*

 


Bùi Ngọc Tấn

Người Chăn Kiến

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn được Pháp trao giải

Note: Bài trên BBC. Có hai lỗi, Livre de poche, Vie de chien, [không phải en]
[Mới vô BBC, 11.4.2012; 2h.40 local time, thấy sửa rồi, nhưng vờ cám ơn GCC!
Cũng được!]

Cas Bùi Ngọc Tấn

Tôi viết về những người cam chịu lịch sử

Nhìn một cách lạc quan, thì đây cũng là quan điểm của W.G. Sebald, như Charles Simic viết về ông, khi điểm cuốn Lịch sử tự nhiên của hủy diệt, [NYRB 27 Tháng Hai, 2003] và, còn điều này cũng thật lạ, là, cái làm cả hai gần gũi, là chất thơ của họ, trong khi viết:

Bí ẩn của lời thỉnh cầu [appeal] của Sebald, là ông coi ông như là một kẻ lạc điệu lỗi thời, như là tiếng nói lương tâm của một người nào đó, nhớ về những bất công, một người nào đó nói cho những kẻ không còn nói được nữa.
Và nên nhớ là, chẳng có gì là “cường điệu” ở đây.
Ông viết như thể chẳng có điều quan trọng khiến 1 con người phải chú tâm. Như bất cứ 1 người nào trong chúng ta, buồn buồn lôi 1 cuốn sử ra đọc, cổ cũng như kim, và người đó đếch thấy thú vị gì hết [dismayed]. Chẳng có giải thích giải thiếc gì về những “chiến tranh thì là địa ngục”, “con người ở chó đâu thì cũng chó như thế”, Ông đồng ý với 1 bà  công chúa Tẫu [the Dowager Empress of China], khi bà này phán trước khi chết, là lịch sử chẳng gồm chi hết ngoài bất hạnh, và vào những ngày này trên trái đất, chúng ta đếch có lấy 1 phút, thực sự thoát ra khỏi sợ hãi [in our days on earth we never know one single moment that is genuinely free of free]. Điều kỳ lạ  - và điều này còn là nhờ vào tài năng của Michael Hulse, người dịch Sebald qua tiếng Anh - hiệu quả của những câu chuyện kể rùng rợn của Sebald thì rất đỗi thơ, that the effect of his tales of horror is lyrical.


*

Sư phụ, khi chủ nghĩa CS của chúng ta ngoạm được nước Pháp, chúng ta sẽ làm gì với Joyce?
Gide, sau một lúc suy tư, trả lời:
-Chúng ta kệ mẹ ông ta.
« Maître, quand nous aurons le communisme en France, que ferons-nous de Joyce?».
Gide, après une longue réflexion:
«Nous le laisserons tranquille. »
Vừa nhắc tới ông Trùm Gorky, là thấy quan tài, là bèn nhỏ lệ (1).

(1) Đây là văn chương chưởng: Mi chưa đi mưa chưa biết lạnh, chưa thấy quan tài chưa nhỏ lệ!

Hình: Gide đọc ai điếu, trong đám táng Gorky, tại Quảng Trường Đỏ.
*
Nói chuyện cam chịu lịch sử, và nổi tiếng nhờ nó, bảnh nhất, theo Gấu, là nhà văn Anh gốc Nhật, viết văn bằng tiếng Anh 'hách hơn Ăng lê', Kazuo Ishiguro, tác giả Tàn Ngày, Remains of the day, được Booker Prize. Ông thuộc trào lưu những nhà văn trẻ bảnh của Anh, gồm Martin Amis, Salman Rushdie…

Trên số báo Le Magazine Littéraire, April 2006, đặc biệt về 'em' Duras, cô đầm ở xứ An Nam Mít, có bài phỏng vấn ông, do Trần Minh Huy thực hiện, ‘K.I., thời của hoài nhớ’, ‘K.I, chúng ta là những đứa trẻ mồ côi’...
Khi được hỏi, sự thiếu vắng nổi loạn thật là rõ ràng trong tất cả các tác phẩm của ông, K.I. trả lời: "Đúng như thế, những  nhân vật như Stevens trong Tàn Ngày, họ chấp nhận những gì đời đem đến cho họ, và, bằng mọi cách, đóng trọn vai trò cam chịu lịch sử, thay vì nổi loạn, bỏ chạy… và cố tìm trong đó, cái gọi là nhân phẩm, chẳng bao giờ tra hỏi chế độ."
Cái gọi là nhân phẩm, bật ra từ Tàn Ngày, và là chủ đề của cuốn tiểu thuyết đưa ông đài danh vọng, và đã được quay thành phim… "Tôi [K.I.] muốn chứng minh sự can đảm của Stevens, nhân phẩm của anh ta, khi đối mặt với cái điều, người ta đã làm hỏng đời của anh ta”.

