*





TTT 2012


TK: Rồi anh trở thành biểu tượng của giới trẻ?
MT: Vừa biểu tượng của giới trẻ, vừa chống Cộng nữa. Mình bèn thôi, mình không chống Cộng nữa, mình biên truyện tình thôi.
TK: Tại sao anh không chống Cộng nữa?
MT: Bởi vì chúng nó cứ bảo mình là Xịa (cười)!
TK: Tiểu thuyết của anh ăn khách vì sao?
MT: Hoàn toàn có mục đích viết cho độc giả bình dân coi với những truyện tình tay ba.
TK: Anh có tiếc gì không?
MT: Không bao giờ tôi tiếc cái gì cả. Đối với tôi những cái tôi viết ra không có cái nào được cái nào không được cả, đại khái hết.
TK: Anh đọc gì?
MT: Lecture thì nó lung tung lắm. Bởi vì mình không chủ trương đi theo văn học Pháp gì cả. Bạ cái gì mình đọc cái đó mà thôi.
TK: Về cái ảnh hưởng, cái khuynh hướng, anh có thấy ngay không?
MT: Thấy chứ. Thấy ngay chứ. Thanh Tâm Tuyền là người thơ. Còn tôi chỉ là người romancier, có người đọc. Có nhiều người thích đọc.
TK: Thanh Tâm Tuyền ra hải ngoại thì sao?
MT: Bình thường.

Mai Thảo trả lời Thụy Khê.

Theo GCC, Mai Thảo chưa từng được coi là biểu tượng của giới trẻ.
Biểu tượng Chống Cộng, cũng khó nói.
Cái tính Chống Cộng của Mai Thảo có thể đại chúng, phổ thông, nếu lấy những tác phẩm đầu tay của ông, như Đêm Giã Từ Hà Nội, Viên Đạn Đồng Chữ Nổi so với những tác phẩm cũng đầu tay, cùng thời kỳ như Bếp Lửa, Tôi Không Cô Độc của TTT.

Với TTT, là vấn đề của “cái gọi là” yếu tính của tiểu thuyết. Thứ tiểu thuyết ý thức hệ, từ đó, tiểu thuyết xã hội, hiện thực chủ nghĩa, dấn thân, nhập cuộc, hiện sinh... Thành thử, làm sao mà MT có thứ nhân vật "vấn nạn", "problématique”, như 1 Tâm trong Bếp Lửa, theo nghĩa của Lukacs, trong Lý Thuyết về Tiểu Thuyết, lại càng không có nhân vật như 1 Kiệt ở trong Một Chủ Nhật Khác, thứ nhân vật “phải chết”, và cái chết của họ được coi như là một hành động thanh hóa, thanh tẩy, catharsis.

Cũng không thể coi TTT là người thơ, còn MT, tiểu thuyết gia được. Tiểu thuyết của MT là để cho đàn bà đọc, thế giới của nó, là thế giới phòng trà, tiệm nhảy, là cuộc tình tay ba như chính ông xác nhận, làm sao so được với Bếp Lửa, Một Chủ Nhật Khác. Đó là sự thực. Bây giờ, đâu có ai đọc tiểu thuyết MT, không ai còn nhớ, dù chỉ cái tít, trong khi chúng ta vẫn còn nhức nhối với 1 Bếp Lửa của 1954, Hà Nội, với Một Chủ Nhật Khác, với anh chàng Kiệt sĩ quan VNCH, bỏ đi rồi lại chạy về, để chết, bị bắn lầm, như là 1 Cộng Quân, lấy cái chết của mình thanh hóa cuộc chiến, tẩy sạch hận thù?

Đây là 1 đề tài lớn, GCC "cưu mang" từ lâu, nay xổ ra hết!

Hà, hà!


Lần trò chuyện cuối cùng với Mai Thảo

Tháng 7 năm 1997, chúng tôi sang Mỹ, lại thăm Mai Thảo, có câu chuyện văn chương dang dở với ông. Nay đọc lại những ghi chép thấy cũng nên in ra. Đây là những ý kiến cuối cùng của Mai Thảo về đời sống văn học mà chúng tôi ghi nhận được.
TK

Thụy Khuê: Những tờ báo mà anh đã làm, thì anh có một chủ trương nào chính xác không?

Mai Thảo: Những tờ báo mà tôi đã chủ trương thì nó là cái giàn phóng, cái plate-forme, cái tribune commune, nói chung là như vậy, tụ họp mọi người lại đấy để cho có một chỗ đất đứng rồi thì anh muốn làm gì thì làm. Nó chỉ là một chỗ départ, một chỗ để khởi hành. Bây giờ nếu tôi khoẻ trở lại thì tôi cũng làm y như vậy. Làm một chỗ để đứng. Tôi rất yêu cái tinh thần, tinh thần thật ở Pháp. Camus. Bon. Sartre. Bon. Tôi chịu ảnh hưởng của mấy người đó. Khi sang Paris tôi hay ngồi ở Flore, Aux Deux Magots ở Saint-Germain-des-Prés. Tôi ngồi chỗ ngày xưa hai người đó ngồi. Tôi cho là họ rất hay. Thành ra tờ Sáng Tạo mới có những tiểu đề ở dưới gọi là Diễn đàn văn học nghệ thuật hôm nay - aujourd'hui, chứ không có hiện đại gì cả.

TK: Hôm nay khác hiện đại như thế nào?

MT: Hôm nay là bây giờ. Là cái mình đang sống. Mình không nói cái bây giờ thì nói cái gì? Nhưng nói như vậy thì nó có cái chướng, thành ra người ta ghét mình. Bọn ghét nó gọi chúng tôi là bọn Kiêu binh Tam phủ (người dùng cái danh từ này là Nguyễn Tuân, để chỉ một đám người khác). Nhưng mà bọn vua Lê, chúa Trịnh nó nói như vậy là nhảm.

TK: Bọn vua Lê chúa Trịnh là ai?

MT: Miền Trung.

TK: Tại sao?

MT: Tại vì họ không có bản chất để hiểu.

TK: Nhưng họ có đọc các anh không?

MT: Đọc mà không vào thì sao?

TK: Thế còn những người ở miền Nam ?

MT: Những người ở miền Nam, tôi cho rằng tới lúc nào Thụy Khuê để ý thì sẽ thấy không ai bằng Bình Nguyên Lộc. Có những người như Hồ Hữu Tường hay Tam Ích thì họ quá là politique. Bình Nguyên Lộc đóng vai trò của người viết tiểu thuyết. Còn Hồ Biểu Chánh thuộc thế hệ trước rồi, mình không hiểu được.

TK: Thế còn Võ Phiến?

MT: Võ Phiến cũng có chỗ được chỗ không được. Đại khái như phê bình văn học, đối với tôi thì không được. Văn học miền Nam tổng quan đó thì không được. Thơ dở. Tạp văn hay.

TK: Anh nghĩ sao về Vũ Khắc Khoan? Anh hay đi chơi với Vũ Khắc Khoan lắm phải không?

MT: Vũ Khắc Khoan thật là nghệ sĩ. Nghiêm Xuân Hồng và Vũ Khắc Khoan thì cứ phải dùng tiểu tư sản để đánh bọn cộng sản. Nhưng mà đâu có đánh được (cười)! Đi chơi ở Sàigòn thì chỉ đi với Mai Thảo, chẳng đi với ai cả. Nhưng chúng tôi cũng chẳng là cái gì ghê gớm cả. Lúc nó chết, tôi có bay sang đưa đám nó. Tôi buồn lắm. Nó cũng giải phẫu hai lần rồi nó chết. Nó đùa nghịch chứ không đứng đắn gì cả.

TK: Hình như lúc đó anh nhiều tiền lắm, anh tiêu vung lên, anh bao bạn bè?

