*








Ghi chú trong ngày


Công nhân bây giờ không còn là giai cấp lãnh đạo cách mạng.
TDBC

Anh hề VC nằm vùng này có bao giờ tự hỏi, có khi nào công nhân là giai cấp lãnh đạo?

Đọc những dòng anh ta viết về chế độ VNCH mới cực nhảm:

Những người tự nhận là “quốc gia”, trước đây thuộc Việt Nam Cộng Hòa và những người chống cộng triệt để tin rằng chỉ có lật đổ chế độ cộng sản hoặc xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản mới có thể xây dựng lại đất nước. Họ cho rằng chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam trước 1975 mới là chế độ dân chủ tự do, hơn hẳn chế độ hiện nay và mơ ước “bao giờ cho đến ngày xưa”. Tuy nhiên họ chưa có cách nào hữu hiệu để lật đổ chế độ cộng sản và Việt Nam Cộng Hòa chỉ là một chế độ dân chủ phôi thai, còn rất nhiều khiếm khuyết và sự bất tài, yếu kém của những người lãnh đạo chính là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến sự thua trận và tan rã của Việt Nam Cộng Hòa.

Có ai mơ mộng chuyện “bao giờ cho đến ngày xưa” đâu, nhưng anh hề này cũng phải nhận ra 1 điều VNCH là chế độ bảnh nhất, của nước Mít. Đây là 1 sự thực lịch sử.
Dân Mít mong, giá mà có 1 chế độ VC như nó, bây giờ, thì đỡ khổ, chứ đâu có phải là chuyện “bao giờ cho đến ngày xưa”?
Chẳng thế mà 1 tên VC chính hiệu, Đông A, B mà cũng còn nhận ra “sự thực lịch sử”, chế độ ta khốn kiếp hơn chế độ Ngụy.
Không lẽ tên VC này cũng mơ “bao giờ cho đến ngày xưa”?

Dân Mít thực sự không cần một đảng phái, mà chỉ cần 1 người. Một người như “the Lady”, một người như Solzhenitsyn, một người như Liu Xiaobo, như Mandela, thí dụ. Dân Mít quá sợ Đảng, Phong Trào rồi, vì chúng, thằng nào cũng khôn, nhất là lũ Bắc Kít, có thằng nào chịu thằng nào đâu?
Đầu óc như thế mà cũng viết mới lách.
Lúc nào cũng nghĩ Ngụy là Kít, Cách Mạng là số 1, thì làm sao khá được?
NQT

Tuy nhiên họ chưa có cách nào hữu hiệu để lật đổ chế độ cộng sản….

VNCH có khi nào có ý nghĩ...  lật đổ chế độ cộng sản?
Nó có.... Bắc Tiến bao giờ đâu?
Cái sự thua trận tan rã của VNCH thì có rất nhiều lý do, và có thể nói, nó phải như thế, để lòi ra cái lũ VC như hiện nay, cũng nên!

*

Đây cũng là 1 con đường, mà đám khốn kiếp VC nằm vùng đã từng vọng tưởng:

Trách nhiệm của HPNT, trong vụ Mậu Thân Huế, là: Ông không trực tiếp giết người, nhưng xúi người ta làm thịt người. Một cách nào đó, trường hợp của ông tương tự như của Heidegger.
Chính cái không khí Huế, trước đó, cái khí thế bừng bừng của Cách Mạng mà người hùng có mặt trên từng cây số, đã đưa đến thảm sát Mậu Thân.

&

Những con đường của một tư tưởng: Số đặc biệt về Heidegger

Heidegger, la question du Nazisme: Heidegger và vấn đề Nazi. Liệu cảm tình của Heidegger, hoặc sâu thẳm, hoặc nhất thời, với Nazi, làm tổn thương toàn bộ tư tưởng, triết học của ông?
Une trahison de la philosophie dès Être et Temps: Một sự phản bội ngay từ Hữu thể và Thời gian. Triết gia Heidegger, chính ông ta, đã chịu thần phục ý thức hệ Nazi, và đem cả triết học đặt dưới chân ý thức hệ đó.
Nazi, par conviction profonde. Heidegger không phải chỉ gia nhập chủ nghĩa Nazi. Ông là một Nazi từ trong xương trong tuỷ, par conviction.
[Le Magazine Littéraire số Tháng Sáu 2001]
*

HPNT hỏi Văn Cao, sao bặt tiếng sau Cách Mạng Mùa Thu, và Văn Cao trả lời, do cái vụ giết người nên không làm sao làm nhạc có lời được nữa.
Sự thực, như GCC đoán mò, Văn  Cao muốn nói tới "hai lần trách nhiệm" của ông, trong Cách Mạng Mùa Thu, vừa đích thân làm đồ tể, vừa làm đồ tể gián tiếp qua bài Tiến Quân Ca.
Gấu nghĩ, HPNT không đủ "cảm quan" để đọc ra điều này.
Thành thử, ông chỉ lo đính chính, ông không tự tay giết người. (1)

Thú thực Gấu rất tởm đám VC nằm vùng, không phải vì chúng nằm vùng, mà vì sau đó, không có tên nào nói được 1 câu nào ra hồn, hay có được thái độ, ứng xử nào coi được, thí dụ như Jane Fonda, chẳng hạn.
Chế độ VHCH, cứ lấy 1 thí dụ, những dân biểu Hạ Viện chẳng hạn, hoàn toàn do dân bầu ra. Gấu có anh bạn, Trần Công Quốc, có thế lực nào đâu, đi từng nhà xin phiếu, dân tin anh bỏ phiếu cho anh, làm gì có 1 tên đại diện nào của VC được như thế, tên khốn nằm vùng này phải biết hơn ai hết sự thực rành rành ra như thế. Vậy mà xưng xưng viết:

Tuy nhiên họ chưa có cách nào hữu hiệu để lật đổ chế độ cộng sản và Việt Nam Cộng Hòa chỉ là một chế độ dân chủ phôi thai, còn rất nhiều khiếm khuyết và sự bất tài, yếu kém của những người lãnh đạo chính là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến sự thua trận và tan rã của Việt Nam Cộng Hòa.

Bất tài? Một tên học lớp 1 chăn trâu, thì có tài ư?
Mi có cách nào hữu hiệu không, để lật đổ chế độ CS hiện nay?
VNCH ở Miền Nam làm sao lật đổ chế độ CS ở Miền Bắc?
Sao mi không kể, trong những nguyên nhân tan rã của Miền Nam VNCH là do dung dưỡng những tên VC nằm vùng như mi? Có khi nào mi “đau”, vì đã đóng góp không nhỏ vào nguyên nhân đó, như một PXA, thí dụ, đến nỗi chết không nhắm mắt, hay Võ Đại Tướng, không thể… chết được, cứ sống hoài mà năn năn tội lỗi?

Có bao giờ mi cảm thấy nhục, vì là 1 tên VC nằm vùng?

NQT

The disadvantage of smarts :
[Dịch...  đểu: Sự bất lợi của những tên khôn như... Bắc Kít]
Khôn quá bất lợi. Thánh nhân đãi kẻ khù khờ.

Saint Exupery writes; “Voici mon secret.  Il est très simple: on ne voit bien qu’avec le cœur.  L’essential est invisible pour les yeux.”
Đây là bí mật của tôi: Người ta chỉ nhìn tốt với trái tim. Cái gọi là yếu tính, mắt không nhìn được
Saint Exupéry
Note: Bài viết này tuyệt quá. TV sẽ dịch liền tù tì.

