*
Notes

1 2

















Tôi viết về những người cam chịu lịch sử

Note: Đây là thứ lịch sử "của đám đông" mà Cao Hành Kiện rất tởm.
Cũng là thứ lịch sử mà cả một đất, Miền Nam, "cam chịu", cho dù cuộc chiến đã chấm dứt, để có được sự phát sinh ra con bọ VC.
*

Tôi muốn đề cập đến một mặt khác của chiến tranh, chính xác hơn là nói đến những người tham gia chiến tranh một cách đặc biệt, chưa từng được nhắc đến trong các cuộc tổng kết, các buổi hội thảo, những người tham gia chiến tranh bằng việc đi tù. Những người đóng góp vào cuộc chiến không phải bằng sinh mạng của mình mà bằng tự do của mình. Với kinh nghiệm sống trong một đất nước liên tiếp có những cuộc chiến tranh, tôi hiểu chiến tranh không chỉ đến một mình. Bao giờ nó cũng có một người bạn đồng hành: Nhà tù. Đó là người anh em sinh đôi của chiến tranh.

Trong chiến tranh, việc gìn giữ hậu phương là vô cùng quan trọng. Hậu phương là gốc rễ, là cội nguồn, là căn cứ bảo đảm sống còn cho tiền tuyến, cho chiến đấu và chiến thắng.
Khẩu hiệu: Dù phải đốt cháy dẫy Trường Sơn cũng vẫn chiến đấu tới thắng lợi hoàn toàn đã thể hiện rõ quyết tâm của miền Bắc giành chiến thắng bằng bất kỳ giá nào. Sự có mặt của 50 vạn sĩ quan và binh lính Mỹ cùng quân đội các nước đồng minh như Nam Triều Tiên, Úc,... tại miền Nam Việt Nam đã đẩy miền Bắc Việt Nam vào những năm tháng cực kỳ gay go gian khổ: Dốc toàn bộ nhân lực, vật lực, hy sinh tất cả cho cuộc chiến.
Trong cuộc chiến tranh khốc liệt này, miền Bắc thực hiện chủ trương pha lê hoá hậu phương. Những người đã từng cộng tác với Pháp, với Mỹ, những người có biểu hiện thiếu lòng tin vào sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản, những phần tử đáng ngờ, những kẻ trộm cắp, du thủ du thực,... tóm lại tất cả những gì là vẩn đục so với yêu cầu trong như pha lê của một xã hội cần pha lê hoá, đều bị tập trung cải tạo và đó được coi là một biện pháp không thể thiếu. Hơn nữa, nó còn có ý nghĩa răn đe những người khác, hướng tất cả vào mục tiêu chung.
BNT
Chưa từng có những dòng biện minh nào tởm lợm hơn, cho tính thú vật của một chế độ toàn trị, như là những dòng này. NQT
*
Và, ai cho anh cái quyền viết về những người cam chịu lịch sử đó?
*
The Writer as Migrant

Phát ngôn viên và Bộ lạc: The Spokesman and The Tribe
Ở vào lúc khởi nghiệp, nhà văn thường phải vật lộn với những câu hỏi, anh là ai, viết cho ai, mắc mớ thế nào, mà viết? [to whom, as whom, and in whose interest does he writes?].
Những câu trả lời sẽ hé ra tầm nhìn, đề tài, và có khi còn quyết định luôn văn phong của anh ta.
Hắc búa nhất là câu hỏi, viết cho ai? Bởi vì câu này liên quan tới ý nghĩa, cảm quan, về căn cước và truyền thống của nhà văn, và cả hai món này, thì đều không luôn luôn vũ như cẩn, và có thể thay đổi.
Những câu trả lời lúc thoạt đầu của tôi, xem ra thật giản dị. Trong lời nói đầu của cuốn Giữa những im lặng, Between Silences, cuốn thơ đầu của tôi, tôi viết, “Như là một kẻ may mắn tôi nói cho những người không may mắn, đã đau khổ, đã chịu đựng, và đã tàn tạ cuối cuộc đời, và những người đã sáng tạo ra lịch sử, và cùng lúc, bị nó biến thành điên khùng, và bị huỷ diệt bởi nó”. Tôi nhìn tôi như là một nhà văn Trung Quốc viết bằng tiếng Anh nhân danh những con người bị tiêu trầm, không có cả một dịp may để mà cất tiếng nói. Vào lúc đó, tôi chưa hề mảy may quan tâm đến sự đa đoan rắc rối, và có những điều không thể nào làm được, của một người chọn một vị thế như thế, đặc biệt là một con người như tôi.
Quá nhiều thành thực, chân thành, tâm địa tốt… là một điều nguy hiểm. Nó có thể làm nổ tung cái đầu!
Ha Jin
“Như là một kẻ may mắn tôi nói cho những người không may mắn, đã đau khổ, đã chịu đựng, và đã tàn tạ cuối cuộc đời, và những người đã sáng tạo ra lịch sử, và cùng lúc, bị nó biến thành điên khùng, và bị huỷ diệt bởi nó”.
Câu phán của Ha Jin, bảnh hơn của nhà văn BNT!
Sự có mặt của 50 vạn sĩ quan và binh lính Mỹ cùng quân đội các nước đồng minh như Nam Triều Tiên, Úc,... tại miền Nam Việt Nam đã đẩy miền Bắc Việt Nam vào những năm tháng cực kỳ gay go gian khổ: Dốc toàn bộ nhân lực, vật lực, hy sinh tất cả cho cuộc chiến.
OK. Nhưng sau đó, chiến thắng rồi, thì sao?
Với kinh nghiệm sống trong một đất nước liên tiếp có những cuộc chiến tranh, tôi hiểu chiến tranh không chỉ đến một mình. Bao giờ nó cũng có một người bạn đồng hành: Nhà tù. Đó là người anh em sinh đôi của chiến tranh.
Tù cải tạo đâu phải... bạn đồng hành của chiến tranh?
*
Khi vinh danh Cao Hành Kiện, là HLV Thuỵ Điển làm rõ ra điều này: Lịch sử con người chống lại lịch sử đám đông. Cái mới của văn học nhân loại, ngày nay, đó là: Đây là tiếng nói của cá nhân, như tên một bài tiểu luận của CHK: The voice of the individual.
Đây là một bài viết tuyệt vời của ông, và bất cứ nhà văn nào cũng nên đọc, để hiểu ra một sự thực, văn học thế giới đã hoàn toàn thay đổi, đã thực hiện được một bước ngoặt vĩ đại: Khi một trí thức đối đầu với một xã hội, như là một cá nhân, sự hiện hữu của anh ta càng là thực. Nếu cái ngã của một trí thức tan biến cái ngã lớn lao tập thể, cái gọi là “chúng ta’, cái ngã cá nhân không còn nữa. [When the intellectual confronts society as an individual, his existence is more real. If the self of the individual is dissolved in the collective big self, or what is known is ‘we’, the individual self no longer exists.]