MT: Những bạn văn khác, thường thường họ phải đi dậy học để đưa tiền cho vợ con. Tôi chỉ đi chơi với Phạm Đình Chương, Vũ Khắc Khoan. Thường thường tụi nó không có tiền, không có phương tiện để đi chơi đêm, tôi thì lúc đó nhiều tiền lằm. Tôi best-sellers mà!

TK: Sáng Tạo thành lập bằng tiền của ai?

MT: Bằng cái hợp đồng tôi ký với một thằng Mỹ ở Virginia, không biết bây giờ sống chết thế nào. Đó là cái hợp đồng bán báo, không có điều gì cần giấu diếm hết, đại khái nếu mình in 5000 tờ, thì nó mua đứt cho mình 2000, vừa đủ tiền in, tiền giấy, không có cái nghiã gì khác hết, và cũng không có điều kiện gì khác hết.

TK: Anh best-sellers từ lúc nào?

MT: Ngay từ cuốn đầu "Đêm giã từ Hà- nội". Lúc đó không phải cuốn sách về nghệ thuật viết mà là cuốn sách chống Cộng cho nên các cơ quan quân đội nó mua để phát cho lính, rồi thì cứ từ đó mà lên... sách Mai Thảo nổi danh như cồn!

TK: Rồi anh trở thành biểu tượng của giới trẻ?

MT: Vừa biểu tượng của giới trẻ, vừa chống Cộng nữa. Mình bèn thôi, mình không chống Cộng nữa, mình biên truyện tình thôi.

TK: Tại sao anh không chống Cộng nữa?

MT: Bởi vì chúng nó cứ bảo mình là Xịa (cười)!

TK: Tiểu thuyết của anh ăn khách vì sao?

MT: Hoàn toàn có mục đích viết cho độc giả bình dân coi với những truyện tình tay ba.

TK: Anh có tiếc gì không?

MT: Không bao giờ tôi tiếc cái gì cả. Đối với tôi những cái tôi viết ra không có cái nào được cái nào không được cả, đại khái hết.

TK: Anh đọc gì?

MT: Lecture thì nó lung tung lắm. Bởi vì mình không chủ trương đi theo văn học Pháp gì cả. Bạ cái gì mình đọc cái đó mà thôi.

TK: Về cái ảnh hưởng, cái khuynh hướng, anh có thấy ngay không?

MT: Thấy chứ. Thấy ngay chứ. Thanh Tâm Tuyền là người thơ. Còn tôi chỉ là người romancier, có người đọc. Có nhiều người thích đọc.

TK: Thanh Tâm Tuyền ra hải ngoại thì sao?

MT: Bình thường.

Đến đây có khách đến thăm Mai Thảo, câu chuyện tạm ngừng, định hôm sau tiếp tục, nhưng rồi bất chợt sức khoẻ ông kém đi nên câu chuyện bỏ dở.

Trích Da Mầu

Note: Đây cũng là phút nói thật của Mai Thảo. Có vài tiếng lóng, dân trong nghề, cùng thời Sài Gòn với MT mới nhận ra.
Rảnh, Gấu sẽ đi một đường Mao Tôn Cương, theo cái kiểu "Còn nợ một thời!"

Hà, hà!


Trang Vila-Matas

Vila-Matas trả lời The Paris Review

*

Thú chôm chĩa

Note: Bài này mà chẳng thần sầu sao?

 Đọc, bỗng nhớ ông anh nhà thơ, Quán Chùa, và những ngày Mậu Thân, cả hai đánh chắn suốt đêm, khi ông phải trực chiến tại Cục Tâm Lý Chiến.
Gấu đã tả cái cảnh hai anh em len lỏi, xuyên qua những bức tuờng khu Trại Gia Binh, để đến điểm hẹn, là 1 chiếu bạc.
Gần sáng, Gấu về nhà, đánh răng, rửa mặt, chạy xuống UPI, số 19 Ngô Đức Kế, [con đường từ Tự Do đâm ra công trường Mê Linh, có tượng Đức Thành Trần], xem có radiopho cần chuyển cữ sáng, thường là không, vì chuyển hết cữ tối hôm trước, trừ khi có hình khẩn cấp mới nhận trong đêm.
Thế là hai anh em lại gặp lại, vừa uống cà phê, vừa bàn về đủ thứ chuyện, và thường là về sách, về 1 cuốn vừa đọc...  
Thời gian đó, vì là Mậu Thân, nên gần như chỉ có hai anh em.
Đọc thư gửi đảo xa lại bồi hồi thương ông anh, ông gần như chẳng có ai để tâm sự, có lẽ ý nghĩa của cái nick Lỗ Bình Sơn, là từ đó chăng?

Thời gian đó, thời gian Mậu Thân, GCC có cô bạn, tối nào cũng mò tới, hà, hà, nhờ đó viết được cái truyện ngắn Cõi Khác [Cõi Khác thì cũng 1 thứ…  Đảo Xa chứ gì nữa!]:

Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu. Trong những giờ phút lặng câm nhìn bóng mình run rẩy cùng với những thảm bom B52 rải chung quanh thành phố, trong lúc cảm thấy còn sống sót, vẫn thường tự hỏi, phải yêu thương cô bạn một cách bình thường, giản dị như thế nào cho cân xứng với cuộc sống thảm thương như vậy... 

Đau khổ nhất là những ngày cô bạn đi lấy chồng. Vẫn những ngày tháng ngây ngô bên mớ máy móc, nghe tiếng người nói xôn xao từ những thành phố xa lạ phía bên ngoài địa ngục, qua đường dây điện thoại viễn liên, mơ màng tưởng tượng chiến tranh rồi sẽ qua đi, cô bạn rồi sẽ hạnh phúc, hạnh phúc... Hết còn nỗi ngây thơ tưởng mình ở trên cao, trên tận đỉnh cồn, thấy hết, hiểu hết. Vẫn những đêm dài điên cuồng đuổi theo bóng mình sợ hãi trốn sâu dưới đáy địa ngục, trong những hang cùng ngõ hẻm thành phố, chạy hoài, chạy hoài, không còn nơi để ghé, không còn chỗ để ngừng... Chỉ mong gặp lại những hồn ma quen, những gã phóng viên người Nhật, người Mỹ, hai gã chuyên viên Phi Luật Tân, để hỏi coi họ có còn luyến tiếc đất nước này hay không, chỉ muốn la lớn, tôi yêu em, tôi yêu em, cho cả thế giới, cả loài người đều nghe...
Cho người chết gật đầu thông cảm.


Tôi thích những trích dẫn, những dòng lạ mà chúng ta đưa vô bản văn của mình. Tôi không hiểu những người ghét chúng, và khẳng định một cách ngu ngu ngốc, "để viết, thì đừng nợ bất cứ ai".

Trong bài viết, Vila-Matas nhắc tới Susan Sontag, người đã từng chấp nhận thách đố của Walter Benjamin, viết 1 cuốn sách chỉ gồm toàn trích dẫn, và những gì của riêng mình, thì giống như giàn giáo, sẽ được dẹp bỏ, khi ngôi nhà xây dựng xong.

Ui chao, vào đúng đêm 30 Tết Ta vừa rồi, GCC bèn ngộ ra, GCC, chính hắn, đã thực hiện được cả hai giấc đại mộng của W. Benjamin:
Viết lịch sử từ đáy, và, viết 1 tác phẩm chỉ gồm toàn trích dẫn.

