*

Tạp Ghi
1


















*

Những ngày Mậu Thân, 1968

Đào Hiếu lo diệt Mỹ Ngụy, Gấu lo đi gặp cô bạn!

Gấu đứng trước căn nhà ở chúng cư Nguyễn Thiện Thuật, thời gian trước Mậu Thân, hình do cô bạn chụp từ phía trong nhà.

Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu. Trong những giờ phút lặng câm nhìn bóng mình run rẩy cùng với những thảm bom B.52 rải chung quanh thành phố, trong lúc cảm thấy còn sống sót, vẫn thường tự hỏi, phải yêu thương cô bạn, một cách bình thường, giản dị như thế nào cho cân xứng với cuộc sống thảm thương như vậy...
Cõi khác
*
Đào Hiếu có những ví von rất buồn cười. Ông ví đám tư bản thời toàn cầu hoá là những Lã Bất Vi, đám Yankee mũi tẹt, gà nuốt dây thung “Mác Xít Lê nin nít”, đám VC nằm vùng, dây thung “giải phóng dân tộc”, đám hải ngoại, dây thung “Chống Cộng điên cuồng”, “hận thù đằng đằng”.
Nếu như thế, cái dây thung, không ói ra được, ở đám Mít chúng ta, chính là cái dây thung hậu chiến.
Tại sao ruồi? Tại sao bọ?
Ông nói, ăn bậy, gen đột biến. Tại sao ông, không?
Liệu trường hợp miễn nhiễm của ông, có thể nhân lên, có thể tạo vắc xin?
*
TTD & PXN
Hà Nội, 2001

TTD, gặp, là phán, đọc Gấu từ trước 1975.
Đúng như câu văn dùng làm đề từ của cuốn Những Ngày Ở Sài Gòn, tiên tri:
Hãy lên đường, cuốn sách nhỏ bé, và chọn lựa cái thế giới của mi.
Hay như một câu văn của Gấu:
Cuốn sách nhỏ bé này sẽ nối được hai thành phố.
Còn ông cậu, Cậu Toàn của Gấu, thì vô ngay Sài Gòn sau 30 Tháng Tư.
“Cậu đọc cháu những ngày trước 1975, trên tờ Điện Tín."
Ông làm ban Tuyên Huấn, chuyên lo đọc báo Ngụy.

*
Va, petit livre, et choisis ton monde. Topffer (1)
Hãy lên đường, cuốn sách nhỏ bé, và chọn lựa cái thế giới của mày.
(1) Câu này, được André Pieyre de Mandiargue lấy làm đề từ cho cuốn La porte dévergondée,  coll L'Imaginaire 1997. Gấu đọc cuốn này, rồi chôm luôn!
Cho tới bi giờ cũng chưa từng đọc Topffer!
Top Ten Communist Jokes

1) Three workers find themselves locked up, and they ask each other what they’re in for. The first man says: “I was always ten minutes late to work, so I was accused of sabotage.” The second man says: “I was always ten minutes early to work, so I was accused of espionage.” The third man says: “I always got to work on time, so I was accused of having a Western watch.”

Ba anh công nhân gặp nhau trong tù, hỏi nhau lý do. Anh thứ nhất nói: "Tao đi làm chậm 10 phút, bị tội phá hoại". Anh thứ nhì, "Tao luôn đi sớm 10 phút, tội gián điệp." Anh thứ ba nói, "Tao luôn đi đúng giờ, tội đeo đồng hồ Tây phương."
Nguồn
*
Tình cờ, đọc Trường hợp đồng chí Tulayev, Gấu khám phá ra, "tiền thân" của câu chuyện cù trên:
Thời kỳ Đại Thanh Trừng, Great Purge, ba tay phản động cùng bị nhốt chung trong phòng biệt giam, ngồi chuyện gẫu:
Tao bị tù vì âm mưu với Bukharin.
Tao bị tù vì âm mưu chống Bukharin.
Tao là… Bukharin đây.