SATOSHI KANAZAWA là Độc giả về Quản lý của Trường Luân Đôn về Kinh Tế và Khoa Học Chính Trị, và “Honorary Research Fellow” Bộ môn Tâm Lý Học của Birkbeck College, University of London. Ông đã viết trên 80 bài viết, xuyên qua địa hạt tâm lý, xã hội, khoa học chính trị, kinh tế, nhân chủng và sinh học. Bài viết thật bảnh của ông, "Tại sao mấy tên tự do và vô thần thì thông minh nhiều hơn" (2010). Cuốn sách mới nhất của ông, "Nghịch lý thông minh: Tại sao lựa chọn thông minh thì ít khi khôn khéo"

Về thuận lợi tiến hoá, thông minh cho chúng ta cái gì, nếu có?

Sự thể là, những người ít thông minh thì lại bảnh hơn trong xoay sở mọi chuyện. Trong môi trường cổ đại, thông minh tổng quát chỉ giúp trong việc giải ra một vài vấn đề có tính mới mẻ về mặt tiến hóa.

Ông muốn nói tổ tiên của chúng ta thực sự đếch cần phải… lý giải?

Tiến hóa trang bị con người những giải pháp dành cho trọn một gói những vấn đề về sống sót và tái sản xuất. Tất cả những gì con người phải làm là [“Đảng bảo sao thì làm vậy”, hà hà ], ứng xử theo những đường hướng qua đó tiến hóa đã “chỉ định, tạo khuôn, ra mẫu….” cho họ để mà làm – ăn thức ăn nào thấy ngon, làm tình với em nào sướng nhất, hấp dẫn nhất. Tuy nhiên, đối với một số vấn đề mới mẻ, tiến hóa cũng trang bị cho con người 1 thứ thông minh tổng quát, nhờ nó, tổ tiên của chúng ta có thể giải được chúng. Những vấn đề mới mẻ thì không nhiều, và cách xa nhau nhiều, giữa chúng.
Cơ bản mà nói, khi phải đối đầu với đại thảm họa, họa hoằn lắm mới xẩy ra, tổ tiên của chúng ta bèn lôi cái thông minh tổng quát ra xài.

Tại sao chúng ta coi thông minh thật quan trọng trong cuộc sống hiện đại?

Thông minh tổng quát thì rất quan trọng trong cuộc sống hiện đại bởi vì môi trường của chúng ta thì gần như hoàn toàn mới mẻ. Hầu hết những vấn đề mà chúng ta phải giải quyết ngày nay – làm sao xuất sắc ở trường lớp, làm sao kiếm việc làm, làm sao xài máy tính cho thật bảnh, cho mọi chuyện, ảo hay không ảo – chúng đều mới mẻ về mặt tiến hóa. Vì vậy những người thông minh làm thật bảnh trong hầu như mọi phạm vi trong cuộc sống hiện đại, ngoại trừ những chuyện tối quan trọng, thí dụ, làm sao kiếm được con bồ/thằng bố đúng ý, làm sao nuôi nấng dạy dỗ con nít, làm sao kết bạn. Thông minh chẳng lợi tí chó nào trong cái việc giải ra tất cả những vấn đề quen thuộc, có tính tiến hóa, mà tổ tiên của chúng ta đã đụng phải. Những người nhiều thông minh chẳng có tí thuận lợi nào trong cái việc kiếm bồ, và thường xuyên còn bất lợi [theo nghĩa, bị gái cho vô xiệc, bị “set up”, bị lấy phải “cái nhà” đã có người ở rồi…. hà, hà!]

So intelligent people do not behave better than less intelligent people?
Như vậy là, những người thông minh xử sự không bảnh bằng những người ít thông minh?

Không phải, đôi khi họ làm những việc ngu đần. Điều mà người thông minh thích, thì không tốt hay xấu, đúng hay sai, mà là, nó phải luôn luôn mới mẻ, và mang tính tiến hóa. Nhiều đấng con trai (không phải, nhiều em nhí) ngửi ra mùi sex nhanh lắm, sớm lắm [trưởng thành trong đánh giá giá trị đặc biệt của sex). Đó là do con người bản chất là “đa thê”. Cái đặc sản sex đó, thì mới mẻ và có tính tiến hoá đối với đàn ông, chứ không phải đàn bà! Bởi vậy mà người thông minh ngửi đặc sản sex nhanh hơn người kém thông minh. Còn có những bằng chứng hiển nhiên là người thông minh ngửi sex, tuy nhanh, nhưng lại khoái ăn rau quả, bởi vì con người về mặt tiến hóa thì được “tạo khuôn”, designed, từ tính ăn tạp, “omnivorous”. 

Đám tội phạm thì thường là thấp thông minh hơn là những công dân tuân thủ luật pháp.

Ghi từ từ ở Sài Gòn, hay ở đâu cũng được

Đọc mẩu Ghi vội ở Hà Nội của Phan Việt, tự nhiên tôi cũng muốn ghi lại một tí. Tôi chẳng vội vàng gì, thế nên tôi ghi từ từ. Chuyện có thể xảy ra ở Sài Gòn, mà cũng có thể xảy ra ở bất cứ đâu.

Đọc entry của Gỗ Mun, rồi mò ra của Phan Việt, thấy những dòng này:

Dường như đang có rất nhiều lục bục chuyển động trong xã hội. Chỉ trong vòng một năm, dường như có thêm nhiều người cùng quẫn; hàng chục nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản; mọi thứ nháo nhào, bất ổn hơn. Từ hôm về, tôi cứ nói với mọi người là HN hình như thưa đi nhiều so với năm ngoái, mọi người bảo không phải, vẫn đông, vẫn tắc như thế, nhưng tôi cảm giác rõ ràng HN thưa đi, có thể là do sinh viên về nghỉ hè, có thể là do nhiều người không còn sinh kế phải bỏ thành phố về quê. 

Note: GCC sợ rằng, xứ Mít đang đứng trước đại thảm họa.
Khi cả thế giới rơi vào kinh tế khủng hoảng, thì Việt Nam lại thoát.
Bây giờ, mới đáng sợ. 


Kafka của tôi

Vialatte là người đầu tiên giới thiệu Kafka tới độc giả Pháp, và nước Pháp cũng là nước đầu tiên biết tới Kafka.
Thành thử Pierre Assouline mới phán: Kafka vĩ đại, OK, nhưng nếu thiếu nhà tiên tri về ông, là Vialatte, thì sao?

Source

Khi trong nước dịch Ô Nhục, Disgrace, của Coetzee,  GCC mừng quá, bèn dịch ngay bài viết của Rushdie về cuốn này, gửi liền cho eVăn, khi đó còn do Trần Tiễn Cao Đăng và 1 số bạn bè chủ trương.
Sở dĩ GCC mặt dầy xin viết không công cho Chợ Cá hay cho băng đảng Hậu Vệ, ngay những ngày đầu tiên khi xuất hiện, là cũng theo nghĩa đó:
Mít quá cần dịch thuật, và những dịch giả sẽ là những tên biệt kích văn hóa, cướp văn hóa về cho xứ Mít, để đổi giống máu độc của nó đi!
Hà, hà!

*

Stalin & Hitler:
Mass Murder by Starvation

Sát nhân tập thể bằng bỏ đói

*

*

Popovic được coi như là một trong những tác giả [kiến trúc sư, architect] của Mùa Xuân Ả Rập. Một trong những chìa khoá của Cẩm nang của Canvas [Centre for Applied Non Violent Action and Strategies], “Cuộc chiến đấu bất bạo động, Nonviolent Struggle”, [bằng 6 ngôn ngữ, đã được “download” 20 ngàn lần, ở Trung Đông, đa số là từ Iran], là, phải loại bỏ kẻ xấu. [Getting rid of the bad guy is only the first of three parts of a democratic revolution].

Trên tờ Intel Life May/June 2012 có bài viết về ông rất thú vị. TV sẽ post, như 1 hưởng ứng "Phong trào Con đường Việt Nam":
Coi chừng “bad guy”!