Trong hai cuốn tiểu thuyết của TTT, Cát Lầy, và Một Chủ Nhật Khác, nhân vật chính đều ngỏm, một người một kiểu. Người tự tử, người bị hiểu lầm là… VC.  Trong Bếp Lửa, thì bỏ đi sau khi phán, buộc vào với quê hương thì phải là 1 người bà con ruột thịt với mình. Người đọc, liệu có rút ra được 1 kết luận nào, qua những dòng trên?

gửi đảo xa
 

hỏi. người đã chết
những. lá thư. tình không. theo
người viết. về nơi cuối. cùng
những yêu. thương cần. có
cho. những bài thơ. ngày. giông bão
những bài thơ. câm. trơ trọi
người tình. loay hoay. hơn
phân nửa. cuộc sống. cất giữ
tình yêu. trên. trang giấy
cuộc sống cất. giữ và. cái chết
những bài thơ. cũ  hơn. 40 năm. sao
không. cho riêng mình. hay yêu thương
tan tác. có thấy. không crusoe
đã. trở lại. cuộc sống
không. có. điểm riêng. biệt
hãy. hỏi người. đã chết
có còn. nhớ. ngôi nhà màu. hồng
đã sơn. phết. lại không. còn
là. màu hồng. đà lạt quá. nhỏ
và. không tuyết. trắng
cello. giọng cao. vút vào mùa. đông
khi. nở cùng ly rượu. đêm
hỏi người. đã chết
những. lá thư nối. niềm. hy vọng
sao không. giữ. bởi. tình yêu không. già
ngày. còn rất trẻ. trên những. lá thư
hay đó là. đoạn kết. phải có
trong. cuốn tiểu thuyết. phải được. viết
cũng chỉ là. những lập lại
người tình. trên những. trang giấy
đảo. xa vẫn hoang. sơ
bài thơ. vẫn cô độc
sẽ đi. vào. cõi chết
nơi vĩnh hằng. với những điều. không tưởng

Đài Sử

**

Flamme seule, je suis seul
Bruler seule, rêver seul
Grand symbole, double symbole incompris
Le premier pour la femme,
toute brulante, doit rester seule, sans rien dire;
Le second pour l'homme taciturne qui n'a qu'une solitude à offrir. (1)

Trong một đêm anh đọc đoạn trên trong một quyển sách mỏng của Bachelard, chép lại cho em đọc đỡ buồn. Câu đầu là thơ của Tzara. Đoạn sau quãng diễn của Bachelard - philosophe già, tóc trắng xóa, tâm trí thơ mộng vô cùng. Anh có ý lấy đoạn này để cho Mắt Bão. Em thích không ?

Thư gửi đảo xa

(1)

Ngọn lửa cô đơn, tôi cô đơn
Cháy một mình, mơ mộng một mình
Biểu tượng lớn, biểu tượng kép không được thấu hiểu
Cái thứ nhất là cho người đàn bà,
Cháy rạng ngời, phải một mình, không nói gì
Cái thứ nhì, cho người đàn ông lầm lì
chỉ có nỗi cô đơn của mình để dâng hiến

Kiệt buộc miệng kêu: A, cháy rừng. Chốc lát nữa, ngọn núi sẽ bốc lửa tỏa rực một vùng. Chàng ngây sững đón chờ cảnh tượng. Lửa thiêu hủy cây cối trong đêm sẽ soi tới chỗ chàng đứng. Tàn lửa và tro than, gió cũng thổi bay tới.
Thêm những đám lửa nhỏ rải rác bập bùng nhưng đám lửa đầu tiên không lan rộng. Mặc dầu sự mong mỏi của Kiệt, đám cháy trên triền núi không xẩy ra. Đêm ít gió. Những chùm lửa cách biệt, lơ lửng rồi lụi tàn.
Kiệt đứng như trời trồng.
Hai người từ phòng chiếu bóng ra qua lưng Kiệt trên bãi cỏ. Họ không chú ý đến Kiệt, bàn tán chê bai cuốn phim xem bỏ dở nửa chừng.
Kiệt tưởng tượng tiếng nổ lách tách của những thân cây khô già khi bị lửa bám đốt. Trong mắt Kiệt rập rờn bóng lửa trên núi.
Chàng thật cô đơn.
Kiệt sống lại đêm tháng sáu Bắc Âu, đêm mùa hè của miền lạnh lẽo với mặt trời cháy suốt đêm trên đầu núi. Người ta kéo nhau ra đồng, ăn uống, ca hát, khiêu vũ, ngắm mặt trời đêm nguyên hình một khối đỏ ối. Năm ấy Thùy tốt nghiệp, hai người rủ nhau sang chơi Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy trong dịp hè. Cả hai người đều còn trẻ. Đêm hội mùa hạ, họ nằm bên đống rơm, ngây ngất trước khối lửa lạ lùng, hôn nhau, và yêu nhau. Đó là đêm tân hôn.
Kiệt thấm thía nỗi cô đơn. Và Thùy hiểu lẽ yếu đuối cần được phủ ấp. Họ yêu nhau lần thứ hai lúc nửa đêm. Mặt trời đã lên đỉnh như chiếc bóng lửa tròn xoay. Hơi ấm gờn gợn giá. Văng vẳng bên tai Kiệt một khúc ca yêu đời của Grieg. Chàng ghé tai Thùy thì thào:
Flamme seule, je suis seul. (2)
Đêm nay chàng sống lại nỗi cô đơn, trong cảnh trơ trọi.
Còn Thùy? Dường như nàng đã quên bặt khối lửa đêm ấy hoặc nàng chỉ còn thấy chiếc bóng của nó ghi trong ký ức như thấy hình chụp trên tấm bưu thiếp giữ làm kỷ niệm.
Nàng quên bẵng sự yếu đuối, nhỏ nhoi, tuyệt vời của nàng.

Một chủ nhật khác

*
*

GCC đọc Bachelard, và bèn áp dụng vô đọc Bếp Lửa, coi những câu văn ở trong đó, là những câu thơ, và trong thơ của TTT hình ảnh thơ, hay dùng chữ của Bachelard, thi ảnh, lấn lướt ẩn dụ.

Trong Thi tính của không gian, tức cuốn sách trên, trong bài Dẫn, Intro, Bachelard viết:

Tâm lý học cổ điển không bàn [traiter] về thi ảnh, image poétique, thường rất bị lầm [confondu] với hình ảnh, image. Vả chăng, nói chung, thì hình ảnh cũng đã nặng những lầm lẫn, confusion, trong những tác phẩm tâm lý: người ta nhìn những hình ảnh, người ta sản xuất [reproduit] những hình ảnh , người ta giữ những hình ảnh trong trí nhớ.
Hình ảnh ở khắp mọi nơi, trừ ở đây: nó là sản phẩm trực tiếp của sự tưởng tượng, un produit direct de l’imagination.

Chúng tôi đề nghị, ngược lại [ngược lại với Bergson, ở đây] coi tưởng tượng như là sức mạnh chính, trưởng, puissance majeure, của bản chất con người.
Gaston Bachelard

Những câu văn ở trên, trích từ Bếp Lửa, chúng đều là những câu thơ, với "cái nền" thi ảnh, thay vì ẩn dụ.

Thanh Tâm Tuyền viết về Nguyễn Đức Quỳnh:
“Cùng với ‘Những Ngày Thơ Ấu’ của Nguyên Hồng, “Thằng Kình” là quyển tiểu thuyết quan trọng đối với tôi. Đó là quyển sách đã vỡ lòng, đã mở mắt, đã đưa tôi vào đời. Tôi đã nếm mùi sung sướng và vị đắng cay khi đọc quyển sách ấy. Tôi đã gặp một ngọn lửa đốt cháy tôi – ngọn lửa của đời sống.
Tôi không phải là người của một vài cuốn sách. Trước và sau khi đọc ‘Thằng Kình’, ‘Những Ngày Thơ Ấu’, tôi đã đọc hầu hết tiểu thuyết Việt Nam, tôi hiểu được giá trị, tôi cảm được cái hay của nhiều tác giả khác, nhưng chỉ có hai tác giả Nguyễn Đức Quỳnh và Nguyên Hồng gây được ở tôi lòng ngưỡng mộ. Tôi không nói yêu, không nói phục, tôi nói ngưỡng mộ. Văn chương phát sinh từ lòng ngưỡng mộ. Hết lòng ngưỡng mộ, hết văn chương. Kẻ được ngưỡng mộ chưa chắc đã sung sướng bằng kẻ ngưỡng mộ. Nên tôi không bao giờ quên ơn người đã khơi dậy lòng ngưỡng mộ nơi tôi.”
Hôm nay thì tôi hiểu: thơ mở một cõi ngoài cho người ta sống và tiểu thuyết mở chính cõi này cho người ta sống. Tiểu thuyết là mối hạnh phúc đau đớn anh nhận được, mở cho anh cửa ngõ trần gian nơi anh đắm đuối thèm khát tới. Anh sẽ vẫn còn sống được khi anh còn say sưa với những quyển tiểu thuyết như tôi đã say sưa ‘Thằng Kình’. Mọi quyển tiểu thuyết lớn lao đều mở rộng lối để đón người, Những người phải sống.”  