K.I có một câu phán thật tuyệt, và thật đúng, nếu áp dụng vào "thời của Gấu và BHD":

Có một thứ hoài nhớ đếch mắc mớ gì tới Lịch Sử, mà tất cả chúng ta đều cảm nhận được, những nhớ nhung về một thời mà chúng ta đều ngây thơ, hơn cả... Chúa, khi chưa lên Ngôi.

Hình như nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên có câu: Chúa khi chưa đắc đạo, Phật khi chưa giác ngộ, chắc gì đã mê gái như ta?

Tuyệt!
*

Looking on a Russian Photograph, 1928/1995

It's the classic picture of doom. Three great poets stand together in 1928, the Revolution just a decade old, their hearts and brains soon to be dashed out on the rocks of Russian fascism, the flower of their achievements destined to be crushed by the new czar, Stalin.
Eisenstein, Mayakovski, Pasternak - each will die in his own tortured way. Mayakovski, rebuffed in love, imprisoned in Moscow, will kill himself in 1930, at the age of thirty-six. Eisenstein's broken heart will give out in 1948, cherished projects betrayed, the fifty-year-old filmmaker persecuted abroad and closely watched at home. Pasternak, long denied by his government, will finally survive Stalin - yet, when his magnum opus, Doctor Zhivago, earns him the Nobel Prize in 1958, he will not be permitted to accept, his book burned, his name excoriated in his homeland.
But there they stand in 1928, brave young hearts, frozen in triumph, the last symbols of a civilization about to go mad. Yet I find. myself thinking - how lucky they are, these three, able to experience lives of great crisis and choice. Were they not gifted with an energy that brought them each full-bore into what Justice Oliver Wendell Holmes called the "passion and peril of their times"?
We shall all lose, it is inevitable. The issue is how we lose, on what terms. These three men played out their lives across the dark landscape of a cursed country, each sought as a solace from a mad czar, who with quasi-Asiatic mind tortured them with the impossibility of reason.
I do not seek such death. I choose the milder climes of the USA circa the late twentieth century - although these times, less sinister certainly than Stalinist ones, may be equally dangerous-for what is in danger, in the largest sense, is the soul. And the soul that dies in its lifetime is the sterile, timid, cynical soul that is never tested by its time. Though tests too can be boredom. Luxury, television and the accelerating sameness of information can be far more ruthless than war or disease.
So I say-in death, rest. There is much time later to sleep.
Until then party - party hard, suffer hard. Live lives suffused with cycles of joy and sorrow. Participate above all in the travails of your time, as artists your shoulders equal to all working and struggling people, neither higher nor lower but equal to its spirit in its own time.
Vladimir Mayakovski, Sergei Eisenstein, Boris Pasternak - I salute you.
- Oliver Stone

The Paris Review Winter 1995: Russian Portraits

Quái đản thật. Ở cái xứ VC Niên Xô này, ngay cả những tay theo Đảng, phò Đảng thì cũng bảnh, cực bảnh, như bộ ba trên đây.

Vladimir Mayakovski, Sergei Eisenstein, Boris Pasternak - Gấu Cà Chớn chào các vị Thầy.

Ở cái xứ Bắc Kít, toàn Kít!

