*


















Lolita vs BHD

*


*


*

Ngã tư Phan Đình Phùng & Lê Văn Duyệt

Bảo tàng viện của sự ngây thơ

GCC tỏ tình mí BHD khi em 11 tuổi tại góc đường này. Khi đó chỉ có cái cột đèn chỉ đường. Nhà em kế ngay bên, phía bên trái, bên dưới cái băng rôn, quá chút nữa. Cái máy nước công cộng cũng kế ngay đó. Quá nữa, trên đường PDP, tới ngã tư Cao Thắng & Phan Đình Phùng. Trường mẫu giáo Aurore gần đó. Gấu, khi đó đang học trường Quốc Gia Bưu Điện, chiều nào cũng đạp xe chạy vội tới, đứng trên lan can tiệm sách ABC, cũng là nhà BHD, để kịp nhìn thấy BHD đón em trở về, ghé máy nước rửa chân. Ngã tư này có tiệm chụp hình. (1) Có lần Gấu hộ tống em tới đây chụp hình để gắn vô học bạ, nhờ vậy, cũng được ăn theo 1 tấm, sau nhờ họa sĩ Ngọc Dũng đi 1 đường phác họa, trở thành kho tàng đầu tiên trong đời Gấu!

Và ngã tư trở thành “lịch sử”: Nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu ngay trước mắt Gấu, nếu thời gian co dãn, di chuyển hai đầu ngược xuôi.

Trên đường Lê Văn Duyệt, phía bên trái bức hình, là khu Chợ Đũi, ngã tư Lê Văn Văn Duyệt & Trần Quí Cáp, có quán cà phê Tàu, nơi Gấu vẫn thường ngồi chờ BHD đưa em gái đi học, tại trường Kiến Thiết, cũng ngay đó.

Ui chao, em chạy vội ra, chỉ để lắc đầu, rồi lại chạy vội về nhà.
Cảnh này sau lập lại ở Đại Lộ Cộng Hòa, trước cổng Đại Học Khoa Học Sài Gòn.
Nhưng phải đến khi đọc Pamuk, Gấu mới nhớ ra ánh đèn chỉ đường, xanh đỏ, lập lòe trên khuôn mặt của BHD, in rõ nỗi đau khủng khiếp của Gấu:
Đứng trước một cái nghĩa địa nhỏ, trong đêm tối lạnh buốt, cảm thấy những dòng nước của con vịnh Bosphorus chạy rần rần trong xương tuỷ của cả hai chúng tôi nàng thầm thì, nàng yêu tôi biết là bao, và tôi nói tôi có thể làm bất cứ chuyện gì vì nàng, và tôi ôm nàng chặt cứng, như là tôi có thể, với tất cả sức lực, niềm đau, và hạnh phúc của tôi. Chúng tôi hôn nhau, một nụ hôn dài, như bất tận, và bất cứ khi nào tạm ngưng, tôi hé mắt nhìn, và thấy mầu vàng của ngọn lửa từ phiá bên kia vịnh bập bùng trên làn da mịn màng của nàng.

Tình đầu

Trường Quốc Gia Bưu Điện lúc đó chưa xây, học nhờ trường Quốc Gia Thương Mại, kế nhà thờ Phanxicô, đầu đường Phạm Đăng Hưng & Phan Đình Phùng. Gấu tan học, là đạp xe thẳng con đường PDP tới ngã tư Lê Văn Duyệt.
Gấu, khoá đầu, khóa đặc biệt, 2, thay vì 3 năm, điều kiện Tú Tài 2, trong khi khóa 3 năm chỉ cần bằng Trung Học. Hai năm, nhưng với Gấu, còn 1 năm, , nhờ thầy hiệu trưởng Trần Văn Viễn “đặc cách” cho vô học, chuyện này kể ra rồi.
Ra trường Gấu làm việc ngay tại Trung Ương Cơ Xưởng VTD, số 11 Phan Đình Phùng, đúng cái chỗ sau phá đi xây trường QGBD



Cali Tháng Tám 2011

*

Betsy Halstead, nữ ký giả UPI, 23 tuổi, trẻ nhất trong số ký giả, vợ Dirck Halstead, sếp UPI của GCC

