*






Ghi chú trong ngày



Blog Gã Cua Đồng - NHỮNG CÔ GIÁO DẠY VĂN KHÔNG BAO GIỜ… ĐỌC SÁCH!

at 5/12/2012 11:56:00 AM

Tình cờ đọc bài này, cùng lúc với 1 bài trên tờ Intel Life

*

Non cogito, ergo sum

Tớ đếch nghĩ vậy là tớ hiện hữu

INTELLIGENCE

THINKING... can be a bad idea. Ian Leslie explains why

Suy nghĩ...  có khi là 1 ý tưởng bậy

To make good decisions, you need to be skilled at ignoring information:
Để có quyết định tốt bạn phải học bí quyết vờ thông tin.

V/v Bài của Blog Gã Cua Đồng, GCC đã lèm bèm nhiều lần rồi, và nó liên quan tới cái học của VC, với những bài văn mẫu; cái học ngu ngốc bắt học thuộc lòng, viết dưới ánh sáng của Đảng, sư phạm học của hận  thù...
Để rảnh, GCC gõ Google Desktop, trình bày thêm.
Bài trên Intel, đúng là thần sầu.
Rảnh TV sẽ dịch, cống hiến bạn đọc.


FROM ANNE FRANK TO GANNETS

Hope Sightlines.jpg

Hope: a Tragedy by Shalom Auslander (Picador, hardback, out now).

The Holocaust is still claiming victims: that’s the hypothesis here, and Shalom Auslander’s astonishing achievement is to explore it in a way that’s hilarious and disturbing, but never tasteless. Beset with bred-in-the-bone neuroses about concentration camps, a 21st-century salesman, Solomon Kugel, moves his family to a town “famous for nothing”—only to discover, living in his attic, the elderly, incontinent Anne Frank, rejected by publishers whose profits depend on her being “Miss Holocaust 1945”, and dead. Should he kill her? Or cosset her? In describing Kugel’s vacillations, which swing between hangdog self-pity and foul-mouthed fury at the power of the past, the author seems to be teasing out his own conflicting feelings. “It’s funny,” the book begins and ends—and it is, very. But Auslander’s not joking. 


Debacle in Beijing

Băng Tan ở Bắc Kinh

Câu chuyện về sự bỏ chạy và sau đó chuồn vô Tòa Đại Sứ Mẽo ở Bắc Kinh của vị luật sư mù chắc sẽ dấy lên những tố cáo qua lại giữa hai bên, cho đến bầu cử ở Mẽo vào tháng 11. Nhưng ít người nhận ra sự thực khốn kiếp, thô bỉ này: rằng, tất cả những mong ước gây ra, tạo nên thay đổi, những kẻ ở bên ngoài chẳng bấu víu vào đâu, [không có tí lực đòn bẩy nào] để mà tạo dáng tương lai TQ.
Nói như thế thì không có nghĩa là TQ đời đời nằm trong vũng lầy toàn trị, và kẻ đứng bên ngoài, đếch làm được gì ngoài ‘chiêm ngưỡng và kính trọng”, [cái này là thuổng chữ của BHD].
Ngược hẳn lại, những con người như Chen Guangcheng cho thấy, như thế nào TQ đang thay đổi: từ gốc rễ trở lên [lịch sử viết từ đáy, thuổng chữ của Benjamin], do những con người bình thường muốn đòi lại quyền của họ, kể cả quyền thúc đẩy đất nước thay đổi.
Chen là 1 người nhà quê, sống ở nhà quê chưa hề tham dự một buổi học tập, với chuyên đề “xây dựng kiến thức, khả năng”, theo kiểu của Tây Phương [âm mưu diễn biến hòa bình của nước ngoài] của những cơ sở NGO, và thay vì vậy, ông tự học luật. Ông sử dụng nó - luật pháp - nổi tiếng nhất, bảnh nhất, là trong vụ chống lại những vụ bắt phải phá thai, và triệt sản - có thể trước đó vẫn phổ thông, thịnh hành, trong xứ Tầu, vốn đã đông con - nhưng được đưa thành quốc sách của nhà nước TQ, qua chủ trương chỉ 1 đứa con cho mỗi gia đình. Việc ông mù chỉ thêm thắt vô cho lời kêu gọi nhà nước thay đổi chế độ hà khắc giữa những người dân thường. Nhưng, như những con người ở “bước ngoặt của lịch sử” - kẻ ở mũi nhọn, kẻ bị lịch sử lọc ra vào đúng lúc xã hội cần thay đổi - ở bất cứ đâu đâu, ông chịu đựng khổ đau. Bị bắt vô tù, được tha, rồi trải qua nhiều năm quản thúc tại gia - một hình thức mới của chính quyền nhằm kiểm soát những nhà hoạt động đòi hỏi dân chủ, mà không cần phải đưa ra tòa. Sau cùng, ông chán ngấy, và chừng hai tuần lễ trước đây, ông đi một đường tuyệt vọng: làm 1 cuộc trốn chạy, vượt thoát tới Bắc Kinh. Có thể hiểu ra rằng thì là ông muốn chuồn. Rằng ông cũng chẳng có 1 chương trình, hay trò chơi đặc biệt nào, nhưng hẳn nhiên là ông muốn đi ra ngoài, ra khỏi nhà, hết muốn tù tại gia. Và khi ông đến được Bắc Kinh tuần vừa rồi, ông thực sự cần sự giúp đỡ. Chân ông bị xưng, và ông bị tách rời ra khỏi vợ con, mà ông bỏ lại ở tỉnh nhà, Shandong.
Quyết định cầu cứu anh Mẽo, tới Tòa Đại Sứ của Mẽo của ông thì thú vị, và sau này chúng ta sẽ biết thêm về những động cơ của ông. Tuy những trường hợp của họ thì cực kỳ khác nhau, nhưng có thể cũng cùng 1 kiểu suy nghĩ như vậy mà anh Trùm Cớm Tầu , the Chongqing  police chief, Wang Lijun, vào Tháng Hai, cũng chuồn vô Tòa Lãnh Sự Mẽo - rằng, nếu một người nào đó gặp trục trặc với nhà nước Tẫu, là có thể cầu cứu Mẽo.
Với những người Mẽo buồn phiền về sự thoái trào của nước Mẽo, điều này an ủi họ. Nhưng như thế là quá cường điệu, quá đề cao ảnh hưởng của Mẽo ở nước Tẫu. Với anh Tẫu, Mẽo hay bất cứ nước nào thì cũng chẳng làm được cái chó gì! Những kẻ đứng bên lề chỉ làm được có mỗi 1 chuyện là năn nỉ anh Tẫu, và chờ đến khi nào luật lệ của họ đi hết chu trình, tới hạn, bởi vì cho đến nay, đám ly khai cứ ăn đòn, rồi tống xuất qua Mẽo, hay 1 đất nước Tây Phương, 1 đất nước như thế thì khó có thể là 1 đối tác của dân chủ được. Nhưng cái ý nghĩ, rằng Mẽo có thể làm cho một xứ sở hùng mạnh như Tẫu thay đổi chính trị, hệ thống hình luật, chỉ bằng cách năn nỉ, này, hãy làm một điều gì đi chứ, 1 ý nghĩ như thế quả là khùng điên, ba trợn, nếu không muốn nói, hoang tưởng.