I am a Chinese writer, only one person, and I cannot represent others. China for me is not that huge race or abstract nation; it is simply the cultural background that manifests itself in my writings, the culture's impact on me since my birth, and the modes of thought, nurtured by the Chinese language, that I use in my writings. I also acknowledge the influence of Western cultures, and I am interested in the other cultures of Asia and the cultures of African races and others. The idea of a pure racial culture in this era of cultural fusion is a slogan to cheat people, and nothing more than a myth.
Cao Hành Kiện: Tiếng nói cá nhân
Tôi là một nhà văn Trung Quốc, chỉ một người, và tôi không thể đại diện những người khác. Trung Quốc đối với tôi không phải là một giống dân lớn đó hay một quốc gia trừu tượng; nó giản dị là một cái nền tảng văn hóa tự biểu tỏ qua những bài biết của của tôi, một vết hằn văn hóa lên tôi ngay từ khi ra đời, và những lề thói tư tưởng, suy nghĩ, được nuôi dưỡng bằng ngôn ngữ Trung Quốc, mà tôi sử dụng trong những bài viết của mình. Tôi cũng thừa nhận ảnh hưởng của những nền văn hóa Tây phương, và tôi quan tâm tới những nền văn hóa khác của Á châu, và những nền văn hóa của những sắc dân Phi châu, và những sắc dân khác. Ý nghĩ về một nền văn hoá ròng, của riêng một sắc dân nào đó, tại một miền mà mọi nền văn hóa được nung chẩy, hoà nhập trộn lẫn vào như thế, thì chỉ là một khẩu hiệu, để lường gạt dân chúng, chẳng khác gì một huyền thoại.
*
Literature as Testimony: The Search for Truth
Nobel Jubilee Symposium on Witness Literature delivered in December 2001 at The Swedish Academ, Stockholm

THE TOPIC I WlSH TO DISCUSS is literature and testimony. I am presuming that those here today will not object to the claim that literature testifies to human existence, and would agree that truth is the minimum requirement for such literature. Literature is subservient to nothing but truth, and in this domain of the free spirit, the writer obeys only one command: to search for that truth. In fact, truth has always been the most fundamental criterion of literature - that is, if literature that transcends practical utilitarianism continues to be valued, still justifies personal suffering, and is still worth writing.
Đề tài mà tôi mong được bàn bạc ở đây là văn chương và chứng tích. Tôi cứ giả dụ như là quí vị có mặt tại đây sẽ không phản đối, về một phát biểu, rằng, văn chương là đế chứng tỏ hiện hữu của con người, và cũng sẽ đồng ý, rằng, sự thực là một đòi hỏi tối thiểu cho một thứ văn chương như thế. Văn chương thì chẳng phụ thuộc chi, ngoài sự thực, và trong miền tinh thần tự do này, nhà văn chỉ vâng theo một mệnh lệnh: hãy tìm kiếm sự thực. Đúng ra, sự thực luôn luôn là tiêu chuẩn cơ bản nhất của văn chương – nghĩa là, nếu văn chương mà vượt thoát ra được, thăng hoa ra khỏi được cái cái chủ nghĩa duy dụng thực tế, và vẫn tiếp tục có giá trị, vẫn làm chứng được về những đau khổ của của từng cá nhân con người, và vẫn đáng để viết.
Tuy nhiên, trong thế kỷ vừa mới chấm dứt [thế kỷ 20], chính trị xen vào văn chương, kìm kẹp nó tới một mức xưa nay chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Cái trò lưu manh lường gạt ý thức hệ, trước đây cũng chưa hề có, biến văn chương thành tuyên truyền chính trị, hay sử dụng nó vào những mục tiêu chính trị. Cách mạng văn chương và văn chương cách mạng đã chẳng sáng tạo ra một thế giới mới đẹp đẽ, thay vì vậy, tước đoạt của văn chương cái bản chất cơ bản của nó, hứa hẹn biển máu, và, viện tới sự hung bạo ngôn ngữ, biến miền tự do tinh thần thành bãi chiến trường.
Cái thứ văn chương dấn thân chính trị thì đại trà ở cả Tây lẫn Đông. Phê bình văn chương chủ yếu là chỉ để chụp mũ chính trị cho nhà văn, hoặc tả phái hay hữu phái, tiến bộ hay bảo thủ. Dưới những chế độ toàn trị, những cái mũ như trên mới vô cùng khốn nạn, cùng cực khốn nạn. Nếu một nhà văn không yêu nước, vậy nó là một tên phản quốc; nếu nó không cách mạng, thì là một tên phản động, không có vị trí ở giữa, nước đôi.
Nhật ký
Đọc bài viết của Bùi Ngọc Tấn, Gấu nhớ đến một bài khác, trên net [đã post lại trên Tin Văn, nhưng mò không ra], viết về một vụ mấy anh VC xử tử Việt Gian, hồi đầu “Cách Mạng”, và trước khi chết, mấy anh Việt Gian hô lớn:
Hồ Chí Minh muôn năm!
Bị Bác Hồ làm thịt, mà vưỡn hoan hô Bác Hồ và lũ quỉ sứ đệ tử của Bác.
Thế mới ghê!
Đâu có khác gì trường hợp Bùi Ngọc Tấn!
*