Hà, hà!


The disadvantage of smarts :
[Dịch...  đểu: Sự bất lợi của những tên khôn như... Bắc Kít]
Khôn quá bất lợi. Thánh nhân đãi kẻ khù khờ.

Saint Exupery writes; “Voici mon secret.  Il est très simple: on ne voit bien qu’avec le cœur.  L’essential est invisible pour les yeux.”
Đây là bí mật của tôi: Người ta chỉ nhìn tốt với trái tim. Cái gọi là yếu tính, mắt không nhìn được
Saint Exupéry
Note: Bài viết này tuyệt quá. TV sẽ dịch liền tù tì.

SATOSHI KANAZAWA là Độc giả về Quản lý của Trường Luân Đôn về Kinh Tế và Khoa Học Chính Trị, và “Honorary Research Fellow” Bộ môn Tâm Lý Học của Birkbeck College, University of London. Ông đã viết trên 80 bài viết, xuyên qua địa hạt tâm lý, xã hội, khoa học chính trị, kinh tế, nhân chủng và sinh học. Bài viết thật bảnh của ông, "Tại sao mấy tên tự do và vô thần thì thông minh nhiều hơn" (2010). Cuốn sách mới nhất của ông, "Nghịch lý thông minh: Tại sao lựa chọn thông minh thì ít khi khôn khéo"

Về thuận lợi tiến hoá, thông minh cho chúng ta cái gì, nếu có?

Sự thể là, những người ít thông minh thì lại bảnh hơn trong xoay sở mọi chuyện. Trong môi trường cổ đại, thông minh tổng quát chỉ giúp trong việc giải ra một vài vấn đề có tính mới mẻ về mặt tiến hóa.

Ông muốn nói tổ tiên của chúng ta thực sự đếch cần phải… lý giải?

Tiến hóa trang bị con người những giải pháp dành cho trọn một gói những vấn đề về sống sót và tái sản xuất. Tất cả những gì con người phải làm là [“Đảng bảo sao thì làm vậy”, hà hà ], ứng xử theo những đường hướng qua đó tiến hóa đã “chỉ định, tạo khuôn, ra mẫu….” cho họ để mà làm – ăn thức ăn nào thấy ngon, làm tình với em nào sướng nhất, hấp dẫn nhất. Tuy nhiên, đối với một số vấn đề mới mẻ, tiến hóa cũng trang bị cho con người 1 thứ thông minh tổng quát, nhờ nó, tổ tiên của chúng ta có thể giải được chúng. Những vấn đề mới mẻ thì không nhiều, và cách xa nhau nhiều, giữa chúng.
Cơ bản mà nói, khi phải đối đầu với đại thảm họa, họa hoằn lắm mới xẩy ra, tổ tiên của chúng ta bèn lôi cái thông minh tổng quát ra xài


FRIDAY, 8 JUNE 2012

Đạo đức học của sự nổi giận là cái gì? 

Nguyễn Hưng Quốc là người đầu tiên dùng thuật ngữ đạo đức học của sự nổi giận trong một bài viết trên VOA nêu cách ông nhìn sự giận dữ từ góc độ đạo đức học. Ở một bài viết khác ông cho biết:

Tôi biết có thứ đạo đức học của sự tha thứ (ethics of forgiveness) nhưng tôi không hề tin vào thứ đạo đức học của sự quên lãng (ethics of forgetting).

Nhờ vậy ta có thể đoán ra đạo đức học của sự nổi giận, theo cách dùng của Nguyễn Hưng Quốc, chính là ethics of anger trong tiếng Anh hay éthique de la colère trong tiếng Pháp của Michel Foucault.

Ethics trong tiếng Anh và éthique trong tiếng Pháp có khi là đạo đức (nếu chỉ một hệ thống giá trị đạo đức), có khi là đạo đức học (nếu chỉ ngành học nghiên cứu cái hệ thống giá trị ấy). Trong tiếng Pháp, người ta có thể chê một anh nghiên cứu sinh đạo văn là không có éthique de la recherche (tiếng Anh là research ethics), tức là không có đạo đức (của nhà) nghiên cứu, không phải chuyện đạo đức học của sự nghiên cứu. Tương tự, ta có business ethics (tiếng Anh) là đạo đức kinh doanh. Thuật ngữ của Weber ethics of responsability (tiếng Anh) / éthique de la responsabilité (tiếng Pháp) thành đạo đức trách nhiệm trong tiếng Việt. Có người đề nghị dịch work ethics (tiếng Anh) là văn hóa làm việc, chính xác hơn đạo đức làm việc, và chưa từng có ai dịch thành đạo đức học của sự làm việc.
Nói tóm lại, không phải từ gốc tiếng Anh là ethics và tiếng Pháp là éthique thì tự nhiên tiếng Việt phải là đạo đức học. Thậm chí cũng không nhất thiết phải là đạo đức.

Note:

Hóa ra, Foucault nổi giận, không phải Thầy Kuốc!
Thậm chí cũng không nhất thiết phải là đạo đức: Tuyệt!
GCC chỉ nhỏ thêm tí…. mắm thúi:
Thậm chí cũng đếch phải nổi giận!

Hà, hà!

Thường, người ta cho biết nguồn những cụm từ “bảnh” như trên.
Thầy Kuốc không thấy chuế sao, khi “nổi giận bằng sự nổi giận” của kẻ khác?


Phan Việt

ghi chép không có tính văn chương về những ngày sống trên nước Mỹ

Không có tính văn chương?
Không hiểu khi
có tính văn chương, thì tởm tới mức nào!
Không có lấy 1 tí khiêm nhường làm thuốc chữa... Cái Ác Bắc Kít.

Chỉ cần 1 tên Bắc Kít, thí dụ tên Nobel Toán, ngu đi một chút, thay vì nhận 1 cái nhà, thì nhận cả nước Mít, thì số phận xứ khốn nạn đó đã thay đổi...
Chỉ 1 Phu Nhân, The Lady, Aung San Suu Kyi, Nobel Hoà Bình, mà xứ Miến thay đổi
Chỉ 1 ông nhà văn Solzhenitsyn mà đánh sập cả 1 Đế Quốc Đỏ.

Vargas Llosa, trong Touchstones, Đá Thử Vàng, trong bài viết “Chủ nghĩa quốc gia và Không Tưởng”, điểm cuốn The “Crooked Timber of Humanity: Chapters in the History of Ideas”, của Sir Isaiah Berlin, rất thú vị, và càng rất thú vị, nếu áp dụng 1 cách thông minh và thiên tài vào xứ Mít [một vị độc giả rất thân với trang TV, chê GCC, và cũng là khen thật khen: Chuyện nọ xọ chuyện kia, liên tưởng quái đản, nhìn đâu cũng thấy… VC].

Bài cũng ngắn, nhân tiện, GCC sẽ post để giải thích thêm về số phận xứ Mít, kể từ, sau ngày 30 Tháng Tư 1975.

Isaiah Berlin là 1 trong những vị thầy của Vargas Llosa, mà ông vinh danh trong cuốn Wellsprings, Suối Nguồn, 1 trong những tác phẩm mới xb, 2008, với bài Isaiah Berlin, a hero of our time. Touchstones [Đá thử vàng] là tên 1 mục mà Vargas Llosa viết thường trực cho nhật báo El País, và là tập tiểu luận tiếp theo Making Waves [Tạo Sóng]. TV sẽ giới thiệu mấy bài viết của ông về văn học, trong “Đá Thử Vàng”, như bài viết về Lolita, Kẻ Xa Lạ, Ngư Ông và Biển Cả, là những tác phẩm đã được độc giả Mít biết tới.