Gấu lấy vợ, chỉ có Betsy & Dirck & Sawada là có quà mừng. Sawada, khi nghe Gấu nói, mới lấy vợ, anh hỏi, sao không mời tao. Gấu nói đám cưới mãi tít Cai Lay, many VC there. Anh cười kéo Gấu băng qua đường Catinat, đến khách sạn Majestic, bấm thang máy, lên sân thượng khách sạn, đãi 1 chầu ăn sáng, về văn phòng nói với Dirck, anh đưa tiền mua quà mừng, ký tên chung ba người.
Ngoài ra là chấm hết. Đám bạn quí vờ, chẳng thằng nào chúc mừng. Thư Trung, tức TPG, đi 1 đường trên Văn, như để cảnh báo mấy nữ độc giả. Gấu nhớ là Xìn Phóng cũng đếch thèm chúc mừng, mà là, “nên vợ nên chồng”!
Khốn nạn nhất là cái ông bạn quí đến nhà chơi xì tẩy, thua, mượn tiền Gấu Cái, em đâu có tiền, lắc đầu, thế là ông bạn quí nhìn thằng nhóc đang ngủ trong nôi gần bàn xì, hất hàm hỏi Gấu, sao tao thấy nó chẳng giống mày tí nào?
Dã man thật!
Về già, nhớ lại, hình như chưa thằng nào khen GCC, bài này, bài nọ… mày viết được đấy. Chỉ độc nhất 1 lần, khi  đọc TSVC, bạn quí thấy bài dịch James Joyce, ký Lý Thương Ẩn, được quá, chắc thế, tính khen, nhưng nghi sao, hỏi Gấu, mày hả, thấy gật đầu, mặt 1 đống!

Khi Gấu bắt đầu làm cho UPI, chưa có sếp. Dirck sau đó đâu chừng 1  hay 2  tháng mới qua, đúng dịp Bobe Hope và cả đám qua trình điễn giúp vui GI. Đúng thời gian phi trường Biên Hòa bị VC pháo kích. Bobe Hope nhìn những lỗ pháo, phán, làm sân golf thật tuyệt. Nhưng phải đến khi Râu Kẽm hồi chánh thì giấc mơ lớn của anh hề Mẽo mới được thực hiện.
Betsy qua sau, Gấu nhớ là Dirck có đưa lên Đài giới thiệu. Gấu có khen em gì đó, không nhớ, em ghé tai Gấu nói nhỏ, Dirck “gia trưởng”, và ghen dữ lắm.
Vào những ngày Sài Gòn thất thủ, Dirck, khi đó làm Time, qua làm phóng sự di tản. Anh ở khách sạn Oscar, đường Nguyễn Huệ, Gấu ghé, thấy anh khác hẳn trước, để râu ria xồm xoàm, rất híp pi. Gấu hỏi thăm Betsy, anh nói, ly dị rồi. Mới đây, khi liên lạc lại được, gọi phôn, anh cho biết, độc thân. Cuộc chiến Mít làm hai người xa nhau, vì có lần Gấu nghe anh than, Betsy nổi tiếng hơn anh. Chắc là nhờ nữ ký giả, trẻ, đẹp, đi đâu cũng lọt.

Người đàn ông lành hiền

Tô Hoài qua Madame Tô Hoài.
Đúng, phải thánh thiện lắm mới viết được Dế Mèn
Nhưng phải có sự tham dự của Quỉ mới viết được Ba Người Khác 

PTVA vs VTN vs TH

Bữa trước Gấu nhìn thấy, trên tờ TLS, trong một bài viết về Lewis Carroll, cha đẻ của Alice, một bức hình, chụp cái cảnh tác giả ngồi lim dim, mặt đực ra, hạnh phúc đến tột độ, khi bé gái Alice, đứng trên cùng chiếc ghế, xỏa mớ tóc, cái váy, và thân hình nhỏ xíu của cô lên 'ông già mắc dịch'!
Có vẻ như cái thánh thiện nhất, phải có tí tục lụy, thì mới thánh thiện nhất được!
Bạn có nhớ, người xưa đúc gươm thiêng, phải nhỏ tí máu vô. Phải thứ “trăng huyết”, của một em, lần đầu thấy tháng cơ!
Ngược lại, trong cái Đại Ác, phải có tí ti Phật, tí ti Chúa... thí dụ.
Kiều Phong, cây bút đã từng vặt râu Bác Hồ, trừ Tà… là tác giả của Những Giọt Mực và những truyện ngắn thần sầu dành cho nhi đồng.
Duyên Anh, tác giả Con sáo của em tôi thần sầu, còn là Thương Sinh, chửi ác có hạng, đến bị chúng đánh thành bại liệt.
Gấu, tên sa đích văn nghệ, cũng đâu khác!
Cái phần ngu ngơ dại khờ của Gấu, là những trang viết về BHD, và BHD là một cô bé 11 tuổi!

Chính vì thế mà viết cho nhi đồng rất khó. Ba cái thứ đồ dởm, của những con người bình thường, không có gì trục trặc, khó mà hay được là vậy. Vừa nhắm mắt vừa mở cửa thì chỉ có té xuống sình, xuống mương thôi!
Viết về tuổi mới lớn, đừng nói viết cho nhi đồng, như Camus kia, mà cũng phải ôm thân cây mà đi, nữa là!
Salinger, viết xong Bắt Trẻ Đồng Xanh, bèn trốn chui trốn nhũi, là vậy!
Gấu, may là BHD biết trước, bỏ đi, chứ không thì cũng chết đứ đừ từ hồi nào rồi!
*
Ui chao, lại tụng đi tụng lại những sấm ngôn mà thánh nữ ban cho Gấu trước khi bỏ đi.