In Andrei Makine's Dreams of My Russian Summers, the narrator meditates on how to bear witness:
"And they [the Russians who were busy writing personal memoirs] did not understand that history had no need for all these innumerable little Gulags. A single monumental one, recognized as a classic, sufficed." (36). As this implies, the writer should be not just a chronicler but also a shaper, an alchemist, of historical experiences.
The writer should enter history mainly through the avenue of his art. If he serves a cause or a group or even a country, such a service must be a self-choice and not imposed by society. He must serve on his own terms, in the manner and at the time and place of his own choosing. Whatever role he plays, he must keep in mind that his success or failure as a writer will be determined only on the page. That is the space where he should strive to exist.
Phát ngôn viên và Bộ lạc: The Spokesman and The Tribe

Lịch sử Yankee mũi tẹt không cần đến ba cái lẻ tẻ, là mấy anh tù, cải tạo hay không cải tạo.
Nếu BNT tự chọn cho mình làm cái kẻ viết cho những kẻ cam chịu lịch sử, thì OK.
Nhưng Đảng đếch cần anh làm chuyện này!
*
Sự thực, cái trang Tin Văn được dựng lên, không phải để viết văn, để làm thơ, mà để cảnh báo về...  Cái Ác Bắc Kít!

Nhưng bi giờ, già quá rồi, hay nói như Đức Phật Sống,
“Hết Hy Vọng”, hay, nói như Đức Khổng Tử, "Đạo ta hỏng rồi", Gấu quyết định, ngưng đọc, chỉ viết về những ngày hạnh phúc, khi ở tù VC!
Những ngày ‘cam chịu’ lịch sử! NQT
*
Còn một thứ lịch sử 'Những người đã chết đều có thực', nhưng bị...  thuổng mất rồi!
Xin coi
Tự Kiểm

Nhưng, quả có một nhà văn Nga, chuyên viết về cái gọi là cam chịu lịch sử. Đó là Makine.

Tác phẩm mới nhất của nhà văn Nga, Andrei Makine, Goncourt 1995, Cuộc đời của một người vô danh, La Vie d’un homme inconnu, vẫn là một tác phẩm viết về cuộc chiến. Nhân vật người lính già của ông, Volki, đã từng kinh qua cuộc vây hãm Leningrad, cuộc chiến, trại tù Goulag… Nước Nga được làm nên từ những con khủng long vô danh, tuyệt tích giang hồ đó.

Khi được hỏi, “Comment est-ce possible?” Làm sao có thể có chuyện đó? [L’Express, 29 Tháng Giêng, 2009], ông trả lời:
Có cả một thế hệ những con người như thế bị bỏ vào thùng rác của lịch sử. Họ đã dâng hiến hết cuộc đời của họ cho xứ sở, cho cuộc chiến, và bây giờ họ bị coi như là những quái vật, des extraterrestres. Tôi muốn viết về họ, những con quái vật bị bỏ lại khi con nước thủy triều lịch sử đã rút xuống. Nếu văn chương có một lý do hiện hữu, thì đó là, nó cho những con người đó lời nói của họ.
Nhìn như thế, thì Mít chưa hề có thứ văn chương tham dự cuộc chiến, đừng nói chuyện ngoảnh mặt. Chẳng lẽ bao đời sau, nhìn lại cuộc chiến, thì lại vẫn thứ “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” ư?

Trong chiến tranh, làm chuyên viên vô tuyến viễn ảnh cho hãng UPI, Gấu này đã từng nhìn thấy những chùm ảnh, thí dụ, của ba anh bộ đội bị xiềng vô một khẩu súng máy, vô phương bỏ chạy, và khi anh thứ nhất bị bắn chết, thì anh thứ nhì dùng chiếc xích sắt kéo khẩu súng về chỗ anh nằm, và bắn tiếp. Chúng ta chưa hề được nghe tiếng nói của những con người đó, hay của một anh đào ngũ, hay trốn vô chiến trường Miền Nam, và cả gia đình bị liên lụy, bố mẹ bị bắt giam, gia đình bị cúp tem phiếu lương thực, bị phỉ nhổ, bị làm nhục
Và Makine nói thêm, luôn có một điều gì đó để mà gìn giữ trong một thời đại. [Il y a toujours quelque chose à sauver dans une époque].
*
Một trong những người cam chịu lịch sử Gấu biết được, là Cô Hồng Con, con gái một gia đình địa chủ, bị dân làng Thanh Trì, quê hương của Gấu, nhốt trong căn nhà của bố mẹ, sau khi đã làm thịt họ. Đói, bịnh thương hàn, khát nước, nửa đêm, cô bò qua hàng rào lửa, tới bờ ao ngay ngoài cổng, và gục chết ngay nơi bờ ao.
Lần về lại Đất Bắc, sau khi nghe bà chị kể, Gấu đau lòng quá, bà chị chắc là cũng nhận ra, bèn an ủi, hồi đó "phong trào" mà, thôi bỏ qua đi em!
Những dòng biện minh của BNT, thì cũng giống như thái độ của bà chị của Gấu, thôi mà, cam chịu lịch sử đi mà.