Một bức hình cổ điển về đọa đầy, trầm luân, bất hạnh…Ba nhà thơ lớn chụp chung với nhau vào năm 1928, Cách Mạng thì mới được 10 tuổi, tim và óc của họ sẽ nát bấy ra trên những hòn đá của phát xít Nga, bông hoa thành tựu sẽ bị nghiền nát dưới gót giầy của sa hoàng mới của Nga – Stalin.
Eisenstein, Mayakovski, Pasternak - mỗi người một cái chết, mỗi người một cuộc tra tấn riêng. Mayakovski, bị cự tuyệt trong tình yêu, bị cầm tù tại Moscow, tự sát vào năm 1930, ở tuổi đời 36. Trái tim bể của Eisenstein ngưng đập vào năm 1948, những đồ án nâng niu bị phản bội, nhà làm phim 53 tuổi bị truy đuổi bách hại khi ở hải ngoại, bị canh trừng chặt chẽ khi ở nhà. Pasternak, đã từ lâu bị nhà cầm quyền của ông chối từ, sau cùng sống sót chế độ Stalin – tuy nhiên khi tuyệt tác của ông Bác Sĩ Zhivago được trao Nobel, ông không được phép đi nhận giải, sách bị đốt, tên bị trà đạp bôi nhọ ở quê nhà.
Nhưng, như bức hình cho thấy, ba nhà thơ đứng hiên ngang, vào năm 1928, ba trái tim trẻ, can đảm, đông lạnh trong chiến thắng, những biểu tượng sau cùng của 1 nền văn minh trước khi nó trở thành khùng điên, ba trợn. Tuy nhiên, riêng tôi, thì lại nhận ra 1 điều, họ mới hạnh phúc, may mắn biết bao, khi cả ba có thể kinh nghiệm những cuộc khủng hoảng lớn, và chọn lựa lớn.



*

Nhờ mấy đấng BVVC [Bạn Văn VC], Gấu Cà Chớn tìm lại được 1 thằng Gấu trẻ, phê bình gia, tên sa đích văn nghệ.
Đọc lại, GCC phát giác, có hai tên Gấu, một trẻ, một già, y chang có hai Marx.
Gấu Trẻ hồi đó quả là quá mê Mác,1 Mác trong trắng, ngây thơ, tươi mát, chưa vướng 1 tí ác.
Một thứ Mác Xít như là 1 giấc mơ tuyệt vời của nhân loại, qua những bậc thầy như Lukacs, Lefebvre…
Bài trên London Review nhìn lại cụ Mác, khi cụ thọ 193 tuổi.
Đọc loáng thoáng thấy OK, để coi coi…

Tôi viết về những người cam chịu lịch sử

Note: Đây là thứ lịch sử "của đám đông" mà Cao Hành Kiện rất tởm.
Cũng là thứ lịch sử mà cả một đất, Miền Nam, "cam chịu", cho dù cuộc chiến đã chấm dứt, để có được sự phát sinh ra con bọ VC.
*

Tôi muốn đề cập đến một mặt khác của chiến tranh, chính xác hơn là nói đến những người tham gia chiến tranh một cách đặc biệt, chưa từng được nhắc đến trong các cuộc tổng kết, các buổi hội thảo, những người tham gia chiến tranh bằng việc đi tù. Những người đóng góp vào cuộc chiến không phải bằng sinh mạng của mình mà bằng tự do của mình. Với kinh nghiệm sống trong một đất nước liên tiếp có những cuộc chiến tranh, tôi hiểu chiến tranh không chỉ đến một mình. Bao giờ nó cũng có một người bạn đồng hành: Nhà tù. Đó là người anh em sinh đôi của chiến tranh.
Trong chiến tranh, việc gìn giữ hậu phương là vô cùng quan trọng. Hậu phương là gốc rễ, là cội nguồn, là căn cứ bảo đảm sống còn cho tiền tuyến, cho chiến đấu và chiến thắng.
Khẩu hiệu: Dù phải đốt cháy dẫy Trường Sơn cũng vẫn chiến đấu tới thắng lợi hoàn toàn đã thể hiện rõ quyết tâm của miền Bắc giành chiến thắng bằng bất kỳ giá nào. Sự có mặt của 50 vạn sĩ quan và binh lính Mỹ cùng quân đội các nước đồng minh như Nam Triều Tiên, Úc,... tại miền Nam Việt Nam đã đẩy miền Bắc Việt Nam vào những năm tháng cực kỳ gay go gian khổ: Dốc toàn bộ nhân lực, vật lực, hy sinh tất cả cho cuộc chiến.

Trong cuộc chiến tranh khốc liệt này, miền Bắc thực hiện chủ trương pha lê hoá hậu phương. Những người đã từng cộng tác với Pháp, với Mỹ, những người có biểu hiện thiếu lòng tin vào sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản, những phần tử đáng ngờ, những kẻ trộm cắp, du thủ du thực,... tóm lại tất cả những gì là vẩn đục so với yêu cầu trong như pha lê của một xã hội cần pha lê hoá, đều bị tập trung cải tạo và đó được coi là một biện pháp không thể thiếu. Hơn nữa, nó còn có ý nghĩa răn đe những người khác, hướng tất cả vào mục tiêu chung.

