*

UN ENTRETIEN AVEC ELFRIEDE JELINEK

La sexorciste

Prix Nobel 2004, Elfriede Jelinek n'a cessé de faire scandale en Autriche, où on l'accuse de fanatisme et de pornographie. Elle publie deux livres et se confie

Winterreise, par Elfriede Jelinek, traduit de l'allemand par Sophie Andrée Herr, Seuil, 170 p., 17,50 euros. Du même auteur, Restoroute. Animaux, traduit de l'allemand par Patrick Demerin et Dieter Hornig, Verdier, 160 p.,16,50 euros.

Qui eut dit que la romancière la plus impopulaire d'Autriche, maintes fois brocardée dans la presse populaire pour ses écrits «pornographiques», et qu'un magazine autrichien traita même de «sexorciste », irait chercher l'inspiration dans la dernière composition, douloureuse mais feutrée, de Schubert? Sorte de long monologue où elle évoque aussi bien le sort de Natascha Kampusch que la pratique du ski, sport national autrichien, son « Winterreise » est un vade-mecum de ses hantises capitales, un texte envoutant où elle ironie sur les siens ( “cette énergie pour me ehasser, me mettre dehors!”) et tire à vue sur l'éternel épouvantail jelinekien : la domination masculine. Un cheval de bataille qu'elle éperonne furieusement, et avec une drôlerie irrésistible, dans les deux pièces de théatre que publient les Editions Verdier (notamment « Restoroute », ou elle s'amuse des velléites échangistes de quelques-uns de ses compatriotes).
Explications

Le Nouvel Observateur
Pourquoi cette référence à Schubert et à « Winterreise» ? Ếtes-vous une auditrice fervente de musique classique?
ElfriedeJelinek
Je n'écoute plus que très rarement de la musique, mais je l'ai étudiée et j'ai souvent joué l'accompagnement de «Winterreise» au piano. Cette ceuvre restera toujours l'une des plus importantes pour moi.
Souhaitez-vous choquer ?
Non, vraiment. Et même si on me prête l'idée d'avoir pu le désirer un jour, cette époque est révolue, Peut-être dans ma jeunesse.
Ressentez-vous du plaisir en écrivant ?
Oui, j'ai beaucoup de plaisir à écrire. En fait, le plus important pour moi, c'est d'écrire, je veux dire l'acte même d'écrire.

Vous avez obtenu les plus grandes distinctions, mais vous êtes aussi l'écrivain la plus isolée. N'est-ce pas paradoxal ?
Non, absolument pas. L’écriture est une affaire solitaire, on est toujours seul. Je ne peux pas l'envisager autrement, même si de nombreux collègues parviennent très bien à travailler dans les cafés voire dans les trains. Ce qui advient du texte écrit ne concerne plus nécessairement l'auteur, même si ca peut l'intéresser, notamment dans la pratique théatrale. Mais par principe, j'évite les gens, ce prétendu public de lecteurs, et c'est là, avant tout, pour me preserver.
Depuis le Nobel, les gens ont-ils changé, dans votre pays, à votre égard?
Oui, ca tient peut-être à mon imagination, mais contrairement aux critiques qui sont devenus plus prudents, les gens me haissent davantage.
Ne ressentez-vous pas, après tant de combats, politiques, culturets, un désir de paix ?
Oui, tout à fait, je dirais même que je ne souhaite rien de plus que d'être laissée tranquille, qu'on me laisse en paix, comme on dit.
La place de la femme dans notre sociéte, bien qu'ayant évolue, ne semble toujours pas florissante. Vous accusez les hommes, mais vous accusez aussi les femmes, coupables à vos yeux de se satisfaire de la domination masculine?
Je n'ai jamais tenu les hommes pour seuls fautifs, c'est tout le système patriarcal et phallocentriste que je condamne, ce systerne qui ne croit pas, par exemple, au grand potentiel scientifique et culturel des femmes, à leur puissance de création - et cela me concerne également même si je me suis désormais imposée dans mon métier et que j'ai même eu droit à quelques distinctions.
Le mépris du patriarcat dominant envers l'oeuvre des femmes est l'un de mes principaux thèmes, et c'est aussi ce qui me fait le plus souffrir.
Le mépris est une chose tres subtile, seul celui qui en est la victime le ressent, le dominant n'en a souvent meme pas conscience, ce qui équivaut à mépriser doublement. Aujourd'hui, les femmes sont certainement plus nombreuses à ecrire, mais il n'y a que l'oeuvre des hommes qui compte. J'ai toujours considéré que c'était un problème global de sociéte et je critique également femmes pour s'être rendues complices du pouvoir. Disons que l'homme se définit par son travail femme par son être, par son corps. Et elle ne compte que tant qu'elle jeune et, si possible, jolie.
Avec quels écrivains vous sentez-vous proche aujourd'hui?
Question difficile, car je lis hélas trop peu de littérature contemporaine.  Je suis irrémediablement une fan de polars. Et un polar, c'est souvent bien plus tentant à lire que la littérature. J'avoue ma faute. J'ai bien sur mes auteur( e)s préfére (e)s, mais je ne veux pas les nommer. C'est très personnel.
Vos livres sont souvent agressifs mais ne peut-on aussi les lire pour leur humour, un humour unique qui semble directement issu de l'humour juif...
Ca se pourrait bien. Mes parents usaient d'une langue pleine d'esprit, ils avaient un humour acéré, Ca m'a valu des éloges et la reconnaissance de la branche juive de ma famille. Moi, en fait, j'étais volontiers assez drôle, avec une diction un peu bizarre, c'était même valorisé dans mon école religieuse ou normalement rien ne prêtait à rire. J'ai donc été suffisamment gratifiée. Bizarrement, en Autriche, on me considère en général comme une fanatique sans humour . Ce qui est d'autant plus étrange que la littérature autrichienne a bien plus d'humour que la littérature allemande. On ne voit toujours que mon côté agressif, jamais le côté drôle.
Vous aimez peu voyager. Pourquoi?
J'aimerais bien voyager, mais je ne peux plus. Je souffre d'une angoisse maladive et je reste la plupart du temps clouée chez moi. J'aimerais qu'il en soit autrement. Ca ne se décide pas (ou pas seulement).
Pouvez-vous décrire le bureau où vous travaillez ?
A Vienne, dans une maison individuelle. Une petite chambre qui donne sur mon jardin et sur une montagne verte, boisée. A Munich, où je ne suis et ne travaille que rarement, dans la plus grande pièce d'un appartement de location, situé dans l'une des parties les plus bruyantes de la ville, ce qui ne favorise pas vraiment le travail.

