*

Tạp Ghi
1
2
3
4















Cái anh Tẫu phán, thà thí cho nhân loại một sợi lông chân, mà thiên hạ thái bình, ta cũng không thà, hẳn đã tiên tri ra được những chuyện, Hitler sẽ cho người đốt tòa nhà Quốc Hội Đức, để lợi dụng bầu nhiệt huyết của những Đào Hiếu Đức, Lindon Johnson cho bịa ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ để dội bom Bắc Việt, Bush bịa ra tin tuyệt mật, Iraq có vũ khí huỷ diệt, để xua quân xâm lăng nước này... Làm sao không thể xẩy ra trường hợp mấy anh Yankee mũi tẹt thí cô hồn mấy anh VC miệt vườn đang nằm nghỉ mát ở Phú Lợi, rồi vu vạ cho Diệm, lấy cớ thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam?
Anh VC nằm vùng Đào Hiếu phán, anh đâu có lạc đường, mà lịch sử lạc đường. Lịch sử nào lạc đường?
 Cũng một anh Tẫu khác, là nhà văn Kim Dung, đã cho nhân vật của ông là Mộ Dung Bác, phao tin Khiết Đan sẽ cho người vô Thiếu Lâm ăn cắp sách, gây ra vụ thảm sát Nhạn Môn Quan, mở ra một trường bi hận, là cuộc đời thê thảm của Kiều Phong, kẻ không biết mình là Hán, hay là Khiết Đan, và khi có dịp trả thù Đại Hán, là những kẻ đã giết cha mẹ mình, ông đã từ chối, đâu có như mấy tên Yankee mũi tẹt, đói khổ, nhục nhã ở xứ Bắc, bỏ chạy vô Nam, rồi bán đứng miền đất này.
 Kim Dung là bậc đại tài. Có thể ông đã nhận ra vụ thảm sát Nhạn Môn Quan bi thương quá, nên đã chuộc lỗi, và cbo cặp Kiều Phong - A Châu gặp gỡ nhau tại đúng nơi này, và xóa đi thảm kịch bằng cái cảnh thật là tuyệt vời, Kiều Phong tung A Châu lên trời, rồi đợi nàng rớt xuống, ôm vào lòng, mà nói rằng, hai ta ra quan ngoại chăn dê, từ bỏ chốn giang hồ gió tanh mưa máu.
*
Bậc kỳ tài còn là bậc đa tình. Đọc Kim Dung, có cảm tưởng như ông viết, chỉ để chờ, được viết tới đoạn, như trên.
Điều này, chính ông nói ra, không phải Gấu.
Bạn có nhớ, khi công chúa Tây Hạ nhớ người tình trọc đầu Hư Trúc quá, bèn bầy ra cuộc tuyển phu, và một trong những câu hỏi đưa ra, là, hãy kể ra giây phút tuyệt vời nhất trong đời bạn.
*
Have U ever seen the rain?
*
Et pourtant le miracle se poursuivait. Le monde durait, pudique, ironique, et discret (comme certaines formes douces et retenues de l’amitié des femmes). Un équilibre se poursuivait, coloré pourtant par toute l’appréhension de sa propre fin.
Là était tout mon amour de vivre: une passion silencieuse pour tout ce qui allait peut-être m’échapper, une amertume sous une flamme.
... Đó, là tất cả tình yêu sống của tôi: Một đam mê lặng lẽ đối với tất cả những gì có thể vượt khỏi tầm tay tôi, một nỗi đắng cay dưới một ngọn lửa.
Albert Camus: Amour de vivre. L’envers et l’endroit
[Note: To U, CM. NQT]

*

Một anh bạn của Gấu, trải qua 13 năm ở Lò Cải Tạo, biểu Gấu, có sự khác biệt giữa hai cái ác đó, theo tao. Tao ở trong Lò Cải Tạo, lâu như thế, về, không tuyệt vọng về con người đến phải tự tử như Primo Levi, thí dụ vậy. Tâm hồn tao, sau khi ra tù, sợ còn thoải mái hơn trước. Trước, cứ nghĩ mình bậy. Mình là thằng Nguỵ, thằng Việt Gian, thằng Bán Nước. Vô tù, mới ngộ, không phải vậy. Chính cái thằng bắt mình vô tù mới là Đại Việt Gian!