Tin Văn Cù
*

Gấu chưa từng nghe đến tên cuốn Trường hợp đồng chí Tulayev, cho đến khi đọc Sontag viết về cuốn này.
Tác giả, Victor Serge, biết, qua Octavio Paz, khi đọc cuốn Hành Trình của ông, trong đó, ông kể, Serge khuyên ông nên đọc tờ Partisan Review.
Gấu cũng nghe theo lời khuyên này, đọc, và khám phá ra cả một lô những tác giả cần đọc, toàn những ông bỏ chạy "VC quốc tế" cả, thí dụ, Manea, Milosz.
Thêm ông Amos Oz, nhà văn Do Thái.
Gặp Oz, đọc ra Kafka.
Đọc những ông bỏ chạy "VC quốc tế", ngộ ra thân phận Gấu, hiểu ra, một phần nào, tại sao Gấu không bắt chước những ông như Lữ Phương, Đào Hiếu, chọn Bác Hồ làm minh chủ, chọn Mặt Trận làm nơi nướng bầu nhiệt huyết, đại khái vậy.
Nhưng đọc Trường hợp đồng chí Tulayev, mới vỡ ra, đây là đứa anh, hoặc em, song sinh của Đêm giữa ban ngày của Koestler.

*
Lộ Trình (Itinéraire) là tự thuật trí thức và chính trị của Octavio Paz, (sinh năm 1914, nguời Mexico, Nobel Văn chương). Bắt đầu tại Mexico, ngay giữa cuộc Cách Mạng, chấm dứt cùng với cuộc chiến tranh lạnh, ở "một ngày mai" của sự sụp đổ bức tường Bá Linh; trong hai thời điểm đó là tất cả những hy vọng, những cơn địa chấn của thế kỷ 20: Cách mạng Nga, cuộc chiến Tây Ban Nha, Lò Thiêu Người, những cuộc thanh trừng của Stalin và thời kỳ băng giá, những cuộc nổi dậy của một số quốc gia, và con đường khổ ải của dân chủ. "Hành Trình" có thể coi như là một tóm tắt lịch sử thế kỷ của chúng ta, bởi một người chứng trực tiếp.
Cuốn sách mỏng, bản tiếng Pháp 145 trang, nhà xuất bản Gallimard, 1996. Người viết xin được giới thiệu tóm tắt một chương, liên quan đến hai phát giác "khủng khiếp nhất" đối với tác giả, đó là về Lò Thiêu Người, và Trại Tập Trung của Stalin.

Chương sách mang tên "Con đường của những kẻ cô đơn", bắt đầu bằng những năm tháng tác giả sống tại Mỹ. Theo lời khuyên của Vitor Serge, ông là độc giả thường xuyên của tờ Partisan Review, và theo dõi một cách thích thú, bài viết hàng tháng của G. Orwell, Lá Thư London - một thứ thơ xuôi nam tính (une prose virile), được hướng dẫn bởi một ngôn ngữ chính xác, một tư tưởng rõ ràng - nhưng Orwell đã không giúp ông thoát ra khỏi ám ảnh, về một câu hỏi thiết yếu: "Đâu là bản chất đích thực của Liên Bang Xô Viết? Người ta không thể đánh giá nó, xã hội không, mà tư bản cũng không. Vậy thì, con vật quái quỉ nào đây, chúng ta phải đương đầu?" Và ông không tìm ra câu trả lời. Bây giờ, ông nhận ra, câu trả lời không một chút quan trọng. "Thực vậy, tin tưởng rằng những phán đoán đạo đức và chính trị của chúng ta tuỳ thuộc vào bản chất lịch sử của một xã hội "như thế đó", thay vì tùy thuộc những hành động của chính quyền và dân chúng, như vậy là tự biến mình thành tù nhân trong một vòng tròn bao gồm những người theo Stalin, và luôn cả những người theo Trotsky. Phải nhiều năm, tôi mới nhận ra rằng chúng ta đã bị bịp." (Đọc tới đây, tôi nghe loáng thoáng câu của "tông tông": Đừng nghe...)