Khốn nạn thật!
*

Ông đã gánh cây thập ác đi trọn con đường trần ai của mình.
Không vứt xuống.
Không chạy trốn.
Không gục ngã.
Không dừng bước.
Và dẫu không là Chúa, ông đã được phục sinh.
PXN
*

Bảnh thật!

Bảnh hơn cả Chúa, bởi vì Chúa vác thập tự, té lên té xuống!
Ông thì Thấy Phật.
Ông thì Phục Sinh, và sau đó, còn được qua Mẽo. Được Mẽo chi tiền biểu diễn show WJC.
Thảm thật!
*

Lịch sử một đất nước, một dân tộc thường được biết đến như lịch sử những cuộc chiến tranh. Lịch sử Việt Nam càng chứng tỏ điều ấy. Những cuộc chiến tranh chống phong kiến phương Bắc (Trung Hoa), những cuộc chiến tranh với Chiêm Thành, và những cuộc chiến tranh “mở mang bờ cõi”. Đó là chưa kể những cuộc nội chiến như Trịnh - Nguyễn phân tranh kéo dài bao nhiêu năm tháng.
BNT
Cuộc nội chiến Trịnh Nguyễn phân tranh và cuộc chiến “đỉnh cao” đều có thể được coi là mở mang bờ cõi, của sắc dân Yankee mũi tẹt.
Cả lịch sử Mít đều có thể coi như lịch sử của sắc dân Yankee mũi tẹt, và cùng với nó, nền văn minh sông Hồng, trong suốt chiều dài chống Bắc Phương và mở mang bờ cõi Nam Phương.
Nhìn như thế, chúng ta "đành phải" gọi đích danh cuộc chiến đỉnh cao: Ăn cướp Miền Nam!
Bởi vì nếu thực sự là cuộc chiến giải phóng thống nhất đất nước, không thể nào có cái vụ Lò Cải Tạo.
Một khi còn lấp liếm, còn đánh tráo sự kiện, danh xưng… thì còn lấn cấn, khi phải viết về những người cam chịu cuộc chiến.
Cái vụ việc ‘pha lê hóa’ Miền Bắc trong chiến tranh, thì có khác gì ‘pha lê hóa’ Miền Nam, bằng cách làm cỏ sạch Ngụy?
*
Bởi là vì BNT nhắc đến Camus, mà ông lấy ra từ ông này, cái sự cam chịu lịch sử, Gấu bèn lọ mọ gọ google, tìm nobel.org, thì nó ra trang này:

Official Site of the Nobel Family Web site.
SHAME !
Shame on those who would use violence upon innocents to achieve an end to their means.
09/11/01

Click here to see some of the
 Nobel family web pages..


Administered by Zachariah Nobel

Looking for the Nobel Foundation and the Nobel Prize winners? If so, then go on to their proper location at:
http://www.nobel.se

*

Vòng hoa Nobel:
The Nobel Prize in Literature 1957 [Camus] "for his important literary production, which with clear-sighted earnestness illuminates the problems of the human conscience in our times"
Diễn văn Nobel của Camus:
... Le rôle de l'écrivain, du même coup, ne se sépare pas de devoirs difficiles. Par définition, il ne peut se mettre aujourd'hui au service de ceux qui font l'histoire : il est au service de ceux qui la subissent. Ou sinon, le voici seul et privé de son art. Toutes les armées de la tyrannie avec leurs millions d'hommes ne l'enlèveront pas à la solitude, même et surtout s'il consent à prendre leur pas. Mais le silence d'un prisonnier inconnu, abandonné aux humiliations à l'autre bout du monde, suffit à retirer l'écrivain de l'exil chaque fois, du moins, qu'il parvient, au milieu des privilèges de la liberté, à ne pas oublier ce silence, et à le relayer pour le faire retentir par les moyens de l'art.
[By the same token], the writer's role is not free from difficult duties. By definition he cannot put himself today in the service of those who make history; he is at the service of those who suffer it. Otherwise, he will be alone and deprived of his art. Not all the armies of tyranny with their millions of men will free him from his isolation, even and particularly if he falls into step with them. But the silence of an unknown prisoner, abandoned to humiliations at the other end of the world, is enough to draw the writer out of his exile, at least whenever, in the midst of the privileges of freedom, he manages not to forget that silence, and to transmit it in order to make it resound by means of his art.
Cái câu BNT trích dẫn Camus, nguyên đoạn nó như trên.
Và như thế, những kẻ cam chịu lịch sử này, đều là nạn nhân của chủ nghĩa toàn trị, mà chủ nghĩa CS là một trong số đó.

Nếu BNT viết về nó, thì là để tố cáo cái chế độ khốn kiếp đó, như ý Camus muốn nói, chứ sao lại bẻ quẹo qua:
Họ có quyền được chia sẻ niềm tự hào, dù là sự tự hào nhục nhã?
*
Họ đâu cần cái quyền tự hào cà chớn đó?
Gấu chẳng tự hào tí nào cả, khi "cam chịu lịch sử", từ 30 Tháng Tư 1975 tới khi bỏ chạy thoát quê hương!
*
Câu của Camus, dịch theo kiểu 'Anh Hai' của Gấu, đại khái như vầy, ‘nhà văn, thay vì làm tà lọt cho những kẻ làm ra lịch sử, thì làm bồi cho những kẻ chịu đựng [không phải cam chịu] lịch sử’, câu này Mít đọc không sướng bằng câu của Greene (1).

