hợp Đồng chí Tulayev, một cuốn tiểu thuyết tuyệt vời, đã từng được lại khám phá ra, rồi lại chìm vào quên lãng, ngay từ khi vừa được xuất bản, một năm sau khi ông mất, 1947?
Phải chăng, đó là do không có xứ sở nào nhận [claim] ông ?
*
Gấu này cứ trở đi trở lại với kỷ niệm, cái lần vô một thư viện Bắc Mỹ, tình cờ cầm cuốn Ngôn ngữ và Câm lặng của Steiner lên, và nhìn ra cái trang Tin Văn sau này.
Nhân ngày 30 Tháng Tư năm nay, 2008, Gấu tự hỏi chính mình, "huyễn hoặc nào đưa đến huyền thoại Tin Văn", mô phỏng bạn hiền DT.
Và, làm sao "giải hoặc"?
Chỉ đến những ngày cuối đời, như ngày này, Gấu mới hiểu ra ngọn ngành.
Huyễn hoặc khủng khiếp mà cuốn sách gây ra ở nơi Gấu, chính là hình ảnh nhà văn Tam Ích, tà tà xếp những cuốn sách của ông thành một chồng, rồi tà tà leo lên, tròng cái thòng lọng vô cổ, rồi bye bye cuộc đời, sau khi đưa chân đá đổ chồng sách.
Trong cái chấn động mà những trang sách, những dòng chữ của Steiner gây nên ở nơi Gấu, có  hình ảnh của Tam Ích, như trên!
Cùng với hình ảnh đó, là lời than của ông: Tuổi trẻ của tôi đúng là thật tuyệt vời, nếu tôi không vớ phải những cuốn sách viết về Lò Thiêu.
Nếu như thế, Tam Ích đi theo Cộng Sản, là cũng giống như Koestler, khi gia nhập Đảng Cộng Sản Đức: Hitler ante portas? (1)
(1) Mấy chục binh đoàn VC đang chờ ở cửa ngõ Sài Gòn!

Marx lật ngược triết học Hegel, ra chủ nghĩa Marx.
Nếu như thế, Gấu lật ngược kinh nghiệm Tam Ích, ra trang Tin Văn, mà ở dưới nền của nó, là 'huyễn hoặc': Giả như dân Mít chúng ta, nhất là đám Yankee mũi tẹt biết đến Lò Thiêu, liệu có để xẩy ra Lò Cải Tạo.

Nhật ký Tin Văn

Những năm tháng không tha thứ, Trường hợp đồng chí Tulayev, Hồi ký của một nhà Cách Mạng… những tác phẩm của Serge, là cũng nằm trong dòng Lạc Đường của đồng chí VC nằm vùng Đào Hiếu của chúng ta, nhưng bảnh hơn nhiều, bởi vì ông không còn một chút ảo tưởng về những năm tháng quỷ tha ma bắt đó.
Trơ cu lơ một thân một mình, “y chang” Đào Hiếu [theo cái nghĩa bạn bè của họ Đào đều đã biến thành ruồi], Victor Serge (1890- 1947), đứa con mồ côi của lịch sử, kẻ may mắn sống sót vì bám kịp cái quan tài Cách Mạng Bôn Sê Vích.

Tôi nhập vào một nhân vật của một cuốn tiểu thuyết dành cho đám trí thức.

Tin Văn sẽ giới thiệu bài viết về tay "Đào Hiếu" của Nga, kẻ sống sót cuối cùng, và, nhờ bám vào chiếc quan tài của Cách Mạng Nga, mà không biến thành ruồi!