Hành Trình
*
Tulayev của Serge, nguyên mẫu ngoài đời, là Sergei Kirov, trùm Đảng Bộ Leningrad. Cái chết của tay này, càng về sau càng cho thấy, đúng là do Stalin ra lệnh, đổ cho tụi phản động, rồi nhân đó, phát động Đại Thanh Trừng, Đại Khủng Bố.
Đọc những vụ na ná như thế, đầy rẫy trong lịch sử, Gấu suy ra trường hợp, Diệm bị Cách Mạng chùm cho cái nón đầu độc tù VC ở trại tù Phú Lợi, và, vin vào đó, thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, tương tự vụ VNCH pháo kích vào trường tiểu học Cai Lậy để tăng thêm căm thù, biến đau thương thành hành động làm thịt Mỹ Ngụy.
Những ông VC nằm vùng như Lữ Phương, Đào Hiếu rất tự hào khi theo Mặt Trận, nại lý do, Miền Nam bị Mỹ Ngụy dầy xéo. Nhưng giá như có người chỉ cho họ, Mẽo vô Miền Nam dầy xéo, là vì Yankee mũi tẹt nhử họ vô, để gây cuộc chiến tương tàn, nhờ vậy lấy được Miền Nam, “thống nhất đất nước” dưới cái đầu độc địa Hà Nội, thì tụi ngu này, cho dù có vỡ ngu ra, cũng chẳng đủ can đảm, dũng khí, để la toáng lên rằng, “Ta bị lừa, ta bị lừa!”, như viên y sĩ đồng quê của Kafka, hay cụ thể hơn, như DTH.

ào năm 1836, vài tháng trước khi Pushkin mất vì cuộc đấu súng, tờ báo Telescope của Nga đăng bức thư thứ nhất trong tập thư có tên là Thư Triết Học, của nhà trưởng giả và cựu sĩ quan Nga, Pyotr Chaadaev. Vài năm trước đó, những thư này, nguyên viết bằng tiếng Pháp, đã lén lút lưu truyền trong giới trí thức Nga bị Tây Phương hoá ở Moscow và St. Petersburg - một đám tinh anh mất gốc mà Peter Đại Đế đã tạo ra, trong toan tính biến nước Nga ngày một Âu Châu hơn. Sự xuất bản lá thư thứ nhất, bằng tiếng Nga, như trên, đúng là một cú sét giữa trời quanh mây tạnh, như lời của Alexander Herzen. Ông đọc nó, khi đang trong tình trạng lưu vong. Có thể nói, đây chính là bước khởi đầu của cuộc sống trí thức Nga, như độc giả sẽ thấy sau đây.

    Chaadaev tố cáo sự cô lập về văn hóa và sự tầm thường của nước Nga; ông cũng tố cáo, sự bất lực về trí thức của tầng lớp tinh anh Nga, mà chính ông là một thành viên của nó. Ông viết:

    “Hồi ức của chúng ta chỉ tới ngày hôm qua, trước hôm nay đúng một ngày, không thể hơn; chúng ta đều như thế đấy, nghĩa là đều là những kẻ xa lạ, với chính mình… Điều này là hậu quả đương nhiên của một văn hóa nhập và nhái. Không có đồ lô, chỉ có đồ ngoại, hoặc nhái đồ ngoại. Chúng ta cứ thế nuốt tất cả những tư tưởng đã được làm sẵn. Như chúng ta được biết, sự vận hành của tư tưởng để lại một dấu ấn trong trí tuệ của con người. Dấu ấn này đem sức mạnh đến cho, và tạo nên vóc dáng của, trí tuệ. Do nuốt đồ làm sẵn, cho nên chẳng có cái gọi là dấu ấn ở trí tuệ của chúng ta. Nó cũng chẳng có vóc dáng nào hết. Chúng ta giống như những trẻ không được dậy tự suy nghĩ, và khi lớn, mọi tri thức của chúng thì cứ là là ở trên mặt không dính gì tới phần hồn của chúng”.
Duyên Văn
*

"Hồi ức của chúng ta chỉ tới ngày hôm qua, trước hôm nay đúng một ngày, không thể hơn":
Câu trên, đúng là miêu tả tình trạng những ông VC nằm vùng. Ký ức, hồi ức, của mấy ông này đóng sầm lại, vào đúng ngày 30 Tháng Tư, 1975. Và sau đó, cứ lải nhải, ta không lầm đường, ta không lạc đường, ta đúng, ta đúng...

