*


 





Près d'un Allemand sur sept regrette l'époque où l'Allemagne était divisée par le "rideau de fer" et estime que la vie était alors meilleure, selon un sondage publié mercredi alors que le pays se prépare à célébrer le 9 novembre le 20e anniversaire de la chute du Mur de Berlin.

Cứ 7 người Đức thì có 1 người nhớ Bức Màn Sắt, và thèm cuộc sống tươi đẹp ngày nào.


Đào Hiếu và sự đơn độc 'đáng sợ'
Nhà văn Đào Hiếu từ Sài Gòn cho biết ngành công an đã buộc ông đóng cửa trang web riêng vì "vi phạm luật xuất bản".

Trước đây chúng tôi hoạt động cách mạng, làm Việt Cộng, xuống đường đấu tranh. Khi bị bắt vô tù, quần chúng biểu tình đòi trả tự do rầm rộ, bây giờ thì không, xã hội im thin thít, gần như không phản ứng gì.
DH
Cái gọi là quần chúng  trước đây, thì đều là công an bây giờ. Toàn là đồng chí của đồng chí Đào Hiếu cả. Hay ông anh ruột thịt của ông.
Nhưng nói chung, t
ình hình căng lắm rồi. Chắc chuyến này, "chúng" vét sạch. Không biết ông trán có chữ Tự Do có bị hạ xuống không?

*
Danh sách Orwell

He [Orwell] thought there was a war on, a "cold war," and he feared that the Western nations were losing it. One reason we were losing, he thought, was that public opinion had been blinded to the true nature of Soviet communism. In part, this blinding was the product of understandable gratitude for the Soviet Union's immense role in defeating Nazism.
Ông biết, có một cuộc chiến, cuộc chiến lạnh và ông sợ Tây Phương sẽ thua nó. Thua, là do quần chúng mù tịt về bản chất Cộng Sản Xô Viết. Mù, một phần là do lòng biết ơn thật dễ hiểu về vai trò lớn lao đánh bại Nazi của Hồng Quân.
Tình hình y chang Miền Nam trước 1975. Quần chúng Miền Nam mù tịt về Miền Bắc.
Yankee Mũi Lõ, đế quốc thực dân mới sao bằng Yankee Mũi Tẹt, cũng da vàng máu đỏ, anh em ruột thịt!
Lịch sử nước Mít, chưa bao giờ khốn khổ khốn nạn như bây giờ, do chính Mít gây nên, thế mới thảm cực thảm!


Trường Sa hành

Ta Vỡ
ta vỡ. những tế bào phân hủy
té vào nhau. để giằng xé từng ngày
nốt nhạc lửng. điệu đen. xanh lạ
vụn những mảnh chiều. khâu vá hoàng hôn

ta vỡ. cơn điên ù té, chạy
lá điểm trang. màu dổi. thời gian
xốc xệch tiếng. cười âm ba. mộ
gốc nhang không đều. bãi tha ma
gió. vỡ tiếng. người căng lồng ngực
ấp ủ. mềm giọt hôn tinh khôi

ta vỡ. linh hồn nghìn năm trước
trộn những u sầu. núi đắp cao
cánh chim mỏi. đáy lũng mù. huyệt lạnh
chơi vơi. ngôi sao nhỏ. hướng về đông

ta vỡ. tìm ngôi nhà. trú tạm
đặc bóng người. câm nín. ù tai
dấu chân. đi. dấu chân. trở lại
cỗi cằn / mốc thếch. chỗ tạm dung

ta vỡ. luật vỡ*. thưở hôm nào
tinh tú vỡ. vũ trụ từ những vỡ
mới tinh khôi. và cũ tự bao giờ

thời gian niú. hư vô không đáy
ta vỡ. vỡ ta(n). ta vỡ. ta(n)
Đài Sử
* big bang theory


Vài ba trăng khuyết…

Không cần nhìn em thêm lần nữa thì cũng nhận ra em bị thiểu năng trí tuệ. Người mang dị tật này thường có dáng dấp, gương mặt với mắt này mũi này… giống hệt nhau. Tròn lẳn, bầu bĩnh, phúng phính nhưng làm người ta nhói đau khi va ánh mắt vào. Em nuôi bệnh ở giường bốn mươi tám, tôi ra vào với má ở giường năm mươi hai. Những buổi sáng khi mười mấy con người ở phòng này nhao nháo rối bời với việc tắm giặt, chải chuốt, ăn uống, thì em bò ra chùi rửa, quét dọn khoảng hành lang, mấy cái phòng vệ sinh nhớp nháp. Chúng tôi không nhúng tay vào vì biết đó là phần việc của mấy chị lao công bệnh viện, chút nữa họ sẽ làm, họ nhận lương để làm những chuyện này.

Nhưng cô bé, với trí khôn khiếm khuyết của mình, não em thiếu mất vùng mang tên đùn đẩy, chờ đợi. Em làm vì thấy nơi này bẩn thỉu quá. Người khôn không vậy, họ thà chịu khó nín thở, bịt mũi, nhón dép lên những cái vũng chèm nhẹp… để chờ đợi. Ngay cả dì em, người đang sưng húp vì mang quả thận hư khá nặng, chị cũng cằn nhằn con nhỏ đi làm chuyện tào lao, ai kêu ?