"Thứ tình yêu chỉ gồm có chiêm ngưỡng và kính trọng, thứ amour platonique mà anh nói đó cũng làm Hương sợ."
"Mi đâu có thương ta. Mi thương con bé con mười một tuổi, là ta, từ đời thuở nào.
Và Hà Nội của mi, ở trong con bé đó!"
"Làm sao có thể quên được một người đã nói yêu mình, lần đầu tiên trong đời. Cái lần anh đón H. trên đường tới trường Gia Long, ngay lối vào vườn Tao Đàn, buổi sáng sớm sau bao năm trời xa cách, H. đã tự nhiên ngồi lên xe. Vậy là anh đã hiểu."
"Thứ tình yêu đầy những passion mà anh có đó, em không có; thứ tình yêu gồm một phần ba là confiance, một phần ba là respect, một phần ba là "je ne sais quoi", có lẽ, hình như em đã yêu anh như vậy..."
Khi chàng bảo nàng: "Tình yêu đối với em, là một khởi điểm để vươn tới, một điểm tựa để xâm nhập đời sống, để khám phá, làm quen với những gì xa lạ, những người khác. Chúng ta yêu nhau vì chúng ta còn có thể yêu những người khác, những cái đẹp ở bên ngoài mối tình," nàng đã hóm hỉnh trả lời: "Như vậy có nghĩa, H. yêu anh là để có thêm kinh nghiệm tình trường, có phải không?"
Lúc đó, nàng nói: "Bây giờ H. hết lãng mạn rồi."
*

Phải là “cao tăng” mới sáng tạo ra được một vì thiền sư xén tóc!
Phải ngây thơ như một đứa con nít mới tưởng tượng ra được “anh khờ” Cu Lặc!
Vũ Ngọc Phan đã nhận ra điều này, khi giải thích tại làm sao lại có một anh Cu Lặc trong số những chuyện loài vật của Tô Hoài.
Nhìn như thế, Thằng Khờ của Tô Hoài bảnh hơn Thằng Khờ của Dostoevsky!
Nhưng phải là một...  PXA, thì mới nhìn cách đếm tiền mà biết ngay đây là một tên địa chủ!


*

Đừng đụng vô Grisbi

*

Từ khi khám phá ra cái mỏ phim cũ, ở 1 con phố Toronto, Gấu như sống lại Sài Gòn, những ngày đầu, với những cuốn phim đầu đời, và có khi còn sống lại Hà Nội, lần coi Le Salaire de la peur, coi ở Hà Nội, khi coi 1 cuốn phim, Sorcerer, làm lại, remake, phim trên, và nhận ra, cả hai đều tuyệt vời.

Phim Gấu đang coi lại cũng thần sầu, Đừng đụng vô Grisby, nhất là bản nhạc, chơi bằng khẩu cầm, của nó, quái làm sao, mỗi lần Gấu nghe là nhớ tới… Trung uý Kiệt, trong Một Chủ Nhật Khác của TTT, và cái kèn harmonia cô học trò Oanh biếu…  Thầy, lần họ gặp sau cùng chắc là ở 1 tiệm gần rạp Rex, ấy là Gấu tưởng tượng ra.

Nhưng liên tưởng đẻ ra...  liên tưởng: Cú gặp của họ lại làm Gấu nhớ cú gặp sau cùng của Gấu, với BHD, ở 1 tiệm nào đó, khu gần nhà em. Hình như là em đi chợ Bến Thành, đang trên đường về, thì gặp.
Cảm động nhất, là Em phán, anh đưa em ít tiền, để em bù vô số tiền chợ mẹ em đưa, em lỡ mua riêng cho em 1 món vài món đồ, để đỡ bực khi mẹ em tra hỏi…

Ui chao, về già, mỗi lần nhớ, thì lại nhìn ra, 1 lần em xin lỗi, khi em tàn nhẫn xua đuổi Gấu ở cổng trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn!
Grisbi, tiếng lóng của dân anh chị, có nghĩa là tiền.

Cả mẹ em và bố em, đều không xứng đáng để anh gọi là bố là mẹ, nếu anh lấy em
Họ chỉ nghĩ đến tiền
Ui chao, sao mà em chu đáo đến như thế, hả Trời!


*

Trường Gia Long, Sài Gòn, cc 1966-72 (1)

Đây là cái cổng trường Gia Long, phía bên hông, [đường Trương Định, băng qua vườn Tao Đàn], GCC đưa đón BHD, đúng thời gian đó, 1966...

"Khi em đi vô cổng trường, rồi anh đừng có đứng lại lâu vì em sẽ biết anh đang nhìn em, em phải quay lại mỉm cười nhìn anh…”
…. vội vàng chạy vô cổng trường rồi lại vội vàng chạy ra: nàng quên không dặn chàng trưa nay đừng đón nàng, vì nàng sẽ về chung với Lan Anh, bạn nàng...