Anh bạn làm Gấu nhớ đến một 'thèse", đề tài, của Cioran: Nhân loại biến mất vào cái ngày người ta kiếm ra được tất cả những thứ thuốc chữa mọi thứ bịnh, thứ ác, thứ độc của con người.

Cioran phán như trên, trong một cuộc phỏng vấn. Và tay phỏng vấn vặc lại: Huxley nói, ở đâu đó rằng, chuyện đó phi lý, bởi vì kinh nghiệm chứng tỏ, thiên nhiên hoạt động theo kiểu, cứ con người kiếm ra được một thứ thuốc trị bịnh, thì một thứ bệnh khác lại nẩy sinh ra, thế vào chỗ vừa rồi.

Cioran: Hay, hay thiệt. Đúng như thế. Tuy nhiên, nói theo lý thuyết, người ta có thể tưởng tượng con người làm ra được một sản phẩm chữa lành tất cả mọi thứ bịnh. Và nếu như thế, thì khủng khiếp quá, bởi vì con người phải chết, dù muốn dù không. Cho dù có sống tới năm trăm năm. Do tiến bộ y học mà con người bây giờ chết một cái chết không tự nhiên. Cuộc sống của chúng ta kéo dài một cách giả tạo, artificellement, cuộc chiến đấu chống thần chết kéo dài mãi ra, và như thế là phi nhân.
...

Trong Faust của Goethe, Quỉ là tên hầu của Thượng Đế. Tôi [Cioran] sợ ngược lại. Có vẻ như vào lúc này, Thượng Đế đang hì hục phục vụ Quỉ đến mệt nhoài!
Nếu Thượng Đế là chủ thế gian, thì sẽ đếch có lịch sử!
Nhưng, giả như Thượng Đế là chủ thế gian, thì những lúc xẩy ra Lò Thiêu, Lò Cải Tạo, Người vắng mặt, nhường chỗ cho Quỉ!
Đâu có sao?

*
Đường ra trận mùa này đẹp lắm.
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây. 

"Pride grows in the human heart like lard on a pig".
Solzhenitsyn, Quần Đảo Gulag.
[Kiêu ngạo mọc trong tim người, như mỡ trên con heo].
D.M. Thomas trích dẫn, làm đề từ cho chương "Chiến đấu cho Lênin", trong "Solzhenitsyn, một thế kỷ ở trong ta".

 -Liệu, vụ việc Nguyên Ngọc "ôkê" cho đi mấy truyện ngắn NHT trên Văn Nghệ có thể so sánh với hành động từ bi của vị sư già quét dọn Tàng Kinh Các, nhét kinh Phật xen lẫn Thất Thập Nhị Huyền Công, tức 72 tuyệt kỹ làm thịt người của Thiếu Lâm, nhằm cải hoá hai ông sư giả cầy, trong Lục Mạch Thần Kiếm, chưởng Kim Dung?

-Được!

-Tại sao được?

Vì NN là người đã sáng tạo ra một trong những người anh hùng của “quân đội nhân dân anh hùng của chúng ta”, là anh hùng Núp.

 Đây là "công án thiền": Cởi chuông, là phải người buộc chuông.