Cái sự không thiện cảm với Dos của Conrad, nguồn gốc của nó sâu xa hơn nhiều, theo như Martin Seymour-Smith, biên tập và giới thiệu cuốn Điệp viên bí ẩn của Conrad [Penguin Books]: Điệp viên bí ẩn sẽ đếch thể có nếu không có Dos. Nhưng bởi vì Conrad ghét người Nga, và tất nhiên, ghét Dos, cũng vì vậy. Chính vì thế mà Conrad giấu biệt những dấu vết, ảnh hưởng Dos ở nơi ông, và những nguồn gốc [chất liệu] ở nền của The Secret Agent. Cả hai, Conrad và Dos đều là những nhà tự do lý tưởng và chấm dứt bằng ‘phản động’ [reactionaries]. Conrad thì liên can đến chuyện buôn bán súng, còn Dos, nhà khuấy động cách mạng, revolutionary activism.
Cái chuyện Conrad thu gom tài liệu, sự kiện từ báo chí, lịch sử cận đại, khi viết The Secret Agent, là cũng để che giấu, đánh lạc hướng ảnh hưởng Dos, bởi vì The Secret Agent là từ Những Con Quỉ của Dos mà ra. Khi Coetzee tìm ra mối liên hệ thầy trò giữa Conrad và Greene, (1) và bây giờ chúng ta tìm ra thầy của Conrad là Dos, thì chúng ta mới vỡ ra, Dos, đúng hơn, Những Con Quỉ của ông, là nguồn cơn của tất cả mọi chuyện.
(1) Graham Greene, Brighton Rock, trong Inner Workings.
*
Những con đường đưa cá nhân đến tội ác / đưa xã hội đến cách mạng, là như nhau.
(Camus, Thèse sur Dostoevsky: Les mêmes chemins qui mènent l’individu au crime mènent la société à la révolution)
Nói về Possédés, vào năm 1955, nhân dịp đài Radio-Europe tưởng niệm Dostoevsky, Camus tuyên bố: Tôi gặp tác phẩm này năm 20 tuổi, và cơn bàng hoàng cứ thế kéo dài, hai mươi năm tiếp theo sau đó.
Cơn choáng váng mà Camus đụng phải khi đọc Lũ Người Quỉ Ám không chỉ kéo dài ở ông, mà còn lây sang nhiều người, khi đụng Kẻ Lạ. Một cách nào đó, Bếp Lửa, Kẻ Lạ, là những phiên bản của Tội Ác, Possédés... Những Người Quỉ Ám mới là con chim báo bão về một chủ nghĩa toàn trị sắp tới (Lời giới thiệu trang bìa ấn bản tủ sách bỏ túi).

Võ Phiến, nhà văn Bình Định


… sự sắc sảo và quá bám vào hiện thực đang diễn ra thường hấp dẫn người đọc kinh khủng vào lúc đó, nhưng khi hiện thực đã là 'khác' và khi sự tò mò của người đọc về những ám chỉ, hoặc cao quý hơn: nhu cầu phát huy trí thông minh cùng tác giả của họ được thỏa mãn thì tác phẩm sẽ bị để lên giá.
Thư độc giả
*
Cần phân biệt, thơ khác, trữ tình khác.
Cái gọi là thơ, poétique, ở trong văn, nó ở dạng rất thô, tức là thi ảnh, image poétique, theo như định nghĩa của Bachelard.

Còn trữ tình, lyrique, nói nôm na, là mùi mẫn, cụp lạc, vãi lệ, thứ văn chương mà Bùi Giáng đã từng diễn tả: Em chưa đái mà hồn anh đã ướt!
Cũng ý đó, Kundera viện dẫn Kafka:
Con tim khô héo luôn ngụy trang bằng thứ văn phong ướt đẫm tình cảm.
[Sécheresse du coeur dissimulée derrière un style débordant de sentiments].

Thí dụ, câu này, của nhà phê bình BVP:
Có sự trộn lẫn của thực tại với hồi ức, của cuộc đời hằn xé với những mộng tưởng thanh xuân. Có nắng mưa, gió sóng, cùng những bụi bặm, náo động của cuộc đời. Nhưng cũng có, trong những dòng văn chân thật ấy, những khoảng thinh lặng cần thiết và ấm áp của tình người.
Nguồn

Hay những câu văn kiểu Ra biển gọi thầm của THT, thí dụ.
*
Toni Morrison, khi trả lời phỏng vấn The Paris Review, cho biết, bà rất ghét bị coi là “nhà văn thơ”, a ‘poetic writer’. Theo người phỏng vấn, có vẻ như bà nghĩ rằng, khi chú tâm đến chất trữ tình ở trong văn của bà là coi nhẹ tài năng của bà, và tước đoạt ở truyện của bà sức mạnh, quyền năng, và sự ròn rã, cộng hưởng của chúng, their resonance.
Như là một trong một số ít những tiểu thuyết gia mà tác phẩm được cả giới hàn lâm lẫn độc giả bình thường tán thưởng, bà tự cho mình sự khiêm nhường: chọn lựa những lời khen tặng. Bà không từ chối sự sắp xếp, và thích được coi là một nhà văn nữ da đen, a “black woman writer”. Khả năng của bà, trong việc biến đổi, những cá nhân thành những sức mạnh, những phong cách riêng thành những điều không thể tránh được, đã khiến có những nhà phê bình gọi bà là ”D.H. Lawrence của tâm linh đen” [of the black psyche].
*
Kiệt Tấn có kể, trên talawas, lần VP qua thăm Paris, ông có hỏi ông tiên chỉ về trường hợp TTT, và VP phán, TTT thành công như là nhà văn, không phải nhà thơ.
Bản thân TTT, qua bài viết của Ninh Hạ, cũng trên talawas, cho biết, thời gian cùng đi tù, NH có hỏi, và TTT cho biết, ông làm thơ thoải mái hơn viết truyện.
*
Văn TTT, nếu được mến mộ, theo Gấu, chính là ở chất thơ của nó. Và cái sự ông không thích viết truyện, cho thấy, ông không có được tài năng và quyền năng như là một tiểu thuyết gia, như Morrison. TTT viết nhiều văn xuôi, nhưng sự thực, chúng đều không phải là tiểu thuyết, trừ cuốn Một Chủ Nhật Khác.

Cái hỏng của Bếp Lửa, nói lên sự không thoải mái của TTT, khi viết 'tiểu thuyết', như chính ông xác nhận: Trong nhiều năm sau khi quyển sách này được xuất bản, dường như tôi đã hì hục viết một BẾP LỬA khác. Mỗi lần sửa lỗi ấn loát để cho tái bản, tôi đều muốn viết lại nó. Kể cả bây giờ, sau mười bẩy năm.
Source

Cái chất thơ ở trong truyện TTT, thì thường liên quan tới hình ảnh thơ, thi ảnh, hơn là ẩn dụ.
Trong thơ gửi "đảo xa", ông cũng nhắc tới Bachelard, là tác giả mà Gấu viện dẫn khi viết về Bếp Lửa:

Trong khu vườn của tòa nhà phía trong chỗ anh làm việc em chưa vào tới, anh đã đi dạo thẩn thơ hoài dưới bóng cây xuyên đầy ánh trăng. Đã bảo em làm anh thành "poet" mà. Độ này thao thức nhiều, đầu cứ bạc mau thêm, hè em về chắc thấy anh tóc trắng xóa chưa biết chừng. 