Tứ tấu khúc

Ui chao, nhìn cái hình, cảm khái chi đâu. Nhìn vách tường, với ba tờ quảng cáo… thì lại nhớ cái thông báo của Ban Giám Hiệu, cấm cái trò đưa đón như trường hợp cặp Gấu & BHD!

Chỉ đến khi có thông báo, thì Gấu mới thả Em cách cổng trường khá xa....

*

*

Trường của BHD, sau này, mãi bây giờ, Gấu mới nhìn thấy!




*

Trường Gia Long, Sài Gòn, cc 1966-72 (1)

Đây là cái cổng trường Gia Long, phía bên hông, [đường Trương Công Định, băng qua vườn Tao Đàn], GCC đưa đón BHD, đúng thời gian đó, 1966...

"Khi em đi vô cổng trường, rồi anh đừng có đứng lại lâu vì em sẽ biết anh đang nhìn em, em phải quay lại mỉm cười nhìn anh…”
…. vội vàng chạy vô cổng trường rồi lại vội vàng chạy ra: nàng quên không dặn chàng trưa nay đừng đón nàng, vì nàng sẽ về chung với Lan Anh, bạn nàng...


*

*

Đường Trương Công Định, băng qua vườn Bờ Rô [Tao Đàn]. Suốt năm BHD học Đệ Nhất Gia Long, sáng nào Gấu cũng chạy xe tới chờ ở đầu vô vườn, ngã tư Nguyễn Du & TCD. Em từ Ngã Sáu Gia Long, số nhà 293 [coi TSVC là biết, vì báo này in ở đây], tới đó, lên xe, Gấu chở qua vườn Bờ Rô, qua ngã tư Hồng Thập Tự tới ngã tư Phan Đình Phùng, chỗ đó có 1 cái quán hủ tíu. Ăn sáng xong, chạy thẳng tời cổng trường phía bên trái đường TCD, không phải cổng chính:

Chàng sẽ gọi hai tô mì nhỏ và hai ly cà phê sữa, ly ít cà phê dành cho tôi; cả hai ngồi yên lặng, chăm chú nghe những người ngồi bàn bên cạnh – những người phu quét đường, những công nhân một tư sở phía bên kia đường, một hai công tư chức... – trò chuyện. Những câu chuyện của họ thật bình thường, giản dị cũng như những cử chỉ của họ, khi châm điếu thuốc, khi đổ cà phê từ chiếc ly ra lòng đĩa; câu chuyện cùng tiếng nói giống như những giọt cà phê đổ ra, vừa đủ, không dư, không thiếu, khi chăm chú nghe, câu chuyện vừa bắt đầu, khi không muốn chú ý đến nữa, câu chuyện chấm dứt; giống như những làn khói thuốc lởn vởn chập chờn trước mắt, lúc hết tò mò, tất cả đột nhiên tan biến vào không khí buổi sáng mát lạnh.

Khi đến nơi hò hẹn thường lệ, thấy chàng say mê nhìn một bà cụ già đang lúi húi bầy hàng bên lề đường, dưới mái hiên căn nhà bên cạnh tiệm cà phê bình dân. Những gói thuốc lá từ từ choán đầy khung kính, những gói kẹo buộc thành túm treo lòng thòng trên sợi dây, một cây nhang dài cắm bên thùng kính, buổi trưa đi học về thấy còn khoảng một nửa, một cái mẹt trên lăn lóc vài trái ổi, cóc, mận... Chàng đang làm quen buổi sáng sớm vừa bắt đầu cùng với tiếng chén đĩa trong quán cà phê vọng ra, tiếng người nói lao xao, vài tiếng ho thúng thắng.... Chàng ngẩng đầu lên nhìn tôi vẫn còn đứng bên này đường, và tôi biết chàng sẽ mỉm cười, một phần nụ cười dành cho tôi, phần còn lại là của buổi sáng sớm. (1)

Bức hình chụp đúng thời kỳ đó, cc 1966, đúng cảnh buổi sáng Gấu chở em đi học, lúc đầu là bằng xe solex, sau mobylette. Gấu ăn mìn VC 1965, (29.6), em vô nhà thương Grall thăm, về nhà, do làm UPI, Gấu dưỡng thương ngay tại Đài VTD số 6 Phan Đình Phùng, em vô thăm, sinh nhật của Gấu, 16 Tháng Tám, em viết vô cuốn sách Gấu đang đọc, 1 tác phẩm của Durrell, "Je serai ta femme":

Niên học cuối của Lan Hương ở bậc trung học bắt đầu bằng những buổi sáng sớm giá lạnh xô đẩy trí nhớ tôi tìm lại Hà Nội, tôi thức giấc sớm, thân thể rét run, bàng hoàng tưởng như đang run rẩy trong một buổi sáng nào đó trong Hà Nội, tưởng như chiến tranh đã hết. (2)


Lolita vs BHD


Ghi_1/chet_vi_tinh.html

Note: Bài đang hot!
Lạ thật! Làm sao mà độc giả mò ra nó?