Chế độ CS Liên Xô chấm dứt, vào lúc, hai ông đoàn viên Cẩm Sờ Mồm, Komsomol, là Goóc Ba Chóp [Mikhail Sergeyevich Gorbachev sinh ngày 2 tháng Ba, 1931 tại Privolnoye, Stavropol province. Ông học Đại học Moscow, tốt nghiệp Luật. Gia nhập Đảng CS năm 1952, và là Bí thư thứ nhất Đoàn TNCS, First Secretary of Stavropol City Committee of Komsomol, nhiệm kỳ 1955-1958] gặp Schevarnadze Eduard (1928-) trong một cuộc họp đoàn, và hai anh đoàn viên này, do đã đọc Tam Quốc, nhớ cái đoạn Tôn Quyền và Lưu Bị chém đá, bèn chỉ "viên gạch" là chủ nghĩa CS, mà nói: Hai ta phải chém bể viên gạch này.

Nhân sắp tới Sinh nhật của ông, thiên hạ đang gửi Happy Birthday ì xèo, Gấu cũng xin được chúc ghé.

Không có ông Thánh Khùng này, thì nhân loại còn khổ dài dài với chủ nghĩa CS.

Thánh Khùng là chữ của Tolstaya ban cho ông Goóc.

Xin xem bài tạp ghi Truyện ngắn, tình yêu, và chiến tranh nhắc tới ổng.

Tuổi Bụi

*
Làm sao hy vọng ở những ông VC nằm vùng như Đào Hiếu này, lo cái việc "cởi chuông" đây!
*
Ở đâu, Hitler được thần tượng hóa hơn hết thẩy?

Ở Liên Xô.
Mark Harrison phán, trong “Những trái lựu đạn cuối cùng”, điểm cuốn “Cuộc chiến tuyệt đối, Absolute War: Liên Xô trong Đệ nhị chiến”, của Chris Bellamy, 813 p. nhà xb Macmillan, 30 Anh kim, trên tờ TLS, số đề ngày 20 Tháng Sáu 2008.
Hitler có thể đã giết rất nhiều người Nga, nhưng chẳng thấm vào đâu, so với giết Do Thái, và đó là lý do người Nga mê Hitler.
Theo Bellamy, tác giả cuốn sách, nếu Đệ nhị chiến là biến cố trụ cột của thế kỷ 20, thì kết cục của nó như hiện nay đã được quyết định ở Liên xô chứ không phải ở nơi nào khác. Liên xô đã đóng góp phần lớn lao nhất trong việc chấm dứt tham vọng của Hitler.
Và Đệ nhị chiến, nói một cách nào đó, vẫn còn tiếp diễn cho tới bây giờ, với mức độ bạo lực khác trước: Liên Xô vs Chechnya, Đông Ukraine vs Tây Ukraine

Solz đi tù vì chê tài cầm quân của Stalin, nhưng trong cuốn mới mẻ này, về vai trò của Liên Xô trong Đệ nhị chiến, tác giả cho rằng, nếu không có Stalin là giấc mộng của Hitler kể như xong. Stalin bị kết án, bỏ qua tất cả những lời cảnh cáo và đã để cho Hitler xâm lăng bất thình lình vào sáng sớm ngày 22 tháng Sáu, 1941. Trong Cuộc chiến tuyệt đối, Chris Bellamy cho rằng, "Stalin khùng, nhưng đây là một thất bại về giải thích chính trị [politican interpretation] những ý hướng thực của Hitler, [true intentions], không phải là thất bại về tình báo."
Cái thất bại lớn lao nhất, về tình báo, lại do người Đức phạm phải, khi quá coi thường Liên Xô. Đây là một trong hai thất bại lớn lao nhất trong toàn lịch sử nhân loại, tác giả viết.
Đọc tới đây, Gấu mới nhận ra sự vĩ đại của Cao Bồi, khi ông đánh bức điện, vô lẹ lên.
Ông "đi" không được, "phản tỉnh", vào những giây phút cuối cùng của đời mình, chính là vì bức điện khủng khiếp và vai trò của ông trong việc chấm dứt cuộc chiến, theo Gấu.

Và như thế, có vẻ như ông không được tự hào cho lắm, so với Đào Hiếu.