Phải em làm vì ai đó sai bảo thì em đã không đẹp đến vậy, không làm tôi mắc cỡ, tần ngần những khi nhìn em quét lau loẹt xoẹt, thấy mình giảm chiều cao chắc còn cỡ một thước hai, nhưng tôi là con người toàn vẹn, hiểu biết, đọc nhiều sách, nên tôi vẫn ngồi trơ trơ vảnh móng tay. Bù lại, tôi hay rủ em ra ngoài dúi cho khi hộp sữa tươi, khi cái bánh bông lan... Mừng rỡ nhận quà nhưng em dáo dác ngó vào trong, “dì chửi chết…”. Người phụ nữ đó không biết vì bệnh tật làm cho bứt rứt đau đớn hay do nỗi bực dọc gì mà rầy la em suốt ngày. Nhưng suốt ngày em chỉ toe miệng ra cười, lăng xăng đấm bóp, đi mua cơm, giặt giũ quần áo… Có lần tôi nói giỡn, “em với dì giống hệt nhau, y như hai mẹ con vậy…”. Em hạ giọng thầm thì, vẻ như sắp trao cho tôi một bí mật lớn lao, “mẹ em đó, em giả bộ kêu dì Chín để  mẹ khỏi mắc cỡ, tại đẻ ra em khùng khùng…”. Xế trưa, tôi bỗng  nhìn thấy một mảnh trăng đầu mùa, khuyết còng, mỏng tang gần như trong suốt treo diệu vợi giữa trời, ngó nao lòng lắm, không thể nói ra lời. Không biết vì đẹp hay vì buồn.

Như món canh tạo hóa nấu lạt, cô bé chỉ thiếu một chút thôi là lành lặn kiếp người. Bất chấp điều đó, em vẫn đẹp theo kiểu của mình. Đẹp vì hao khuyết. Đẹp mà không biết.

Xóm tôi ngày trước cũng có một anh thiểu năng trí tuệ, mọi người gọi Lủ khùng. Đám tang nào anh Lủ cũng tới, phụ lo trà nước và đánh trống. Khuya xa, khi mọi người đã mòn mỏi lủi đi kiếm chỗ chợp mắt, anh Lủ vẫn không bao giờ để thưa tiếng trống. Giữa hai hồi trống, thấy cỗ áo quan nguội lạnh, anh đi sửa lại cây đèn cầy nghiêng, đốt giấy vàng bạc, thắp nhang, rồi khói lại tiếp tục nối vào khói ấm áp… Lủ lủi thủi, mà tận tụy. Buổi khách viếng đông, đám thanh niên kia cà lơ phất phơ, bởi một mình anh Lủ chạy trà nước cũng đủ chu đáo rồi, dù mệt đừ, mồ hôi nhễ nhại, nhìn thương. Người như anh ở chốn nhốn nháo nào cũng bị lạc giữa những người khôn toan tính thiệt hơn.

Lại nhớ Soi, một khán giả hâm mộ đặc biệt của anh nghệ sỹ bạn tôi, bẩm sinh ngây ngô dài dại. Chị mê cải lương, mùa khô nào đoàn hát về chị cũng đi coi, và vô cùng ngưỡng mộ anh bạn tôi. Hết buổi diễn, chị thường len vào đằng sau sân khấu để tặng anh khi thì trái khế, trái bần, khi thì cái bánh dừa, khúc mía… không quên ngọng ngịu khen, hát hay quá à... Lớn tuổi, anh không đi hát nữa, quản lý đoàn một thời gian anh về Sở làm việc như một công chức bình thường. Có chiều từ cơ quan về anh thấy chị Ngơ Ngẩn đứng chờ ở cổng. Anh hỏi, “Em kiếm tôi à, Soi?”. Chị chìa ra mớ bông rau muống héo queo, chắc là hái ở dọc đường, nói “Cho nè…”. Tay đưa về phía anh mà mặt day chỗ khác, ngượng ngùng đúng kiểu… cải lương. Xong chị ra về, từ trung tâm thành phố,  Soi phải đi hơn hai mươi cây số đường sông mới tới nhà mình.

Hơn nửa đời ca diễn, người nghệ sỹ nổi tiếng lần đầu tiên nhận được một bó hoa kỳ lạ. Nghe chuyện, ai cũng buồn cười, nhưng trong lòng nhuốm màu chua xót, mai kia khán giả không còn nhớ anh nữa, tên anh, giọng hát anh bị vùi dập mất tăm giữa những thần tượng mới, thì anh vẫn còn chị Ngẩn Ngơ, lâu lâu lại xuất hiện để tặng hoa cỏ dại hái bên đường xơ xác, tưởng thưởng cho người nghệ sỹ này đã từng sáng chói, vàng son. Chị không được trời cho chức năng quên lãng.

Nhưng cái mối quan hệ bi hài, vừa buồn cười vừa ngọt ngào vừa xót xa đó không phải ai cũng có. Bạn tôi vô tình nhận được vì anh đã bình thản chào đón một khán giả dị tật như một người bạn lâu ngày, như một người bình thường với trái tim, khối óc bình thường, “Em chờ tôi lâu không, Soi ?”. Cho là anh giả bộ, anh diễn, nhưng hình như không nhiều người diễn cho ra cái vai nhân hậu đó…

Chè : Nói thiệt, lúc viết bài này tui quợn dữ lắm, tại vì tui để ý rùi, hễ tui viết liên quan tới bệnh gì thì người thân tui có bệnh ấy. Trước viết CDBT có vụ thằng nhỏ chảy nước mắt sống, sau này xảy ra chuyện thằng con tui lúc còn trong tháng, bị trào sữa lên mặt, lên mắt, giờ hay chảy nước mắt sống lắm. Bác sỹ vườn nói có cái ống thoát nước mắt trong mắt bị tắc rùi (tui nôm na vậy), lớn lớn chở đi Sài Gòn thông ống. Tui hoang mang không biết chữa có khỏi không thì mới đây, viết tào lao về trái tim hư hao, cái má tui đang mạnh giỏi mập mạp rắn rỏi, 66 tuổi còn chạy xe máy đi ào ào, chuyên làm tài xế chở ba tui đi huyện chơi, tự dưng lăn đùng ra nhồi máu cơ tim, vào đúng ngày 15/08 (vậy là các bạn biết lý do tại sao blog tui đứng hình lâu zị hén ). Tui phải lấy hết sức can đảm để mà viết cái bài này vì tui thấy chắc mình hong có sinh đứa nữa.