To be in love is to create a religion whose god is fallible
Valéry
[Yêu có nghĩa là tạo ra một đạo giáo mà vị chúa tể của nó cũng có thể “vấp ngã”.]
André Maurois trích dẫn, trong bài Tựa cho cuốn Mê Cung của Borges

Gấu đọc Trăm Năm Cô Đơn, bản tiếng Việt, thời kỳ đứng bán sách báo tại sạp báo của gia đình, ngay trước chúng cư Bưu Điện, số 29 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn. Và đã từng đi một đường điểm cuốn sách này, trên tờ Thanh Niên, và do quá rành “sư phụ” của Gấu, nên nhìn ra liền, nó là từ Absalom, Absalom! của Faulkner, đến khi ra hải ngoại, đọc, thì mới biết, thế giới cũng nghĩ như Gấu!
Còn cuốn Tình Yêu Thời Thổ Tả, đọc bản tiếng Pháp, tại thư viện của phái đoàn Pháp, tại trại Panat Nikhom, sau khi đã qua thanh lọc, được coi là tị nạn chính trị, và đang chờ gặp một phái đoàn để xin đi tái định cư. Sách đa số của những ông Tây bà Đầm ghé thăm, quăng lại, thay vì thẩy vô sọt rác. Thành thử cũng không nhiều, và làm gì có…. sách tiểu luận, triết học!
Gấu thèm đọc thứ này quá, bèn năn nỉ mấy cô Đầm ra Bangkok mượn giùm. Kỷ niệm thú vị nhất, lần nhờ muợn đọc cuốn Pour Marx của Althusser, và cô Đầm mang sách về, kèm câu nói của cô người Thái thủ thư, cuốn sách từ khi mua tới giờ mới có một người mượn đọc!

Gấu mê Tình Yêu Thời Thổ Tả, một phần còn là do anh chàng Florentino, nhân vật chính, trong khi chờ người yêu - chết chồng, cầu hôn trở lại, và toại nguyện khi cả hai đã trên bẩy bó - đã hành nghề viết muớn, y chang Gấu, những ngày ở Sài Gòn sau 1975, sau khi được tha khỏi trại Phạm Văn Cội, Củ Chi. Mỗi lần bị bắt, được tha, là lại mò ra Bưu Điện Sài Gòn hành nghề viết mướn, nhờ vậy mà gặp lại Châu Văn Nam, khi anh ghé Bưu Điện làm hồ sơ ODB.

Tin Văn đã có một bài viết về cuốn Nhớ Bướm Buồn, của Garcia Marquez, "lồng" vào bài của Hai Lúa, nhân lần được chiêm ngưỡng Bướm Buồn Vạn Tượng.

Đi được vài kỳ, gây "phản cảm" [gây sốc] đành phải ngưng. Ngưng luôn phần dịch cuốn truyện.

Nay có hai bài điểm cuốn trên. Một của Alberto Manguel, trên The Guardian, (1) và một của John Updike, trên Người Nữu Ước. (2)

Alberto Manguel chê, nhạt, thiếu muối, ít hồ [little of substance]. Còn Updike thì truy đến tận cùng, cái thú mê con nít của nhà văn nhớn này, ở trong những tác phẩm trước, thí dụ như trong Trăm Năm Cô Đơn, đoạn tả Aureliano Buendía đi thăm một bướm còn quá trẻ, không thể làm ăn gì được trước những vẻ đẹp đã bị lạm dụng tối đa của khách làng, bèn bỏ ra ngoài phòng, bèn chỉ muốn khóc, bèn yêu liền cô bé, và hôm sau đi đến một quyết định là sẽ lấy nàng làm vợ  [Aureliano does not take advantage of her overexploited charms, and leaves the room “troubled by a desire to weep.” He has—you guessed it—fallen in love: He felt an irresistible need to love her and protect her. At dawn, worn out by insomnia and fever, he made the calm decision to marry her in order to free her from the despotism of her grandmother and to enjoy all the nights of satisfaction that she would give the seventy men.
John Updike coi, tác phẩm của Garcia Marquez, là về một thứ bệnh, trầm luân, vô phương cứu chữa, nếu lậm vào nó: bệnh yêu và chết vì nó. [The works of Gabriel García Márquez contain a great deal of love, depicted as a doom, a demonic possession, a disease that, once contracted, cannot be easily cured].
Coetzee, đọc Bướm Buồn, truy tìm nguồn của nó, ở trong Tình Yêu Thời Tổ Tả, và từ đó, truy lên ngọn nguồn của nó, từ Dostoevsky.
*