*
Có phải âu lo về một trách nhiệm như thế đó mà ông đã đề cập tới những tội ác và những điều ghê gớm, tởm lợm của Cuộc Đệ Nhị Chiến tại Trung Hoa trong Ký sự về chim lên dây thiều?

Tôi sinh năm 1949, sau cuộc chiến. Một số người nói: "Chúng tôi không có trách nhiệm về nó. Chúng tôi sinh ra sau cuộc chiến." Đây không phải là quan điểm của tôi. Bởi vì Lịch Sử là một ký ức mang tính tập thể. Chúng tôi cảm thấy trách nhiệm về thế hệ những ông bố của chúng tôi, bởi vì chúng tôi chia sẻ cái ký ức, về những gì mà những ông bố của chúng tôi đã làm. Chúng tôi trách nhiệm về những gì mà bố mình đã làm trong cuộc chiến. Chính vì lý do đó mà tôi đã viết về tất cả những điều ghê gớm tởm lợm đó. Chúng tôi phải suy nghĩ nghĩ lại về chúng, khư khư giữ chúng ở trong chúng tôi.
Murakami trả lời phỏng vấn, Minh Huy Tran thực hiện
*
Điều quái dị nhất, khi đọc mấy ông VC nằm vùng cuối đời viết “hồi ký”, thí dụ như Lạc Đường, là lương tâm của mấy ông rất thanh thản. Một thằng Ngụy như Gấu, chưa hề bắn một phát đạn nào [có đi lính đâu mà bắn!], vậy mà cũng không có được sự bằng an, mà chỉ thấy “chết trong tâm hồn”:
Liệu cái con bọ, con ruồi đó, có phần đóng góp của ta chăng?
*

Lịch sử có cách đi của nó. Cho đến bây giờ, nhiều người biết rằng nhà Nguyễn có công lớn đối với nước nhà, nhưng không hiểu tại sao và từ lúc nào, lại bị biến dạng, bị hạ thấp một cách oan sai về thang bậc giá trị lịch sử và văn hoá.
Nguồn
Từ hồi Gia Long cõng rắn!
Ông này quá dốt về lịch sử Mít, được Đảng viết!
Hay là biết, nhưng sợ đến teo chim?
*

Vụ da cam đang nóng, nóng dây chuyền tới những vụ khác, như thảm sát Mậu Thân, mà những tài liệu từ một diễn đàn trên lưới cho thấy, không phải VC mà là CH [Cộng Hoà] gây nên. Rồi ngày nào, là vụ pháo kích vô một trường học ở Cai Lậy, cũng pháo CH, không phải hoả tiễn VC.
Nếu có chăng, là độc nhất một tấm hình, chụp một ông xã trưởng bị VC chặt đầu, rồi dùng chính cái sọ dừa, dằn bản án lên bụng tử thi, trên bìa tờ Time của Mẽo ngày nào, mà độc nhất Gấu tui còn nhớ.
Ngoài ra là…  chấm hết!
Cả cuộc chiến, VC không gây một tội ác nào khác. Nếu có, là phải đợi tới sau 1975.
Chúng ta tự hỏi, liệu sau này, lịch sử sẽ phải giải thích như thế nào, về trường hợp quái dị trên đây?
Cả một dân tộc chạy ra biển cả để trốn VC, mà VC thì tốt như thế, không hề gây ra tới… “hai” tội ác.