Thiệt là bi thảm lắm, giờ tui hong biết cho nhân vật tui chết vì cái gì nữa, nhưng tốt nhất là hong nên đụng xe, té hố ga, dây điện thoại quấn, bệnh ung thư, chìm xe chết đuối trên đường, ăn khoai tây Trung Quốc bị ngộ độc, bị tàu Trung Quốc bắn, ngộp thở vì công nhân Trung Quốc bao vây... Mấy cái này có nguy cơ cao, có lẽ nên lấy lý do bù loong máy bay rớt trúng đầu, chết.

Vậy đi !

Nguyễn Ngọc Tư


"Tui đoán chừng trận vừa rồi mình bị lọt ổ phục kích là tại thằng này đưa tin cho địch đây".
"Thằng này nó câm đồng chí à!"
"Gì chớ gặp tay tui khỉ cũng phải biết nói huống hồ người ta. Đồng chí khỏi lo."
 Làm sao nhớ, một kỷ niệm quá nhỏ, về một lần suýt ăn đòn, sau khi viết giùm lời khai cho Bẩy Câm?
"Cuộc trấn nước bắt đầu..."
*
"Nghệ thuật... có thể, bằng một cách thức nhỏ nhoi nào đó, cố gắng sửa chữa một vài chi tiết "sai sót, lầm lạc" của ông "Thợ Trời", về hình ảnh từ đó con người được tạo ra."  S. Rusdhie đã thèm được như Isaac Bashevis Singer, trong một bài viết của ông, trong "Quê Hương Tưởng Tượng".
Thượng Đế mà sai sót, lầm lạc. Phỉ báng đến thế mà chẳng hề hấn gì cả!

Đọc "Lời Khai" của Kiệt Tấn (trong tập truyện Nghe Mưa), tôi không hiểu, những lầm lạc của Thợ Trời, là nói về con người vừa câm vừa điếc, hay là về những đồng chí du kích? Trong hai hình ảnh đó, hình ảnh nào cần phải sửa chữa?
Những rừng đèn chai thức dậy trong đêm khuya


Date: Thu, 6 Aug 1998 20:11:13 -0300
Anh Tru than,
Vua nhan duoc sach. Cam on anh nhieu.
Doc truyen "Lan cuoi, Saigon" thay ngam ngui. Anh hoi nho Hong Lam va anh Nhan khong, nho lam, anh Nhan da bi ban chet sau 2 thang GIAI PHONG. Du Tu Le cung hoi nhu vay. September 12 nay Du Tu Le sang toi de cung ra mat sach mot lan.
Anh nho NGUYEN TUONG GIANG ( Tap San Van Chuong ) khong ? Da gap lai chua ? Luc truoc o Boston bay gio don  xuong Virginia cho gan DINH CUONG.
Chu tieng viet anh dung  bo chu nao ? De lan toi danh chu tieng viet co bo dau cho de doc
Cho toi dia chi cua anh de gui sach va CD cua toi Than
NTK


Orwell
Orwell, hay là sự phát minh ra cái thực

Orwell honorable correspondant (1)
(1) “Nhà đặc phái viên đáng kính”, là mật mã của Phòng Nhì Pháp, dùng để chỉ Greene, nhằm báo động De Lattre, khi Greene ra Bắc gặp ông Tướng này, thời kỳ xẩy ra trận đánh Điện Biên Phủ. NQT

Danh sách Orwell

Danh sách Orwell, quả là có thực, được Orwell gửi cho một bộ phận của Bộ Ngoại Giao vào năm 1949, gồm những người mà Orwell nghi ngờ có cảm tình với CS. Trước đây, chỉ nghe đồn, và thường được nhắc tới với tí khôi hài. Vào  mùa thu 2002, Celia Kirwan, mất, và cô con gái tìm thấy nó, và sau đó, đã được đăng một phần trên tờ The Guardian vào Tháng Năm. Timothy Garton Ash, được cô con gái bà Celia cho coi, bèn đi một bài thật chi tiết về nó, trên NYRB số 25 Tháng Chín, 2001.
Celia Kirwan là ai? Một em đẹp ơi là đẹp, bạn rất quí của Orwell. Em là em vợ của Koestler. Ông đã từng ngỏ lời xin bàn tay người đẹp, và em là người thứ nhất nhận bản danh sách, vì là nhân viên IRD thuộc Bộ Ngoại Giao. Tán tỉnh không nên thân, Orwell bèn đi đường vòng, muốn giúp em tiến thân trong nghề làm nhân viên mật vụ, bèn trao cho em danh sách 38 tên gồm nghệ sĩ, nhà văn, ký giả, theo ông, là những tên “cryptocommunisstes”, [cryto: nằm vùng], những bạn đường của CS, có cảm tình với CS.
*
Thánh cũng phải bị coi là có tội, cho đến khi được chứng tỏ vô tội. Orwell viết về Gandhi, chỉ vài tháng trước khi ông gửi “danh sách đỏ” cho Celia. Gậy ông đập lưng ông, luật của Orwell nay áp dụng cho chính ông, Thánh Saint George của “chính văn Ăng lê”. Tuy nhiên, ngay cả khi tất cả những chứng từ được trình ra, và sử gia TCDT mặt sắt đen xì được triệu tới, thì sự vô tội của Orwell vẫn chẳng thể nào chứng tỏ được.
Có lẽ Orwell cũng không nghĩ là mình vô tội, và gật gù chấp nhận, đúng tớ có tội, nếu cái tội đó là, ‘tớ là một chiến sĩ của cuộc chiến tranh lạnh’.
Ông là dũng sĩ diệt chiến tranh lạnh trước khi nó bắt đầu, giơ cao ngọn cờ đầu, cảnh báo sự nguy hiểm của chủ nghĩa toàn trị của Xô Viết trong Trại Loài Vật, trong khi hầu hết mọi người còn say men chiến thắng của Hồng Quân, người đồng minh anh hùng của chúng ta
, trước Nazi ! Ông xuất hiện trên từ điển Ốc Phò của Anh, như là tác giả của từ “chiến tranh lạnh’. Ông đã chiến đấu, tay cầm súng chống lại chủ nghĩa phát xít tại Tây Bán Nhà, và bị một viên đạn xuyên qua cổ họng. Ông chiến đấu chống chủ nghĩa CS với cái máy chữ, và viết ào ào [chẳng thua gì thằng cha Gấu!], như có hẹn gấp, gặp Thần Chết!
*