Tình Yêu Thời Thổ Tả chấm dứt khi Florentino Ariza sau cùng tái hợp người yêu mà anh chờ đợi suốt đời, cả hai xuống tầu rong ruổi dọc theo con sông Magdalena River, trên tầu cắm ngọn cờ vàng báo động dịch tả. Chàng và nàng đều hơn bẩy bó.
Và để được tái hợp với người yêu Fermia, Florentino phải cắt đứt mối tình già dê mắc dịch của mình với cô bé 14 tuổi, mà anh già dê mắc dịch này đã dẫn dụ cô bé vào con đường tội lỗi [nàng tỏ ra là một cô học trò rất thông minh, học một hiểu mười]. Cô bé sau đó tự tử, mang bí mật xuống mồ cùng với mình.
Coetzee viết, América Vicuna, cô bé bị dụ dỗ rồi bị bỏ rơi bởi một anh già, là một nhân vật bước thẳng ra từ Dostoevsky. Cái khung đạo đức của Tình Yêu Thời Thổ Tả, một tác phẩm khá mùi mẫn, tất nhiên, nhưng cũng khôi hài chẳng kém, với chút gia giảm của thời tiết mùa thu lá bay, quả là không đủ rộng, để chứa nổi, chỉ một nhân vật là cô bé này. Đây là ý định của Garcia Marquez, chỉ muốn coi cô như là một trong những tình nhân của Florentino, và ngoài vài giọt nước mắt cá sấu kín đáo dành cho cô bé, khi nghe tin cô tự tử, tác giả đã vờ đi những hậu quả của cái chết của cô bé lên anh già. Thực sự, tác giả cũng không biết phải xoay sở ra sao, nếu phải viết tiếp. Những câu văn, những đoạn tả cảnh anh già dụ khị cô bé làm chúng ta nhớ đến một nàng Lolita của Nabokov: anh già từ từ, vô tư lột dần từng mảnh vải trên người cô bé, như những trò chơi con nít, trước tiên là đôi giầy xinh xinh của con gấu nhỏ… rồi tới cái quần dài của con thỏ xinh xinh… và nụ hôn nhè nhẹ của cha già dành cho con chim nhỏ xíu...
Một cách nào đó, Bướm Buồn bắt đầu ở chỗ chấm dứt là cái chết của cô bé con trong Tình Yêu Thời Thổ Tả
Coetzee, đọc Bướm Buồn, truy tìm nguồn của nó, ở trong Tình Yêu Thời Tổ Tả, và từ đó, truy lên ngọn nguồn của nó, từ Dostoevsky.

Note: Dos, chính Dos, đã từng bị nghi là hiếp dâm 1 em bé 10 tuổi. GCC nhớ là, Freud, trong bài tựa cho cuốn Karamazov, bản tiếng Tây, có nhắc đến nghi án này - và người ta - giới phê bình - nghi, ông già rậm râu - mà cô bé Sến đã từng mê liền ngay lần đầu gặp [đọc tác phẩm] - sau khi hiếp đứa con nít, đau quá, đẻ ra hàng loạt tác phẩm, vì theo họ, thời gian Dos viết sung mãn nhất, đúng là sau khi bị tố làm thịt cô bé con!

Ui chao GCC cũng bị Gấu Cái chửi hoài, mi cũng 1 thứ bịnh hoạn, mê 1 đứa con nít 11 tuổi, và còn giả đó là mê Hà Nội của mi!

Điều nay, Gấu Cái, có thể ghen, tố bậy!
Bởi là vì GCC không hề nghĩ gì tới sex khi mê BHD.
Gặp là biến thành tượng, há hốc mồm, đến nỗi bạn bè của BHD mà còn bật buồn cười, nữa là!
Ngay cả mối tình của GCC đối với cô bạn của Gấu Cái cũng không có sex. Chán thế.
Xa, nhớ, thì cũng nghĩ đến cái chuyện, gặp thì ôm nghiến lấy mà hôn lấy hôn để, làm sao không, nhưng gặp 1 phát, thì thấy dịu nỗi đau thằng em trai tử trận, cảm thấy cô bạn như 1 thứ thuốc giảm đau, không phải là người yêu!
Về già mới tiếc!


Speak, Memory

The Gift

A Note on Brodsky and Ukraine

А что до слезы из глаза—нет на нее указа, ждать до дргого раза.

Meaning, roughly: “As for the tears in my eyes/ I’ve received no orders to keep them for another time.”