Ghi chú trong ngày

Tương tự, nói về Văn Cao:

   “Riêng trong âm nhạc, phải nói, cái bóng của Văn Cao tỏa rợp khắp nơi…Ông giữ nhiều sự thật nhưng không nói ra…Những sự thật ấy Văn Cao đã mang theo xuống nấm mồ của mình…

    Chúng ta yêu nhạc của ông và sợ.

    Sợ vì nghĩ rằng, nếu một người đã im lặng trước sự thật của mình, e rằng cũng sẽ im lặng trước sự thật của người khác…” (qI, 428-429).

    Đọc những lời này không khỏi nghĩ đến câu thường nghe “im lặng là đồng lõa (với tội ác).” Đó có phải lý do NĐT viết những lời đã dẫn? Sự tinh tế không cho phép mình chọn lựa lúc nào nên lúc nào không, khi gặp Văn Cao NĐT đã thấy gì và nghe được những gì? Chúng ta sẽ ra sao nếu bị đứng ở chỗ Văn Cao? Câu hỏi cũ lại quẩn quanh đầu óc, những chuyện bể dâu đổi bao thân phận bao cuộc đời, có bao giờ chúng ta giải thích được với nhau? Thật buồn khi phải ước ao “[ước] gì chúng ta có thể nghe nhạc của Văn Cao (và nhiều người khác nữa) mà không phải thắc mắc một chút gì khác ngoài nhạc của họ…” và quả thật, “…không biết chúng ta nên quên hay nhớ kỹ hơn nữa mọi chuyện, để có thể sống với nhau…”(qI, 221)

Lưu Na

Blog Phố Văn.

Những nhận xét về Văn Cao của tác giả “Bông Hồng Tạ Ơn” sợ…  không đúng.
Có thể vì Nguyễn Đình Toàn không biết những sự kiện, sau này, về Văn Cao, thí dụ, bài viết “Tại Sao Tôi Viết Tiến Quân Ca?”
Hay là bài trả lời Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Văn Cao chẳng hề im lặng, thành ra đừng đặt câu hỏi này với ông.
Có lẽ suốt 1 cõi Ác VC, chỉ có mỗi một mình ông dám nhận, ta đã giết người.
Thời của ông là:

Chỉ 1 mình ông phán, tao có mặt, và tao đã giết người.
Còn lại là 1 lũ không mặt, ẩn mặt.
Viết về Văn Cao đúng nhất, là… Kundera.