Un écrivain de la guerre froide
Nhà văn thời kỳ chiến tranh lạnh

Thay vì "lại đâm bực" với cái trò mật vụ của Orwell, chúng ta phải đặt mình vào cái thế của ông, trong nội dung lịch sử của thời của ông, đúng như Ash đã làm. Bị kết án tử bởi bịnh lao phổi, ông mất, năm sau đó, 1950, “Danh sách Orwell” (1949), có thể được coi là một “Trầm Tư” của ông, giống như của Hồ Hữu Tường: Từ cuộc chiến Tây Ban Nha, Orwell biết rất rõ cái gọi là guồng máy CS [bỗng nhiên Gấu lại nhớ tới Nguyễn Đức Quỳnh và những buổi Đàm Trường Viễn Kiến của ông, những ngày liền sau 1954 tại Sài Gòn. Tờ Sáng Tạo, lúc đầu cũng có ý định này: báo động về một guồng máy thâm hiểm của VC], những điệp viên của nó, cách hành xử tàn nhẫn vô nhân đạo của nó, thông qua quyền lực, hay, một khi nắm được quyền lực. Chẳng thua gì Koestler, ông không hề có một tí ti ảo tưởng về thực tế Xì ta lin nít. Cuộc xâm lăng Đông Âu của các “đảng anh em" cũng làm ông tỉnh thêm ra.
*

Tình hình Orwell viết "Danh sách đỏ" rất tương tự của Hồ Hữu Tường, khi viết Trầm Tư: Trong lúc đếm từng giờ từng phút cái chết đang tới gần. HHT, án tử hình của Diệm. Orwell, bệnh lao phổi giai đoạn chót.
Một ông mơ Đức Phật trở lại với dân Mít. Một ông lo Tây Phương thua Cuộc Chiến Lạnh.

So there is the text. What is the context? In February 1949, George Orwell was lying in a sanatorium in the Cotswolds, very ill with the TB that would kill him within a year. That winter, he had worn himself out in a last effort to retype the whole manuscript of 1984, his bleak warning of what might happen if Britain succumbed to totalitarianism. He was lonely, despairing of his own wasted health, at the age of just forty-five, and deeply pessimistic about the advance of Russian communism, whose cruelty and treacherousness he had personally experienced, nearly at the cost of his own life in Barcelona during the Spanish Civil War. The communists had just taken over Czechoslovakia, in the Prague coup of February 1948, and they were now blockading West Berlin, trying to strangle the city into submission.
He thought there was a war on, a "cold war," and he feared that the Western nations were losing it. One reason we were losing, he thought, was that public opinion had been blinded to the true nature of Soviet communism. In part, this blinding was the product of understandable gratitude for the Soviet Union's immense role in defeating Nazism. However, it was also the work of a poisonous array of naive and sentimental admirers of the Soviet system, declared Communist Party (CP) members, covert ("crypto-") communists, and paid Soviet spies. It was these people, he suspected, who had made it so difficult for him to get his anti-Soviet fable Animal Farm published in the last year of the last war.

Từ đi thực tế tới làm một nhà tiên tri
De l’exprérience au prophétisme
Nicole Zand 17 Sept 1982

Nếu ông không đi Catalogne, nếu ông không tận mắt chứng kiến những bạn bè của ông bị thủ tiêu theo lệnh của Moscow bởi những người CS Tây Ban Nha, chắc chắn ông không thể nào viết ra được hai tuyệt tác Trại Loài Vật1984, cuốn sau ông vừa hoàn tất là buông cây viết, thở phào một phát, rồi đi. Ấy, quên chưa kể tuyệt tác “Hommage à la Catalogne” [Cuốn này dịch ra tiếng Việt có thể gọi là Giã Biệt Cách Mạng 30 Tháng Tư 1975, bởi vì quả là có một thời kỳ ngắn ngủi, cả nước không nói, nhưng chắc chắn cả Miền Nam say mèm giấc mơ “Tổ quốc ơi ta yêu Người mãi mãi, Từ trận thắng hôm nay ta xây lại bằng 10”, cho đến khi giấc mơ biến thành thực tại giống như ác mộng, “Tổ quốc ơi, ăn khoai mì chán quá, Từ trận thắng hôm nay ta ăn độn dài dài!”]. Hommage là một ghi nhận tuyệt vời, một chứng từ, về cuộc chiến Tây Ban Nha, ở đó, ông khám phá ra, một xã hội không giai cấp ở trong dạng tí ti, microcosme, của nó, cùng lúc ông nhận ra, ở những kẻ chiến đấu "một điều gì rất quái, insolite, rất thê lương, sinistre - một không khí sợ hãi, nghi kỵ, bất an, bất trắc, và thù hận”. Giống như một bầy chuột.
Con người này, Orwell, không hề biết sợ hãi, bạn bè của ông xác nhận điều này, nhưng suốt đời bị ám ảnh bởi những con chuột.


