*

Tạp Ghi
DTL vs GNV


















DTL vs ST

DTL vs ST

*

*

Báo Văn số 79

DTL vs ST

Đọc bài viết của Du Tử Lê về nhà thơ Tô Thùy Yên, thật khó mà xếp TTY vào 1 trong những tiếng thơ lớn của 20 năm văn chương Miền Nam.
Bởi vì những bài thơ xác định thời của ông, thì bị DTL bỏ đi.

Thí dụ, chỉ hai bài, ai cũng biết, là Chiều Trên Phá Tam Giang, và Ta Về, một trước 1975, và một, sau.
Có vẻ như DTL quên hẳn cuộc chiến vừa rồi! (1)

(1) Sorry, DTL có nhắc tới mấy bài thơ hành quân của TTY, nhưng đây không phải là trọng điểm của bài viết của anh. NQT

TTY, 1 giọng thơ lớn của Miền Nam, đúng, vì, đúng như Brodsky phán, thơ của TTY, tuổi nào ra tuổi đó: Phải có cái tâm linh ‘siêu hình, hiu quạnh lớn, hư vô lớn’, thì mới chuyên chở nó vào những bài thơ lính [TTT có thể ‘tự hào’, chưa từng bắn 1 phát súng, nhưng TTY, không!]

Lính chiến, thứ thực như ông, sau khi đi tù VC về, vẫn thản nhiên bàn chuyện giải oan cho cuộc chiến, thế mới ghê, thế mới lớn, chứ chẳng lẽ lớn, vì mấy bài thơ được DTL trích dẫn, rồi lớn giọng lèm bèm về kỹ thuật làm thơ ư?

"Thiên tài của một thời điểm, kinh nghiệm, nơi chốn đặc biệt". Nadine Gordimer thổi Kis, [dưới đây ]cũng có thể áp dụng cho TTY, hay TTT...

Đây cũng là cái nhìn của Quỳnh Giao, cô học trò của TTT, về thơ TTT:

“Thơ Thanh Tâm Tuyền phải được đặt trong vị trí 'di cư' và 'chiến tranh' của một thành phố mở ra thế giới bên ngoài là Sài Gòn. Không có hoàn cảnh hay khung cảnh ấy, người ta khó cảm hay yêu thơ của ông.” (1)

(1)
Ngày 22 tháng 3 năm nay, 2010, là đúng 5 năm nhà thơ từ giã chúng ta. Trong những nhận xét về thơ của ông, có của Quỳnh Giao, theo người viết, thật độc đáo:
“Thơ Thanh Tâm Tuyền phải được đặt trong vị trí 'di cư' và 'chiến tranh' của một thành phố mở ra thế giới bên ngoài là Sài Gòn. Không có hoàn cảnh hay khung cảnh ấy, người ta khó cảm hay yêu thơ của ông.”
Năm năm đã qua, liệu đã đến lúc chúng ta giải phóng nhà thơ ra khỏi thời của ông, như cách nhìn của Steiner về nhà văn và thời của người đó, rằng, tất cả văn chương lớn thì giầu có hơn, và vượt ra ngoài vòng ôm của một thời, that all literature is richer than any single subsequent time could possibly appreciate in full.
Đây cũng là ý của Bakhtin, khi ông trả lời một tờ báo Nga về tương lai của môn nghiên cứu văn học Nga: “Tác giả và những người đồng thời với họ nhìn, công nhận, và đánh giá, chủ yếu về điều gần gụi với những ngày của chính họ. Tác giả bị cầm tù bởi thời của anh ta, bởi sự hiện diện của chính anh ta. Thời tiếp thời và những thời kế tiếp nhau như thế sẽ giải phóng anh ta ra khỏi sự cầm tù, và giới học giả được vời tới để tham sự vào sự giải phóng này” (1)
(1) Reading George Steiner, [Đọc Steine], Nathan A. Scott, Jr. and Ronald A. Sharp biên tập, The Johns Hopkins University Press.