Để giải thích trường hợp quái dị trên đây, Gấu tui đành mượn một câu, nhà văn Đức Sebald trích dẫn, trong cuốn Về Lịch Sử Tự Nhiên Của Huỷ Diệt, On The Natural History Of Destruction, của ông:
Cái mánh loại trừ là bản năng tự vệ của mọi chuyên viên
The trick of elimination is every expert’s defensive reflex.
Stanislaw Lem: Imaginary Magnitude

Nói rõ hơn, mấy ông VC rất rành về chuyện chùi mép - nghĩa là loại trừ mọi rủi ro, bị phanh phui, bị bật mí - này.
Chỉ tội ông tướng Loan, nghe nói, đã từng mời báo chí Mẽo tới chứng kiến ông xử một anh VC ngay tại trận tiền, những ngày Mậu Thân.

Độc giả Tin Văn đã biết về Sebald, qua bài tưởng niệm ông, khi ông qua đời sau một vụ đụng xe. Cuốn Lịch sử tự nhiên về huỷ diệt, cũng là do một sự ngạc nhiên quái dị liên quan tới Đồng Minh uýnh nhau với Nazi: Trong thời Đệ Nhị Chiến, 131 thành phố và đô thị là mục tiêu ăn bom của Đồng Minh, nhiều nơi biến thành bình địa. Sáu trăm ngàn thường dân bị chết, gấp đôi con số thương vong của Mẽo. Bẩy triệu rưởi thường dân Đức không còn nhà ở. Sebald ngạc nhiên tự hỏi, tại làm sao mà lịch sử lại vờ đi một sự kiện như thế, nhất là ở nơi ký ức văn hoá của chính nước Đức?

Trong những lời ca ngợi cuốn sách lạ kỳ của ông, có:
Hầu hết mấy ông nhà văn, ngay cả thứ ngon cơm, viết cái điều có thể viết... Thứ quá sá ngon cơm, nghĩa là thứ đại hảo hạng, viết cái không thể viết... Tôi nghĩ đến nữ thi sĩ Nga, Akhmatova, và nhà văn Ý gốc Do Thái, Primo Lévi. Nay có thêm W.G. Sebald.
Nữu Ước Thời Báo
Bí mật của nỗi ngạc nhiên đến phải cầm viết viết, và lên tiếng, của Sebald, là, ông tự thấy mình cổ lỗ sĩ, khi chọn cho mình thứ tiếng nói của lương tâm mà hầu như chẳng còn ai nhớ. Đó là thứ lương tâm của một người nào đó, và người này nhớ đến sự bất công, và nói thay cho những người không còn có thể nói được.
Điểm Sách Nữu Ước

Trong bài viết Không Chiến và Văn Chương, Air War and Literature, ông có giải thích về cái sự im hơi bặt tiếng, của hồi ức văn hoá Đức: Họ coi đây là một điều cấm kỵ, một vết thương, vết nhục ở trong gia đình, [a kind of taboo like a shameful family secret].

Người Việt thường tự hào về một Điện Biên Phủ trên không. Chưa thấy ai nói tới cái tủi nhục như là niềm bí ẩn trong gia đình, về con số thương vong, thí dụ như trong những ngày Mậu Thân, chỉ ở Sài Gòn không thôi, bởi những trái hoả tiễn của VC?

Biển nhớ
Hãy cho qua đi những ngày đã qua. Hãy cùng nhau nhận ra sự quan trọng “cho nhau vì nhau” của chúng ta. Hãy tiếp tục giúp đỡ lẫn nhau, trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh, không phải bằng cách quên đi sự can trường được bầy tỏ, hay nỗi bi thương mà ba bề bốn bên cùng gánh chịu, nhưng bằng cách ôm lấy tình hoà giải, và sự can đảm xây dựng một ngày mai tốt đẹp hơn cho con em chúng ta.
Clinton: Diễn văn đọc tại Hà Nội [Blog Tin Văn]

*
Người cha ôm xác con hỏi lính VNCH: Tại sao? (1)
(1) Nhân đọc bài trên talawas liên quan tới bức hình trên của Faas. Chú thích cho thấy, đây là binh sĩ VNCH.