Nhưng có lẽ, tốt nhất, giới thiệu bài Vargas Llosa trả lại danh dự cho… Malraux, 1 cách nào đó, là...  sư phụ của ông anh nhà thơ của Gấu, TTT, qua bài viết về Phận Nguời

La Condition humaine

The Hero, the Buffoon and History

Phận Người

Người Hùng, Tên Hề và Lịch Sử

Tên hề.

Thay vì tên hề, thì TTT dùng từ “kẻ làm dáng”, để chỉ những nhân vật của Mặc Đỗ, trong Bốn Mươi, Siu Cô Nương.

Mặc Đỗ hỏi lại, nhân vật của TTT, trong Ung Thư, có…. làm dáng không?

Tháng 11, 1996, khi tro cốt của André Malraux được đưa vô Điện Chư Thần, Pantheon, ngược hẳn với những lễ lạc vinh danh ông, thì là 1 làn sóng phê bình nặng nề đả kích cả con người lẫn tác phẩm của ông, ở cả hai bên bờ đại dương, ở Mẽo cũng như ở Âu Châu. Phê bình văn học đẩy tới mức làm thịt tác phẩm & con người, trong có những tay cự phách như Simon Leys, mà GCC đã từng chôm bài viết của ông, trên tờ NYRB.
Nếu chúng ta tin ở những bài điểm sách, phê bình này, thì Malraux chỉ là 1 thứ nhà văn được thổi lên như bong bóng, những cuốn tiểu thuyết, tồi, một nhà viết tiểu luận chuyên bốc phét, với một văn phong thùng rỗng kêu to, và những tuyên bố khùng điên ba trợn về lịch sử hay triết học, ở trong đó, thì chẳng khác gì những chùm pháo bông, những trò loè bịp của 1 tay chuyên bịa đặt ra những huyền thoại về mình.
Tôi không đồng ý với cái nhìn không đúng, và có thiên kiến về tác phẩm của Malraux. Đúng, ông quả có tài phù thuỷ trên mớ chữ nghĩa, nhưng cái này thì thuộc về truyền thống của Tẩy rồi, đâu phải của riêng ông! Như rất nhiều đồng nghiệp của ông, trong những tiểu luận, ông chơi trò hiệu ứng tu từ, bảnh quá đến nỗi, sau cùng bài viết rơi vào miền tăm tối!
Và, đúng như thế, Malraux quả là 1 trong những vị phù thuỷ về trò chơi chữ nghĩa, đến biến nó thành 1 đức hạnh
[Đời thì đếch ra cái đéo gì, nhưng đéo có gì như đời, La vie ne vaut rien mais rien ne vaut la vie, thí dụ].

Vargas Llosa

Làm Dáng

Nghệ Thuật Làm Dáng

*

*

Source

Phan Việt

ghi chép không có tính văn chương về những ngày sống trên nước Mỹ

Về cái ác

Đọc bài "Tại sao người ta hành xử tàn ác" trên blog GS Trần Văn Tuấn, tôi muốn viết một chút.
Đây chỉ là suy nghĩ tản mạn chưa sắp xếp trong lúc quá bận.

Note:

Đọc bài viết của em Bắc Kít này, thì hiểu rõ ra ý của Brodsky, khi ông phán, một khi mà bạn cân nhắc, cái này ác hay không ác, đồng tiền này hôi hay không hôi, là bạn đang tán tỉnh thảm họa.
Hay khi ông coi Mỹ là Mẹ của Đạo Hạnh, mà Coetzee phải đi một đường phụ chú:

“Trong diễn từ Nobel, Brodsky vạch ra một mỹ tín [aesthetic credo] mà cuộc sống đạo đức của dân chúng sẽ được xây dựng trên nền tảng đó. Mỹ học như ông nói, là mẹ của đạo đức, theo nghĩa, con người càng trọng mỹ tới đâu thì sàng lọc ra cái vô đạo tới đó. Và nếu như vậy, nghệ thuật tốt sẽ ở về phía của cái tốt. [Good art is thus on the side of the good]. Cái ác, cái tà ma, về mặt còn lại, ‘đặc biệt là cái ác chính trị, luôn luôn là một thứ văn phong tồi tệ” [Evil, on the other hand, ‘especillay political evil, is always a bad stylist”. On Grief… trang 49].”

Tất cả những gì gì vừa viết ra, chỉ để qui về cái câu viết choàng hoa cho blog của em Bắc Kít này:

ghi chép không có tính văn chương về những ngày sống trên nước Mỹ

Viết thì như kít, đạo hạnh thì con số không, [qua những gì em suy nghĩ về cái ác cho thấy] vậy mà bày đặt!

Bận quá, bận quá!

Đây cũng là cái ý [Mỹ là Mẹ Đạo Hạnh] mà nhân loại dựa vào đó, để duy trì giống người:
Khi tướng Loan xử VC, cả thế giới phẫn nộ, cho dù những giải thích hữu lý sau đó, tên VC này độc cực độc, giết không biết bao nhiều thường dân, dùng con nít làm bia... Câu trả lời Không Được là Không Được.

GS Trần Văn Tuấn?
Ai cần biết mi GS hay không GS?
Viết được hay không được, cần gì đến GS?
Chắc cũng lại 1 tên BK?
NQT

Không có tính văn chương?
Không hiểu khi
có tính văn chương, thì tởm tới mức nào!
Không có lấy 1 tí khiêm nhường làm thuốc chữa... Cái Ác Bắc Kít.

Hồi ở Trại Tị Nạn Thái Lan, GCC gặp đúng 1 trường hợp như của Tướng Loan. Một băng cựu sĩ quan VNCH dàn dựng 1 cú vượt ngục VC, và trong đó có xen làm thịt 1 anh Quản Giáo. Một anh xung phong làm cái việc khử tên VC quản giáo, trong lúc gác, ngủ gật. Anh ta dùng viên gạch đập bể đầu tên quản giáo.

Cả băng đậu thanh lọc, nhưng đến khi gặp phái đoàn Úc, họ từ chối cái anh làm thịt VC, với lý do, mi có thể trói nó, bịt miệng nó, tại làm sao nó đang ngủ mà lấy gạch đập bể đầu nó?

Hà, hà!

Tên sinh viên Raskolnikov giết mụ cầm đồ, nhân danh lý tưởng cao cả, y chang anh nhạc sĩ Văn Cao làm thịt tên Việt Gian, chỉ đến khi giết người rồi, thì hiểu ra, đếch được giết người. Cái giết mụ cầm đồ đẻ ra cái giết đứa con gái ngu đần em/người làm [?] của mụ cầm đồ, cái giết tên Việt Gian đẻ ra 3 triệu Mít chết sau đó. Bằng cái lương tâm, bằng cái lương tri, bằng cái tính người… bằng đủ thứ, con người phân biệt giữa thiện và ác, làm gì có cái chuyện “nghĩ về cái ác” như trong bài viết của em BK cà chớn này?

Cái tay cựu sĩ quan VNCH ở lì ở Trại nhiều niên, đếch phái đoàn nào nhận. Khi GCC tới Trại thì anh ta đã ở đó, thì đời thuở nào rồi. Thế rồi có người nói với anh ta, nhờ Thầy… Gấu, hà hà!
Chả là lúc đó, GCC sống bằng nghề dạy tiếng Anh, tham vọng cùng mình, mình sẽ đậu thanh lọc [đậu thật, nhờ cái mác nhà văn VNCH trước 1975], sẽ ra hải ngoại, sẽ viết văn bằng tiếng Anh!