Gánh Nặng Tuổi Thơ
Tuổi Thơ Mất Mát

Có nhiều những hao hao rất giống nhau trong quãng đầu đời giữa Kipling và Saki, và phản ứng của Saki đối với sự cơ cực, thì gần Kipling hơn là Dickens. Kipling sinh ở Ấn Độ. H.H. Munro, [tôi không khoái cái bút hiệu Saki không biết lấy ở đâu ra của ông, nghe vô duyên làm sao!], sinh ở Burma, [Miến Điện]. Cuộc sống gia đình của những đứa trẻ như thế thì luôn bị đổ vỡ. Những nỗi cơ cực Kipling và Munro ghi lại cũng là những kinh nghiệm của đám con cái nhân viên dân sự, hay sĩ quan phục vụ tại những xứ sở thuộc địa tại Đông phương: một chiếc tắc xi đưa đến một căn nhà bà con lạ hoắc, đồ đạc lỉnh kỉnh khui ra, miếng ăn nước uống không làm sao nuốt trôi, và 4 năm trời xa cách bố mẹ, thiếu vắng sự thương yêu vỗ về chăm sóc, chỉ 4 năm thôi mà dài bằng cả một thế hệ [4 tuổi, thì là một đứa bé, 8 tuổi, đã là một cậu con trai]. Kipling tả nỗi ghê rợn của thời gian này ở trong những cuốn như Baa, Baa Black Sheep - một câu chuyện mặc dù cái vẻ tình cảm của nó, nhưng thật khó mà đọc nổi: Những lời cầu nguyện của bà cô, những trận đòn, lá bài với từ “LIAR” ở mặt sau, sự quờ quạng do bị bỏ mặc không biết bấu víu vào đâu cứ thế lớn dần và sau cùng, là nổi loạn

Có một điều gì thật hao hao giống tuổi thơ của Gấu, ở những dòng trên.
Quái thế.
Gấu cũng từng có những chuyến di chuyển như thế, tuy có tí khác: Ông cụ hồi còn sống, làm hiệu trưởng một trường tiểu học, không ưa Tây, nên bị chúng đì, không bao giờ được ở yên chỗ, di chuyển liên tục. Trong những kỷ niệm của Gấu, có những cảnh nằm ngủ tại nhà ga, chờ xe lửa giữa đống hành lý.
Thế rồi ông cụ bị một đấng học trò làm thịt, và những năm tháng bất hạnh sau đó chính là cái tuổi thơ mất mát của Gấu, y chang những dòng trên đây.
*

Charles Dickens
An extravagant imagination
Sep 10th 2009
From The Economist print edition
*
An unfathomable mystery

Scholars have pondered this mystery for well over a century. Michael Slater’s biography begins with two key events in Dickens’s childhood: the imprisonment of his father for debt and the boy’s own humiliating experience working in a boot-polish factory. More than 600 pages later the ageing Dickens, by now rich, famous and almost universally revered, is to be found hobnobbing with the queen, making genteel small talk about servants and “the cost of butchers’ meat and bread”.
In between came an enormous amount of hard work. From the time he published his first story in 1833 till his death in 1870, Dickens was frantically busy, not only with his writing but also with a crammed social diary and taxing commitments to charities, causes and campaigns. He was ruthlessly disciplined, versatile and prolific, and thrived on pressure. The attention Mr Slater gives to Dickens’s less familiar writings—the short stories, journalism and essays—is one of the things that distinguish his excellent biography.
Hai cái cú bất hạnh làm nên nhà văn Dickens, đều ở thời thơ ấu của ông: ông bố bị tù vì nợ nần, và kinh nghiệm đau thương của chính ông, khi còn là một đứa trẻ, phải đi làm trong một xưởng đánh bóng giầy.