Flamme seule, je suis seul
Bruler seule, rêver seul
Grand symbole, double symbole incompris
Le premier pour la femme,
toute brulante, doit rester seule, sans rien dire;
Le second pour l'homme taciturne qui n'a qu'une solitude à offrir.

Trong một đêm anh đọc đoạn trên trong một quyển sách mỏng của Bachelard, chép lại cho em đọc đỡ buồn. Câu đầu là thơ của Tzara. Đoạn sau quãng diễn của Bachelard - philosophe già, tóc trắng xóa, tâm trí thơ mộng vô cùng. Anh có ý lấy đoạn này để cho Mắt Bão. Em thích không ?

Mắt Bão

Sài gòn, 8.3.1973

Thư trước báo cho em biết đi dậy học từ ngày 15.2, thư này báo đã bỏ dậy học 28.2. Bất định quá. Vào lớp chán quá, mặc dầu được học trò thương. Chắc anh khó có thể trở lại nghề cũ. Xem bộ anh thấy mình khá hơn xưa : chẳng còn cần đến những ánh mắt, nụ cười ngưỡng mộ tôn kính nữa. Khỏi khoác một bộ vó chẳng ra gì. Chẳng hiểu đúng không? Hết là thứ "ông giáo làng" phải không em?
Còn gì nữa ? Anh nghĩ đến Mắt Bão.

Blog PN

TTT vốn rất kín tiếng. “Độc cô cầu bại” mà. Nhưng đọc thư gửi đảo xa, mới hiểu, ông cũng cần 1 nơi chốn để tâm sự.

Bếp lửa reo đời quá vãng
Mãi nhớ em dẫu ngày chưa kịp tới

Đọc thơ NLV

*

Phần mộ Thanh Tâm Tuyền tại Nghĩa Trang Roselawn, Roseville, Minnesota.
Thanh Tâm Tuyền tên thật Dzư văn Tâm, sinh ngày 13 tháng 3 năm 1936 tại Vinh (Nghệ An)
mất trưa ngày 22 tháng 3 năm 2006 tại thành phố Saint Paul, Minnesota.
(Ảnh: Dzư Trinh Thảo, qua DC. Blog NXT, Phố Văn] (1)

Note: Một trong hai lá thư, [chưa từng in ấn, bản tiếng Tây], Nabokov gửi cho Véra, bà vợ, là từ SAINT PAUL, MINNESOTA.
Đây là thành phố TTT tới ở, và mất ở đây.
Nabokov chê thành phố quá cỡ thợ mộc. Chính vì quá chán nó, mà ông thèm viết bằng tiếng Nga, 1 cuốn tiểu thuyết!


10 NOVEMBRE 1942, SAINT PAUL, MINNESOTA

La ville de Saint Paul est grande, froide, avec une cathédrale dans le style de Saint-Pierre-de-Rome sur la colline, et une vue assez morne du Mississippi (derrière lequel se trouve l'autre ville jumelle - Minneapolis). Aujourd'hui j'ai passé toute la journée à l'université, à flâner, à parler et à déjeuner avec les autres professeurs. Je fus horrifié de découvrir que j'avais oublié le texte de ma conférence sur le roman que l'on avait requise pour 10h30 - mais je décidai de parler sans notes et tout cela se déroula de façon agréable et sans accroc. Hier après le voyage à la campagne je suis allé, en proie à un ennui terrible, au cinéma, et suis rentré à pied - je marchai plus d'une heure et me couchai vers 20 heures. En chemin je fus traversé net par un éclair d'inspiration indéfinie - un désir passionné d'écrire, et d'écrire en russe. Et pourtant je n'y arrive pas. Je ne pense pas que quelqu'un qui n'a jamais fait l'expérience de ce sentiment puisse vraiment comprendre son tourment, sa tragédie. L'anglais en ce sens est une illusion et un ersatz. Dans mon état habituel, pris par mes papillons, mes traductions, ou mes articles universitaires, je ne mesure pas moi-même tout le chagrin et l'amertume de ma situation.

Thành phố Saint Paul thì lớn, lạnh, với 1 cái nhà thờ kiểu Saint-Pierre-de-Rome ở trên một ngọn đồi, và một cái nhìn khá rầu rĩ con sông Mississipi, (đằng sau nó là một thành phố chị em- Minneapolis). Bữa nay, tôi trải qua cả ngày ở Đại Học, đi lang thang, nói chuyện và ăn trưa với những vị giáo sư khác. Tôi  giật mình khi khám phá ra bỏ quên bản văn dành cho cuộc nói chuyện , vào lúc 10 rưỡi, về cuốn tiểu thuyết, và tôi quyết định sẽ cương đại, và mọi chuyện đã diễn ra thoải mái, không một trục trặc. Hôm qua, sau chuyến đi về vùng quê, buồn quá, chán quá, tôi bèn chui vô 1 rạp xi nê, và cuốc bộ một tiếng rưỡi đồng hồ trở về nhà, bò lên giường lúc 8 giờ. Trong khi đi, trí tưởng của tôi bỗng vớ được 1 tia sáng sáng tạo thần kỳ, cái mà mấy đấng ken gọi là “yên sĩ phi lý thuần “, không làm sao giải thích được: một đam mê viết, và viết bằng tiếng Nga. Tuy nhiên, tôi thua, không làm sao làm được điều này. Và tôi nghĩ, một người nào chưa từng trải qua kinh nghiệm đó, thì không làm sao mà hiểu được nỗi bi thương của tôi.
Tiếng Anh, theo nghĩa này, thì là một ảo tưởng, một thế phẩm, không có chó bắt mèo ăn kít, đại khái như thế, nếu không muốn nói, phế phẩm!
Trong tình trạng hiện thời của tôi, mắc mớ với đủ thứ, nào mê bướm, nào dịch dọt, hay những bài viết dành cho đại học, tôi thấy mình không làm sao thấm thía tới tận đáy cái nỗi đau thương, chán chường về hoàn cảnh của mình.

GCC đã từng kể về cái lần đọc cọp "Bếp Lửa" trên đường phố Sài Gòn, và “đùng” 1 cái, mặc khải ra cái đam mê khủng khiếp: viết văn!
Về già, hiểu ra, đúng ra phải nói, đam mê viết, về cái xứ Bắc Kít của GCC!
Bởi vì Bếp Lửa, là Hà Nội, là Bắc Kít.
Khủng hơn nữa, tất cả những ‘sửa soạn’ như thế đó, là để trở nên sẵn sàng, ready, để gặp BHD, lần đầu. Chúng chỉ là những thấp thoáng nàng, nói theo Nabokov, khi nhìn lại tác phẩm của mình.
Nhưng phải đến khi vô Chu Văn An, học chung lớp với ông em nhà thơ, và được anh dẫn về nhà, và nhìn thấy ông anh ngồi co cả hai cái chân lên cái ghế ở một góc nhà, thì Gấu mới hiểu ra, cái sự kiện đọc BL trước đó, chỉ là để đưa đến sự kiện này, hay nói theo kiểu “ẩn dụ”, [sự kiện này nối kết với sự kiện kia]: Cái hình ảnh đó, sẽ là hình ảnh của chính GCC, trong suốt cuộc đời còn lại: sẽ trở thành nhà văn, sẽ viết cuốn tiểu thuyết đầu tay nối liền hai thành phố…..