Và viết đơn mướn [y chang hồi còn là anh viết mướn trước Bưu Điện Sài Gòn]. Viết đơn trình bày, xin tái thanh lọc, cho những người rớt thanh lọc. Viết đơn xin được phái đoàn các nước [thường là Mẽo, Úc] nhận, ở Trại lâu quá rồi, đếch ai thèm rước…

GCC bèn đi đường cho phái đoàn Úc, trình bày, vụ giết người đó, chỉ là dởm, làm gì cho chuyện trốn Trại ghê gớm như thế!
VC đâu có dễ bị giết như thế, Trại Tù VC đâu có thường!
GCC giải thích, như TTT đã giải thích, tha hồ trốn trại, nhưng có thoát không, là sau đó, chứ không phải lúc đó…
Sau này, nghe nói anh lại được Úc nhận, khi Gấu đi Xứ Lạnh rồi.

GCC có mấy kỷ niệm thật là tuyệt vời khi làm nghề viết đơn muớn ở Trại Tị Nạn Thái Lan. Để từ từ, khui ra hết.
Không phải tự nhiên là Thầy Cuốc, dõng dạc hỏi, có mấy tên NQT, dù thuộc thế hệ còn chưa ra đời, khi GCC đã thành danh trong cõi giang hồ.
Anh ta chắc cũng có nghe nói về GCC gì gì đó.
Mà GCC cũng đoán ra, ai nói cho anh ta biết về GCC!
Vụ việc này liên quan tới...  Gấu Cái, khi ở Trại Tị Nạn.
Quỉ Kiến Sầu mà!
Quỉ gặp mà còn sầu nữa là... Gấu!
Vậy mà ở với nhau suốt 1 đời!

Khi Ông NBC, thay vì cầm bửu bối Nobel, đứng giữa Trời Hà Lội, phán, Không Được, Phải Thay Đổi Chế Độ, thay vì vậy, ông nhận cái nhà, rồi chuồn qua Mẽo dạy học, là ông ta biết, Cái Ác Bắc Kít, nó có mùi gì rồi.

Em này thì cũng thế.
Viết về Nước Mẽo.
Ai cần mi viết về nước Mẽo?

Đúng là Ngưu Tầm Ngưu, Mã Tầm Mã. (1)

Coetzee mở ra cuốn Những bến bờ lạ lẫm hơn, Stranger Shores, bằng bài viết Cái Gì Là Cổ Điển ? thật tuyệt.
Ông dẫn lời nhà thơ cổ điển vĩ đại nhất của thời của riêng chúng ta, nhà thơ Ba Lan Zbigniew Herbert.
Ông này phán: đối nghịch của cổ điển thì không phải là hiện đại, mà là man rợ.
Cú đụng độ “cổ điển vs man rợ” không hẳn một đối nghịch, mà là một đối đầu [not so much an opposition as a confrontation].

Câu trả lời của Coetzee, cho câu hỏi, “Cổ điển là cái gì?”: Cổ điển là cái sống sót, … that the classic is what survives…. the classic defines itself by surviving… what survives the worst of barbarism, surviving because generations of people cannot afford to let go of it and therefore hold on to it at all costs – that is the classic.
Cái sống sót những gì tệ hại nhất của man rợ, sống sót theo cái nghĩa, hết thế hệ này qua thế hệ khác, con người không thể chịu nổi chuyện buông xuôi, cố ôm lấy nó, không thể cho man rợ thắng thế, cái đó gọi là cổ điển.

GCC thêm vô:

Cái mà cả Miền Bắc sống sót, cho tới ngày 30 Tháng Tư 1975, chính là cái mà Coetzee định nghĩa trên đây: Cái sống sót những gì tệ hại nhất của man rợ, sống sót theo cái nghĩa, hết thế hệ này qua thế hệ khác, con người không thể chịu nổi chuyện buông xuôi, cố ôm lấy nó, không thể cho man rợ thắng thế, cái đó gọi là... Bắc Kít.... cổ điển!

Tới ngày đó, là chấm hết!

Vargas Llosa, trong Touchstones, trong bài viết “Chủ nghĩa quốc gia và Không Tưởng”, điểm cuốn The “Crooked Timber of Humanity: Chapters in the History of Ideas”, của Sir Isaiah Berlin, rất thú vị, và càng rất thú vị nếu áp dụng 1 cách thông minh và thiên tài vào xứ Mít [một vị độc giả rất thân với trang TV, chê GCC, và cũng là khen thật khen: Chuyện nọ xọ chuyện kia, liên tưởng quái đản, nhìn đâu cũng thấy… VC].
Bài cũng ngắn, nhân tiện, GCC sẽ post để giải thích thêm về số phận xứ Mít, kể từ, sau ngày 30 Tháng Tư 1975.

Chỉ cần 1 tên Bắc Kít, thí dụ tên Nobel Toán, ngu đi một chút, thay vì nhận 1 cái nhà, thì nhận cả nước Mít, thì số phận xứ khốn nạn đó đã thay đổi...

Chỉ 1 Phu Nnân, The Lady, Aung San Suu Kyi, Nobel Hoà Bình, mà xứ Miến thay đổi


Nobel 2004

Jelinek par ML
Elfriede Jelinek ou la perte de l'innocence
Jelinek hay sự mất ngây thơ

Jenlinek par Obs
Bà thầy pháp trừ dâm


*

*

*

5/14/12

Speak, Memory I, 1

Cái nôi đung đưa phía trên một vực thẳm, và lương tri dạy cho ta rằng sự tồn tại của ta chỉ là chút ánh sáng ngắn ngủi le lói qua cái khe kẹp giữa hai vĩnh cửu bóng tối. Dẫu cho chúng có là một cặp song sinh giống hệt nhau, thì theo lẽ thường con người vẫn bình thản hơn lúc nhìn vực thẳm trước khi sinh so với lúc nhìn vực thẳm anh ta đang tiến tới (ở tốc độ bốn nghìn năm trăm cú đập tim một giờ). Tuy nhiên, tôi biết một thằng bé mắc chứng ám ảnh sợ thời gian bị lên cơn hoảng hốt khi lần đầu tiên xem những đoạn băng video do người nhà nó quay cách vài tuần trước khi nó ra đời. Nó thấy một thế giới gần như không có chút biến đổi nào - vẫn ngôi nhà ấy, vẫn những con người ấy - và rồi nhận ra ở đó nó không hề tồn tại và chẳng ai khóc thương cho sự vắng mặt của nó. Nó thoáng thấy mẹ nó đứng vẫy tay từ một cửa sổ tầng trên, và cử chỉ bất thường này khiến nó phát hoảng, vì cứ như thể đó là một lời chào vĩnh biệt đầy bí ẩn. Nhưng nó sợ nhất lúc thấy một cái xe nôi cho trẻ sơ sinh mới cứng nằm đó dưới hàng hiên, với cái vẻ tự mãn, ngạo mạn của một cỗ quan tài; cỗ quan tài trống trơn, thế nhưng cứ như thể đến cả xương cốt của nó cũng rã rời trong dòng thời gian chảy ngược.

Blog NL.

W.G. Sebald có 1 bài viết về cái đoạn mở đầu trên

Dream Textures

A brief note on Nabokov

Ngay ở đoạn vừa mở ra cuốn tự thuật "Hồi ức kia ơi, hãy lên tiếng", của Nabokov, có câu chuyện, một người đàn ông, mà chúng ta tin chắc, anh ta còn rất trẻ, và anh ta bị một cú sợ đến té đái, đó là khi được cho coi mấy đoạn phim ngắn, chụp cảnh trong gia đình, của chính anh ta, chỉ vài ngày trước khi anh ta ra đời. Tất cả những hình ảnh đang run rẩy trên màn ảnh kia, thì thật quá quen thuộc với anh ta. Anh ta nhận ra mọi điều, mọi thứ, và, đột nhiên anh ta mặc khải ra rằng là, không có ta ở trong đó.
Mặc khải này khiến anh sợ đến té đái. Sợ hơn nữa, thê lương hơn thế nữa, là, mọi người xem ta chẳng tỏ ra một chút bùi ngùi nào, về sự vắng mặt của chàng.
Khủng khiếp hơn hơn nữa, là hình ảnh bà mẹ, đứng bên cạnh một cửa sổ, đưa tay vẫy vẫy, và anh chàng tưởng tượng ngay ra được rằng, đây là một cái vẫy tay chào giã biệt, nhưng, giã biệt cái gì cơ chứ, và, chàng nhìn thấy, ở ngay cổng ra vào căn nhà, một chiếc xe nôi của trẻ con, giống như một cái hòm, và, mặc dù không có đứa bé con ở trong cái nôi, nhưng chàng tưởng tượng, đứa bé đó là chàng, và "nó" đang tan ra thành hư vô, thành cát bụi, [trong dòng thời gian chảy ngược].