Sở dĩ Gấu này phải đợi 5 năm nhà thơ ra đi, là để được hân hạnh tham dự vào cái công cuộc giải phóng nhà thơ ra khỏi câu phán tuyệt vời trên, nó đóng chặt nhà thơ vào thời của ông, và sự hiện diện của chính ông!
*
Tại sao đám Bắc Kít, thí dụ, Sến cô nương, [và TTT, tất nhiên], mê Dos; hay nói rộng ra, mê văn học Nga?

Câu trả lời đúng nhất, chắc là của Steiner, qua Joseph Macé-Scaron, tay viết bài éditorial cho số về Dos, trên Le Magazine Littéraire:

Tại Nga, nhà văn, chỉ nhà văn, là một nhà nước đổi chiều, un “État alternatif”. Trong một trò chơi phức tạp và tàn nhẫn chẳng thay đổi chi kể từ thế kỷ 18, những nhà văn lớn lao Nga, trước khi trở thành tài sản quốc gia, luôn luôn bị Điện Cẩm Linh truy đuổi, tàn sát.

Steiner, trong tuyển tập những bài viết cho tờ Người Nữu Ước, cho rằng, tất cả văn chương Nga, [ngoại trừ những bản văn lễ bái, tất nhiên!] thì, phải có tính chính trị như là nền tảng của nó, bởi vì, chỉ có nó, là cái thứ hành động chống lại sự vô trật tự được an bài.

Chỉ có nó dám nói không với nhà nước, thứ nhà nước băng hoại.
Đây cũng là quan điểm của Brodsky, khi ông cho rằng chính trị mới là đỉnh cao của văn học.
Mỹ là mẹ của đạo hạnh.
Viết văn càng bảnh bao nhiêu thì cái tâm càng sáng theo bấy nhiêu!

Rất "nhân hậu, và cảm động", là vậy.

Hà, hà!
[Tks U. NQT]

*
(1)

It is a routine observation-the Russians are the first to offer it-that all of Russian literature (with the obvious exception of liturgical texts) is essentially political. It is produced and published, so far as it can be, in the teeth of ubiquitous censorship. One can scarcely count a year in which Russian poets, novelists, or dramatists have worked in anything approaching normal, let alone positive, conditions of intellectual freedom. A Russian masterpiece exists in spite of the regime. It enacts a subversion, an ironic circumlocution, a direct challenge to or ambiguous compromise with the prevailing apparatus of oppression, be it czarist and Orthodox ecclesiastical or Leninist-Stalinist. As the Russian phrase has it, the great writer is "the alternative state." His books are the principal, at many points the only, act of political opposition. In an intricate cat-and-mouse game that has remained virtually unchanged since the eighteenth century, the Kremlin allows the creation, and even the diffusion, of literary works whose fundamentally rebellious character it clearly realizes. With the passage of generations, such works-Pushkin's, Turgenev's, Chekhov's-become national classics: they are safety valves releasing into the domain of the imaginary some of those enormous pressures for reform, for responsible political change, which reality will not allow. The hounding of individual writers, their incarceration, their banishment, is part of the bargain.
Steiner: Under Eastern Eyes
*

Trong bài viết Thời giết người, Killing Time, về cuốn 1984 của Orwell, cho tờ Người Nữu Ước, Steiner cho biết, cuốn sách còn một cái tít nữa, là The Last Man in Europe, Người cuối cùng ở Âu Châu, nhưng sau cùng, tác giả và nhà xb, còn là bạn thân của Orwell, đã chọn cái tít 1984. Bản thảo cuốn sách được hoàn tất tháng 11 năm 1948, và Orwell đã giản dị đảo ngược 48 thành 84.
“Nó là một cuốn sách mà tôi không tính đánh bạc với nó trên phạm vi lớn” [It isn’t a book that I would gamble on for a big scale], ông viết thư cho nhà xb vào Tháng Chạp 1948.
Thành công của cuốn sách vượt quá sự tưởng tượng của mọi người, như chúng ta đều biết. Nhưng nhận định của Steiner về nó, mới thật là tuyệt cú mèo: Bằng cách gọi như thế, Orwell đã xén thời gian, lấy một mẩu cho riêng ông (1). Và như thế, theo Steiner, 1984 bảnh không thua gì K mẫu tự của Kafka: Kafka nhận xét, vào năm 1914: "Tôi nhận thấy mẫu tự (letter) K tởm lợm, hầu như phát mửa; tuy nhiên tôi viết nó ra, nó phải có một đặc trưng của tôi." Trong bảng mẫu tự cảm tính và tri giác của nhân loại, chữ cái K vĩnh viễn thuộc về, chỉ một người.