BNT

Chưa từng có những dòng biện minh nào tởm lợm hơn, cho tính thú vật của một chế độ toàn trị, như là những dòng trên. NQT
*

Và, ai cho anh cái quyền viết về những người cam chịu lịch sử đó?

Quít làm, Cam chịu

Nhạc sĩ Tô Hải (1)

Trên blog của tôi, tôi đã bớt hèn để bộc lộ tâm trạng của mình trong bài viết “Ði Thăm Giàu Hỏi Sướng.” Tôi vào Sài Gòn sau năm 1975, cả gia đình tôi đã đi Mỹ, y như tôi về Hà Nội năm 54, cả gia đình lúc bấy giờ đã di cư vào Nam. Tôi không đến nỗi như cô Dương Thu Hương khi vào Sài Gòn thấy mình bị lừa nên ngồi xuống lề đường bật khóc; mà tôi đã biết trước đây không phải là một cuộc chiến tranh chống xâm lược như thời chống Pháp, và xã hội miền Nam không như đảng tuyên truyền là bị o ép, nghèo khổ, cho nên khi vào Sài Gòn, biết gia đình đã đi Mỹ, tôi mừng quá. Vừa nhớ thương bố mẹ, anh em, nhưng tôi mừng vô cùng thấy cả nhà đã đi thoát. Nếu ở lại thì đi tù “mút mùa” (sic). Không phải riêng tôi, nhiều anh em khác ở ngoài Bắc vào cũng mang tâm trạng như thế. Tôi thấy xã hội miền Nam rất tự do, tôi thấy lối sống tự do của anh em cầm bút trong Nam mà thèm quá. Các ông nhà văn miền Nam lúc nào cũng đàng hoàng, hoàn toàn tự do sáng tác không cần phải phục vụ ai; dân chúng sống thoải mái, buôn bán tự do, hàng hóa đầy đường; dân chúng nông thôn tha hồ chim trên trời, cá dưới nước, chẳng bao giờ phải lo lắng như dân miền Bắc.
Tôi vui khi thấy miền Nam như thế nhưng lo vì sợ đảng và nhà nước lại làm cải cách ruộng đất, lại tiến hành đấu tố, lại làm các thứ khác... thì khổ cho dân miền Nam. Nhưng may là những gì miền Bắc từng chịu đựng thì miền Nam chỉ gánh chịu một nửa thôi. Tôi nói một nửa vì cũng có cải tạo công thương nghiệp, cũng bắt dân đi kinh tế mới, nhưng không bị cảnh chết người, vợ chồng con cái anh em đấu tố nhau như ngoài Bắc. Cho nên có một số người miền Nam cứ ghét chung người miền Bắc thì tôi cho đó là một sự sai lầm, vì ngoài Bắc chịu ách Cộng Sản kinh khiếp hơn dân miền Nam nhiều. Dân Bắc khổ, khổ cả tinh thần lẫn vật chất, khổ không còn bút mực nào tả xiết. Vì có kinh nghiệm với Cộng Sản, nên khi một số anh em đến thăm tôi sau 75 như Phạm Ðình Chương, tôi bảo anh ấy tìm đường đi đi. Tôi khuyến khích tất cả bà con họ hàng anh em ai có cơ hội thì nên vượt biên hết đi.

Đọc, rồi so sánh với nhà văn phục sinh cam chịu lịch sử, thì mới hỡi ơi, về cái giá của cái vé đi Mẽo của ông.
Do không rành văn học Xô Viết, nhất là thứ ngoài luồng, cho nên nhà văn phục sinh BNT không hề biết rằng, tình trạng pha lê hóa ở Liên Xô khủng khiếp đến mức như thế nào. Nữ thần thi ca Nga, Akhmatova, đã từng cay đắng thốt lên, thời gian Leningrad bị vây hãm, đây là  những giây phút tuyệt vời của dân Nga, nhờ Nazi mà có được, theo nghĩa, đám "đục ngầu" cũng được coi là thành phần yêu nước: Nazism had turned slaves into patriots. Con trai của Bà, nhờ Nazi nên được thả và chiến đấu trong tiểu đoàn trừng giới, và chỉ bị bắt lại sau khi chiến tranh chấm dứt.