Đọc lại V[I]P

Cuốn viết về VP của NHQ, tôi có được là từ ông “Bụt Sách” lần ghé Tiểu Sài Gòn ra mắt lần Cuối Sài Gòn, vào năm 1998, khi còn đang viết mục Tạp Ghi cho NMG.
[Ông Bụt Sách cũng có nỗi khổ của ông Bụt Sách: Để “biếu” những cuốn sách của nhà xb của ông, cho tôi, ông cũng phải mang lén ra khỏi cửa tiệm. Ông Bụt đã từng than với Gấu, kiếp này, tôi có một món nợ cần phải trả. Món nợ cần phải trả của ông, hơi giống của Gấu, liên quan tới Gấu Cái, còn của ông, "Bụt Cái". Gấu nghe kể, người nào tới nhà hỏi thăm Thầy TM, là bị chửi rồi! Nhưng Gấu Đực và Gấu Cái, vào cuối đời, kể như sạch nợ, và điều này, Gấu phải cảm tạ ông Trời. Ông NHQ, giả như có điều gì bực ông Bụt, lại đi một đường “có mấy ông Bụt”, cũng chưa biết chừng.]
Trước khi về, NMG cho biết, số sắp tới là về VP, và đề nghị tôi viết bài về ông. Đó là bài viết Nhà văn Bình Định.
Do viết về VP nên tôi cũng thử đọc cuốn của NHQ, và có lấy ra được một số chi tiết liên quan tới tiểu sử của ông, và biết, ông VP đã từng bị VC bắt.
Chỉ mãi đến bây giờ, Gấu mới có thì giờ đọc nó, thì mới hỡi ơi, về cái sự khoe chữ, khoe đọc này đọc nọ, "trừ đọc Võ Phiến", của nhà đại phê bình!
Ngay cái danh hiệu vinh danh VP của NHQ cũng có vấn đề: Nhà văn của thế kỷ 20.
Có vẻ như ông chôm của ngoại quốc.
Thí dụ Sartre đã từng được vinh danh là nhà văn, triết gia của thế kỷ 20, hay, thế kỷ 20 là thế kỷ của Sartre.
Nhưng để vinh danh như thế, là cần phải chứng minh.
Sartre quả xứng như thế. Ảnh hưởng của ông lên thế kỷ 20 không nhỏ, mà phải nói là khổng lồ.
Có thể nói, nếu bạn sinh ra ở thế kỷ 20, và muốn trở thành nhà văn, là phải chọn lựa, giữa, Sartre và Camus, như Llosa, như Grass chẳng hạn, đã từng làm như vậy.
Còn Võ Phiến? Ông là nhà văn của thế kỷ 20 theo nghĩa nào, với ai? Theo những tiêu chuẩn như thế nào?
Ngay trước 1975, lớp của Gấu không thôi, tuy đã từng đọc, và mê Võ Phiến, nhưng đâu có thể coi ông là Thầy? Đâu có ai chịu ảnh hưởng của Võ Phiến?
Thật sự mà nói, tôi tin rằng NHQ không đọc được Võ Phiến.
Cuốn sách của ông về VP quả là một tai họa!
Cho cả hai!
*
Hồ Hữu Tường tháng 3 năm 1955 theo tướng Ba Cụt vào rừng Sát chống lại ông Diệm, bị bắt và bị kết án tử hình, nhờ một nhóm trí thức Pháp trong đó có Albert Camus ký kiến nghị xin ân xá; sau khi ông Diệm đổ, Hồ Hữu Tường mới được trả tự do.
Thụy Khuê. Hợp Lưu
Gấu tính đi một đường về Võ Phiến, nhưng TK đã nhanh nhảu đi rồi. Chưa đọc kỹ bài viết. Có mấy chi tiết, trên, sai.
HHT theo Bình Xuyên làm quân sư cho Bẩy Viễn, không phải Ba Cụt [Hòa Hảo]. Bị kết án tử, nhờ can thiệp, đổi thành chung thân. Khi ông Diệm bị làm thịt, được thả.
*
Về văn, như Bình Nguyên Lộc, Võ Phiến, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu, Duy Thanh, Mặc Thu, Mặc Đỗ, Thanh Nam, Nhật Tiến, Linh Bảo, Nguyễn Thị Vinh, Phan Du, Đỗ Tấn, Nguyễn Mạnh Côn, Sơn Nam, Võ Hồng, Túy Hồng, Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Minh Đức Hoài Trinh, Nguyễn Đình Toàn, Chu Tử, Viên Linh, Duyên Anh, Phan Nhật Nam, Nguyên Vũ, Vũ Hạnh, Y Uyên, Cung Tích Biền, Duy Lam, Thế Uyên, Lê Tất Điều, Hoàng Hải Thủy, Văn Quang, Nguyễn Thụy Long, Phan Lạc Tiếp, Thế Nguyên, Thế Phong, Diễm Châu, Thảo Trường, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Mộng Giác, Ngô Thế Vinh, Trần Thị Ngh, v.v...
Về phê bình văn học như Tam Ích, Cao Huy Khanh, Lê Huy Oanh, Đỗ Long Vân, Đặng Tiến, Uyên Thao, Huỳnh Phan Anh, v.v.
TK.
Note: Không thấy tên Gấu.
Chán thế!
Trong Văn Học Tổng Quan, Võ Phiến có nhắc tới Gấu, hơn một lần, rất lịch sự.
Bây giờ lèm bèm bậy bạ về ông.
Chán thế!
*
Gấu chưa từng nhắc tới TK, có thể vì vậy mà bị liệt vào thứ hàng “nhạy cảm”?

Viết, một bài phê bình, nhận định văn học, mà cũng đi một đường thiên vị như vậy, làm sao độc giả có thể tin cậy, về những điều lớn lao hơn?
Danh sách những tên tuổi bà TK đưa ra trên đây, chứng tỏ, bà gặp đâu xâu đấy, thành thử quên thằng cha Gấu, thì cũng dễ hiểu!
NQT


Hoặc như năm ngoái, tôi được vài thân hữu cho biết Talawas có chuyển nguyên một tập truyện của tôi, Lập Đông (Văn, Saigon, 1972), sang dạng digital và đưa lên Web. Tôi nghe, cảm động, vào xem, nhận thấy có vài chi tiết người đánh máy tự ý thêm vào; tôi có viết thư cho người chủ trương, sau khi cám ơn (mặc dù chẳng ai hỏi xin phép mình để sử dụng tác phẩm của mình), có đề nghị xin sửa lại cho đúng với bản in. Thư đi, đã lâu rồi, không nghe hồi âm.
Trùng Dương. Nguồn: Tiền Vệ
Lại đâm bực bà chị Sến!
Nhưng, cũng...  chiến lợi phẩm, đâu còn là của bà TD?
V/v tìm tài liệu nghiên cứu văn học Miền Nam trước 1975. Đâu cần thư viện Mẽo. Đến nhà mấy ông như Đỗ Lai Thúi, hay bất cứ ông VC nào đã từng vô Sài Gòn những ngày sau 30 Tháng Tư là có đủ hết.
NQT
Note: Từ "cảm động", "đắt" quá! Chỉ nội từ đó, đủ "cứu tử" cả một nền văn học Miền Nam. Cái còn lại, thí cô hồn!
*
Mặc dù Cộng sản Việt Nam hô hào đốt sách để thanh tẩy “tàn dư Mỹ Nguỵ” từ ngay sau khi chiếm miền Nam, kho tàng văn hoá phẩm của miền Nam thực ra đã được “tẩu tán” ra nước ngoài, đặc biệt tại Mỹ, từ lâu rồi. Trước thời Internet, những văn hoá phẩm này nằm trong hai thư viện lớn bên Mỹ, đó là Thư Viện Quốc Hội ở Washington, D.C. và thư viện Kroch Asia thuộc hệ thống thư viện của Đại học Cornell ở Ithaca, New York. Muốn tham khảo những tài liệu này ta phải tới tận nơi.
TD
*
Làm gì có chuyện tẩu tán. Thư viện Mẽo sưu tầm, thu gom văn học Miền Nam Việt Nam là việc của họ đối với bất cứ một nền văn học, đề phòng chuyện, vì một lý do nào đó, nó đột nhiên biến mất.
Không ai có thể ngờ trước được vụ phần thư 30 Tháng Tư của VC. Vụ Kinh Tế Mới, đánh tư sản mại bản, và Lò Cải Tạo.
Đánh cho Mỹ cút Nguỵ nhào, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, đâu phải chuyện ăn cướp?
Đâu phải chuyện huỷ diệt cả một nền văn minh, văn hóa?  
Về cái vụ vô thư viện Mẽo này, Gấu đã từng đi một đường trên Việt Mẹc, do ông bạn quí làm phó tướng, dưới quyền thượng tướng Trần Độ [ấy chết xin lỗi Trần Đệ]. Nhớ, khi đó, chắc là lệnh trên, ông bạn quí của Gấu yêu cầu, cố kiếm được nguyên bản tiếng Anh bài Phượng Hoàng thì thật tuyệt.  
*