Propos recueillis par DIDIER JACOB
(traduit de l'allemand par Sophie Herr)

Trao đổi với ELFRIEDE JELINEK

Bà thầy pháp trừ dâm

Giải thưởng Nobel năm 2004, Elfriede Jelinek không ngừng gây chuyện chướng tai ở Áo, nơi người ta lên án bà là người hoang tưởng và khiêu dâm. Bà ra hai quyển sách và thố lộ.
Winterreise, Elfriede Jelinek, dịch từ tiếng Đức bởi Sophie Andrée Herr, Seuil, 170 p., 17,50 euros.
Restoroute. Animaux, dịch từ tiếng Đức bởi Patrick Demerin et Dieter Hornig, Verdier, 160 p.,16,50 euros.

Ai nói bà là nữ tiểu thuyết gia bị ghét nhất nước Áo, nhiều lần bị báo chí bình dân châm biếm là «khiêu dâm», một tờ báo Áo khác còn cho bà là «bà thầy pháp trừ dâm», còn tìm hứng khởi trong tác phẩm cuối cùng, đau đớn nhưng nhẹ đi của Schubert? Một loại độc thoại rất dài mà bà nhắc đến số phận của cô Natascha Kampusch cũng như cách tập trượt tuyết, môn thể thao quốc gia của nước Áo, tác phẩm «Winterreise» là quyển cẩm nang của các đề tài ám ảnh bà nhất, một bản văn tuyệt vời mà bà châm biếm các người nhà của bà (“loại năng lượng dùng để đuổi tôi, để tống cổ tôi ra ngoài!”) và sút thẳng cẳng trên vấn đề sở trường muôn thuở của bà: sự thống trị của nam giới.  Một con ngựa chiến mà bà đá thúc một cách giận dữ và một lối khôi hài không chịu được, trong hai vở kịch mà nhà Editions Verdier xuất bản (đáng kể là «Restoroute», bà còn vui đùa trên những ngập ngừng muốn tráo cặp của các đồng hương của bà).
Giải thích

Le Nouvel Observateur

Vì sao lại có quy chiếu về Schubert và về «Du hành mùa đông» («Winterreise»)? Bà là người sùng bái nhạc cổ điển sao?

ElfriedeJelinek

Tôi gần như không còn nghe nhạc, nhưng tôi đã học nhạc và thường đệm dương cầm cho các bài hát «Winterreise». Tác phẩm này vẫn là một trong những tác phẩm quan trọng của tôi.

Bà thích gây sốc?

Không, thật sự không. Nhiều khi họ còn gán là có thời tôi còn muốn như thế, thời gian đó đã qua, có thể trong thời trẻ của tôi?

Bà có thấy thích khi viết?

Có chứ, rất nhiều. Đúng ra, quan trọng nhất của tôi là viết, tôi muốn nói hành vi viết.

Bà được những giải thưởng cao quý nhất, nhưng bà lại là văn sĩ cô lập nhất. Có ngược đời không?

Không. Tuyệt đối không. Viết là công việc đơn độc, người viết lúc nào cũng một mình. Tôi không thể hình dung tôi viết cách khác được, rất nhiều đồng nghiệp tôi có thể viết trong quán cà phê, trên xe lửa. Cái gì đã viết ra không nhất thiết còn liên hệ đến tác giả, dù cho tác giả có thể thích, nhất là trong ngành kịch. Nhưng tôi giữ nguyên tắc, tôi tránh độc giả, nhưng trước nhất là để bảo vệ tôi.