Giấc mộng của Hitler đúng là giấc mộng toàn cầu hóa: Ông muốn một đế quốc thuộc địa ở Âu Châu, chạy tới Urals, đó là nơi những xưởng, trại Đức sẽ sản xuất thực phẩm, và vật liệu mà nhân công là những nô lệ đói khổ, để cung cấp cho nền kỹ nghệ và những công nhân Đức. Đổi lại, những chủ trại xưởng sẽ mua sản phẩm của Đệ Tam Reich. Để cân bằng mức cung cầu, Hitler có ý định giảm dân số của Ukraine, và của phần đất Nga ở Âu châu, bằng cách giết hàng triệu người Do Thái, tạo ra nạn đói cho số còn lại, và lùa hàng chục triệu con người qua bên phần đất Á châu. Đây là một cuộc chiến tận diệt.
Hồng Quân đã ngáng đường Hitler.
*
J-P Sartre, trả lời tờ Libération về chuyến đi thăm Liên Xô của ông, đã nói với tay phỏng vấn, “Công dân Xô Viết tha hồ chỉ trích nhà nước, mà có hiệu lực hơn nhiều, so với chúng ta [Tây]. Có một sự tự do hoàn toàn về phê bình ở Liên Xô”. Họ không đi du lịch ra nước ngoài, không phải do bị cấm đoán, mà chỉ vì không muốn rời đất mẹ thân yêu… Vài năm sau, tên bác học đần độn này [this idiot savant] thú nhận, đó là một lời dối trá, do ông không muốn làm phiền chủ nhà [Liên Xô].

D.M.  Thomas: Solzhenitsyn, thế kỷ ở trong ta.
*
Tại sao hải ngoại không chịu đọc văn học Nga, như trong nước đã từng đọc, một ông nhóc phán.
Ui chao, trong nước đã từng đọc Solz, Akhmatova, Brodsky, đã từng biết đến một giống sinh vật có tên là Homo Sovieticus?
Thổi đu đủ thì cũng vừa vừa thôi. NQT
*
Nếu bạn tò mò một chút, chắc là nhận ra, trong hầu hết những hồi ký của đám biệt động thành sống sót trong vụ Tết Mậu Thân, đều có chi tiết này: họ đều được dặn dò, hãy quyết tử, hãy bám trụ, đừng rút lui, đừng đầu hàng, sẽ có đại quân tiếp viện.
Nhưng, như "lịch sử" cho thấy, làm gì có đại quân tiếp viện.
Hai Lúa có đọc đâu đó, rằng thì là, vụ Tết Mậu Thân là một cú nướng người anh em giải phóng, của VC miền bắc. Có thể như vậy.
Nhưng, những nông dân miền bắc, những trai làng, liệu chính họ, cũng bị nướng? Và đó là lý do thực sự của cuộc chiến: Huỷ sạch, tẩy sạch đám nông dân ngu đần, để có giai cấp mới, con người mới?
Chuyện đã từng xẩy ra, tại Liên Xô, cái nôi của Cách Mạng Vô Sản.

"Bởi vì đối với Stalin, như Khrushchev cho chúng ta biết, nông dân chỉ là cặn bã, và đám cặn bã này, là 90% dân chúng Nga."
"Nhà nhân bản [The humane] Maxime Gorky, vào năm 1922, đã diễn tả niềm ao ước của ông, 'đám dân chúng không văn hoá, ngu đần, huênh hoang, bốc phét, ở trong những làng mạc Nga, sẽ chết sạch, tất cả cái đám dân ngu cu đen đáng khiếp, đáng sợ này.... và một giống mới, có học, biết đường hơn thiệt, có nghị lực, sẽ thế chỗ.'"
"Ao ước của ông đã được Stalin ngó xuống, chấp thuận, và biến thành hiện thực."
D.M. Thomas: Solzhenitsyn, thế kỷ trong ta. Chương 9: Một Con Sói đối với Con Người. Sự ngu xuẩn của cuộc sống làng xã [The idiocy of village life... Karl Marx]