Về những giọt nước mắt nhỏ xuống ở Cổng Trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn:
Gấu đếch nhận được lệnh, hãy giữ chúng cho một người khác, cho một thời khác..... (1)

(1)

Khi nàng đi được một quãng khá xa, đột nhiên tôi quay lại, và chạy theo, chạy thật nhanh. Tôi bắt kịp nàng, và hỏi, nàng còn yêu tôi hay là không. Nàng lắc đầu. Tôi bảo nàng nói. Nàng nói. Nàng nói thêm, nàng chưa hiểu tình yêu là gì. Tôi mệt và giận, muốn đánh nàng, bất chợt, tôi nhìn thấy tôi, trong tấm kiếng chiếc xe hơi đậu kế bên đường: đầu tóc rũ rượi, thở hổn hển, cánh tay trái lòng khòng, nước mưa rỏ trên khuôn mặt hốc hác, tôi đột nhiên nhận ra khuôn mặt thảm hại của tình yêu, tôi đột nhiên có cảm tưởng đã sống hết đời tôi, đã sống hết mối tình. Tôi bảo nàng đi về, tôi bảo tôi đi về. Tôi hiểu rằng tình yêu của tôi đối với nàng đã hết.

ON A BENCH

KRAKOW, PLANTY GARDENS

You sit on a bench, leafing through Benn's poems
-noisy streets around you, an airplane overhead,
the president-elect smiles uncertainly (it's just a poster).

Children play in the sandbox,
someone draws water from a rusty well
(a rowan tree on the lawn-farther off the Art Exhibit Bureau).

You turn pages scored with black lava
and await the signal-who's won, the living city
or the shadow of the poet long since gone,

but at last silence comes, calmness-
unexpectedly, from unknown quarters, there appears
that je ne sais quoi you know so well. 

Adam Zagajewski: Unseen Hands

Trên Băng Ghế
Ở Bờ Sông Xề Gòn

BHD ngồi trên một băng ghế, giở những trang thơ Benn -
phố ồn quanh Em, có tiếng máy bay ở trên đầu,
Vị tổng thống được bầu mỉm cười, hình như vậy
(chỉ là cái poster).

Trẻ con chơi trong khuôn cát
một người kéo nước từ cái giếng gỉ
(một cây thanh trà trong bãi cỏ
- xa hơn nữa, Văn Phòng Trưng Bày Nghệ Thuật)

BHD giở những trang thơ được ghi điểm bằng dung nham đen
Và đợi tín hiệu – ai thắng, thành phố đang sống,
Hay cái bóng của nhà thơ đã đi xa từ lâu,

Nhưng sau cùng, sự im lặng tới, sự quạnh quẽ -
Không chờ đợi, từ những khu phố vô danh, nơi xuất hiện
điều “je ne sais quoi” Em quá rành. (1)

(1)

Thứ amour platonique [tình yêu lý tưởng], chỉ gồm contemplation [chiêm ngưỡng] và respect [kính trọng] cũng làm H sợ.
Thứ tình yêu đầy những đam mê, passion, anh có đó, em không có, hay thứ tình yêu gồm một phần ba là tin tưởng, confiance, một phần ba là respect, một phần ba là "je ne sais quoi", có lẽ, hình như em đã yêu anh như vậy...




*

Được lên lớp với bảng danh dự, Honour Roll.

Ui chao, lại nhớ đến cái học bạ lớp Đệ Lục trường Nguyễn Trãi, Hà Nội của GCC. Cũng đóng cái dấu “Được lên lớp”, nhưng khi vô Sài Gòn, đến trường, lúc đó đổi là Trần Lục, trình diện, tay giám thị phán, mi vô trễ mấy tháng, học lại lớp cũ. Thế là tiếc 1 năm học, ra trường tư, trường Văn Hoá  của thầy Nguyễn Khắc Kham, ở 1 con hẻm Ngô Tùng Châu, Ngã Sáu Sài Gòn - GCC lầm tên với trường Văn Lang của thầy Ngô Duy Cầu, bạn NKL sau cho biết. Kỷ niệm sau ghi lại trong “Đi tìm 1 cái tên cho 1 cuộc chiến”. Hết năm Đệ Ngũ, thầy Chu Tử mở trường Thành Công, ở Hòa Hưng, bèn mò tới, với cái giấy giới thiệu của ông anh Hiếu Chân. Thầy không lấy tiền học. Cuối năm, thi rớt khoá đầu, đậu khóa hai, bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp, bà cô Me Tây ở bên Pháp mừng quá, bèn gửi tiền về cho đi học tiếp. Nghe NKL xúi, bỏ luôn năm Đệ Tam, học Đệ Nhị, thầy Đoàn Viết Lưu, trường Hồng Lạc, khi đó chỉ là 1 cái lớp học, ở đường Sương Nguyệt Anh, kế bên vườn Bờ Rô. Vừa đi học, vừa làm bồi bàn cho tiệm Chả Cá Thăng Long. Một bữa gặp thầy Lưu đưa bà xã đi ăn, Thầy xoa đầu tên học trò bồi bàn, và sau đó cho học free! Cuối năm đậu Tú Tài I, vô Chu Văn An học, vì trường tư không có lớp Đệ Nhất, quen bạn C., em nhà thơ TTT. Rớt Tú tài II khoá đầu, bà cụ cho đi Nha Trang nghỉ hè, nhờ đó viết được Những Con Dã Tràng…

Và nao nức cả 1 thời trẻ dại,
Hỡi những em, nào Hà Cóc Khụ, nào Bông Hồng Đen!