Ui chao, nếu nhìn như vậy, thì cuốn Bếp Lửa có lẽ còn một cái tít thật bảnh cho nó là: 1954!
Và như thế câu phán của Quỳnh Giao lại quá quá thần sầu!

Nguồn

*

Lớn là lớn như thế chứ!
Còn bài Trường Sa Hành, thì VC, sau cú Thiên Triều chiếm mẹ hòn đảo, bèn khen um lên, vờ cái chuyện đã từng bỏ tù TTY.
Ai khen?

Đọc trên blog Nguyên Đầu Bạc, người sành điệu, chịu chơi, thì biết!

*
*
*

Tô Thùy Yên tên thật là Đinh Thành Tiên sinh năm 1938 tại Gò Vấp, Gia Định,  học qua Petrus Ký và Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, cấp bậc Thiếu Tá trong quân đội Miền Nam trước 1975. Sau 1975 ông đã bị giam giữ cải tạo hơn mười năm. Hiện ông sống tại Houston (Mỹ).
Tô Thùy Yên, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, cùng với các họa sĩ Duy Thanh, Ngọc Dũng, là những người nòng cốt của nhóm Sáng Tạo. Một nhóm sáng tác đã từng được biết đến với phong trào khai sinh "Thơ Tự Do" trên văn đàn Miền Nam vào thập niên 1960. Cả hai tập thơ Tuyển Tập Thơ Thùy Yên (1995) và Thắp Tạ (2004) đều được xuất bản ở Mỹ sau khi ông đến định cư ở quốc gia này vào năm 1993.
Bài thơ Trường Sa hành Tô Thùy Yên viết tháng 3/1974, chắc là sau một chuyến hành quân công vụ của ông ra vùng đảo này. Xin nhớ là, hai tháng trước thời điểm bài thơ ra đời, Trung Quốc đã cho quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa (19/1/1974). Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa khi đó đã điều quân đội ra đánh trả. Máu binh lính Việt Nam đã đổ xuống trên vùng biển vùng đảo của tổ quốc để quyết giữ trọn vẹn giang sơn bờ cõi Việt Nam.

Trường Sa hành

Toujours il y eut cette clameur
toujours il y eut cette fureur... (1)
                                      Saint-John Perse: Exil

Trường Sa! Trường Sa! Đảo chếnh choáng!
Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề.
Lính thú mươi người lạ sóng nước,
Đêm nằm còn tưởng đảo trôi đi.

Mùa đông bắc, gió miên man thổi
Khiến cả lòng ta cũng rách tưa
Ta hỏi han, hề, Hiu Quạnh Lớn
Mà Hiu Quạnh Lớn vẫn làm ngơ.

Đảo hoang, vắng cả hồn ma quỷ,
Thảo mộc thời nguyên thủy lạ tên
Mỗi ngày mỗi đắp xanh rờn lạnh
Lên xác thân người mãi đứng yên.

Bốn trăm hải lý nhớ không tới
Ta khóc cười như tự bạo hành
Dập giận, vác khòm lưng nhẫn nhục,
Đường thân thế lỡ, cố đi nhanh.

Sóng thiên cổ khóc, biển tang chế.
Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi?
Tiếc ta chẳng được bao nhiêu lệ
Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời.

Mùa gió xoay chiều, gió khốc liệt,
Bãi Đông lở mất, bãi Tây bồi.
Đám cây bật gốc chờ tan xác
Có hối ra đời chẳng chọn nơi?