« Ce n'était pas seulement le temps de l'horreur, c'était aussi le temps du lyrisme! Le poète régnait avec le bourreau ".

Đâu chỉ là thời của ghê rợn, của CCRD, của Đấu Tố, của Nhân Văn Giai Phẩm, mà còn là thời của thơ ca trữ tình, Mặt Trời Chân Lý Chói Qua Tim, Đường Ra Trận Mùa Này Đẹp Lắm.
Thời Của Văn Cao: Thi sĩ lên ngôi trị vì cùng với đao phủ.

Trang Văn Cao

Kính gửi ông Nguyễn Quốc Trụ
Thưa ông,

Trong bài “Nhân 80 năm ngày sinh của Văn Cao (15 tháng 11 năm 1923)” (1) đăng trên tanvien.net nói về Văn Cao (Xem bài gửi kèm) ông cho rằng:

1. Đỗ Đức Phin, là một trong những lãnh tụ của Đại Việt Quốc Gia Liên Minh, lúc đó đang nhận lại chính quyền do người Nhật chuyển giao. Nên nhớ vụ giết người xẩy ra vào tháng Năm 1945, là lúc Nhật đã thua, và họ muốn làm một việc tốt, theo người viết, là chuyển giao chính quyền cho người Việt Nam, chứ không phải trả lại cho người Pháp. Họ đã không nói chuyện với những người mà họ tin là cộng sản, tức một tổ chức quốc tế, có thể như vậy. Và vì vậy, mà Cộng Sản ra lệnh thủ tiêu Đỗ Đức Phin?

2. Bùi Ngọc Tấn, trong bài viết Rừng Xưa Xanh Lá, đăng trên diễn đàn Talawas, cho biết thêm chi tiết, Đỗ Đức Phin là bạn của Văn Cao. 

Xin lưu ý ông:

Thứ nhất: Đỗ Đức Phin lúc đó chỉ là một thông ngôn cho hiến binh Nhật. Nếu là một thông ngôn, chắc hẳn Đỗ Đức Phin chưa bị bắn, nhưng tiếc thay, ông ta lại kèm thêm máu chỉ điểm.

Bố tôi (sinh 1911) và anh ruột tôi  (sinh 1933) - là những người biết nhiều về Văn Cao và về Hải Phòng khá rõ - nói rằng chưa thấy ai nói Đỗ Đức Phin là nhân vật có tiếng tăm ở Hải Phòng vào năm 1945 để Nhật trao quyền cả.

Thứ hai: Đỗ Đức Phin không phải là bạn của Văn Cao. Xin ông đọc kỹ đoạn văn của Bùi Ngọc Tấn nói về ông Lê Đại Thanh:

“Đại Việt quốc gia liên minh, một đảng thân Nhật hứa dành cho ông chức thị trưởng Hải Phòng. Ông từ chối.
Tháng 5 năm 1945, ông bị hiến binh Nhật bắt. Biết trước tin này, nhưng dựa vào tính hợp pháp của mình, ông không rút vào bí mật. Nhật bắt ông khi ông đang diễn thuyết ở hội quán APA. Đỗ Đức Phin đã đưa hiến binh Nhật đến. Ít lâu sau Phin bị bắn chết. Người thi hành bản án này là Văn Cao, bạn ông. Cách mạng tháng Tám thành công, ông được đề cử làm phó chủ tịch uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời thành phố, nhưng ông chỉ nhận chức uỷ viên tuyên truyền phù hợp với ông”.

Thưa ông Nguyễn Quốc Trụ, cụm “Văn Cao, bạn ông”  phải hiểu Văn Cao là bạn của ông Lê Đại Thanh.
Sự thật ông Văn Cao chưa bao giờ là bạn của Đỗ Đức Phin cả.

Nguyễn Văn Kiến
Hải Phòng 

Nguyễn Quốc Trụ phúc đáp:
Trân trọng cảm ơn ông/anh/bạn Nguyễn Văn Kiến đã cho thêm chi tiết, và làm rõ một chi tiết trong bài viết của tôi về Văn Cao.
Sau khi đọc lại, tôi nghĩ, cụm từ "Văn Cao bạn ông", đúng là phải hiểu như ông bạn cắt nghĩa.