Đây là Nabokov đang mời gọi chúng ta, những độc giả của ông, cùng tham dự vào một cuộc thí nghiệm, thâm nhập cái chết trong hồi ức, của một thời gian trước khi có cuộc sống, một điều khiến người coi [anh chàng rất trẻ kia] trở thành một thứ hồn ma, trong chính gia đình của mình.....

One

1

THE CRADLE rocks above an abyss, and common sense tells us that our existence is but a brief crack of light between two eternities of darkness. Although the two are identical twins, man, as a rule, views the prenatal abyss with more calm than the one he is heading for (at some forty-five hundred heartbeats an hour). I know, however, of a young chronophobiac who experienced something like panic when looking for the first time at homemade movies that had been taken a few weeks before his birth. He saw a world that was practically unchanged-the same house, the same people-and then realized that he did not exist there at all and that nobody mourned his absence. He caught a glimpse of his mother waving from an upstairs window, and that unfamiliar gesture disturbed him, as if it were some mysterious farewell. But what particularly frightened him was the sight of a brand-new baby carriage standing there on the porch, with the smug, encroaching air of a coffin; even that was empty, as if, in the reverse course of events, his very bones had disintegrated.

 Remembering Maurice Sendak

Childhood terrors


Dịch giả Lê Quang: “Sách Nobel có khi còn sai chính tả”.

Ông này không chỉ cho thấy sai chính tả như thế nào. Sai chính tả theo cái kiểu lỗi nhà in? Hay sai văn phạm? Sai cấu trúc câu?
Lỗi thủ công là cái lỗi gì? Lỗi của ông thợ sắp chữ? Thế thì liên can gì đến người viết, nhà văn?
Tiếng Việt, của…  Cô Tư, đầy lỗi chính tả, đâu có sao? Nhà văn lớn bạn quí của GCC, dân Nha Trang, viết hỏi ngã trật tùm lum, có sao đâu?
Phán trời ơi như thế, thì ai cũng phán được hết. Nhà thơ hải ngoại NDT nghe tông tông Thiệu đọc diễn văn mất nước mà còn nhận ra sai văn phạm nữa là… sách Nobel!
Phán kiểu này mà dịch sách Nobel mà dịch 1 tác giả như Elfriede Jelinek, Gấu nghi quá!

Bà này đâu phải thứ thường?

Press Release
The Nobel Prize in Literature 2004
The Nobel Prize in Literature for 2004 is awarded to the Austrian writer Elfriede Jelinek, "for her musical flow of voices and counter-voices in novels and plays that with extraordinary linguistic zeal reveal the absurdity of society's clichés and their subjugating power".
 The Swedish Academy

Giải Nobel văn học năm 2004 được trao tặng cho nhà văn Áo, Elfriede Jelinek, cho "dòng chảy âm nhạc của những tiếng nói và những tiếng nói đối nghịch của bà, trong những tiểu thuyết và kịch bản, mà, bằng nỗi đắm say phi thường về ngôn ngữ, những tác phẩm đó phơi ra sự phi lý của những khuôn sáo xã hội và cái quyền lực chế ngự của chúng." (1)

Tiểu sử
Elfriede Jelinek sinh ngày 20 tháng Mười 1946 tại thành phố Murzzuschlag, vùng đất Styria thuộc Áo quốc. Cha, gốc Do Thái-Tiệp Khắc, là một nhà hóa học, làm việc trong ngành sản xuất kỹ nghệ quan trọng có tính chiến lược, nhờ vậy mà thoát vụ bách hại trong thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến. 

"My writings are limited to depicting analytically, but also polemically, the horrors of reality. Redemption is the speciality of other authors, male and female."
[Viết của tôi hạn chế trong việc miêu tả, theo cách phân tích, mà cũng có tính tranh luận, những điều ghê rợn của thực tại. Cứu chuộc là biệt tài của những cây viết khác, nam và nữ].
Elfriede Jelinek trả lời phỏng vấn.

Khi Adorno nói, sau Auschwitz mà còn làm thơ thì thật là dã man, ông muốn nói, theo như tôi hiểu, hai điều:
Một là: Không thể làm thơ sau Auschwitz.
Hai là: Nếu sau Auschwitz vẫn có thơ, thì phải có Auschwitz trong cái gọi là thơ đó.
*
Sau những tội ác của chủ nghĩa toàn trị ở thế kỷ 20 và nhất là những tội ác của Nazi, chúng ta đều là những cái xác sống. Chúng ta đều chết, mà không biết, mình đã chết.
Jelinek

Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire, số Tháng Hai, 2007, có "cuộc phỏng vấn lớn", grand entretien, nữ văn sĩ Elfriede Jelinek, Nobel văn chương, lương tâm tự vấn của nước Áo, nhân cuốn sách mới ra lò của bà đang gây chấn động, về cả hai phía, hoan hô và đảo đảo: Enfants des morts, Những đứa trẻ của những người chết [Nguyên bản tiếng Đức: Die Kinder der Toten, Olivier Le Lay dịch ra tiếng Tây, Seuil, 25 Âu Kim].

Nobel 2004

*

Tác phẩm mới nhất của Jelinek. Winterreise. Có thể nói, có tới bốn cách đọc nó [bốn bậc dẫn giải, quatre niveaux d'interpretation], quấn quít vào nhau, được tân tạo, tái tạo, [remodeler] theo hiện đại tính của chúng ta và theo những ám ảnh  riêng của tác giả.


Non cogito, ergo sum
Gấu đếch nghĩ, vậy là Gấu hiện hữu!

Unthinking is the ability to apply years of learning at the crucial moment by removing your thinking self from the equation. Its power is not confined to sport: actors and musicians know about it too, and are apt to say that their best work happens in a kind of trance. Thinking too much can kill not just physical performance but mental inspiration. Bob Dylan, wistfully recalling his youthful ability to write songs without even trying, described the making of "Like a Rolling Stone" as a "piece of vomit, 20 pages long". It hasn't stopped the song being voted the best of all time.

To make good decisions in a complex world, Gigerenzer says, you have to be skilled at ignoring information.
Để có quyết định tốt bạn phải học bí quyết vờ thông tin.

If a rat is faced with a puzzle in which food is placed on its left 60% of the time and on the right 40% of the time, it will quickly deduce that the left side is more rewarding, and head there every time, thus achieving a 60% success rate.
Nếu 1 chú chuột đứng trước bài toán hắc hiểm, cục thịt được đặt 60 % thời gian ở bên trái, và 40 % thời gian ở bên phải, nó bèn suy ra liền phía bên trái dễ đợp hơn…

Không suy nghĩ là khả năng áp dụng những năm tháng học hỏi vào đúng thời điểm quyết định, bèn gạt bỏ cái ngã suy nghĩ của mình ra khỏi phương trình. Quyền năng của nó không hạn hẹp trong ngành thể thao; nghệ sĩ và nhạc sĩ cũng biết nó, và có thể biết, khi nào, tác phẩm bảnh nhất của họ phọt ra trong 1 cú xuất thần.
Nghĩ nhiều quá có thể giết không phải chỉ cuộc trình diễn thể chất, mà luôn cả hứng khởi tinh thần.
Bob Dylan đăm chiêu nhớ lại khả năng hồi trẻ, viết nhạc chẳng cần cố, viết như không viết, và chàng đã viết "Like a Rolling Stone", “20 trang dài, như 1 cú ói mửa”, và bản nhạc vẫn được bình bầu, số 1 của mọi thời.