Từ khi được giải Nobel, ở nước của bà, độc giả có thay đổi cái nhìn với bà không?

Có, nhưng cũng có thể do trí tưởng tượng của tôi, nhưng ngược với các nhà phê bình, họ trở nên cẩn thận hơn, còn dân chúng thì ghét tôi hơn.

Sau bao nhiêu là đấu tranh về chính trị, văn hóa, bà có cảm thấy cần binh an không?

Có chứ, đương nhiên, tôi không còn mong gì hơn là được để yên, họ để bình an cho tôi, như họ nói. Địa vị của phụ nữ trong xã hội của tôi, dù đã tiến hóa nhưng không phải lúc nào cũng nở rộ.

Bà buộc tội đàn ông nhưng bà cũng buộc tội đàn bà, dưới mắt bà họ cũng là người có tội vì họ bằng lòng để cho đàn ông thống trị?

Tôi không bao giờ xem đàn ông là người có lỗi duy nhất, đó là cả một hệ thống phụ hệ và thói bắt nạt hành hạ phụ nữ mà tôi lên án, chẳng hạn, hệ thống này không tin ở tiềm năng khoa học và văn hóa của phụ nữ, vào sức sáng tạo mãnh liệt của họ – và như thế là cũng có tôi trong đó, dù từ nay, tôi đã có một chỗ đứng trong nghề và ngay cả tôi cũng có quyền cho một vài đối xử đặc biệt nào đó. Sự coi thường các tác phẩm của phụ nữ của chế độ phụ hệ là một trong các chủ đề chính của tôi, và đó cũng là điều làm tôi đau khổ chịu đựng nhất.
Sự coi thường là một cái gì rất vi tế, chỉ có ai là nạn nhân mới cảm nhận được, người thống trị thường không biết, nên làm cho cảm giác bị coi thường nhân gấp đôi. Ngày nay, có nhiều bà viết nhưng chỉ có tác phẩm của các ông mới đáng kể. Tôi luôn luôn xem đó là vấn đề bao quát của xã hội và tôi cũng phê phán các bà vì họ tiếp tay cho quyền lực. Đàn ông được khẳng định qua công việc, đàn bà bị khẳng định qua con người họ, qua thể xác họ. Và nó chỉ được coi trọng khi họ còn trẻ và nếu có thể, khi họ đẹp.

Với các nhà văn nào hiện nay bà cảm thấy gần với họ?

Câu hỏi thật khó, vì than ôi, tôi ít đọc văn hóa hiện đại. Tôi mê tiểu thuyết trinh thám không chừa được. Đọc tiểu thuyết trinh thám thì hấp dẫn hơn đọc văn chương. Tôi thú nhận lỗi của tôi. Dĩ nhiên tôi có các tác giả ưa thích nhưng tôi không muốn nêu tên. Rất riêng tư.

Các sách của bà thường thường khiêu khích hung hăng nhưng độc giả có thể đọc tính hài hước trong đó, một lối hài hước độc đáo như chỉ thoát ra từ óc hài hước Do Thái.

Thì cũng tốt thôi. Cha mẹ tôi có một loại ngôn ngữ thông minh, họ có óc hài hước sắc bén. Tôi cũng nhận được lời khen và lòng biết ơn của dòng họ Do Thái trong gia đình tôi. Thật ra tôi có bản tính hài, với một lối phát âm hơi kỳ kỳ, được khen ở trường học tôn giáo mà bình thường là không được cười ở đó. Như vậy cũng đủ làm cho tôi thỏa lòng. Khôi hài là ở Áo, chung chung người ta xem tôi như một bà cuồng tín không có óc hài hước. Lại càng lạ hơn vì văn chương Áo thường được xem có tính hài hước hơn văn chương Đức. Lúc nào người ta cũng chỉ thấy khía cạnh khiêu khích hung hăng của tôi, không bao giờ thấy khía cạnh hài.

Bà ít thích đi du lịch? Tại sao?

Tôi thích đi du lịch nhưng tôi không còn đi được nữa. Tôi bị chứng lo lắng thái quá, nên tôi thường dính chặt ở nhà. Tôi thích được khác hơn. Cái này không tự quyết định được.

Bà có thể mô tả căn phòng làm việc của bà?

Ở Vienne, trong một căn nhà riêng. Một căn phòng nhỏ nhìn ra vườn và ra hòn núi xanh nhiều cây cối. Ở Munich, nơi tôi rất hiếm khi ở và làm việc ở đó, trong một căn phòng lớn của một căn hộ thuê, ở một trong những vùng ồn ào nhất thành phố nên cũng không thật sự thuận tiện để viết.

DIDIER JACOB

(Sophie Herr dịch từ tiếng Đức)