Kính

NQT

Tự Kiểm

Trong một bài viết về Văn Cao, tôi có kể rằng là ông nhạc sĩ tài hoa này, vì đói quá, mà phải theo lệnh của tổ chức, cầm súng giết người.
Những điều này, chính do Văn Cao viết ra. Tại sao ông lại phải tố cáo tội ác mà ông đã phạm phải như vậy, sao không ỉm đi?
Theo tôi, ấy là vì ông sợ ỉm đi, sau này, nhân loại sẽ hiểu lầm, mà nghĩ rằng ông ta là một con người cao cả, thánh thiện.
Thế đấy, có những con người ghê gớm như thế đấy, sợ mình chết đi, nhân loại hiểu sai về mình, coi mình là một ông thánh, mà sự thực, mình không đáng như vậy.
Nhưng, thừa thắng xông lên, tôi bèn tố thêm, người mà ông Văn Cao giết đó, là bạn của ông Văn Cao.
Chứng cớ đâu? Tôi chỉ ra, thì chính nhà văn Bùi Ngọc Tấn viết, trong bài Rừng Chưa Xanh Lá, đăng trên talawas.
Một độc giả ở trong nước bèn viết mail cho tôi, nói, ông ngu quá, đọc không thủng đoạn văn của BNT, bởi vì, BNT nói, Văn Cao là bạn của ông kia, ông khác, chứ không phải của cái thằng "Việt Gian" bị Văn Cao giết.
Đọc lại, quả đúng như vậy. Tôi đọc vội đọc vàng, ba chớp ba nháng, gán cho Văn Cao cái tội tầy trời là giết bạn.
Bèn đi một đường tạ tội, tạ ơn người đã chỉ cho mình cái lầm còn lớn lao hơn cả tội ác đó.
Ông bạn văn ở trong nước bèn đi tiếp một cái mail, tỏ ra hài lòng; gật gù, được, được, được!


Lịch sử bị gián đoạn: sự sống sau cái chết thể xác trong tác phẩm hư cấu của miền Nam Việt Nam và các cộng đồng diasporic Việt (1)

Thú thực GCC đọc bài này mà buồn cười quá.
Giá mà nó được đăng ở một chỗ khác, thì chắc cũng đỡ buồn cười, nhưng lại được Sến Cô Nương trịnh trọng post trên "ừ hay không ừ" [contre & pro mà chẳng có nghĩa là “ừ hay không ử” ư? Nên nhớ, một em mà "ừ", là vứt đi!] của Sến, nên mới bõ công liếc mắt ngó.
Ngó rồi mới hỡi ơi.

Cũng đầy ra rồi, và GCC thì cũng đã từng lèm bèm đòi phen, và khi phải “giải mã”, bèn bệ câu chuyện ngụ ngôn về một anh chàng nhà quê thấy mấy ông già vô tiệm, cầm lên cặp kiếng, và bèn đọc… sách, thế là anh nhà quê cũng bắt chước, vô tiệm mua kiếng và…  đọc sách!
Tiếng Ăng Lê, của nguyên tác của bài viết này, thì có khác gì cặp kiếng, dành cho mấy thứ đếch biết viết văn?

Hà, hà!

Đây là thứ văn bản phải viết bằng tiếng mũi lõ, vì chỉ có cách đó, nó mới trở thành văn chương!
Từ từ GCC sẽ nêu ra những nhận định cà chớn của tác giả!

Hà, hà!

*

Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn, người tù bị bọn Cai Tù Việt Cộng bắt Chết vì Khát và Ðói trong Trại Tù Khổ Sai Xuyên Mộc.
CHOÉ vẽ. (2)


*

*

5.5.2012


*

Nhìn bức hình là bèn nhớ Mai Thảo!

Nhớ những câu thơ thần sầu của ông:

"Đặt tay vào chỗ không thể đặt
Vậy mà đặt được chẳng làm sao
Mười năm gặp lại trên hè phố
Cười tủm còn thương đặt chỗ nào..."

Có điều, lúc gặp trên hè phố thì là tưởng nhớ lại.
Ở đây, thô tục.
Mũi lõ kêu là hình porno.
Vậy mà cũng post lên FB, rồi xúm vô khen lấy khen để!


*

Mua tại tiệm sách cũ, nửa tô phở, vì bài giới thiệu của Murakami.
Ông phán: Akutagawa là nhà văn có thế giá cực kỳ uyên nguyên Nhựt Bổn, không hề có tí dởm, một thứ nhà văn Nhựt còn trinh [mượn chữ của Thầy Kuốc]!
In Japan Akuragawa Ryusonsuke is a writer of genuinely national stature.
Bài tuyệt lắm. TV sẽ giới thiệu, cùng lúc, nhân đó, đi tìm một nhà văn Mít cực Mít.

*

Nhà văn Tạ Duy Anh: Ngửi là biết đàn bà hư, ngoan

Tụi mũi lõ có câu Gái hư bóp nát t[r]im bạn: Bad girls break hearts
TDA chắc chưa đọc Đời Mưa Gió của Khái Hưng, càng chưa đọc The Bad Girl của Vargas Llosa.

GCC mê gái hư, không mê gái ngoan!

Hà, hà!