(1) "The novelist’s station" he [Greene] insists "is on the ambiguous borderline"; a writer, like a double agent, “must be able to cross over, to change sides at the drop of a hat”.
Cái trạm sở của tiểu thuyết gia thì ở vùng biên cương mù mờ; nhà văn, thì cũng một thứ gián điệp hai mang, nhưng 'phải dám vượt lằn ranh, đổi bên liền lập tức khi cái nón [tai bèo] vừa rớt xuống'. Graham Greene .
*
Loyalty breeds treachery.
Trung thành sinh ra phản bội
Peter Kemp: The Human Factor, Introduction
*
Trung thành sinh ra phản bội.
Mấy ông nhà văn VC không thể nào hiểu ra điều này.
Nguyễn Khải có thể đã mơ hồ hiểu ra, khi ông đổi trú sở, bỏ chạy Hà Nội vô Sài Gòn, và nhập ngay vào với cái không khí biên cương mù mờ, và viết được mấy cuốn, nhưng lại chiếu sáng chúng bằng ánh sáng của Đảng. Bằng sự trung thành, đời đời biết ơn Đảng!
Giá mà ông có dũng khí, chắc là đã dám phản bội, và hiểu ra chân lý, phản bội mới đúng là trung thành với Đảng!
The Human Factor


The Voice of the Individual

I AM HIGHLY SUSPICIOUS WHENEVER the name of a collective is invoked; I actually become afraid that this collective name will strangle me before I have the chance to say anything. "Chinese intellectuals" is a collective noun that I cannot, of course, represent, and I am terrified that if it represents me I will be annihilated. However, it happens to be one of the issues for discussion today, and it may be said to be a very important issue.
Tôi rất hơi bị nghi ngờ cứ mỗi khi tập thể lên tiếng. Tôi sợ nó bóp cổ tôi lè lưỡi ra, trước khi tôi thốt ra, dù chỉ một lời. "Tầng lớp trí thức Tầu" là một danh từ tập thể mà tôi không thể đại diện, lẽ dĩ nhiên, và tôi sợ đến khiếp vía, nếu nó đại diện tôi, thì tôi sẽ tan biến vào hư vô!
Cao Hành Kiện

Quít làm, Cam chịu [Lịch sử]

Note: Đây là thứ lịch sử "của đám đông" mà Cao Hành Kiện rất tởm.
Cũng là thứ lịch sử mà cả một đất, Miền Nam, "cam chịu", cho dù cuộc chiến đã chấm dứt, để có được sự phát sinh ra con bọ VC.

Câu của Camus - Par définition, il [l'écrivain] ne peut se mettre aujourd'hui au service de ceux qui font l'histoire : il est au service de ceux qui la subissent - dịch theo kiểu 'Anh Hai' của Gấu, đại khái như vầy, ‘nhà văn, thay vì làm tà lọt cho những kẻ làm ra lịch sử, thì làm bồi cho những kẻ chịu đựng [không phải cam chịu] lịch sử’, câu này, dân Mít miệt vườn đọc không sướng bằng câu của Greene (1).

(1) "The novelist’s station" he [Greene] insists "is on the ambiguous borderline"; a writer, like a double agent, “must be able to cross over, to change sides at the drop of a hat”.
Cái trạm sở của tiểu thuyết gia thì ở vùng biên cương mù mờ; nhà văn, thì cũng một thứ gián điệp hai mang, nhưng 'phải dám vượt lằn ranh, đổi bên liền lập tức khi cái nón [tai bèo] vừa rớt xuống'. Graham Greene.
*
Cái vụ hoan hỉ cam chịu lịch sử này, Gấu sợ văn sĩ VC Bùi Ngọc Tấn lấy hứng, không phải từ Camus, mà từ mấy thằng nhà văn Ngụy!

Thảo Trường chẳng đã từng phán:
... Cho tới năm 1975, tội lớn nhất của Cộng Sản, là thắng trận và chiến công lớn nhất của Cộng Hòa là thua trận!
Gấu, trong bài viết về Sơn Nam, cũng đã thỏ thẻ:
Khi còn ở Trại Cấm, nhân có một cán bộ Cộng Sản thất sủng, bị anh em đồng chí tính cho đi mò tôm, nên đành phải vượt biển, và được đậu thanh lọc, rồi sau đó xẩy ra một cuộc tranh luận gay gắt giữa một số người. Người cán bộ đã nói thẳng ra một điều: tại sao các anh không giải phóng chúng tôi, tại sao các anh tạo ra tình cảnh cả nước phải đi ăn mày tình thương của toàn thể nhân loại... Khi lấy được Miền Nam, có thể giấc mơ muôn đời của Miền Bắc đã được thực hiện: Giải phóng cho chính mình, rồi sau đó, cho cả nước. Đối với lịch sử, Miền Nam chỉ có công: Thất trận.
*
Tuy nhiên, những lời phán như thế, là, trước khi có hiện tượng Chúa Sẩy Thai, hiện tượng VC ăn nhằm cứt phồn vinh giả tạo của Mẽo bỏ lại, và gen bị đột biến, biến thành bọ, thành ruồi.
Giá như có cái nhà Mít to lớn đàng hoàng, thì mới có chuyện hoan hỉ, cam chịu lịch sử, ông nhà văn VC ơi! Ông nhảm quá!
Viết như thế là làm nhục thêm một lần nữa, cái vụ đi "tù vì lương tâm"!
*
Cái ý tưởng làm ‘nhục thêm một lần nữa’… tình cờ làm sao, đúng khi vừa viết ra, thì Gấu đọc được những dòng sau đây, trên tờ TLS May 29, 2009:

*
Như vậy là những nạn nhân của Stalin chết thêm một lần thứ nhì, ở trong hồi ức của nhân loại.
Ấy là vì nhân loại chỉ biết đến Lò Thiêu Auschwitz của Hitler, mà không hề biết đến Lò Cải Tạo của Bác Xì, Bác Mao, Bác Duẩn!
*