Note: Server cho biết, bức hình trên được nhiều người, nhiều website trích dẫn nhất, của Tin Văn.
Thử tưởng tượng anh Mít nào nhìn, mà bầu nhiệt huyết chẳng sôi sục lên, thế là rơi vào cái bẫy của cú ngụy tạo "đầu độc tù Phú Lợi"!
Than ôi, ba triệu người chết vì những cú Lê Văn Tám như vậy đó.
*
V/v đầu độc tù Phú Lợi.
Theo như Gấu được biết, diễn tiến của nó, là, Diệm thu gom đám VC nằm vùng, không chịu ra Bắc tập kết, nhốt vô trại tù Phú Lợi. Sau đó có tin tù bị Diệm cho người đầu độc, và MTGP được thành lập, nhằm đối phó với Mỹ Nguỵ.
Giả như Diệm, thay vì đưa vô nhà nghỉ mát Phú Lợi, rồi...  đầu độc, cứ tóm được anh nào làm thịt anh đó, như Nam Hàn, liệu Miền Nam có thoát cú giải phóng?
*
Sau đây là một số sự kiện liên quan tới vụ làm thịt VC Bắc Hàn nằm vùng tại Nam Hàn.
AP IMPACT: Thousands Killed in 1950 by US's Korean Ally

Đỗ Kh.
Chuyện nhỏ của chiến tranh Triều Tiên

Trần Hùng Nghĩa v/v bài của Đỗ Kh. 

Tác giả Đỗ Kh. đã có một bài viết (phần chính là trích dịch) chứa nhiều thông tin về những cuộc tàn sát phi lý trong cuộc chiến tranh tại Hàn Quốc, mà cũng có thể xảy ra trong nhiều cuộc chiến tranh khác trên thế giới. Đó là những tội ác không thể không lên án. Một thiện chí đáng khen.
Tuy nhiên, bài viết của ông, tiếc thay, lại không nhắc đến một vài chi tiết quan trọng, có ghi rõ ràng trong bài báo ông trích dẫn. Thí dụ:
“… và những kẻ xâm lăng (tức quân đội Bắc Hàn, THN), về phần họ, đã tiến hành những cuộc xử tử các phần tử hữu khuynh.” Hay, “Những cuộc tàn sát trả thù của Bắc Hàn tiếp theo đó tại Daejeon.”
Và nhất là bài viết của ông đã không nhắc đến một đoạn quan trọng trong bài báo trích dẫn. Chi tiết này, theo tôi, đã thể hiện tính công khai, chính thức thừa nhận lỗi lầm của người cầm đầu một chính phủ, dù chỉ là kế thừa. Đó là vào tháng Giêng rồi, cựu Tổng thống Roh Moo-hyun của Nam Hàn “đã chính thức xin lỗi dân chúng về hơn 870 cái chết được xác nhận tại Ulsan, gọi đó là ‘những hành động bất hợp pháp mà chính quyền thời đó đã phạm phải.’” Không có phần này, nhưng bài viết của ông lại có đề cập (không thiện ý) đến ngân quỹ sắp thiếu hụt của Ủy ban Sự thật và Hoà giải (cũng do chính Chính phủ Nam Hàn cung cấp).
Thiết nghĩ, một bài viết mang tính cân bằng, không định kiến, cần phải có đầy đủ những thông tin trung thực cho cả hai mặt của vấn đề. Nhất là khi bài viết lại trích dẫn từ một hay vài nguồn, hay bài báo, khác. Một khi bài viết chỉ có những chi tiết được lọc lựa theo quan điểm chính trị, nó chỉ có giá trị rất giới hạn của một quan điểm cá nhân, dĩ nhiên thiên kiến, của tác giả. Thậm chí thiên kiến có thể làm mất hết giá trị của một bài viết mang tính thông tin.
Hy vọng sẽ được đọc thêm những bài viết “khai quật” lịch sử hữu ích của tác giả Đỗ Kh. Mong ông sẽ tiếp tục có những tường trình, đầy đủ và cân bằng, về những cuộc thảm sát chưa được điều tra kỹ càng, không chỉ vào thời chiến tranh, mà còn vào thời bình; không chỉ với vài trăm ngàn nhân mạng mà con số có thể lên tới vài chục triệu, đã xảy ra tại Liên Xô và Trung Quốc.