Mario Vargas Llosa's engaging novel The Bad Girl is not only a story of thwarted love, it reveals a haunted swath of the third world diaspora. Its characters are cast about the globe like seeds in the wind. Homeless in their adopted countries, the host of nationalities that populate the novel become the sum and subject of their ambitions and desires. Sound familiar? It should. Llosa has snatched the art of self-invention away from the earnest and mopey Great American Novel and fashioned it, with glorious effect, to suit his cast of exiles.

Đọc 1 phát là bạn bèn nhớ tới những cô gái xứ Mit, nhờ thành quả cách mạng 30 Tháng Tư 1975, làm dâu xứ Hàn, làm gái hư ở nước người... a haunted swath of the third world diaspora. Its characters are cast about the globe like seeds in the wind.


*

Số báo cũng khá cũ [số 106, 2009] nhưng mua ở tiệm không phải bán sách báo cũ, nên giá chẳng cũ. Trong có 1 bài, ở lề của tờ báo, như bià sau ghi: Plus John Banville’s objet trouvé and poetry by Fanny Howe, [kèm bài viết vật kiếm thấy của Banville, và thơ của Howe].

*

Bài của JB ngắn, ở lề, nhưng tuyệt vời, viết về nghệ thuật mất, “the art of losing”.
TV sẽ dịch bài này, tặng độc giả TV, thứ nghệ thuật, không khó làm chủ, the art of losing is one that is not hard to master, và có rất nhiều điều hình như tắm đẫm cái ước mong được mất đi, nhờ vậy mà cái sự mất đi của chúng không là một thảm họa [“seem filled with the intent/to be lost that their loss is no disaster”], Banville mượn ý thơ của E. Bishop để giải thích.

Chúng ta chẳng bao giờ trưởng thành, nhưng cứ thêm tuổi mãi ra, già mãi ra, rồi già - và cái nhu cầu đồ chơi, và chơi đồ thì chẳng bao giờ yếu đi.

Tay Banville này, nhà văn, nhưng viết essay, viết review cũng thuộc bậc thầy.

Xứ Mít chưa đẻ ra được thứ nhà văn này. Toàn thứ viết làm xàm ba cái truyện ngắn, truyện dài, bằng 1 thứ văn phong “có sẵn trong trời đất”, trên báo chí, trong văn của người, nhiễm độc hồi nào không hay, bản thân, chưa từng có ai đẻ ra được 1 thứ văn phong của riêng mình...

*

John Banville còn thử thay nghề viết truyện trinh thám với cái nick Benjamin Black. TLS số April 13 2012 có nhắc tới ông, trong sổ tay văn học, với cái tít Who’s who, và tiện thể còn nhắc đến cả 1 lô những nhà văn viết bằng những cái nick khác nhau, như Romain Gary, người đợp hai lần Goncourt, dù giải này quy định, chỉ 1 lần là đủ, khác Booker Prize của Anh.
Tin Văn đã từng đi một đường tưởng niệm Mai Thảo, khi ông dùng cái nick Nhị, để mần thơ.
Nhưng TTT không có cái may này. Trước khi thành danh với cái nick TTT, thì ông có vài cái nick, nhưng sau khi “chết tên” rồi, là thôi.
Chứng cớ, trong thư gửi đảo xa, ông kể, ông làm thơ tặng đảo xa, đăng báo Văn, ký nick khác, MT & Ông Vượng, chủ báo lắc đầu, no!

GCC thì nhiều nick quá. Lần trốn cái tên NQT tên sa đích văn nghệ, mượn cái tên của đứa cháu gái, viết VHNT & Việt Báo online, "chấn động giang hồ", độc nhất có 1 tay phê bình gia BVP là nhận ra, vì quá rành những tác giả GCC đọc & trích dẫn [Steiner, Kafka, Bejamin… thí dụ]

Banville says that he started writing novels at the age of 12. His early attempts were "dreadful imitations" of Joyce's Dubliners; the opening line of one was, "The white May blossom swooned slowly into the open mouth of the grave".

Banville cho biết ông khởi sự viết văn khi 12 tuổi, và những bản văn đầu tay “bắt chước thê thảm, chết người” Những người dân thành phố Dublin của Joyce, thí dụ dòng mở ra 1 bản văn, "The white May blossom swooned slowly into the open mouth of the grave"
[tạm dịch, “Bông Tháng Năm, trắng toát, xỉu dần đi trong miệng huyệt mở rộng”]  

The past beats inside me like a second heart
All works of art are scar tissue.

Tác phẩm 'nghệ thuật' nào [của Gấu]  thì cũng như vết sẹo [ở trên tay cô bạn],
và quá khứ những ngày ở Sài Gòn là trái tim thứ nhì [ở trong Gấu].
Nó đập còn dữ dằn hơn trái tim thứ nhất.
Càng đập càng nhớ... vết sẹo! (1)
John Banville


*

*

Note: Bài viết về Cesare Pavese mới thê lương làm sao, “viết ngoài đời”. Trong nhật ký, ông than thở, "chẳng em nào chơi với tôi, sẽ chẳng bao giờ chơi với tôi.”
Trách nào tự tử.