Từ những kinh nghiệm riêng tư đó, GGC suy ra, cái gọi là ẩn dụ, liên tưởng, trùng lập, nói cho cùng, đều từ luật nhân quả của Nhà Phật mà ra: mi gieo nhân nào thì gặt quả nấy. Để có được cái mặc khải, đời của mi sẽ là 1 hình ảnh lập lại hình ảnh kia, thì mi phải có được cái cơ may, khi ông Nguyễn Đình Vượng đẩy cuốn Bếp Lửa ra hè đường Sài Gòn, bán xon, vì đâu có ai thèm mua: Bán xon, đúng thế, nhưng còn là để đợi Anh Cu Gấu đi qua, cúi xuống, cầm lên cuốn sách mỏng dính, bìa màu vàng, và đọc cọp hết cả cuốn sách, vì tiền đâu mà mua!

Về già, có lần Gấu nằm mơ, trở lại đúng hè phố đó, và cúi xuống, và nghe cuốn sách nói:
Ta nằm đây, chỉ để chờ mi đi qua, nhặt ta lên. Mi nhặt ta lên rồi, là xong nhiệm vụ của ta!
[Ui chao, Xạo tổ cha, Gấu lại nghe 1 vị độc giả, trả lời cái mail của Gấu, "How I can survive without your mail"?]

Nhân quả, ẩn dụ, liên tưởng, trùng lập… bạn muốn gọi nó là cái gì cũng được.
Thời gian GCC quen gia đình ông anh nhà thơ, thì gia đình nghèo lắm, Gấu thì đói lắm, và nhục lắm, vì ăn nhờ Bà Trẻ. Bà không nói, nhưng cô con gái của bà, tức con của bà chị ruột của bà, thì nói. Bà này khủng lắm, đúng thứ Bắc Kít tàn nhẫn độc địa, Gấu cũng đã kể sơ qua đôi lần, đâu đó.


Nhưng phải đến chót đời thì GCC mới hiểu ra được, trong ‘ẩn dụ’, trong “liên tưởng” - lấy cái này, để chỉ cái kia; cái này làm nhớ tới cái kia - còn có cái gọi là ‘nhân quả” của Phật Giáo: cái này, là nhân, cái kia, là quả, hay, ngược lại.

Gấu phát giác ra, cái gọi là lý thuyết nhân quả, trong ẩn dụ, trong liên tưởng, khi đi tù VC. Bỏ xứ Bắc Kít, lên tầu há mồm, ra Đệ Thất Hạm Đội, ở bên ngoài Vịnh Hạ Long, khi đang lênh đênh trên tầu há mồm, thằng cu Gấu nhà quê chưa từng đi biển, đã ói lên ói xuống, nhưng cũng cố nhìn lần chót kỳ quan Hạ Long Bay.
Vô Nam, ở nhà ông anh vợ, không hề biết đến kinh nghiệm những ngày ở khu lều tạm cư Phú Thọ. Đi học. Ra trường, đi làm. Chưa từng 1 ngày bị đói. Quên dần ám ánh đói, của xứ Bắc Kít.
Nhưng thế thì cũng thường thôi, và hình như là số phận chung của cả 1 thế hệ Bắc Kít di cư.
Phải đến khi đi tù VC, thì Gấu mới biết đến cái hạnh phúc thưởng thức đặc sản cao quý nhất của Miền Nam.
Thịt chuột.
Và để được thưởng thức nó, thì phải ăn cái món mầm đá đã!
Hà, hà!
Chắc bạn cũng biết câu chuyện Chúa Trịnh chờ xơi mầm đá, ninh hoài không chín, và trong khi chờ, đói mờ người, Trạng Quỳnh bèn dâng món ăn tạm, Chúa ăn ngon quá, khen nức nở, hỏi, món gì vậy. Thưa, Đại Phong.
Đại Phong, là gió to. Gió to thì đổ đình, đổ chùa. Đổ chùa thì tượng lo. Tượng lo, là lọ tương.
Để được ăn cái món thịt chuột đó, GCC cũng phải đợi, như Chúa Trịnh, có thể nói, từ lúc bò xuống Tầu Há Mồm, cho đến khi gặp lại đám bộ đội Bắc Kít vô giải phóng Sài Gòn, và đem trả lại cho Gấu cái ám ảnh đói ngày nào, rồi phải đợi đi tù VC....


Trên Gió O có hai bài viết về TTT.

Bài của NLV, (1) nhìn ra một cõi thơ khác, của thơ TTT,  nhân đọc 1 bài thơ Đường, và nhân gặp được "đảo xa"

Như thế chúng ta có 3 cõi thơ TTT.

Liên [Đêm]
Đảo Xa
Cõi Tù.
*

Xin nói thêm về những bức thư của thi sĩ viết gửi “Mon ile” cũng như gửi “Đảo xa.” Tôi đã đọc đi đọc lại khá nhiều lần, rồi bâng khuâng tự hỏi: Vì sao thi sĩ tự ví mình như một Crusoe thất lạc nơi hoang đảo? (nhân vật bi hùng Robinson [Crusoe,] cũng là nhan đề cuốn tiểu thuyết lừng danh của nhà văn người Anh, Daniel Defoe.) 
Phải chăng, gửi “Mon ile,” gửi “Đảo xa,” là gửi cho Crusoe thất lạc?
Tức là gửi cho chính mình? Gửi cho cõi cô độc riêng tây của chính mình?
Như vậy, viết thư, như là một cách độc thoại. Một Crusoe thất lạc, tôi nghĩ, thi sĩ đã cảm nhận từ rất lâu cái mệnh hệ cô độc riêng tây ấy của đời mình. Cảm nhận, nhưng không cần nói ra, không cần bày tỏ với bất cứ ai, bởi cái phong cách kiêu bạt, bởi trò chơi ẩn ngôn khinh khoái của thi sĩ?
Tự hỏi, rồi tự trả lời một cách tự tin: Đúng vậy! Những khoảng lặng ngân dài. Thi sĩ lắng nghe trong im vắng: “Chưa bao giờ anh nghe mình du dương lạ thế. Anh nghe vang hoài Ngôi Nhà Đỏ, Trăng Hồng..."  Đó cũng chính là niềm hứng khởi từ cô liêu vọng lại để thi sĩ cảm ứng với Thôi Hộ, tấu lên “Sáu biến khúc quanh một đề thơ cổ.”

“Ngôi Nhà Đỏ, Trăng Hồng” là câu chuyện tình hư hư thực thực không có kết thúc. Hãy chịu khó đọc lại hai câu thơ cuối trong biến khúc 6, cũng là 2 câu thơ cuối cùng của bài thơ:

Đừng ngoái nhìn. Phơ phất khói sương thu.
Đừng ngoái nhìn. Trăng khoả thân xanh mướt. 