Quít làm, Cam chịu
Sói với Người

Chắc là nhà văn phục sinh BNT chưa từng đọc về chủ trương pha lê hóa tại đất nước của Gấu Mẹ Vĩ Đại, xin post ở đây một chương trong Cuộc đời Solz của D.M. Thomas, liên quan đến cú làm sạch cỏ, pha lê hóa đám bần cố nông Ku Lắc.

Robert Conquest begins his powerful and passionate book The Harvest of Sorrow with this devastating summary:
"Fifty years ago as I write these words, the Ukraine and the Ukrainian, Cossack and other areas to its east -a great stretch of territory with some forty million inhabitants-was like one vast Belsen. A quarter of the rural population, men, women and children, lay dead or dying, the rest in various stages of debilitation with no strength to bury their families or neighbors. At the same time (as at Belsen), well-fed squads of police or party officials supervised the victims."

[Robert Conquest mở ra Mùa Gặt Buồn bằng những dòng đau thương sau đây: Năm mươi năm trước đây khi tôi viết những dòng này, cả một vùng đất bạt ngàn với chừng 40 triệu cư dân thì chẳng khác gì trại tù Belsen của Nazi. Chừng ¼ đàn bà trẻ con nằm chết hay chờ chết. Số còn lại thì chẳng còn sức lực, dù để chôn họ, dưới con mắt trông chừng của đám viên chức và cảnh sát mập mạp].
*

Vasily Grossman, a Jew who also wrote powerfully about the Holocaust, has described a typical departure scene:
From our village ... the "kulaks" were driven out on foot. They took what they could carry on their backs: bedding, clothing. The mud was so deep it pulled the boots off their feet. It was terrible to watch them. They marched along in a column and looked back at their huts, and their bodies still held the warmth from their own stoves. What pain they must have suffered! After all, they had been born in those houses; they had given their daughters in marriage in those cabins. They had heated up their stoves, and the cabbage soup they had cooked was left there behind them. The milk had not been drunk, and smoke was still rising from their chimneys. The women were sobbing-but were afraid to scream. The Party activists didn't give a damn about them. We drove them off like geese. And behind came the cart, and on it were Pelageya the blind, and old Dmitri Ivanovich, who had not left his hut for ten whole years, and Marusya the Idiot, a paralytic, a kulak's daughter who had been kicked by a horse in childhood and had never been normal since.
Some, taken to the far Siberian North, were shipped down the great rivers by raft, and were mostly lost in the rapids. Imagine a man, woman, and two or three children, plucked from the mild Kuban, hurtling down the icy, wild Yenisei.
But we should steel ourselves against bourgeois compassion. Or so argued Ilya Ehrenburg, writing as Robert Conquest says with "exceptional frankness" in a novel of 1934. "Not one of them was guilty of anything; but they belonged to a class that was guilty of everything."

Ilya Ehrenburg phán: "Chẳng có ai trong số họ có tội, nhưng họ thuộc một giai cấp có tội."

Tôi viết cho những người cam chịu lịch sử.


Nhìn một cách lạc quan, thì đây cũng là quan điểm của W.G. Sebald, như Charles Simic viết về ông, khi điểm cuốn Lịch sử tự nhiên của hủy diệt, [NYRB 27 Tháng Hai, 2003] và, còn điều này cũng thật lạ, là, cái làm cả hai gần gũi, là chất thơ của họ, trong khi viết:

Bí ẩn của lời thỉnh cầu [appeal] của Sebald, là ông coi ông như là một kẻ lạc điệu lỗi thời, như là tiếng nói lương tâm của một người nào đó, nhớ về những bất công, một người nào đó nói cho những kẻ không còn nói được nữa.
Và nên nhớ là, chẳng có gì là “cường điệu” ở đây.
Ông viết như thể chẳng có điều quan trọng khiến 1 con người phải chú tâm. Như bất cứ 1 người nào trong chúng ta, buồn buồn lôi 1 cuốn sử ra đọc, cổ cũng như kim, và người đó đếch thấy thú vị gì hết [dismayed]. Chẳng có giải thích giải thiếc gì về những “chiến tranh thì là địa ngục”, “con người ở chó đâu thì cũng chó như thế”, Ông đồng ý với 1 bà  công chúa Tẫu [the Dowager Empress of China], khi bà này phán trước khi chết, là lịch sử chẳng gồm chi hết ngoài bất hạnh, và vào những ngày này trên trái đất, chúng ta đếch có lấy 1 phút, thực sự thoát ra khỏi sợ hãi [in our days on earth we never know one single moment that is genuinely free of free]. Điều kỳ lạ  - và điều này còn là nhờ vào tài năng của Michael Hulse, người dịch Sebald qua tiếng Anh - hiệu quả của những câu chuyện kể rùng rợn của Sebald thì rất đỗi thơ, that the effect of his tales of horror is lyrical.