Nơi chốn không làm sao sống nổi, là nơi chốn mà con người cảm thấy hạnh phúc!
Một cái lý do tốt lành để mà tự tử, thì không hiếm hoi, ở bất cứ một con người!
Nỗi buồn lớn lao nhất, mà một con người cảm thấy, đó là khi những lý tưởng thất bại của người đó, biến thành hiện thực! (1)



Researchers found that subjects who read Kafka's "The Country Doctor"—which includes feverish hallucinations from the narrator and surreal elements—performed better on a subsequent learning task than a control group that read a straightforward summary of the story. (They probably enjoyed themselves a lot more while reading, too.)

Các nhà nghiên cứu thấy rằng các đối tượng đọc “The Country Doctor” của Kafka - [tôi chưa đọc] truyện này có những ảo giác bồn chồn [chắc phải đọc truyện mới biết feverish hallucations thực sự là gì - chỗ này dịch loạn] của người kể chuyện và những yếu tố siêu thực - thì sau đó làm một bài tập tốt hơn một nhóm đối chứng đọc một bản tóm tắt truyện giản đơn.

Blog GM

GCC biết đến Amoz Oz, là qua bài viết về Y sĩ đồng quê của ông, trên tờ Partisan.

Và có thể bị ám ảnh bởi câu của Nguyễn Mạnh Côn, khi dịch truyện ngắn trên của Kafka qua tiếng Việt [dịch thì dịch, nhưng chẳng hiểu tác giả muốn nói gì! (Tôi viết theo trí nhớ)], và bây giờ, qua những dòng trên, từ Blog GM - như một bằng chứng - bị, những cơn "hoang tưởng phát sốt" [đúng cái cú xẩy ra khi đọc Ngôn ngữ và Câm Lặng của Steiner], GCC “ơ ra ka” một tiếng thấu trời, đúng rồi, truyện ngắn này Kafka viết, như 1 lời tiên tri, cảnh báo…  lũ Bắc Kít!

Cái ông y sĩ đồng quê, bị "báo động hoảng", Mỹ Ngụy xâm lược Miền Nam, bèn muợn cặp ngựa của anh Tẫu nằm phục nơi chuồng heo Lạng Sơn, Bắc Cạn, khỉ gì đó, và, thí cô người làm Rose cho tên Tẫu, trừ cặp ngựa, và, phóng chiếc xe, xẻ dọc Trường Sơn, đến nơi, đến ngày 30 Tháng Tư 1975, bèn…  ngồi khóc bên lề đường Sài Gòn, “ta bị lừa, ta bị lừa”!


Đúng là THNM rồi!
Hà, hà!

Oz đọc Y Sĩ Đồng Quê của Kafka

Bạn đọc Y Sĩ Đồng Quê, và tưởng tượng ra rằng thì là, đây chính là linh hồn của một miền đất, nghe tiếng cầu cứu của một con bệnh trầm trọng ở mãi tận miền nam, và, tìm đủ mọi cách để đến bên giường người bệnh, do không có ngựa, nên phải mượn đôi ngựa của con quỉ ở nơi chuồng lợn, và vì thế mà phải hy sinh cô hầu gái, cuối cùng nhận ra, chỉ là báo động hoảng, và ngửa mặt lên trời la lớn: "Ta bị lừa, bị lừa, bị lừa!"

Và đây là hình ảnh của viên y sĩ sau khi bị lừa:

"Trần trụi, phơi người ra trong giá lạnh vào cái thời bất hạnh nhất, với cỗ xe trần thế, với cặp ngựa ngược đời, già như tôi, tôi bơ vơ lạc lõng" ("Naked, exposed to the frost of this most unhappy of ages, with an earthly vehicle, unearthly horses, old man that I am, I wander astray."

Một cách nào đó, viên y sĩ của Kafka còn xuất hiện dưới cái mặt nạ của một vua Lear, của một ông tướng về hưu.

Thê thảm nhất, là, sau khi đã xây dựng xong địa ngục, với sự đóng góp của mình ở trỏng, viên tướng già về hưu, và phải sống nhờ vào cái chuồng lợn của cô con dâu, được vỗ béo bằng những thai nhi !
*

Cái chết của Lucien de Rubempré là một bi kịch lớn trong đời tôi, Oscar Wilde đã từng tuyên bố.

Nhưng Lucien de Rubempré là ai?
Một nhân vật trong một cuốn tiểu thuyết của Balzac.