Xuân Sắc, chắc chắn chưa từng đọc Heidegger, theo tôi, nhưng câu ông hỏi Chế Lan Viên, "điêu tàn ư, đâu chỉ có điêu tàn" mang hơi hướng câu của Holderlin:
Tại sao thi sĩ trong thời điêu đứng?
Và, đằng sau câu hỏi của Xuân Sắc, hàm ý câu thơ thứ nhì của Holderlin:
Ở đâu có điêu tàn, - ở đây là điêu tàn của điêu tàn - ở đó có cứu rỗi.
Và nếu như thế, chùm thơ nhỏ bé của PTVA, là đúng ý thơ của D. H. Lawrence, về một loài chim phượng hoàng đẻ ra từ tro than của tro than, của hai cuộc phần thư, một 30 Tháng Tư 1975, và một của Điêu Tàn của Chế Lan Viên.
Đây cũng là lý do, không thể nào so sánh TTT với những thiên tài tiền chiến được, bởi vì giữa ông và họ, là điêu tàn, là hố thẳm, là đêm đen.


Note: Đúng hai giờ sáng, Gấu bật thức giấc, và nẩy ra ý trên. Thú thật. Tuyệt thật. Tán em như thế mới là tán chứ! (1)
[Đâu có khốn nạn, theo cái kiểu, Gửi VB thì gửi cái đó, còn gửi gì cho thơ, mà có gi đâu mà gửi, dù là con gái của thần thi! Hay nữ hoàng què mà cũng đòi lên ngai. Mà lạ thực, cái đám nhà văn nhà thơ VC thường ứng xử với nhau theo kiểu đó không à!]
(1) Làm Thơ Ở Sài Gòn

*
Phượng Hoàng

Trong một bài viết trên một tờ báo địa phương, tôi tình cờ lượm được một chi tiết thật thú vị. Tác giả bài viết cho rằng, có thể vì không còn bám vào đất nữa, cho nên những nhà văn hải ngoại của chúng ta ngày càng sử dụng bừa bãi những con chữ. Ông nêu thí dụ, Mai Thảo, một lần chắc là quá nhớ Sài Gòn, bèn ghé thư viện Cornell, mân mê ba con chữ trước 1975, hiện lưu trữ tại đây. Sau khi đã cơn ghiền, ông rời “phần thư” trở về … đời thường, tức là cuộc đời lang thang vô định nơi xứ người.
Tác giả bài báo chê Mai Thảo dùng sai từ. Tại sao lại phần thư? Phòng đọc sách, hay văn vẻ hơn, thì phải là… “thư phòng” chứ!
Mai Thảo rời Việt Nam năm 1978 thì phải. Lần chót tôi nhìn thấy ông, là một buổi sáng ngay sau ngày 30/4. Ông ngồi một mình trong một quán cà phê, hình như quán Sing Sing, một cái tên từ hồi “mồ ma” quân đội Mỹ, ở đường Phan Đình Phùng. Quán chẳng có ai ngoài ông. Tôi gặp lại hình ảnh này, trên bìa số báo Văn tưởng niệm ông: một Mai Thảo ngồi trên băng ghế bên đường chờ xe buýt tại thủ đô Sài Gòn của người tị nạn. Chi tiết về những ngày rong chơi của ông trước mũi súng, trước cuộc săn người của Cộng Sản, đã được Nhã Ca ghi lại, trong Hồi Ký Mất Ngày Tháng. Như vậy là ông có chứng kiến những ngọn lửa đầu tiên của cuộc phần thư 1975. Tôi tin rằng, khi lênh đênh trên một con tầu giữa biển khơi, trong số những hình ảnh ông còn giữ được của quê hương, chắc chắn có hình ảnh ngọn lửa thiêu đốt sách, những cuốn của ông, và của bè bạn. Ông biết rằng, chúng đều đã bị huỷ diệt. Bởi vậy, khi ông vào thư viện Cornell, là để đọc tro than của chúng
Cũng theo nghĩa đó, một khi những cuốn sách của Miền Nam, sau này được chính nhà nước Cộng Sản cho in lại ở trong nước, điều này chứng tỏ: chúng đã sống lại từ lớp tro than, từ cuộc phần thư 1975.
Khi phải nhìn lại 25 năm văn học của người Việt lưu vong, tôi nghĩ nó phải như một loài phượng hoàng, cứ mỗi lần muốn tái sinh, là phải lao vào lửa.
Phượng Hoàng
Es-tu prêt à être effacé, nul, anéanti,
à n’être rien?
Perdu dans l’oubli?
Sinon, jamais vraiement tu ne changeras
Le phénix ne retrouve que sa jeunesse
que s’il est brulé, brulé vif, jusqu’à se faire
chaude et floconneuse cendre.
Alors le frêle remuement d’un frêle être nouveau dans le nid
au duvet léger comme cendre qui vole
montrer qu’il a retrouvé pareil à l’aigle sa jeunesse,
Immortel oiseau
(D.H. Lawrence, Derniers Poèmes, bản dịch tiếng Pháp của Roger Munier, trong Cahier de L’Herne, 1988).
(Tạm dịch:
Mi đã sẵn sàng chưa, để xóa nhòa, thành không, tiêu tùng,
để chẳng là chi?
Chìm vào quên lãng?
Nếu không, mi đừng mong chi thay đổi.
Phượng Hoàng chỉ tìm lại tuổi thanh xuân
khi cháy rực như cây đuốc sống
chút tro than còn, nóng, nhẹ như bông,
Rồi lung linh ở ngay tổ,
Là lông tơ, nhẹ, tựa tro bay:
nó đã tìm lại được mình,
Con chim bất tử).
Mới đây, người viết có được nguyên bản bài thơ Phượng Hoàng. Bản tiếng Việt trên, là từ bản dịch tiếng Pháp. Xin đăng nguyên bản, để độc giả tiện theo dõi:
PHOENIX
Are you willing to be sponged out, erased, cancelled,
made nothing?
Are you willing to be made nothing?
dipped into oblivion?
If not, you will never really change.
The phoenix renews her youth
only when she is burnt, burn alive, burnt down
to hot and flocculent ash.
The the small stirring of a new small bub in the nest
with strands of down like floating ash
shows that she is renewing her youth like the eagle,
immortal bird.
D.H Lawrence: The complete Poems (tủ sách The Penguin Poets)