Virginia Woolf

*

Virginia Woolf 1902 [20 tuổi]

Woolf Texts Scan


Lolita vs BHD

Âm nhạc của trái cầu
J. Banville

Chúng ta chẳng bao giờ trưởng thành - chỉ nhiều tuổi thêm lên, rồi thì già – và sự cần thiết đồ chơi của chúng ta thì không bớt đi. Tôi vẫn nhớ rõ ràng thật là khủng, những giọt nước mắt cay đắng, giận dữ, mà 1 thằng bé là tôi ngày nào, nhỏ ra ròng ròng, khi, trong một lần cả gia đình làm chuyến dã ngoại, vào một bữa Chủ Nhật, buổi chiều, ở Cistecian Abbey, ở Mount Melleray, ở County Waterford và bà má của tôi đã từ chối mua cho tôi, trong một tiệm bán quà lưu niệm ở đó, một cuốn thánh kinh thu nhỏ, có cái bìa bằng da dê màu trắng mà tôi đã nhắm nhìn nó, thèm muốn nó đến đỏ cả con mắt.
Vào những ngày này, tôi viết những cuốn tiểu thuyết của tôi trong những cuốn vở được làm bằng tay, riêng cho tôi, bởi một trong vị tổ sư làm sách đương thời, Tom Cains. Những cuốn sách đẹp ơi là đẹp, được phủ bằng giấy Cockerell với những cái gáy sách bằng giấy thuộc da bê, chúng thì hơn hẳn những đồ chơi, tất nhiên, nhưng, mặc ai nói gì thì nói, tôi lúc nào vẫn nhìn thấy, ở trong những cuốn sách làm bằng tay đó, một sự an ủi, một sự hoài nhớ thì đúng hơn, về cái cuốn thánh kinh đã quên, hụt có, suốt đời thiếu nó, ngày nào.
Một lần khác, thì lại là một món đồ thèm muốn khác, và nó là 1 trái cầu liền, không có vết nối, hàn, bằng bạc, ở một tiệm bán ba thứ thứ đồ chơi vặt vãnh mà dân Tẩy rất rành, và chủ tiệm thì là một phu nhân, ở một độ tuổi nào đó, d'un certain age, [tiếng Tây trong nguyên tác tiếng Hồng Mao], đẹp, buồn hiu hắt [“ám ảnh phố phường, đèn vàng phố thị, hiu hắt tóc xanh”!]
Nơi chốn Arles, chừng hai chục năm gì đó, trước đây. Cầm trái cầu bạc lên, nó bèn phát ra tiếng nhạc tuyệt vời, thứ âm thanh ở giữa những tiếng “tinh tinh” của sợi dây đàn clavico và những tiếng thì thầm lâng lâng của chiếc khẩu cầm bằng thuỷ tinh. Tôi muốn nó - ối giời ơi là giời, tôi muốn nó. Nhưng tôi cũng muốn một cái hộp âm nhạc với 1 anh Pierrot nhảy cẫng ở trên cái nắp hộp, và mở ra, thì nó chơi một điệu nhạc từ Chiếc Sáo Thần, và tôi không làm sao chọn được, con tôm thì cũng tiếc, mà con riếc thì cũng muốn. Chừng 10 phút sau, trong khi tôi ngồi nhấm nháp cà phê, trong 1 cái ly nho nhỏ màu trắng, a petit blanc, tại một quán ngoài trời, thì những người bạn của tôi, sau khi quay lại cái quán đồ chơi, trở về, với trái cầu âm nhạc. Họ rành tôi hơn cả tôi, và biết tỏng đi rằng thì là, một khi rời khỏi Arles, thì tôi sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho tôi, nếu không tha về, ít nhất là con tôm, hoặc con tép.
Và họ có lý, lẽ tất nhiên!

Bạn quí mà, hiểu nhau quá!

Ui chao tôi mê trái cầu bạc nho nhỏ, ngớ ngẩn, dại khờ, yêu cuồng yêu dại, yêu man yêu rợ, yêu mê yêu tín. Tôi chẳng đi đâu mà không có nó, xe lửa không, ghe thuyền không, máy bay không, nếu không có nó trong túi, trong bị. Cũng thật lạ kỳ, chẳng bao giờ nó phát ra 1 tín hiệu báo động: như 1 kẻ vô hình, tôi bước qua cổng kiểm tra, không giầy, không giây nịt, không bóp ví, nhưng luôn có trái cầu bạc bằng trái bom nhỏ xíu của 1 tên cuồng tín, nằm im lìm trong túi, thế mới thần sầu, thế mới quái dị.
Trong những lần đi tua đọc sách, bao nhiêu căn phòng khách sạn cô đơn mình ên tôi bò vô, vào cuối ngày, rã rời sau khi đóng đã đời - đóng vai của chính mình, nhà văn nhớn đóng vai nhà văn nhớn nói về văn chương, văn chương của chính mình – và, cầm lên trái cầu, nghe âm thanh của nó, thấy mình đúng là anh chàng Lỗ Bình Sơn, nơi “đảo xa”, áp cái vỏ sò vào sát tai mình, và nghe, ới ới, thứ tiếng Mít, tiếng gọi của quê hương!

Và rồi một ngày nó bỏ đi. Khi đó, tôi ở Úc, và, trở về nhà lục tung mấy bị hành lý không thấy nó. Úc châu! Đống cỏ khô và cây kim quí giá của tôi nằm đâu đó ở trỏng. Đáy biển mò kim, tôi lần tìm những khách sạn Sydney, Melboune, Adelaide đã từng ghé, nhà bạn bè đã từng thăm, tôi cầu xin lòng thương hại của mấy hãng máy bay. Vô ích, vô phương, không dấu vết, tăm hơi.
Trong một trong những tác phẩm của Nabokov - thì cũng lại là 1 trong những mất đi tìm lại được của tôi - một nhân vật kể về một nhân vật đánh mất một cái gì đó - một cái nhẫn. Hình như tại một cái ao đá cuội ở một nơi nào đó ở Riviera, và một năm sau trở lại, vào ngày đó, và kiếm lại được cái nhẫn đúng tại nơi đã mất, nhưng cái thứ này chỉ xẩy ra trong 1 ấn bản thần tiên của một tay phù thuỷ Nga của cái th
ế giới buồn nản ham thu nhập thay vì mất mát của chúng ta.
Elizabeth Bishop đã làm điều thật đẹp của bà, khi an ủi tôi bằng một bài thơ, “Một Nghệ Thuật”. Bài thơ tuyệt vời, buồn trong cái dáng thong dong của nó. Qua bài thơ, bà khẳng định, đánh mất là 1 nghệ thuật, và trở thành sư phụ trong nghệ thuật đánh mất thì cũng không khó, và có rất nhiều điều “hình như hăm hở, hớn hở, ham hố… để được mất, để cho cái sự mất mát của chúng không là một thảm họa”.
Và bà quả quá đúng.
Bà quả đúng như vậy, một nhà thơ mẫn cảm, và thực ti
ễn. 
Và nếu như thế, thay vì, “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”, thì hãy “Đánh mất một điều gì đó mỗi ngày” ['Lose something every day'] -  bởi vì, bất cứ một vật gì, cho dù lẩm cẩm, cà chớn, như trái cầu của tôi, một khi đánh mất như thế, nó làm vọng lên hai câu thơ của Thế Lữ, “Anh đi đường anh, tôi đường tôi, tình nghĩa đôi ta có thế thôi” [a break for freedom].