D.M. Thomas cho rằng sự chuyển hoá từ Christ qua Demon, [ông viết, Christ và Devil đổi chỗ cho nhau], Kẻ Cứu Rỗi thành Quỉ Sứ, đã xẩy ra vào thời kỳ đầu Cách Mạng Vô Sản ở Nga, và được khắc họa, bằng những tác phẩm văn học, như "Demons" của Pushkin, "Twelve" của Blok (1), và Bài Thơ Không Có Anh Hùng, "Poem Without a Hero", của Akhmatova. Trong khi tại Việt Nam, vào lúc kết thúc cuộc chiến. Sau một đêm 30 Tháng Tư, ngủ dậy, thay vì thấy một cái nhà Việt Nam to đẹp hơn, một con người Việt Nam hạnh phúc hơn, thanh thản hơn, thì chỉ có một con bọ. Nguyễn Huy Thiệp đã nhìn thấy sự chuyển hóa này qua con quỉ chuồng heo [cũng một hình tượng văn học khác, từ Kafka, trong Y Sĩ Đồng Quê], biến thành con bọ phố phường.

Tạp Ghi
*
Như thế, cái vụ nướng VC miệt vườn, những anh nông dân Bắc Kít ngu đần, là cũng do quan thầy mà ra?

Cái anh Tẫu phán, thà thí cho nhân loại một sợi lông chân, mà thiên hạ thái bình, ta cũng không thà, hẳn đã tiên tri ra được những chuyện, Hitler sẽ cho người đốt tòa nhà Quốc Hội Đức, để lợi dụng bầu nhiệt huyết của những Đào Hiếu Đức, Lindon Johnson bịa ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ để dội bom Bắc Việt, Bush bịa ra tin tuyệt mật, Iraq có vũ khí tổng huỷ diệt, để xua quân xâm lăng nước này...
Làm sao không thể xẩy ra trường hợp mấy anh Yankee mũi tẹt thí cô hồn mấy anh VC miệt vườn đang nằm nghỉ mát ở Phú Lợi, rồi vu vạ cho Diệm, lấy cớ thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam?
Anh VC nằm vùng Đào Hiếu phán, ta đâu có lạc đường, mà lịch sử lạc đường. Lịch sử nào lạc đường?

Cũng một anh Tẫu khác, là nhà văn Kim Dung, đã cho nhân vật của ông là Mộ Dung Bác, phao tin Khiết Đan sẽ cho người vô Thiếu Lâm ăn cắp sách, gây ra vụ thảm sát Nhạn Môn Quan, mở ra một trường bi hận, là cuộc đời thê thảm của Kiều Phong, kẻ không biết mình là Hán, hay là Khiết Đan, và khi có dịp trả thù Đại Hán, là những kẻ đã giết cha mẹ mình, ông đã từ chối, đâu có như mấy tên Yankee mũi tẹt, đói khổ, nhục nhã ở xứ Bắc, bỏ chạy vô Nam, rồi bán đứng miền đất này.