Trong làn nước vịnh xanh lơ mộng
Những cụm rong óng ả bập bềnh
Như những tầng buồn lay động mãi
Dưới hồn ta tịch mịch long lanh.

Mặt trời chiều rã rưng rưng biển
Vầng khói chim đen thảng thốt quần,
Kinh động đất trời như cháy đảo...
Ta nghe chừng phỏng khắp châu thân.

Ta ngồi bên đống lửa man rợ,
Hong tóc râu, chờ chín miếng mồi,
Nghe cây dừa ngất gió trùng điệp
Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi.

Chú em hãy hát, hát thật lớn
Những điệu vui, bất kể điệu nào
Cho ấm bữa cơm chiều viễn xứ
Cho mái đầu ta chớ cúi sâu.

Ai hét trong lòng ta mỗi lúc
Như người bị bức tử canh khuya
Xé toang từng mảng đời tê điếng
Mà gửi cùng mây, đỏ thảm thê.

Ta nói với từng tinh tú một
Hằng đêm tất cả chuyện trong lòng
Bãi lân tinh thức, âm u sáng
Ta thấy đầu ta cũng sáng trưng.

Đất liền, ta gọi, nghe ta không?
Đập hoảng Vô Biên, tín hiệu trùng.
Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc.
Con chim động giấc gào cô đơn.

Ngày. Ngày trắng chói chang như giũa.
Ánh sáng vang lừng điệu múa điên.
Mái tóc sầu nung từng sợi đỏ
Kêu giòn như tiếng nứt hoa niên.

Ôi! Lũ cây gầy ven bãi sụp,
Rễ bung còn gượng cuộc tồn sinh,
Gắng tươi cho đến ngày trôi ngã
Hay đến ngày bờ tái tạo xanh.

San hô mọc tủa thêm cành nhánh
Những nỗi niềm kia cũng mãn khai
Thời gian kết đá mốc u tịch
Ta lấy làm bia tưởng niệm Người.
3. 1974
(Tạp chí Văn, Sài Gòn)
[Blog Phạm Xuân Nguyên]

(1)
 Luôn luôn tiếng la ó đó
Luôn luôn, cơn giận dữ đó

Saint-John Perse: Lưu Vong

When Saint-John Perse named one of his poems Exile, Blanchot says, "he named the poetic condition as well... The poem is exile and the poet who belongs to it belongs to the dissatisfaction of exile. He is always lost to himself, [hors de lui-même], outside, far from home [hors de son lieu natal]; he belongs to the foreign, the outside which knows no intimacy or limit, and to the separation which Holderlin names when in his madness he sees rythm's infinite space.
Khi Saint-John Perse đặt tên một trong những bài thơ của ông, là Lưu Vong, Blanchot giải thích, đó là ông còn đặt tên cho số phận thơ… Thơ là lưu vong và thi sĩ thuộc về sự bất bình lưu vong. Anh ta luôn luôn ở ngoài anh ta, ở ngoài nơi sinh, thuộc cõi lạ, cõi ngoài, một cõi không thân quen hay giới hạn, thuộc về sự chia lìa, phân ly, Hiu Quạnh Lớn như là Holderlin gọi, khi, trong cơn điên, nhà thơ nhìn thấy cõi vô cùng của nhịp điệu.
[Cái note này, thấy trong hồ sơ cũ, chỉ có vậy… Gõ Google, ra trang này]
Có vẻ như những dòng trên, viết về Thơ Ở Cõi Ngoài, Xứ Xở Của Kẻ Lang Thang Thi Sĩ, Đêm Khác, Other Night, là, để 'giải thích' bài thơ của TTY?

Nhưng, liệu ông có tiên tri ra được nỗi tù đầy, và lưu vong sau đó, khi đứng trước cơn la hét, giận dữ của biển, và chắc hẳn, còn là của ông?