*

Nhờ mấy đấng BVVC [Bạn Văn VC], Gấu Cà Chớn tìm lại được 1 thằng Gấu trẻ, phê bình gia, tên sa đích văn nghệ.
Đọc lại, GCC phát giác, có hai tên Gấu, một trẻ, một già, y chang có hai Marx.
Gấu Trẻ hồi đó quả là quá mê Mác,1 Mác trong trắng, ngây thơ, tươi mát, chưa vướng 1 tí ác.
Một thứ Mác Xít như là 1 giấc mơ tuyệt vời của nhân loại, qua những bậc thầy như Lukacs, Lefebvre…
Bài trên London Review nhìn lại cụ Mác, khi cụ thọ 193 tuổi.
Đọc loáng thoáng thấy OK, để coi coi…




Nói đến Bùi Ngọc Tấn, không ai không nhắc đến tác phẩm Chuyện kể năm 2000. Đó là một tự sự của nhân vật Nguyễn Văn Tuấn (không dính dáng gì đến người đang viết những dòng này), người bị tù đày suốt 5 năm trời (từ 1968 đến 1973) vì lí do rất vớ vẩn. Những sáng tác hay thường xuất hiện từ những thời kì đau khổ, và thời gian 5 năm tù đày cũng là giai đoạn để nhà văn tích tụ đau khổ thành chữ. Chữ của tác giả trong giai đoạn đau khổ này mang đậm tính nhân văn và bình thản một cách lạ lùng. Nhiều hồi kí “cải tạo” của các sĩ quan và quan chức miền Nam kể lại những cực hình và nhục hình trong nhà tù, thường với giọng văn mạnh, thù hằn, hoặc mỉa mai. Nhưng Chuyện kể năm 2000 thì hoàn toàn khác. Bằng một giọng văn nhẹ nhàng, chậm rãi, như độc thoại, tác giả thuật lại những bi kịch trong trại tù làm cho chúng ta có khi phải cười ra nước mắt. Không có mỉa mai, cũng chẳng có hằn học hay hận thù trong câu chuyện của tác giả. Nhà văn tâm sự rằng ông chỉ muốn là người “thư kí, là người chép sử của thời đại”. Chuyện kể năm 2000 là một bộ chứng từ của một chứng nhân cần lưu giữ lại cho thế hệ sau. Tác giả so sánh rằng Nhà văn Vũ Thư Hiên với Đêm giữa ban ngày chỉ ra những ai đã đẩy gia đình ông vào cảnh tù đày, còn ông (Bùi Ngọc Tấn) là chỉ ra toàn bộ cơ chế đã sản sinh ra những bất công xã hội.

NVT: Diễn Đàn Thế Kỷ

Tác giả bài viết so sánh nhảm thật.
BNT là quản ngục đi tù, khác 1 thằng Ngụy đi tù.

Chính BNT còn nhận ra điều trên, khi viết, tôi có phần đóng góp xây dựng cái nhà tù sau đó nó nhốt tôi.
Ông có lần còn cám ơn  nhà tù VC, nhờ chính sách "thanh lọc" của nhà nước, nhốt ông vô tù, cùng tất cả nhũng thành phần chống đối chế độ, mà có được một hậu phương thành đồng là Miền Bắc, nhờ vậy mà chiến thắng Miền Nam.

Khen BNT như thế là…  làm nhục ông.

Thơ Ở Đâu Xa, Ta Về, Tôi Cùng Gió Mùa… đều là “hồi ký” cải tạo cả đấy.
Bạn NVT đọc thử coi có dòng nào “mạnh, thù hằn, hoặc mỉa mai”?