Don Quixote

V/v hậu quả:
Có những phát giác, mặc khải không phải để cho chúng ta.
Trang Tử, (thế kỷ thứ tư BC, nằm mơ thấy hóa bướm, tỉnh dậy, không biết mình là người mơ là bướm, hay là bướm mơ là người), viết câu chuyện này:
Một đứa con trai, nhà nghèo, sống bằng nghề lặn xuống biển kiếm ngọc trai. Một bữa lặn thật sâu, vớ được một viên ngọc trai đáng giá ngàn vàng.
Ông bố, thay vì khen con, lại bắt con lấy hòn đá đập vỡ viên ngọc.
Ông phán: ngọc trai đáng giá ngàn vàng này, hiếm lắm, và chỉ có thể kiếm thấy, ở dưới đáy biển sâu, ở dưới cằm một con rồng đen, khi nó ngủ say.
Và ông bố ôm lấy ông con trai, ôi con yêu quí của ta, cha cứ tưởng tượng lúc đó mà con rồng đen giật mình thức dậy, thì còn gì đời con!
*
Đọc, Gấu bỗng nhớ tới một ông bố Bắc Kít, trong một câu chuyện tiếu lâm, kể về, cũng một đấng con trai, đi học về, khoe với bố, hôm nay con chạy theo xe buýt, nhờ vậy đỡ tốn 2 đồng vé xe.
Ông bố dặn con: Ngày mai con nhớ chạy theo xe tắc xi, như vậy đỡ tốn 10 đồng!
Hay chuyện này:
Một ông chồng, trâu già, lấy cô vợ, cỏ non, buổi sáng đánh răng, rửa mặt, cạo râu, quay qua khoe với cô vợ:
-Cạo râu đi, anh thấy anh trẻ đi cả hai chục tuổi!
Cô vợ nhẹ nhàng khuyên:
-Tối nào, anh cũng nhớ cạo râu, trước khi đi ngủ nhé!
*
Đã có lần, Gấu tui liều cùng mình, khi cho rằng, đối với người dân miền bắc, khi tin vào chủ nghĩa Cộng Sản, họ tin rằng đây chính là thứ khi giới tuyệt hảo để chiến thắng thiên nhiên khắc nghiệt khiến con người khắc nghiệt. Nó là cứu tinh của một miền đất, một thứ Thiên Sứ, đại khái vậy. Chính giấc mơ Thiên Sứ này biến con người thành... khùng.

Đây là cách V.S. Pritchett, một nhà văn nhà phê bình người Anh, đọc Don Quixote, bằng cách đặt nó kế bên cuốn Những Linh Hồn Chết  của Gogol, và từ đó, ông giải thích được một câu hỏi nhức nhối, từ lâu chưa ai trả lời được: Tại sao mà Gogol không thể hoàn tất phần thứ hai của cuốn sách tuyệt tác của ông, và của nhân loại?
Chính cái giấc mơ phải tìm cho được, một "Thiên Sứ" cho một nước Nga khốn khổ khốn nạn, đã biến Gogol thành khùng.

"Don Quixote đã không sụp đổ, như là Phần Hai của Những Linh Hồn Chết của Gogol sụp đổ, bởi vì Cervantes không khùng. Ông trở nên [vẫn luôn luôn là] con người thực dụng, hồ nghi nếu không muốn nói là bi quan, và khoan dung; trong khi đó, Gogol bị giấc mơ Thiên Sứ cắn trúng, và bị nọc độc của nó biến thành khùng".
V.S. Pritchett: Miguel de Cervantes [1965], [được in lại trong The Essential Pritchett, Vintage, 2004].
Hóa Thân



Kun Ở Xứ Mít