Ghi chú trong ngày

DTL vs GNV

DTL vs ST

Cái trò ‘thấy trên mạng’, ‘quang phổ’, spectrum này, nếu có ai để ý, và làm 1 cú kết toán, và từ đó, suy ra, thì qua đó, là cả 1 cuộc chiến bửn thỉu giữa đám Bắc Kít, nào là Bắc Kít vô Miền Nam trước 1954, với sau 1954, rồi tới sau 1975, ở trong và ngoài nước.
Xin đan cử vài trường hợp minh họa:

Khi GNV về trong nước, và được Thầy Hiến trao cho bản tuyên ngôn ‘tớ xin lỗi’, tức bài viết “miễn cho xong 1 show”, vì “lỡ” đã nhận tiền của Mẽo qua chương trình WJC, 1 ông nhà văn Bắc Kít hải ngoại, gốc di cư 1954, thấy Thầy Hiến ca mình tới chỉ quá, bèn chớp liền, khoe um lên, nhưng đi 1 đường thanh minh, tôi không được cái hân hạnh quen biết, hay gặp gỡ gì tên VC này, mà tôi đọc thấy trên mạng bài viết ông ta thổi tôi.
Ở đâu?
Việt Báo online!
Bài đó GNV đưa lên mạng, trên trang TV, và đồng thời cho đăng trên VB. Ông này, Bắc Kít di cư, đếch ưa thằng cha GNV, cũng Bắc Kít di cư, tao đéo thèm nhắc đến mày, tao đéo thèm cám ơn mày, được không?

Trường hợp SCN, cũng thế. Thấy trên mạng, bài của GNV, viết về thi sĩ bạn của Gấu, là Joseph Huỳnh Văn, ở trên Việt Báo, thay vì thấy ở trên TV!
Đám khốn kiếp tinh anh Miền Nam bỏ chạy bợ đít VC, ở Paris này, cũng Bắc Kít di cư, sau khi ăn cướp Miền Nam xong, Bắc Bộ Phủ đếch cho về, đám này thù Bắc Kít Di Cư Chống Cộng Điên Cuồng khủng khiếp, chúng là tác giả của những cái từ thật khốn nạn, cờ ba que, thí dụ, chúng làm sao ưa nổi 1 ông thi sĩ DTL, cũng Bắc Kít di cư, có nợ máu với nhân dân, như chính “bạn ta” thú nhận, đã từng bị VC nằm vùng hăm làm thịt, những ngày hỗn quân hỗn quan trước 30 Tháng Tư, may chạy thoát ra hải ngoại, không 1 ngày cải tạo, và đã từng hối cải, về trong nước xin yết kiến đao phủ thủ HPNT, kết thân với thi sĩ Bắc Kít Bộ Đội Cụ Hồ, NTT… thế là chúng đành chờ bài viết nhảm nhí về ST của DTL đăng trên blog NTT, đến lúc đó, chúng mới ‘thấy trên mạng’!

Còn mi, thì sao?
Thằng khốn này “khoanh vùng” còn dã man hơn cả Nhà Nước và Đảng Ta!

*

NHÀ VĂN – NHỮNG SỨ GIẢ KHÔNG BIÊN GIỚI

Posted on 26.06.2010 by nhathonguyentrongtao

NGUYỄN TRỌNG TẠO

Trái sang: Tô Nhuận Vĩ, Kevin Bowen, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Bá Chung, Trần Đăng Khoa

Blog NTT

Note: Không biên giới mà đếch thấy GNV Ngụy

*

Note: Đếch thấy bạn ta đang vấn an đao phủ thủ đâu cả! (1)
Blog HHT

(1)