Nhưng, như Hitler của Steiner, đã từng biện minh cho cái Ác Lò Thiêu, nếu không có nó, làm sao có quốc gia Israel?
Nhờ pha lê hóa Miền Bắc, nên thắng cuộc chiến đỉnh cao chói lọi. Nhờ pha lê hóa Miền Nam, đuổi sạch giống Ngụy. Nhờ vậy mà nhân loại có thêm sắc dân, dân tộc ngồi thuyền, boat people?
Liệu có thể dịch thuật ngữ “pha lê hóa”, đặc biệt của BNT, sang tiếng Anh, tiếng U, là “cleansing”?
Ui chao, đúng bong! Sau 30 Tháng Tư, những đợt đánh tư sản mại bản, tống dân thành phố đi Kinh Tế Mới, tống sĩ quan Ngụy vào Lò Cải Tạo... là đều nằm trong chủ trương pha lê hóa Miền Nam, "tẩy uế" nó, trước khi đón ông chủ mới là Yankee mũi tẹt!
Nhà văn "phục sinh" BNT nếu thực sự là nhà văn, thì phải viết về những kẻ cam chịu lịch sử đó!
*
“Après Auschwitz, écrire un poème est barbare, et la connaissance exprimant pourquoi il est devenu aujourd'hui impossible d'écrire des poèmes en subit aussi la corrosion. »
Sau Auschwitz, làm một bài thơ thì dã man, và sự hiểu biết dẫn giải ra cái điều, tại làm sao bây giờ đếch có thể mần thơ, chính sự hiểu biết đó cũng ‘cam chịu’ sự bào mòn.
T. W. Adorno, Critique de la culture et société
Pour les écrivains d'après 1945, l'ambition la plus noble, et c'est ce qu'il a bien vu, était de trouver une langue et des formes servant la construction d'un avenir qui, dans son caractère négatif, posait l'événement Auschwitz comme fondateur. Cette ambition “antibarbare” subsiste. Dès 1944, Albert Camus entrevoyait l'ampleur de la tâche: « Ce qui caractérise notre siècle, ce n'est pas tant d'avoir à reconstruire le monde que d'avoir à le repenser. Cela revient en fait à lui donner son langage. »
Với những nhà văn sau 1945, tham vọng bảnh nhất của họ, là, tìm ra được một ngôn ngữ, và những thể loại, để xây dựng tương lai, và cái tương lai này, thì tiêu cực, và đây phải là bản chất của nó, và đặt cái biến cố Lò Thiêu như là cái nền, cái cột đồng trụ. Tham vọng ‘chống lại dã man’ này thì cứ phải giữ dịt lấy mãi. Ngay từ năm 1944, Camus đã ngộ ra điều này, và 'chàng' phán: "Điều đặc trưng của thế kỷ của chúng ta, thì không phải là xây dựng thế giới, mà tái suy tư về nó. Nói vậy thì cũng có nghĩa là đem đến cho nó một ngôn ngữ”.
Theodor W. Adorno: La Culture est-elle morte à Auschwitz?
[Văn hóa ngỏm ở Lò Thiêu ư?]
Le Magazine Littéraire số Tháng Giêng 2005, đặc biệt về Văn chương và Nhà tù [La litérature et les Camps]
Sau Lò Thiêu, làm đếch gì có thứ nhà văn nhà thơ dễ dãi và sung sướng, hay thứ văn chương ngây thơ và vô tội?
Sau Tân Trào, đọc CKN2000, chỉ muốn hưởng mùi tù Tân Trào!
*

Hồi đó “phong trào” nó là như vậy. Bà chị Gấu giải thích. Còn BNT giải thích, “trong cuộc chiến tranh khốc liệt này, miền Bắc thực hiện chủ trương pha lê hoá hậu phương. Những người đã từng cộng tác với Pháp, với Mỹ, những người có biểu hiện thiếu lòng tin vào sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản, những phần tử đáng ngờ, những kẻ trộm cắp, du thủ du thực,... tóm lại tất cả những gì là vẩn đục so với yêu cầu trong như pha lê của một xã hội cần pha lê hoá, đều bị tập trung cải tạo và đó được coi là một biện pháp không thể thiếu. Hơn nữa, nó còn có ý nghĩa răn đe những người khác, hướng tất cả vào mục tiêu chung.”
Tại làm sao mà cả một miền đất lại nhắm mắt nhắm mũi đi theo "phong trào", chấp nhận pha lê hóa, thản nhiên nhìn một cô gái vô tội bị ‘bức tử’, như thế?
Những nhà văn Đức, của thời hậu Nazi, cũng gặp tình trạng y chang, và cố gắng giải thích, nhưng không như BNT, tất nhiên!
Trước Littell, tác giả Những kẻ thiện tâm, cả nửa thế kỷ, trước Hannah Arendt và ý niệm sự "tầm phào của Cái Ác" của bà, vào đầu thập niên 1950,  Robert Merle, một trong tiểu thuyết gia lớn của thời hậu chiến, đã dám chấp nhận sự thách đố, “nhìn vào vực thẳm” [regarder l’abime], với cuốn “Cái chết là nghề của tôi” [La mort est mon métier]...