Varga Llosa, "chuẩn" Nobel như tin của AFP ở trên, tin rằng, lời tuyên bố của Wilde, là phải được hiểu theo nghĩa 'thực tại ở đời", theo nghĩa đen!

Bởi vì có những nhân vật giả tưởng còn thực hơn cả sự thực!

Viên y sĩ đồng quê của Kafka là một "vĩ nhân" như thế!  (1)

Virginia Woolf on Fiction

Only Connect

"On or about December 1910, human character changed."
— Virginia Woolf, 1924

Cỡ Tháng Chạp 1910, “tính” người thay đổi.
GCC đế thêm: Cỡ 30 Tháng Tư 1975, Mít VC biến thành… Bọ!


She was exaggerating — but only a little. Woolf saw a fundamental shift in human relations taking place at the beginning of the 20th century "between masters and servants, husbands and wives, parents and children." Those changes, she predicted, would bring about transformations in every sphere of life, from religion to politics to human behavior. Few would say she got it wrong.

A century later, we are living through another transition. The way we connect with one another and with the institutions in our lives is evolving. There is an erosion of trust in authority, a decentralizing of power and at the same time, perhaps, a greater faith in one another. Our sense of identity is more variable, while our sense of privacy is expanding. What was once considered intimate is now shared among millions with a keystroke.


Scholars of Sodom



Bùi Ngọc Tấn

Tôi viết về những người cam chịu lịch sử

*

Sư phụ, khi chủ nghĩa CS của chúng ta ngoạm được nước Pháp, chúng ta sẽ làm gì với Joyce?
Gide, sau một lúc suy tư, trả lời:
-Chúng ta kệ mẹ ông ta.
« Maître, quand nous aurons le communisme en France, que ferons-nous de Joyce?».
Gide, après une longue réflexion:
«Nous le laisserons tranquille. »
Vừa nhắc tới ông Trùm Gorky, là thấy quan tài, là bèn nhỏ lệ (1).

(1) Đây là văn chương chưởng: Mi chưa đi mưa chưa biết lạnh, chưa thấy quan tài chưa nhỏ lệ!

Hình: Gide đọc ai điếu, trong đám táng Gorky, tại Quảng Trường Đỏ.
*
Nói chuyện cam chịu lịch sử, và nổi tiếng nhờ nó, bảnh nhất, theo Gấu, là nhà văn Anh gốc Nhật, viết văn bằng tiếng Anh 'hách hơn Ăng lê', Kazuo Ishiguro, tác giả Tàn Ngày, Remains of the day, được Booker Prize. Ông thuộc trào lưu những nhà văn trẻ bảnh của Anh, gồm Martin Amis, Salman Rushdie…

Trên số báo Le Magazine Littéraire, April 2006, đặc biệt về 'em' Duras, cô đầm ở xứ An Nam Mít, có bài phỏng vấn ông, do Trần Minh Huy thực hiện, ‘K.I., thời của hoài nhớ’, ‘K.I, chúng ta là những đứa trẻ mồ côi’...
Khi được hỏi, sự thiếu vắng nổi loạn thật là rõ ràng trong tất cả các tác phẩm của ông, K.I. trả lời: "Đúng như thế, những  nhân vật như Stevens trong Tàn Ngày, họ chấp nhận những gì đời đem đến cho họ, và, bằng mọi cách, đóng trọn vai trò cam chịu lịch sử, thay vì nổi loạn, bỏ chạy… và cố tìm trong đó, cái gọi là nhân phẩm, chẳng bao giờ tra hỏi chế độ."
Cái gọi là nhân phẩm, bật ra từ Tàn Ngày, và là chủ đề của cuốn tiểu thuyết đưa ông đài danh vọng, và đã được quay thành phim… "Tôi [K.I.] muốn chứng minh sự can đảm của Stevens, nhân phẩm của anh ta, khi đối mặt với cái điều, người ta đã làm hỏng đời của anh ta”.

K.I có một câu phán thật tuyệt, và thật đúng, nếu áp dụng vào "thời của Gấu và BHD":

Có một thứ hoài nhớ đếch mắc mớ gì tới Lịch Sử, mà tất cả chúng ta đều cảm nhận được, những nhớ nhung về một thời mà chúng ta đều ngây thơ, hơn cả... Chúa, khi chưa lên Ngôi.

Hình như nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên có câu: Chúa khi chưa đắc đạo, Phật khi chưa giác ngộ, chắc gì đã mê gái như ta?