Chỉ còn một mình chàng với bóng đêm huyền ảo: “Phơ phất khói sương thu.” “Trăng khỏa thân xanh mướt.” Vậy thì, bảo chàng “Đừng ngoái nhìn” là tại sao? Để làm gì? Nàng đã đi đâu về đâu chẳng biết. Nàng đã tan vào cõi không hư. Phải chăng, Chàng muốn tự an ủi mình rằng Nàng vẫn còn ở đâu đó, có thể Nàng đang ẩn hiện trong làn khói sương thu phơ phất, có thể Nàng đang ẩn hiện trong ánh trăng khỏa thân xanh mướt. Vì sợ rằng, nếu Chàng ngoái nhìn, Nàng sẽ lập tức tan biến đi? Lời khuyên kia, thật ra, cũng là từ tâm thức Chàng dấy lên, vừa đinh ninh, vừa mơ hồ. Nàng vừa là ảnh thực, vừa là ảnh ảo trong tâm thức Chàng. Đây cũng chính là sự giằng xé, niềm ray rức khôn nguôi suốt đời của thi sĩ. Mượn một câu chuyện tình để nói lên thân phận mồ côi, bơ vơ của kiếp người. Câu hỏi không lời đáp. Lời đáp nằm ngay trong câu hỏi. Thôi Hộ, sau khi than vãn bên thân xác Nàng đã chết, chỉ còn chút hơi ấm, nhưng điều kỳ diệu đã giúp Nàng hồi sinh và trùng phùng, tái hợp với Thôi Hộ trọn đời. Nhưng câu chuyện ấy cũng chỉ là một huyền thoại. Ảo!!! Orphée sau khi bị đám nữ thần lên cơn ghen tức đâm chết, mới “gặp” lại Erydice ở cõi “bên kia” và “sống” với nhau trọn đời. Cũng chỉ là thần thoại. Ảo!!! Hai câu chuyện có hậu của huyền thoại và thần thoại, chỉ để làm thỏa lòng người nghe chuyện. Trở lại “Ngôi Nhà Đỏ, Trăng Hồng,” câu chuyện tình hư hư thực thực từ đầu đến cuối, mở ra nhưng không khép lại, không có hậu. Chàng là “kẻ lạ mặt”, Nàng là một ảnh ảo, rất mơ hồ, đang quẩn quanh, đâu đó. Chàng và Nàng ẩn hiện, bay, lướt, chìm, tan trong âm vang và sắc màu miên man bất tận. Sáu biến khúc “Thế có lãng mạn quá không?” - Câu hỏi đầy cảm xúc, hứng khởi của thi sĩ. Tôi thầm nhủ: “Quá đi chứ! Và còn rất, rất siêu thực nữa.” Một cảm xúc, hứng khởi trên cả tuyệt vời. “Ngôi Nhà Đỏ, Trăng Hồng,” với một thủ pháp cấu trúc, ngôn ngữ thơ thuộc loại bậc thầy! Đúng là một “Âm Vang Khác” rất lung linh, huyền ảo, rất Thanh Tâm Tuyền. 

Thi tập “Thơ Ở Đâu Xa” (Trầm Phục Khắc xuất bản, 1990, Hoa Kỳ,) cũng là một“Âm Vang Khác” của Thanh Tâm Tuyền. Những bài thơ làm trong chốn tù ngục, đọa đày khắc nghiệt, nhưng tâm hồn, thần thái của thi sĩ vẫn ung dung, tự tại, an nhiên chịu đựng bi kịch, tai ách, tuyệt không thù hận, oán than. Thơ trong tù được nghiền ngẫm trong trí nhớ, được lưu giữ trong óc, trong tim, mà vẫn mài sắc, cô đọng ý tứ, gây nhiều cảm xúc cho người đọc. Cái tầm, cái tâm của thi sĩ thật đáng kính nễ. Cuộc đời trần thế của thi sĩ tuy đã khép lại, nhưng phẩm cách con người, tâm hồn Thanh Tâm Tuyền, thơ Thanh Tâm Tuyền vẫn mãi đẹp, như chính mong ước, khát vọng của ông:

“Sẽ chết như sao rơi vào bất tận,
Sẽ mãi yêu như giọt nước hân hoan.”

Nguyễn Lương Vỵ
Calif., 03 - 04.03.2012
(Nhân kỷ niệm lần thứ 76, ngày sanh [15.03] và lần thứ 6 ngày mất [22.03] của Thanh Tâm Tuyền.)

Và bài của VCC (2):

Di cư vào Sài Gòn, năm 1955, Thanh Tâm Tuyền mới tròn 21 tuổi dõng dạc tuyên bố: “Trong cái quá trình cấu thành nhạc điệu của ‘thơ mới’ sau khi giải phóng khỏi sự câu thúc của thơ luật, người ta cũng cảm thấy sự nghèo nàn của điệu thơ lẩn quẩn trong bốn câu hay hai câu nối tiếp, nên đã dẫn đến sự sử dụng thể hỗn hợp của ca dao và thơ phá thể…Thơ phá thể chính là biểu hiện của thơ mới ở ngõ cụt, nhạc điệu của thơ phá thể là một thứ nhạc điệu nghèo nàn và giả tạo nhất… Bởi thế thơ hôm nay không dừng lại ở thơ phá thể, thơ hôm nay là thơ tự do”

Làm thế nào để nhận dạng “thơ tự do”? TTT mạnh dạn giải thích ( về mặt hình thức): …vần điệu của thơ tự do là nó không gieo vần theo lối đồng âm đồng thanh, vần của nó là vần ẩn giấu cách xa (có thể đi tới khác âm, nghịch thanh), nhịp điệu của nó là sự phối hợp của một toàn thể không khuôn trong một số câu nhất định khiến cho [hơi] thơ tự do dễ kéo dài hơn các hơi thơ khác”.

              Nhưng chỉ với hình thức, thì người ta sẽ không nhận ra sự có mặt tất yếu của thơ tự do thời kỳ mới của nghệ thuật. Chịu ảnh hưởng văn hóa phương Tây, TTT đã viện dẫn đến lập luận của triết gia Nietzsche để nói về sự cần thiết của dòng thơ ông đeo đuổi: “Khi nghiên cứu về bi kịch của Hy Lạp, Nietzsche đã phân biệt hai khuynh hướng đối chọi nhau trong nghệ thuật. Với quan niệm nghệ thuật Apollon, nghệ thuật phải đạt được những hình thức toàn vẹn, minh bạch vững vàng, một nghệ thuật của mơ mộng, một cái Đẹp kết lại được ở hình thức có mẫu mực: nghệ thuật bắt nguồn từ một nhân sinh quan bình yên nhìn ngắm và chấp nhận đời sống. TTT đồng cảm với Nietzsche để cổ vũ cho hướng thứ hai: quan niệm nghệ thuật Dionysos: “nghệ thuật phá vỡ những hình thức sẵn có hỗn loạn trong những niềm cảm xúc, một nghệ thuật của say sưa, một vẻ đẹp hãi hùng mọi rợ, nghệ thuật bắt nguồn từ một nhân sinh quan bi thảm, đắm chìm trong khổ đau không bao giờ chịu chấp nhận. Cái khuynh hướng thứ hai này thường bị hất hủi coi thường, nhất là trong cái xã hội ngưng đọngmấy nghìn năm, ở  đây người ta giương mắt thản nhiên nhìn ngắm những đau khổ.”

            TTT xác nhận: “Chính từ sự phân biệt của Nietzsche, tôi dùng làm khởi điểm để mở cho người đọc không thấy được sự cách biệt giữa thơ hôm nay với họ mà họ phải vượt qua, không phải là sự cách biệt tầm thường ngoài hình thức mà là chia cách từ căn bản của nghệ thuật, của thơ”.
*

Theo như "truyền thuyết" trong chốn giang hồ, thì nhân vật Hiền, là từ "đảo xa" mà ra.

Nhưng nếu đúng như thế, thì Hiền tuyệt hơn nhiều so với ngoài đời.
Hiền tuyệt tích giang hồ, sau khi được Kiệt đưa tới chỗ đó, và trở về với Thùy, bà vợ thật quá nghiêm, không làm chịu nổi 1 ông chồng có tới hai cuộc đời: một đời thật, và một cõi riêng.

Thùy ngồi ngả trong ghế. Ở đi văng xa, Kiệt đang xỏ giầy. Nàng nhếch mép khinh bạc. Kiệt trừng trừng, hung hãn, xong cúi buộc giây giầy. Ngửng lên hắn lại nhìn nàng. Nàng giữ nguyên vẻ mặt thách thức. Hắn thở phì, nhắm mắt rồi bỗng cười. Nụ cười lặng lẽ, mở rộng, lay động khuôn mặt ngẩn ngơ.