Kim Dung là bậc đại tài. Có thể ông đã nhận ra vụ thảm sát Nhạn Môn Quan bi thương quá, nên đã chuộc lỗi, và cho cặp Kiều Phong - A Châu gặp gỡ nhau tại đúng nơi này, và xóa đi thảm kịch bằng cái cảnh thật là tuyệt vời, Kiều Phong tung A Châu lên trời, rồi đợi nàng rớt xuống, ôm vào lòng, mà nói rằng, hai ta ra quan ngoại chăn dê, từ bỏ chốn giang hồ gió tanh mưa máu.
*
Bậc kỳ tài còn là bậc đa tình. Đọc Kim Dung, có cảm tưởng như ông viết, chỉ để chờ, được viết tới đoạn, như trên.
Điều này, chính ông nói ra, không phải Gấu.
Bạn có nhớ, khi công chúa Tây Hạ nhớ người tình trọc đầu Hư Trúc quá, bèn bầy ra cuộc tuyển phu, và một trong những câu hỏi đưa ra, là, hãy kể ra giây phút tuyệt vời nhất trong đời bạn.
*
Have U ever seen the rain?
*
Et pourtant le miracle se poursuivait. Le monde durait, pudique, ironique, et discret (comme certaines formes douces et retenues de l’amitié des femmes). Un équilibre se poursuivait, coloré pourtant par toute l’appréhension de sa propre fin.
Là était tout mon amour de vivre: une passion silencieuse pour tout ce qui allait peut-être m’échapper, une amertume sous une flamme.
... Đó, là tất cả tình yêu sống của tôi: Một đam mê lặng lẽ đối với tất cả những gì có thể vượt khỏi tầm tay tôi, một nỗi đắng cay dưới một ngọn lửa.
Albert Camus: Amour de vivre. L’envers et l’endroit.
*
Dans le règne de l'imagination absolue, on est jeune très tard.
Ôi phải già đến cỡ nào, mới chinh phục được... M?
[Note: To U, CM. NQT]
*

Diệm đã từng bị VC chửi là đồ bán nước, khi ca bài con cá với Mẽo, biên cương của Yankee mũi lõ kéo dài tới vĩ tuyến 17, Miền Nam là tiền đồn Chống Cộng. Nhưng, qua bài ca "con cá nó sống vì nước" của Diệm, chứng tỏ, Mẽo thực tình không muốn ăn cướp Miền Nam. Mẽo quá sợ Miền Nam mất vào tay Cộng Sản, kéo cả một vùng Đông Nam Á vào tay Bắc Việt và Tẫu Cộng.
Biết thóp đó, Yankee mũi tẹt bèn xung phong, xung phong, làm nghĩa vụ quốc tế, cùng lúc thoả giấc mơ muôn đời, kể từ khi có Đàng Trong, tìm mọi cách nhử Mẽo vô, cuộc chiến VN càng ngày càng lộ rõ mọi nỗi đau thương của nó.

Bởi vậy, mỗi lần Gấu nghe mấy anh VC nằm vùng ca ngợi cuộc chiến Chống Mỹ Cứu Nước của chúng là Gấu chỉ muốn văng tục. Chính vì lũ ngu này, và bầu nhiệt huyết của chúng, mà mất Miền Nam. Kẻ nằm gầm giường nhà mình hại mình thì làm sao tránh cho được.
Kẻ thù ở đằng sau lưng thằng cha Gấu đó!
Bữa trước, qua Cali chơi, Gấu gặp một ông hình như cũng bạn học của Đào Hiếu, ông này cho biết, biết Đào Hiếu là VC nằm vùng nhưng "phận ai người ấy lo", thâm tâm lại còn cảm phục “Người Đầu Gió”, có nhiều lần ĐH kẹt quá, còn lấy Honda chở ĐH đi công tác! (1)
(1) Gấu nhớ lộn. Sĩ quan VNCH, lấy xe Honda chở Vi Xi nằm vùng, bạn cùng học, đi công tác, là anh bạn HT, không phải ông bạn của ĐH.