Tuyệt!
*

Looking on a Russian Photograph, 1928/1995

It's the classic picture of doom. Three great poets stand together in 1928, the Revolution just a decade old, their hearts and brains soon to be dashed out on the rocks of Russian fascism, the flower of their achievements destined to be crushed by the new czar, Stalin.
Eisenstein, Mayakovski, Pasternak - each will die in his own tortured way. Mayakovski, rebuffed in love, imprisoned in Moscow, will kill himself in 1930, at the age of thirty-six. Eisenstein's broken heart will give out in 1948, cherished projects betrayed, the fifty-year-old filmmaker persecuted abroad and closely watched at home. Pasternak, long denied by his government, will finally survive Stalin - yet, when his magnum opus, Doctor Zhivago, earns him the Nobel Prize in 1958, he will not be permitted to accept, his book burned, his name excoriated in his homeland.
But there they stand in 1928, brave young hearts, frozen in triumph, the last symbols of a civilization about to go mad. Yet I find. myself thinking - how lucky they are, these three, able to experience lives of great crisis and choice. Were they not gifted with an energy that brought them each full-bore into what Justice Oliver Wendell Holmes called the "passion and peril of their times"?
We shall all lose, it is inevitable. The issue is how we lose, on what terms. These three men played out their lives across the dark landscape of a cursed country, each sought as a solace from a mad czar, who with quasi-Asiatic mind tortured them with the impossibility of reason.
I do not seek such death. I choose the milder climes of the USA circa the late twentieth century - although these times, less sinister certainly than Stalinist ones, may be equally dangerous-for what is in danger, in the largest sense, is the soul. And the soul that dies in its lifetime is the sterile, timid, cynical soul that is never tested by its time. Though tests too can be boredom. Luxury, television and the accelerating sameness of information can be far more ruthless than war or disease.
So I say-in death, rest. There is much time later to sleep.
Until then party - party hard, suffer hard. Live lives suffused with cycles of joy and sorrow. Participate above all in the travails of your time, as artists your shoulders equal to all working and struggling people, neither higher nor lower but equal to its spirit in its own time.
Vladimir Mayakovski, Sergei Eisenstein, Boris Pasternak - I salute you.
- Oliver Stone

The Paris Review Winter 1995: Russian Portraits

Quái đản thật. Ở cái xứ VC Niên Xô này, ngay cả những tay theo Đảng, phò Đảng thì cũng bảnh, cực bảnh, như bộ ba trên đây.

Vladimir Mayakovski, Sergei Eisenstein, Boris Pasternak - Gấu Cà Chớn chào các vị Thầy.

Ở cái xứ Bắc Kít, toàn Kít!

Một bức hình cổ điển về đọa đầy, trầm luân, bất hạnh…Ba nhà thơ lớn chụp chung với nhau vào năm 1928, Cách Mạng thì mới được 10 tuổi, tim và óc của họ sẽ nát bấy ra trên những hòn đá của phát xít Nga, bông hoa thành tựu sẽ bị nghiền nát dưới gót giầy của sa hoàng mới của Nga – Stalin.
Eisenstein, Mayakovski, Pasternak - mỗi người một cái chết, mỗi người một cuộc tra tấn riêng. Mayakovski, bị cự tuyệt trong tình yêu, bị cầm tù tại Moscow, tự sát vào năm 1930, ở tuổi đời 36. Trái tim bể của Eisenstein ngưng đập vào năm 1948, những đồ án nâng niu bị phản bội, nhà làm phim 53 tuổi bị truy đuổi bách hại khi ở hải ngoại, bị canh trừng chặt chẽ khi ở nhà. Pasternak, đã từ lâu bị nhà cầm quyền của ông chối từ, sau cùng sống sót chế độ Stalin – tuy nhiên khi tuyệt tác của ông Bác Sĩ Zhivago được trao Nobel, ông không được phép đi nhận giải, sách bị đốt, tên bị trà đạp bôi nhọ ở quê nhà.
Nhưng, như bức hình cho thấy, ba nhà thơ đứng hiên ngang, vào năm 1928, ba trái tim trẻ, can đảm, đông lạnh trong chiến thắng, những biểu tượng sau cùng của 1 nền văn minh trước khi nó trở thành khùng điên, ba trợn. Tuy nhiên, riêng tôi, thì lại nhận ra 1 điều, họ mới hạnh phúc, may mắn biết bao, khi cả ba có thể kinh nghiệm những cuộc khủng hoảng lớn, và chọn lựa lớn.



*

Nhờ mấy đấng BVVC [Bạn Văn VC], Gấu Cà Chớn tìm lại được 1 thằng Gấu trẻ, phê bình gia, tên sa đích văn nghệ.
Đọc lại, GCC phát giác, có hai tên Gấu, một trẻ, một già, y chang có hai Marx.
Gấu Trẻ hồi đó quả là quá mê Mác,1 Mác trong trắng, ngây thơ, tươi mát, chưa vướng 1 tí ác.
Một thứ Mác Xít như là 1 giấc mơ tuyệt vời của nhân loại, qua những bậc thầy như Lukacs, Lefebvre…
Bài trên London Review nhìn lại cụ Mác, khi cụ thọ 193 tuổi.
Đọc loáng thoáng thấy OK, để coi coi…