The Voice of the Individual

I AM HIGHLY SUSPICIOUS WHENEVER the name of a collective is invoked; I actually become afraid that this collective name will strangle me before I have the chance to say anything. "Chinese intellectuals" is a collective noun that I cannot, of course, represent, and I am terrified that if it represents me I will be annihilated. However, it happens to be one of the issues for discussion today, and it may be said to be a very important issue.
Tôi rất hơi bị nghi ngờ cứ mỗi khi tập thể lên tiếng. Tôi sợ nó bóp cổ tôi lè lưỡi ra, trước khi tôi thốt ra, dù chỉ một lời. "Tầng lớp trí thức Tầu" là một danh từ tập thể mà tôi không thể đại diện, lẽ dĩ nhiên, và tôi sợ đến khiếp vía, nếu nó đại diện tôi, thì tôi sẽ tan biến vào hư vô!
Tuy nhiên, đây là một đề tài rất quan trọng.
Kể từ thất bại của Những cuộc cải cách 100 ngày, năm 1898, tới Cách Mạng 1911, trí thức, như là chúng ta biết đến nó, qua quan niệm của Tây phương, bắt đầu xuất hiện ở TQ. Trước đó, theo tôi, giai cấp trí thức TQ chỉ gồm có những bậc văn nhân tài tử, những nhà học giả; họ, ngoài chuyện rất quan tâm tới cách ứng xử cá nhân, và văn chương, còn chú tâm tới yếu tố tinh thần. Họ mong sự toàn thiện, toàn mĩ, theo những tiêu chuẩn đạo đức của đạo Khổng. Triết học hướng về thiên nhiên, thuận theo thiên nhiên của đạo Lão đưa đến không hành động, đạo Phật không coi trọng cái thân. Cách ứng xử kỳ cục của những học giả của những triều đại Wei và Jin, sự ló dạng của văn hóa đô thị ở cuối triều Ming, tất cả đều chẳng thể nào cung cấp cho giới trí thức TQ một mảnh đất, để từ đó mọc lên chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân thực ra là sản phẩm mới mẻ của những truyền thống duy lý của văn hóa Tín lành Tây phương  và sự nở rộ tiếp theo của chủ nghĩa tư bản.
Trí thức TQ không tạo ra được một giai cấp xã hội độc lập, so với giai cấp cầm quyền, cho đến thời kỳ văn hoá mới 4 Tháng Năm, tiếp theo sự sụp đổ chế độ phong kiến và cơn lũ tư tưởng Tây phương vào TQ.  Một ưu tư về chủ nghĩa cá nhân hiện đại manh nha xuất hiện cùng với sự khơi mào của tư tưởng chính trị Tây phương, nó đáp ứng nhu cầu chính trị, trước tiên và sự thừa nhận giá trị của những hoạt động tinh thần của một cá nhân chỉ là thứ yếu. Kết quả là, những trí thức TQ, như là những con người suy tư, bắt đầu nói với xã hội, như là từng cá nhân.
Than ôi, tình trạng lý tưởng này không kéo dài. Tới thập niên 1930, tức là muời năm sau đó, những hỗn loạn ở trong nước, sự hăm dọa của nước ngoài, cách mạng, và chiến tranh, tất cả lại xô đẩy trí thức TQ vào những cuộc xung đột chính trị để cứu quốc gia và dân tộc. Liệu họ có ý thức được, hay không, và có lẽ, những duyên do tại sao, thì vượt ra khỏi tầm kiểm soát của họ, bởi vì họ, chính họ, tự biến thành những món đồ để cho những đảng phái chính trị lợi dụng để giết hại lẫn nhau. Mặc dù có một dúm nhỏ trong số họ, cố gắng giữ sự độc lập của mình, nhưng thật khó khăn vô cùng đối với họ, trong cái việc suy nghĩ và viết lách. Đây là cái kinh nghiệm bi thảm của giai cấp trí thức hiện đại TQ, ngay từ khi trứng nước của nó.
*
Ui chao, sao giống Mít thế, những ngày trước Cách Mạng Mùa Thu 1945!


*

Trong những cuốn ‘tiểu thuyết’ viết về viễn ảnh Con Người Xô Viết, khủng khiếp nhất, chắc là của Vladimir Sorokin, qua bài viết của Zinovy Zinik, trên TLS, 22 May 2009.
Sorokin là một cult figure, ở trong những vùng đất mắc míu tới cái gọi là chủ nghĩa toàn trị. Thế mà Gấu này mù tịt, thật là xấu hổ! Tuy nhiên cái thế giới đó, thì ai mà chẳng biết, thế mới thú vị, là vì ông gọi là thế giới xếp hàng, như tên tác phẩm của ông, The Queue
.


Trong những cuốn ‘tiểu thuyết’ viết về viễn ảnh Con Người Xô Viết, khủng khiếp nhất, chắc là của Vladimir Sorokin, qua bài viết của Zinovy Zinik, trên TLS, 22 May 2009.
Sorokin là một cult figure, ở trong những vùng đất mắc míu tới cái gọi là chủ nghĩa toàn trị. Thế mà Gấu này mù tịt, thật là xấu hổ! Tuy nhiên cái thế giới đó, thì ai mà chẳng biết, thế mới thú vị, là vì ông gọi là thế giới xếp hàng, như tên tác phẩm của ông, The Queue
.
*
Gấu này đã có lần bị một ông nhà thơ dởm mắng mỏ, tại sao cứ lải nhải về Faulkner, tại sao không chịu noi gương trong nước, đọc văn học Nga.
Tuy nhiên, lời trách này mà “dành” cho mấy đấng nhà văn VC mới thật là xác đáng!
Cái sự báo cáo, tôi viết cho những người cam chịu lịch sử - trong có tôi, lẽ tất nhiên - và, báo công, dù cam chịu lịch sử, họ vẫn có phần đóng góp trong chiến thắng Miền Nam, làm chúng ta thương hại cho mấy đấng nhà văn VC quá đi mất. Đám này quả là mù tịt về văn học TQ với những người Cao Hành Kiện, thí dụ, và văn học Nga, gồm những tác giả như Akhmatova, Brodsky, Solzhenitsyn… và luôn cả Pasternak, nếu chúng ta đọc những dòng Milosz viết về ông, và về Brodsky.
Milosz cũng nhận ra như Cao Hành Kiện nhận ra, cuộc chiến của những nhà văn như Pasternak là một câu chuyện về một cá nhân vs [một] Caesar, nhưng với một khác biệt.
*