*
NQT & Hồ Thuyên
Lần trước gặp là 2004. Anh nói, vậy mà tưởng mới bữa qua!
*

*
Trường hợp đồng chí Đào Hiếu
Đúng là trường hợp đồng chí Đào Hiếu thực!
Vì những chương sách đều như tiên tri ra một ông Lạc Đường!
The Sword Is Blind: Gươm mù, cũng như những trái bom Đào Hiếu thẩy vô đồn cảnh sát Ngụy:
Chúng cũng mù!
To Build is to Perish: Xây Dựng là Tiêu Táng Thòng!
Là biến thành Ruồi!
Journey into Defeat: Hành trình vào Thất bại.
Let Purity be Treason. Hãy để cho Trong sạch là Phản quốc.
*
Tình cờ vớ được nó, trong một tiệm sách cũ.
Cứ như buồn ngủ gặp chiếu manh! NQT
*
Tôi chỉ là một con gà nuốt dây thun. Suy cho cùng thì trí thức Việt Nam không thiếu những con gà nuốt (hoặc bị bắt nuốt) dây thun. Các anh ở miền Bắc thì cọng thun của các anh là chủ nghĩa Marx–Lenin, chúng tôi ở miền Nam, cọng thun của chúng tôi là “giải phóng dân tộc”. Tôi biết có một số ít người Việt ở hải ngoại, cho đến giờ, lòng vẫn còn trĩu nặng hận thù, và đó chính là “cọng thun” mà họ đã nuốt phải.
Đào Hiếu [talawas]
*
Không biết ông ĐH có ý "viser' Gấu này không, vì "hình như" hải ngoại chỉ có Gấu lèo nhèo về cuốn sách của ông!
Nhưng cái nhận định của ông, nếu thế, về Gấu, 'nặng chĩu thù hận' và coi đó là do sợi thung Gấu nuốt, thì sai.
Giải thích cuộc chiến, Nam Bắc... như trên sao giản dị quá thể.
Cũng như 'nặng chĩu thù hận'.
Cứ nói khác ông Đào Hiếu, và những VC nằm vùng như ông, và đám Yankee mũi tẹt, nhà nước VC, là 'nặng chĩu thù hận'?
*

Nguyễn Tôn Hiệt
Từ chủ nghĩa tư bản đến... chủ nghĩa tư bản

Năm 1989, lúc khối cộng sản Xô-viết và Đông Âu bắt đầu sụp đổ, có một câu nói “ngoài luồng” được truyền miệng khắp nơi. Có người cho rằng câu ấy xuất phát từ Mát-xcơ-va, kẻ lại nói câu ấy đến từ Hungary, hay Ba-lan, v.v... Thậm chí, có người còn nói câu ấy là của Lech Walesa. Việc xác định xuất xứ của câu ấy có lẽ không quan trọng bằng nội dung của nó.

Câu này có vài dị bản, nhưng nhìn chung có cùng một ý:
- Chủ nghĩa cộng sản là con đường dài nhất đi từ chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa tư bản.
- Chủ nghĩa cộng sản là con đường dài nhất và đau đớn nhất đi từ chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa tư bản.
- Chủ nghĩa xã hội là con đường dài nhất đi từ chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa tư bản.
- Chủ nghĩa xã hội là con đường dài nhất và đau đớn nhất đi từ chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa tư bản.
talawas
*

Câu trên, của Todorov, trong Kẻ Bán Xới. Gấu đã  trích dẫn trong bài viết  về Todorov.

Ralkolnikov, trong Tội ác và Trừng phạt (Dostoevsky), chủ trương tội ác cần thiết, nhưng khi giết bà già cầm đồ, anh nhận ra sự thực, "tôi đang xả những nhát búa lên chính tôi..."
Bạn của Todorov đã từng than thở với ông, ông ta thấy mình như một nhân vật giả tưởng, trong một truyện ngắn của Maupassant: Người đàn bà mức thu nhập khiêm tốn, mượn bà bạn giầu chuỗi hạt để đi dự đám cưới, không may để mất. Bà ta đã vay mượn một số tiền lớn, mua một chuỗi hạt tương tự, và sau đó kéo cày trả nợ. Khi đã xác xơ, già cằn, gặp lại bạn cũ, bà hãnh diện kể lại câu chuyện..." Tội nghiệp bạn quá, xâu chuỗi của tôi hồi đó là đồ dởm".