Vả chăng, làm sao BNT có thể “thù hằn, mỉa mai”?
Và, làm sao có thể phán “nhảm”, là BNT đi tù vì lý do "dớ dẩn"?
Ông BNT đi tù vì tội Chống Đảng. Đây là 1 cú tranh ăn lẫn nhau giữa VC, làm sao…  dớ dẩn được?
Có thể BNT không nghĩ là mình “tranh ăn” với đám đang cầm quyền, nhưng chúng phải nghĩ như thế, mới bỏ tù đồng chí của chúng, là ông.
Tình trạng này vẫn đang tiếp diễn, khi VC bắt "dớ dẩn" những người đòi hỏi dân chủ.
NQT

"Chuyện Kể Năm 2000": Cái Đẹp và Con Thú

Tác giả so sánh rằng Nhà văn Vũ Thư Hiên với Đêm giữa ban ngày chỉ ra những ai đã đẩy gia đình ông vào cảnh tù đày, còn ông (Bùi Ngọc Tấn) là chỉ ra toàn bộ cơ chế đã sản sinh ra những bất công xã hội.

Đâu có đơn giản như thế.
NQT

Nhà văn tâm sự rằng ông chỉ muốn là người “thư kí, là người chép sử của thời đại”.
Đâu có dễ, 1 việc làm như vậy.
Sử nào?
Sử Ngụy hay sử VC?
NQT

Đâu là cái đẹp, đâu là con thú?

Đường ra trận/đi tù mùa này đẹp lắm:
Những đoạn hay nhất trong Chuyện Kể Năm 2000, kể cảnh sáng sớm tù đi làm!

Đây là một tác phẩm văn chương trác tuyệt, như nhận xét của một tác giả. Lạ nhất, khó hiểu nhất, chính là từ "trác tuyệt". Với Đêm Giữa Ban Ngày, người đọc hải ngoại tá hoả vì những phát giác ghê tởm, về một ông Hồ và bà vợ của ông, về một Trần Quốc Hoàn… nên quên đi vẻ đẹp của một bông hồng khư khư cầm trong tay… Người đọc khóc cho những thân phận tù đầy, ra khỏi tù chỉ mong được trở lại, nên quên đi những dòng thơ cách mạng trác tuyệt ở trong CKN 2000.

Nghịch lý là ở chỗ đó: đâu là cái đẹp, đâu là con vật? Người đọc có thể chịu đựng được những chi tiết độc, ác, những sự kiện tàn nhẫn trong văn Nguyễn Huy Thiệp; người đọc có thể thông cảm với giọng đanh đá, thái độ "dù có rũ bụi tôi cũng không dám làm quen", và khẳng định, "thế hệ tôi quả không uống giọt sữa nào, bút không chấm giọt mực nào của tiền chiến" của Phạm Thị Hoài. Người đọc trân trọng một giọng nói tuy mệt mỏi nhưng không chịu bị bẻ gẫy của một vầng trăng goá, như trong một truyện ngắn của Lê Minh Hà; nhưng giọng văn đầy ắp yêu thương, quá khỏe mạnh, đầy niềm tin vào con người, ở CKN 2000, làm người đọc khựng lại: liệu vẫn có thơ, sau (trại tù) Tân Trào? Liệu vẫn có thơ sau những vần thơ, mà "cũng như hắn, Phương thích mấy câu thơ của Maia:

 Tôi sẽ giơ cao tờ chứng minh thư Đảng
 Là toàn tập thơ bônsêvích tôi làm"?
 (CKN 2000, trang 106)

Cái giải thưởng của Tây ban cho BNT, theo Gấu, chẳng liên quan tới văn chương, vì cứ đọc mấy câu phát biểu của cái anh Tây mũi tẹt, người dịch tác phẩm của ông qua tiếng Tây, là có thể suy ra được tính văn học của nó, nhưng, có thể, liên quan tới cái gọi là “tư duy biển” của VC. (1)

V/v BTN giải thích và cám ơn VC cho ông đi tù.
Ông dùng chữ “pha lê hóa” xã hội Miền Bắc, nghĩa làm cỏ, đưa đi tù… những thành phần chống Đảng, trộm cắp, đĩ điếm… nhờ vậy chiến thắng cuộc chiến.