Người Về
Người về từ cõi ấy
Vợ khóc một đêm con lạ một ngày
Người về từ cõi ấy
Bước vào cửa người quen tái mặt
Người về từ cõi ấy
Giữa phố đông nhồn nhột sau gáy
Một năm sau còn nghẹn giữa cuộc vui
Hai năm còn mộng toát mồ hôi
Ba năm còn nhớ một con thạch thùng
Mười năm còn quen ngồi một mình trong tối
Một hôm có kẻ nhìn trân trối
Một đêm có tiếng bâng quơ hỏi
Giật mình,
một cái vỗ vai
Hoàng Hưng

Gấu nhớ, trong Gulag, có một đoạn Solz tả, về cái cảm giác giữa những người đã từng ở Gulag, và sau đó, được trả về đời. Họ nhận ra nhau ngay, giữa phố đông người. Chỉ ánh mắt gặp nhau, là biết liền đằng ấy và tớ đã từng ở trong đó.
Gấu mê nhất, câu "Một năm sau còn nghẹn giữa cuộc vui".
Nhưng cũng lạ nhất, tò mò nhất, là cái thời gian "một năm sau".
*
Bài thơ của Hoàng Hưng, như được biết, là một trong 100 bài thơ hay. Không hiểu thi sĩ có tiên tri ra được cái sự bí nhiệm của con số hay không, nhưng có vẻ như ông rất quan tâm đến nó, chỉ để "đếm" thời gian: vợ khóc 'một' đêm. con lạ 'một' ngày.
Một năm sau còn nghẹn giữa cuộc vui, hai năm sau còn toát mồ hôi. Năm năm, muời năm... một hôm, một đêm...
Liệu tất cả những cân đo đong đếm đó, là để qui chiếu về câu: Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại?
Câu này, lại trở thành một ẩn dụ, nếu so cảnh tại ngoại của ông, như được miêu tả trong bài thơ:
Có vẻ như cái cảnh trở về đời kia, vẫn chỉ là, tù trong tù.
Tuy nhiên, khi đọc như thế, có vẻ như hạ thấp bài thơ.
Bài thơ Hoàng Hưng bảnh hơn cách đọc đó nhiều. Có cái vẻ thanh thoát, vượt lên trên tất cả của nhà thơ. Đây cũng là điều nhân loại tìm đọc Gulag của Solz: Cái thái độ đạo đức, nhân bản của tác phẩm và của tác giả, mới bảnh làm sao. (1)
(1) The book was also written as a treatise on the subject of survival. The tone had been set in Solzhenitsyn's first published masterpiece, One Day in the Life of Ivan Denisovich (not included in The Solzhenitsyn Reader). Unlike another genius writing in this genre, Varlam Shalamov  (a kind of Russian Primo Levi), who had exposed the prison camp as an unmitigated hell where man is stripped of any vestige of humanity, Solzhenitsyn's narrative is a moral fable of  the condemned soul seeking, in the grueling  experience of prison life, the light of spiritual rejuvenation. It gave hope. This was another reason why his writing was such a huge success in the West.
Giọng kể của Solz là một thứ đạo đức kinh của một linh hồn bị đọa đầy tìm mong sự cứu cuộc, mặc khải, tái sinh, "trẻ mãi không già".(1)
Nó đem đến hy vọng.
(1) Đọc văn chưa thấy già, cho dù, nghe nói, sắp xuống lỗ. [Đa tạ. NQT]
The Solz. Reader
Câu thơ "Muời năm còn quen ngồi một mình trong bóng tối" làm nhớ một chi tiết về một nhà thơ trong nhóm Nhân Văn, [không nhớ là ai, NMG có nhắc tới trong một số Văn Học], ông quen ngồi một mình đến nỗi bóng in lên tường, thành một cái vệt, thời gian không làm sao xóa mờ.
Nếu như thế, một người quen ngồi một mình trong bóng tối, cái bóng của người đó in lên tường mới khủng khiếp làm sao. Không ai có thể nhìn thấy nó, để mà hỏi thử, thời gian, khi nào xoá mờ!
Note: Tình cờ, Gấu được đọc một bài thơ của một người tù Gulag, giọng tương tự bài của Hoàng Hưng, nhưng tàn nhẫn vô cùng, thí dụ, bà vợ xỉa xói, về làm gì nữa, ai cần mà về, sao không chết mẹ ở trong đó....
Cái kiểu về, và phục sinh, và nhìn lại quãng đời tù của BNT, và cảm ơn chính sách pha lê hóa của nhà nước, sao thê thảm quá, chịu không nổi, thú thực.
Cái ý tưởng một người ngồi trong bóng tối, cái bóng đen của người đó in lên tường đen, đêm đen, làm sao xóa mờ đi được, Gấu cứ tự hào hoài về "ẩn dụ" này! Bảnh thật! Sao Gấu tài thế!
Đâu có khác chi "công án thiền", tiếng vỗ của một bàn tay?
Ui chao mới đọc bài viết trên TLS June 12, 2009, về nhà văn Nam Tư cuối cùng, Danilo Kis, hóa ra ông cũng được cả một lố cao thủ thổi, thí dụ, Susan Sontag, Nadine Gordimer, Salman Rushdie, và Kundera. Riêng Kundera gọi Kis là “great and invisible”: “Vĩ đại và vô hình”.
Cái bóng đen của Hoàng Hưng, ngồi trong đêm đen, vẽ lên tường đen, mà chẳng "vĩ đại và vô hình" sao?
Chỉ thiếu tí ti phục sinh!

*

"Thiên tài của một thời điểm, kinh nghiệm, nơi chốn đặc biệt". Nadine Gordimer thổi Kis