Nguyễn Trọng Tạo: Tôi đọc thơ Du Tử Lê từ trước 1975 do tình cờ có được những tờ báo Sài Gòn in thơ anh, rồi sau là đọc tập thơ anh được giải thưởng. Nhưng mãi đến năm 1993 tôi mới gặp anh (cùng đi với 2 người phụ nữ gốc Huế). Anh từ Mỹ về Huế tìm tôi và Hoàng Phủ Ngọc Tường. Anh nói rằng, định tìm lần trước nhưng ngại, nay liều gõ cửa. Anh đến nhà tôi, và như đã quen từ lâu lắm. Các nhà thơ với nhau vẫn thế. Tôi bày tiệc rượu đón anh, mời cả Hoàng Phủ Ngọc Tường đến. Chúng tôi ngồi với nhau đến khuya mới tiễn khách về bằng xe máy. Anh Tường chở Du Tử Lê, tôi chở 2 cô gái Huế bạn anh. Đến ngã tư cầu Tràng Tiền thì bị công an huýt còi. Nhận ra tôi, một anh công an nhắc vui: Lần sau anh Tạo chỉ nên chở 1 o thôi kẻo xe quá tải cháy máy đó.
Sau đó tôi chuyển ra Hà Nội. Nhiều lần về nước Du Tử Lê thường gọi cho tôi, rồi chúng tôi gặp nhau khi ở nhà tôi, khi ở khách sạn anh ở. Và tôi rất vui khi vẽ bìa “Du Tử Lê Thơ Tình” cho anh. Vợ anh bảo, đó là cái bìa thích nhất trong 40 bìa sách của anh Lê. Tiếc là cuốn sách đó phát hành ở Việt Nam không được suôn sẻ.
Blog DTL

Anh từ Mỹ về Huế tìm tôi và Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Quái thật! Đọc câu này, Gấu lại nhớ đến Bố Già, lần gặp tên Đường Thổ, từ chối làm business ma tuý, và ông con cả sủa bậy một câu, tiền nhiều lắm đấy; khách vừa ra, là ông bố mắng thằng con, [mắng sao nhỉ?], và ra lệnh cho tên sát thủ số 1 tìm đường lặn vô Ngũ Đại Gia nằm vùng.
Cả cuốn truyện mở ra từ chi tiết này.

Biết đâu đấy, cái cú "thi sĩ của chúng ta" đi gặp đại sát thủ có khi lại hàn gắn được vết thương Mậu Thân!
Mong lắm thay!

Mong cái con khỉ!
Chán quá, thì có!
Chán cả hai thằng!
Thằng đi gặp, và thằng kể lại cái cú “nhà thơ của chúng ta” xin yết kiến đại sát thủ!


Sự thực, như đã trình bày ở trên, sự có mặt của tạp chí Sáng Tạo, một dấu mốc quan trọng của 20 năm văn học miền Nam, chỉ là một tình cờ. Như bất cứ một tình cờ nào khác trong dòng sống.
Sự thực, chẳng có một ông Mai Thảo / Nguyễn Đăng Quý nào được CIA tuyển dụng. chọn trước. “Cài, cấy.” Sự thực, cũng chẳng có một ông Duy Thanh nào vì tế nhị phải “chối từ” thân thế.
Sự thực, đôi khi đơn giản tới mức độ gây “buồn lòng” cho những người thích thêu dệt, với óc trinh thám, tiểu thuyết.
Sự thực chỉ là: Nếu không có người mẫu Trúc Liên, không có “Thiếu nữ từ tranh bước ra” thì, chưa chắc đã có Graham Tuckers. Mà, không Graham Tuckers, phải hiểu, đồng nghĩa với việc không có Sáng Tạo!

Nguồn DTL.com

Ông bạn thi sỡi Du Tử Lê này, thú thực, đúng thứ ngây thơ cụ. Cái chuyện Xịa tài trợ làm tờ Sáng Tạo, thì rõ như ban ngày, nhưng những ông như Duy Thanh, Thanh Tâm Tuyền, và có thể cả Mai Thảo, khi ngửa tay nhận tiền, cũng không hề biết đó là tiền của Xịa.
Đây là trường hợp đã xẩy ra cho rất nhiều tờ báo rất uy tín, với không biết bao nhiêu là nhà văn nhà thơ Tây Phương, toàn những thứ hách xì xằng, cộng tác, không ai biết, tờ báo do Xịa chi tiền!
Người phịa ra mặt trận chống tư bản, chống phát xít trước, hướng về cái nôi Cách Mạng là Điện Cẩm Linh, là Ilya Ehrenburg.  Trên TV có giới thiệu.
Koestler, nhân đó, mới đề nghị Mẽo mở ra Mặt Trận Bảo Vệ Văn Hóa Tự Do, nhưng sau ông cũng bị Mẽo đá đít. Vụ này lý thú lắm, để thủng thẳng, Gấu trình bày tài liệu, dẫn chứng..  sau!