Maupassant vẫn bị chê là viết chuyện "cường điệu", biến đời sống thành phường tuồng. Cùng với sự sụp đổ của chủ nghĩa CS, đây là lúc "thanh toán quá khứ". Khi mà người ta còn thấy trước mặt, một sức mạnh không làm sao tránh né, khi đó, sự đau khổ vẫn còn có ý nghĩa. Ngày mà chúng ta chấp nhận ý nghĩ bi thảm, khi tuyên bố, chủ nghĩa CS là con đường nhức nhối (tortueuse) dẫn từ "chủ nghĩa tư bản" đến "chủ nghĩa tư bản", khi đó, những người dân tại những nước cựu-toàn trị chẳng thể nào nhìn ra, ý nghĩa cuộc đời này (Todorov, p.69, sđd).
Kẻ Bán Xới

Vesko, un ami bulgare, me dit qu'il se sent aujourd'hui comme le personnage d'une nouvelle de Maupassant, La Parure. Une jeune femme aux revenus modestes emprunte à une riche connaissance une rivière de diamants pour la porter au bal; par malheur, le collier est volé. La femme met un point d'honneur à rendre le bijou: elle emprunte une somme énorme, et rachète un collier identique. Le reste de sa vie en est bouuleversé : elle la passe à rembourser la dette contractée. Des années plus tard, alors que sa vie est déjà sur le déclin, elle rencontre son ancienne bienfaitrice et lui rapporte fièrement l'incident. «Ma pauvre amie, s'exclame celle-ci, les diamants étaient faux, le collier ne valait rien. »
Au lendemain de l'effondrement du totalitarisme, il faut régler ses propres comptes avec le passé. Tant qu'on pensait avoir en face de soi une force incontournable, les souffrances avaient un sens. Du jour où, selon un mot d'esprit plus tragique qu'il n'y paraît, on déclare que le communisme est une voie tortueuse conduisant du capitalisme au capitalisme, les habitants des pays ex-totalitaires ne voient: plus le sens de cette vie.

Gấu mua cuốn Kẻ Bán Xới, Tháng Mười 1997, tại Vancouver, sau đó, đi liền một bài trên báo Văn Học của NMG.
Cuốn sách của Todorov, nhà xb du Seuil, Tháng Mười 1996.
Theo Gấu, xuất xứ và thời điểm của câu nói khá quan trọng.
Ai là tác giả câu nói, cũng quan trọng.

Kẻ Bán Xới là kinh nghiệm của Todorov, bỏ chạy xứ Bulgarie, và phản tỉnh, sám hối, hoài nhớ nụ hôn đầu như ông Đào Hiếu nói, cái hệ thống toàn trị mà ông ta lớn lên từ đó, như là khuôn vàng thước ngọc, của cái ác [... le régime totalitaire dans lequel j'avais grandi pouvait me servir, en toute cirsonstance, d'étalon du mal].
Gấu không hề có cái kinh nghiệm lên rừng, theo VC như HPNT, hay tà tà đi Honda, thẩy bom vào ổ gác của cảnh sát Ngụy, như Đào Hiếu, nhưng, hậu quả của cuộc chiến khủng khiếp quá, cũng phải đi một đường băn khoăn, phản tỉnh, sám hối về nó.
Vậy mà ông này lương tâm "sạch" như thế?
Lạ thật!

Liệu, ông có bao giờ cảm thấy như ông bạn của Todorov, sau khi nướng hết cả bầu nhiệt huyết cho một cái "hàng có gân"... dởm?
*
Hậu quả cuộc chiến khủng khiếp quá. Ba triệu người chết không nói, con số người chết sau khi cuộc chiến không nói, [vượt biển chết, cải tạo chết... ],  nhưng điều này cần hỏi, dù không thể có câu trả lời:
Liệu đây là một cuộc chiến... dởm?
Theo nghĩa, mấy anh Yankee mũi tẹt cố tình tạo ra nó?