Phút ấy Thùy tỉnh ngộ dưới mắt Kiệt nàng không là gì. Hắn cười trong cõi riêng. Từ bao giờ hắn vẫn sống trong cõi riêng, với nàng bên cạnh. Phát giác đột ngột làm nàng tủi hận nhưng giúp nàng cứng cỏi thêm trong thái độ lựa chọn. Hắn coi thường nàng trong bao lâu nay nàng không hay và hắn phải chịu sự khinh miệt rẻ rúng của nàng từ nay.
Source

Nhưng Kiệt không thể nào ngờ được, sau khi chàng đi xa, thì Hiền từ “đảo xa”, lại trở về đời, và tung hê thư tình của chàng lên net!

Loạt bài của VCC có nhiều ý lạ, những sự kiện chưa được biết tới, nhưng lỗi chính tả nhiều quá.
Ngõ cụ thay vì ngõ cụt, thí dụ.
Chính những cái lỗi này làm hỏng loạt bài, vì nó làm người đọc suy ra, sự cẩu thả của người viết, và cùng lúc, nó ảnh hưởng những "ý lạ" của tác giả loạt bài: Cũng cẩu thả như những cái lỗi đầy rẫy trong bài viết.

Đã lâu rồi, một vị độc giả, và cũng còn là 1 tác giả, thường nhận bài viết của GCC, qua email, cùng với nhều người viết khác, thường là ở trong nước, qua cái gọi là mailing list, đã nhận xét về GCC, qua hai bản text, và text revised liên tiếp nhau: chỉ khác nhau, chỉ có 1 dấu phảy!

Một khi mà bạn post 1 bản văn đầy lỗi chính tả như thế, bản thân bạn đã coi thường nó! NQT


*

*

Book Description
Publication Date: November 20, 1989
Mary is a gripping tale of youth, first love, and nostalgia--Nabokov's first novel.  In a Berlin rooming house filled with an assortment of seriocomic Russian émigrés, Lev Ganin, a vigorous young officer poised between his past and his future, relives his first love affair.  His memories of Mary are suffused with the freshness of youth and the idyllic ambience of pre-revolutionary Russia.  In stark contrast is the decidedly unappealing boarder living in the room next to Ganin's, who, he discovers, is Mary's husband, temporarily separated from her by the Revolution but expecting her imminent arrival from Russia.

Book Review
Putting my obsession for Nabokov and for first novels in general aside, reading this was still pure bliss. Sometimes narrative breaks for the author to sneak in some philosophical musing about memory, but somehow it fits. Immature writer syndrome, I suppose, which i've caught in my own work.
It is a book about first love, and losing her, and then finding her again, but engaged to another man, who's not half the man you are. Nabokov questions how much you're in love with only the memory, and whether finding the flesh and blood girl again will ever fill the hole that your memory and desire have dug.
[Source: net]

Bỗng nhớ cô Hiền, trong Một Chủ Nhật Khác. NQT

Đọc những lời giới thiệu, điểm cuốn Mary, đối chiếu với Một Chủ Nhật Khác, Gấu sợ rằng, khi dịch cuốn này, Mary, Tình Một Thuở, TTT cũng muốn tìm lại cô Hiền ở trong MCNK, Tình Ðầu, Tình Một Thuở, Tình Thơ Dại….

Kim Dung có 1 nhân vật cực đẹp, xuất hiện để rồi đời đời biến mất, là Khúc Phi Yến, trong Tiếu Ngạo Giang Hồ.

Ðộc giả TTT, đọc MCNK, thì đều như Duy, đều tính hỏi Kiệt: Hiền đâu rồi?
*

Em nên hiểu, em ráng hiểu một chút… Anh có tội một cách vô tội, em vô tội một cách có tội… Lần này quả thật là người tình cũ… Em là đàn bà, em hãy tưởng tượng về một người đàn bà… Nàng đã đi rồi, không bao giờ trở lại. Không bao giờ, thật như thế… Nàng đã trả anh về cho em. Nàng giữ anh cho em, nếu không anh đi mất đất rồi. Nàng đẩy anh trở về, còn nàng ở lại, nàng ở lại một mình… Anh chỉ đưa nàng đến đó, còn anh trở về với em, trở về mãi mãi với em. Anh hy vọng em hiểu….

Duy muốn hỏi Kiệt: Hiền đâu? Hiền ra sao?

Source

Hiền đâu?

Hiền đang tung hê thư tình gửi cho "đảo xa" lên net!



Ẩn dụ, âm Hán-Việt, xuất phát từ chữ Hán: 隐 喻. Ẩn là bí mật, là giấu giếm. Dụ là tương tự, ví von. Còn được gọi là ám dụ . Cũng như ẩn, ám là giấu giếm, bí ẩn. Nói ẩn dụ hay ám dụ, nghe bí hiểm. Thực ra, ẩn dụ đơn giản chỉ có nghĩa là so sánh ngầm.
THT: Da Màu

Theo như thường dùng trong tiếng Việt, thì ẩn dụ là muốn nói đến từ metaphor.
Còn ám dụ, allegory.
Hai từ này, ở bên tiếng Anh, khác nhau.
Câu phán, "thực ra ẩn dụ chỉ có nghĩa là so sánh ngầm", theo GCC, nhảm.
Bởi vì ẩn dụ, như được biết, phải được coi như là một phép tu từ
.
Và như thế, thì đâu chỉ ẩn dụ là… so sánh ngầm. Tất cả mọi hình tượng tu từ thì đều là so sánh ngầm hết!

*
*
*

Note:

GCC sẽ viết tiếp về đề tài này, theo hướng sau đây:
Ẩn dụ như là 1 hình tượng tu từ
Ẩn dụ không phải là ám dụ.
Ẩn dụ vs Ảnh tượng.

Cùng lúc viết về Thơ, Bếp Lửa, Một Chủ Nhật Khác...  và TTT .

Ẩn dụ không phải là so sánh ngầm. Cái định nghĩa, ẩn dụ là 1 từ hoa nhờ đó lý trí áp dụng để chỉ vật này, cho vật khác, do 1 tính chất chung làm chúng sát gần nhau, theo GCC, đúng hơn.

Hơn nữa, ẩn dụ còn liên quan rất  nhiều tới liên tưởng. Nhìn cái này nhớ cái kia, thì đâu có phải là so sánh ngầm?
Nhất Linh tả cả 1 buổi trưa hè, Dũng nhìn qua hàng xóm, thấy 1 cánh áo trắng bay phấp phới trong nắng, thoạt đầu ngỡ ngàng tự hỏi, áo ai nhỉ, và bèn nhớ ra là áo của Loan, và bèn còn nhớ ra là Loan đi học Hà Nội, nghỉ hè, về quê, và còn ngộ ra là mình yêu Loan, cả 1 dẫy hình ảnh, ẩn dụ, ám dụ… như thế, đâu phải để…. so sánh ngầm?

Thực sự mà nói, THT không biết viết tiểu luận, một phần do cái sự ham đọc, ham trích dẫn… mà ra. Phô hàng ra nhiều quá, người đọc không làm sao chọn được hàng xịn. Một bài viết dài thòng, cuối cùng, nhảm.
Chỉ cần 1 hình ảnh thôi, 1 vision, cho 1 bài viết, là đủ.

Cả 1 chuỗi hình ảnh mà NL miêu tả trên, chỉ để tụ vào 1 hình ảnh: cánh áo trắng bay phất phơ gió, trong 1 buổi trưa hè xứ Bắc Kít, là một ẩn dụ, để "nói lên" cái giây phút mặc khải “anh yêu em”, của Dũng.

Someone loved me.
Someone was you!

Hà, hà!

Nhưng phải đến chót đời thì GCC mới hiểu ra được, trong ‘ẩn dụ’, trong “liên tưởng” - lấy cái này, để chỉ cái kia; cái này làm nhớ tới cái kia - còn có cái gọi là ‘nhân quả” của Phật Giáo: cái này, là nhân, cái kia, là quả, hay, ngược lại.

Gấu phát giác ra, cái gọi là lý thuyết nhân quả, trong ẩn dụ, trong liên tưởng, khi đi tù VC.