Tờ HL cũng có đóng góp của Xịa đấy, và của cả VC nữa, đấy. Còn KT đó, thử hỏi anh ta thì biết! Hỏi NT, hay NMG, cũng được. Vụ này, GNV nghe qua NMG, hình như cũng đã lèm bèm trên TV rồi. NTV hỏi lại KT, xừ luỷ xác nhận có. Tờ TC cũng được đưa đề nghị, nhưng một tay trong tòa soạn, [không phải NTV mà là TDT], từ chối, không nhận. Tiền VC tài trợ HL, là danh sách độc giả dài hạn, do đám bỏ chạy bợ đít VC đóng góp.

Người "sáng tạo" ra cái ý nghĩ dùng tiền Xịa nuôi báo văn nghệ, không hề đòi hỏi, mi phải chống Cộng, chỉ cần viết thứ văn chương ra văn chương [thế là chống Cộng rồi] là me xừ Koestler.
Đây nè, ông ta đang nói chuyện bữa khánh thành cái cơ quan, mà sau này, chi tiền luôn cho cả VP làm bộ VHMN, lẽ dĩ nhiên là dưới 1 cái ô dù khác, nhưng vẫn là đô la Mẽo!

Ngay cả quỹ WJC gì gì đó, chi tiền cho VC viết văn hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng bộ mặt lưu vong Mít, theo 1 nghĩa nào đó, là cũng tiền Xịa, nếu chúng ta hiểu đúng đắn ý tưởng của Koestler, khi đề nghị Mẽo mở ra cái gọi là Hội Nghị vì Tự Do Văn Hoá.
Czeslaw Milosz, thi sĩ, Nobel văn chương, cũng rất rành vụ này. Ông đã từng bốc phét, dư sức viết cả 1 cuốn sách về đề tài này, nhưng đếch thèm viết. Trên TV cũng có nhắc tới, để thủng thẳng, tìm coi nó ở đâu!

*

Cái vụ ra đời của HL cũng ly kỳ và ‘cần thiết’ y chang cái vụ Koestler đẻ ra Hội nghị Văn hóa Tự Do [1950]. Số là, lúc đó, Đảng ta quá cần 1 tờ báo của phe ta, ở hải ngoại, mà phải 1 tên Ngụy, thứ thiệt, làm chủ thì mới ăn khách. Vớ được ngay ông KT, còn gì bằng, lính Ngụy thứ thiệt, ba gai ba ghiếc chẳng sợ thằng nào hết. Thế là Đảng ra lệnh cho Vịt Kìu iêu nước giúp nó 1 tay, tao ra mặt không tiện! Nhưng, Xịa cũng có ý nghĩ đó, mạt cưa mướp đắng gặp nhau là vậy. Thế là cũng vẫy vẫy KT, đến đây tao chi cho tí tiền.

Khổ 1 nỗi, Đảng không khứng chuyện bắt cá hai tay như vậy. Và anh Xịa thì cũng không tin KT làm nên trò trống gì [dân lính tráng i tờ rít biết gì về văn chương, mấy anh Xịa chắc nghĩ thế], thế là bèn cho 1 tên agent qua VN thăm thú tình hình, coi tờ HL có về được trong nước hay không. Bị ngay VC tóm, chụp hình hồ sơ tài liệu, rồi thả. Đến khi NT về gặp ông em lo xb Đất Tầu Đất Ta, bị anh cớm VC tóm, đưa cho coi hồ sơ nhận tiền Xịa, và ra lệnh, đừng có về nữa, không, tao bắt luôn, chứ không đá đít ra khỏi cửa khẩu như Thầy Cuốc.
NT đâu có dám về nữa!
Hà, hà!
*