Riêng đối với tôi, sự kiện cùng TCS hát bài Nối vòng tay lớn vào trưa ngày 30/4/1975 tại đài phát thanh Sài Gòn không những có một ý nghĩa đặc biệt đón chào ngày hòa bình thống nhất đất nước mà cũng đánh dấu bước khởi đầu cuộc hành trình mới sau chiến tranh của thế hệ chúng tôi trong công cuộc làm lành vết thương chiến tranh, hòa giải dân tộc.
Nguyễn Hữu Thái 

Câu kết bài viết, trên đây, của tay này, đúng là “xì tai” của “Người đi trên mây”!
Bởi vì ngày 30 Tháng Tư mở ra vết thương hậu chiến tranh, còn khủng khiếp hơn nhiều, so với vết thương chiến tranh!
Vết thương chiến tranh, dù thế nào, còn có “cái lý” của nó.
Vết thương hậu chiến tranh chỉ bầy ra sự vô lý, cái độc, cái ác, cái phi nhân.
Hận thù bắt đầu từ 30 Tháng Tư, không phải trước đó.
Trước đó, nếu có, thì cũng ba thứ hận thù lẻ tẻ, giữa đám lính chiến, giữa những người bắt buộc phải cầm súng.
Sau 30 Tháng Tư, càng không súng, càng căm thù!
Viết kiểu này, mũi lõ gọi là viết một ‘lửa’ sự th
ực!

Đọc bài viết của tay NVT trên Diễn Đàn Thế Kỷ, thì GCC nhận ra "sự thực lịch sử": VC là số 1.
Đi tù cũng số 1.
Bảnh hơn Ngụy rất nhiều: nhân bản và bình thản 1 cách lạ lùng!


Bỏ qua. (1)

Tôi sẽ cố gắng nói tới những quyển sách mà tôi biết là rất dễ bị độc giả bỏ qua. Ở Việt Nam dần dần tôi nhận ra hết sức rõ ràng, sách vớ vẩn thì nhiều người đọc bàn luận xôn xao, sách thực sự có giá trị thì ma nó đọc. Cái đó là một fact, xét cho cùng cũng dễ hiểu ở cái kiểu xã hội như thế này.

+ Những bài dã sử Việt của Tạ Chí Đại Trường. Đã tới quyển thứ ba của TCĐT in ở ViệtNam rồi mà gần như không được ai nhắc đến, giới sử học cũng như ngoài giới sử học. Tệ hại thật. Tôi đang nghĩ sẽ làm một cái gì đó: để một sử gia chân chính hiếm hoi như thế này rơi tõm vào sự thờ ơ thì dù mình chẳng liên quan cũng thấy xấu hổ ngượng đỏ cả mặt một số thứ khác.

+ Biển chim bói , tiểu thuyết của Bùi Ngọc Tấn. Nó không chìm lấp hẳn nhưng có vẻ như người ta rất ngại nhắc đến tên BNT. Sau Chuyện kể năm 2000 mà vẫn viết thêm được một tiểu thuyết như thế này, thực sự không hề dễ dàng.

+ Đặc biệt là tập truyện ngắn Chuyện xưa, kết đi, được chưa? của Bảo Ninh (NXB Văn học, 2009).
Blog Nhị Linh.

Cái sự bỏ qua này, mỗi trường hợp mỗi khác, đều có lý do của nó. bỏ qua như thế, là may cho cả ba.

1.  TCDT: Đám ‘sử gia’ trong nước không chịu nổi ông, cả về thanh danh, về đường lối, cách tiếp cận lịch sử, trên tất cả, vờ cho mày là phúc cho mày đấy, bởi vì nếu nhắc, làm sao bỏ qua quá khứ sĩ quan Ngụy của ông?
2.   Bùi Ngọc Tấn. Nếu viết, là phải nhắc tới CKN2000. Hơn nữa, thằng cha tù này lại khui đống cứt thời tem phiếu chẳng ai thèm nhắc tới nữa!
3.  Bảo Ninh. Khép lại cuộc chiến thần thánh? No, pas encore!
Về Bảo Ninh, khép lại, ở đây, còn là một quyết định khép lại Nỗi Buồn Chiến Tranh, để hy vọng viết tiếp.

4. Về Biển Chim. Tin Văn tính lèm bèm vài đường, nhưng đọc Quít làm Cam chịu, thế là tịt ngòi!

Quít làm, Cam chịu [Lịch sử]

Tôi viết về những người cam chịu lịch sử