Và rồi, cách đây một năm, trong khi sửa soạn cho một chuyến đi xa, tôi lôi cái túi đã lâu không dùng tới, kể từ chuyến đi Úc, và tôi bỗng nghe thấy 1 âm thanh yếu ớt, nhẹ nhàng, như có ý trách móc, rên rỉ, làm nũng, "đừng bỏ em một mình," “bàn chân ai rất nhẹ, tựa hồn những năm xưa”, vọng về.

Và ơ rơ ka, nó đây rồi.
Có những món đồ chơi, như tình cũ, không rủ cũng về.

Bàn chân ai rất nhẹ, tựa hồn những năm xưa…
Như người xưa đánh rớt cây gươm xuống lòng sông, bèn ghi dấu nơi mạn thuyền, GCC, khi còn Sài Gòn, vưỡn lâu lâu trở lại chốn xưa, tìm vết giầy trên lớp bụi thời gian, và tiếng cười của BHD vẫn còn văng vẳng đâu đây!

Thứ tình yêu đầy những passion mà anh có đó, em không có, hay thứ tình yêu gồm một phần ba là confiance, một phần ba là respect, một phần ba là "je ne sais quoi" , có lẽ, hình như em đã yêu anh như vậy...

Già rồi, vãi...  linh hồn hoài, không sợ con nít nó cười cho ư?

Hồn Đông Phương thất lạc, buồn Tây Phương: Đọc thêm cái này nữa

*

par Linda Le
L'ÂME ROMANTIQUE
Reédition de l'anthologie consacrée aux romantiques allemands

NOVALIS disait qu'une traduction, ou bien est grammaticale (littérale), ou interprétative (adaptation), ou bien mythique. «Les traductions mythiques sont des traductions de haut style: elles reproduisent dans sa pureté et sa perfection le caractère de l'oeuvre d'art dans son individu. Ce n'est pas l’oeuvre d'art elle-même, réellement, qu'elles nous donnent, mais bien son idéal.» Les traductions d'Armel Guerne correspondent à cette définition. Elles révèlent, plus qu'un texte, l'âme même de l'ceuvre. Poète, traducteur incomparable, notamment de Moby Dick, Armel Guerne est aussi l'auteur d'un écrit sur le romantisme, L’Âme insurgée, paru chez Phebus. Le rnême éditeur reédite aujourd'hui l' anthologie, publiée en 1963, que Guerne a consacrée aux romantiques allemands. C'est à un voyage aux sources du rêve que nous sommes conviés. Toute une géneration de prophètes et de voyants s'offre à nous dans sa diversité. Et il est difficile de résister au fabuleux océan verbal du romantisme allemand sur lequel, dit Guerne, « resplendissent les jeunes feux de l'aube et les splendeurs du crépuscule ».
« Oh ! Que cette voyance, ce sanctuaire soit mon verbe ! ». s'exclame Holderlin sur lequel s'ouvre l'anthologie. Bettina von Arnim le comparait à un piano dont il aurait lui-même arraché les cordes. Holderlin, à la recherche du divin de lire, est l'image même du poète en quête de la langue des plus purs. En lui, le moi cherche à échapper au chaos originel et la puissance mystique du verbe tente de réparer la disharmonie fondamentale.
Le recueil fait la part belle aux saturnales littéraires de Novalis : «Le devoir le plus haut de la culture est de s'emparer de son moi transcendantal, d' être en même temps le moi de son moi.» Il n'est d'écrivain qu'habité par la langue. Jean Paul est de ceux-là, qui trouve dans le lyrisme un moyen de concilier le moi et le cosmos. L'anthologie donne à lire des texts fameux du romantisme allemand, comme le Lenz de Buchner, les intermèdes de Hoffmann sur Don Juan et Mozart, Ondine de La Motte-Fouque ou le fragment du Robert Guiscard, manuscrit brulé par Kleist dans un moment de désespoir, Mais l'interêt de l'ouvrage est aussi de faire découvrir ou redécouvrir des figures plus méconnues, comme Bonaventura, l'auteur des Veilles. A ses cotes, figurent Ludwig Tieck, l'ami de Novalis, Contessa, qui raconte l'histoire d'un peintre aux prises avec le démon, Karoline von Gunderode, la suicidée des berges du Rhin à laquelle Bettina von Arnim rend hommage dans un texte frémissant. Ajoutons, pour parfaire ce tableau où l'ironie et le mystère forment un couple indissociable, les reflexions de Schlegel sur le Witz, le sel de l'esprit, un conte à la Edgar Poe d'Achirn von Arnirn, une fable de Chamisso, le créateur de l'inoubliable Peter Schlemihl, l'homme qui a perdu son ombre, quelques pages d'Eichendorff, l'auteur des Scènes de la vie d'un propre à rien, sur un chasseur qui cherche sa soeur et devient fou, et enfin une confrontation de Don Juan et de Faust, par Christian Dietrich Grabbe, qui figure dans l'Anthologie de l'humour noir de Breton.
D'une lecture passionnante, ouvrant les fenêtres sur le rêve et le fantastique, cette somme est à placer au rayon des ceuvres rares, aux cotés de l'essai d'Albert Begum sur l'âme romantique, et de l'anthologie, plus philosophique, parue chez Corti, et intitulée La Forme poétique du monde .+ 

Les Romantiques allemands
Textes rassemblés et presentés par Armel
Guerne, traduits de l'allemand par Armel Guerne, Albert Beguin et al.
Ed. Phebus/libretto, 961 p., 14,90 e.

NOVALIS disait qu'une traduction, ou bien est grammaticale (littérale), ou interprétative (adaptation), ou bien mythique. «Les traductions mythiques sont des traductions de haut style: elles reproduisent dans sa pureté et sa perfection le caractère de l'oeuvre d'art dans son individu. Ce n'est pas l’oeuvre d'art elle- mnême, réellement, qu'elles nous donnent, mais bien son ideal.»

Novalis phán, dịch thuật thì hoặc có tính văn phạm (dịch sát, theo nghĩa đen), hay dẫn giải (phỏng theo), hoặc huyền hoặc. “Dịch huyền hoặc là hách nhất, nó tái tạo, trong tinh nguyên và tuyệt hảo của nó, tính chất của nghệ phẩm, ở trong cái cá nhân của nó. Không phải nghệ phẩm chính nó nữa mà chúng đem tới cho chúng ta, nhưng đúng là cái lý tưởng của nó."





Day Number of visits Pages Hits Bandwidth
01 May 2012 363 4,083 5,893 252.08 MB
02 May 2012 210 1,683 3,544 202.82 MB
03 May 2012 205 1,761 3,619 205.05 MB
04 May 2012 203 409 2,042 150.61 MB
05 May 2012 198 387 1,381 93.62 MB
06 May 2012 316 508 1,555 95.36 MB
07 May 2012 316 591 2,186 149.28 MB
08 May 2012 260 737 2,000 118.35 MB
09 May 2012 213 994 3,082 163.42 MB
10 May 2012 337 548 3,130 278.62 MB
11 May 2012 548 3,144 7,450 444.37 MB
12 May 2012 351 923 3,951 183.75 MB
13 May 2012 321 574 2,655 154.14 MB
14 May 2012 936 2,061 6,315 355.06 MB

Con số visitors, bữa nay, giờ này, 11:55 PM local time, là 936!
Terrible!
Tks.
NQT

Con số chính thức: 979.

Đỉnh của đỉnh!
Tks again.
NQT