Note: Bài viết của DTL, mới thấy đăng lại trên Blog NTT, và chỉ đến khi đăng ở 1 blog trong nước, như thế, đám bợ đít VC ở Paris, [VC đếch cho về!], mới post lại ["Thấy trên mạng", trước đó chúng không thấy] trên báo của chúng.
Tởm đến như thế.
Chúng không dám để nguồn DTL.com, rồi còn thêm mấy câu cò mồi:

Bài này cho biết về sự ra đời của "Sáng Tạo". Một mốc quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam nói chung, bất kể việc "tuỳ viên văn hoá Mỹ" Graham Tuckers - người tài trợ 400 đôla (3000 $ giá trị hiện nay) mỗi tháng cho Mai Thảo để làm báo Sáng Tạo - có mục đích gì.

Một tên cớm thì lúc nào cũng hành xử như cớm.
Chúng đâu cần phải chờ đợi như thế?
Ngay khi dtl.com post là TV đã đi 1 đường bình loạn rồi, và liên kết với cú ra đời của Người Mỹ Trầm Lặng, rồi tới Hội Nghị Văn Hóa Tự Do, để cho thấy đây là tiền của Xịa.

Bất kể.. có mục đích gì, cái con khỉ!
*

GNV cũng không tin là, Mai Thảo, khi nhận tiền của me -xừ Tuckers, biết, tiền của Xịa!

Bởi vì ngay Koestler, khi nhận tiền của Mẽo dựng lên cái gọi là Hội nghị vì Tự do văn hóa, cũng không biết, đó là tiền của Xịa, như trong cuốn tiểu sử K, của Michael Scammell, cho biết.
K nghĩ tiền của Bộ Ngoại Giao hay [Chương Trình] Marshall Fund. Và theo ông, không đủ chi xài, vì vậy, ông kêu gọi những nhà văn góp vốn thêm!

Làm gì có chuyện MT là nhân viên của Xịa, chuyện "cài cấy", và, sự thực cũng đâu có đơn giản như DTL ngây thơ viết.
Sự thực, là, tiền của Mẽo, và Mẽo ở đây, là Xịa!

Tuy nhiên, đọc những 'phát giác' của DTL, thì chúng ta lại nhớ tới Graham Greene: Ông nhà văn này cũng gặp một tay “Tuckers” tương tự, trên chuyến đi từ Bến Tre về Sài Gòn, trên chiếc du thuyền của Hùm Xám Bến Tre, Le Roy, và tay này kể cho ông nghe, về mission của hắn ta, tìm 1 tay Mít, thuộc lực lượng thứ ba, để đưa… tiền, làm…  chiến tranh, không phải làm báo như MT!

DTL vs GNV

Hội Nghị Tự Do Văn Hoá, The Congress for Cultural Freedom, do Koestler thành lập, được tờ L’Observateur của Tây gọi là KKK: Koestler’s Kultur Kongress. Và ông cũng được CIA tuyển mộ, và ăn lương hàng tháng, on the payroll of the CIA, như… MT, đối với đám VC quốc tế!

Thanh Xuân

*

Gấu có lần ngồi ăn phở với đấng bạn quí NXH tại Tiểu Sài Gòn.
Khi đó bạn quí dọn lên San Jose rồi, nghe tin Gấu qua, bèn xuống thăm, hoặc, nhân xuống thăm Tiểu Sài Gòn, nghe Gấu qua, bèn gặp.
Cùng lèm bèm về thơ DTL.
Gấu có phán: Bạn DTL có rất nhiều đòn.
Nếu ra đòn, ‘anh yêu em’ không ăn, thì đánh vào "người chị, người mẹ, cô em gái, hay bậc nữ thánh, nữ bồ tát chuyên cứu vớt kể lầm lạc", ở nơi người phụ nữ, là thế nào cũng gục!
Bạn quí phì cười, gật gù: Đúng, đúng quá!