Cruelty, Beauty, and Time: On Nabokov’s Ada and Lolita
Sự Độc Ác, Cái Đẹp và Thời gian: Về AdaLolita của Nabokov

Chỉ hai câu văn – hai câu hai tháng hoàn thiện, two months to perfect -  Nabokov dựng dậy tiệm hớt tóc, “vào một đêm mưa, buồn, ở nơi tỉnh (tình cũng được) lẻ”, [N. evokes a provincial barbersop, GCC diễn ra bằng văn chương Sến, ui chao giá mà trong văn Sến có tí sến như vậy, thì lại đỡ khổ, không chỉ cho Sến mà còn cho cả cõi văn Bắc Kít, hà, hà!] và những lời khoe khoang bá láp về anh chủ tiệm già về đứa con trai của ông ta; trong, chỉ hai câu văn, là cả élan, nỗi hăm hở, và sự chú tâm đến chi tiết, attention to detail, của một nhà văn, Nabokov, xứng đáng với, worthy of Chekhov (một nhà văn mà Nabokov rất ngưỡng mộ); và rồi, sau khi kéo độc giả vô “thảm kịch đứa con trai đã chết” của anh thợ hớt tóc già, Nabokov bèn ngưng cái rụp, lập tức trở lại với thế giới của “Hăm Hăm” [H.H]. Chúng ta hiểu, từ cái sự cắt đứt cái rụp tàn nhẫn, và tiếu lâm, cruel and satirical rupture, rằng, người kể chuyện của chúng ta không ít nhất, chỉ quan tâm tới những đau khổ của người thợ hớt tóc. Điều còn hơn thế nữa là, anh ta được bảo đảm, he is assured, là, bởi là vì chúng ta cũng bị mắc míu, bị cuốn vào, cơn khốn khổ khốn nạn của Hăm Hăm, we too are caught up in Humbert’s panic [người đọc mà chẳng khóc ròng sao, khi đọc cái cảnh GCC chạy theo BHD ở cổng trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn?], chúng ta sẽ để ý đến đứa con trai của anh thợ cạo, chết đã ba chục năm trước đó, y chang như anh chàng kể chuyện [quan tâm]. Và như thế, chúng ta, độc giả, cũng chia sẻ cái tội lỗi của độc ác, the guilt for the cruelty, và đó là cái giá của cái đẹp, that is the beauty’s price. Vào những năm hai muơi tuổi, tôi [Orhan Pamuk] đọc Nabokov với cái cảm quan  kỳ kỳ của tội lỗi, với sự kiêu ngạo kiểu của Nabokov, with a Nabokovian pride, khi phát triển 1 cái áo giáp chống lại tội lỗi, at developing a shield against that guilt. Đó là cái giá phải trả cho cái đẹp của những cuốn tiểu thuyết, và cũng còn cho những lạc thú tôi có được từ chúng.

Pamuk

Note: Kinh nghiệm trên, của Pamuk, khi đọc Nabokov, GCC cũng cảm nhận ra, khi đọc TTT, nhưng thay vì Pamuk gọi là sự độc ác, và tội lỗi, GCC lại nhìn ra, sự hung bạo.

GCC chẳng đã lèm bèm về chuyện này rồi ư, khi so sánh TTT với hai bản sao, từ ông mà ra, là DNM, và NDT.
Với NDT, rõ nhất, là Đêm Lãng Quên, với Người Gác Cổng của TTT.

Cái cảnh anh già bị đòn, và để bù lại với trận đòn, là cái sú chiêng của cô con gái, và cái mùi của nó, phả lên mũi, khi tỉnh đòn!

Tuyệt!

Thần sầu!
*

Nói một cách khác, không có vụ di cư, không có tờ Sáng Tạo, không có Dương Nghiễm Mậu. Rượu Chưa Đủ "chưa đủ", nó cần một, hay nhiều hình ảnh khác nữa để tự khẳng định, để hoàn tất: chúng bổ túc cho nhau, những đứa con tư sinh của một miền đất. Nói rõ hơn, Dương Nghiễm Mậu là một "dị bản", của một Thanh Tâm Tuyền quá trí thức, quá Tây-phương, quá say mê Malraux... Một Thanh Tâm Tuyền "khác", khô, cứng, thật chững chạc, nhưng cũng thật cảm động... Nguyễn Đình Toàn, lại một Thanh Tâm Tuyền khác nữa, một bên là mặt trời, một bên là bóng đêm, chúng bổ túc cho nhau. Dẫn chứng quá nhiều: Chị Em Hải (Nguyễn Đình Toàn) là một dị bản của kịch Ba Chị Em (Thanh Tâm Tuyền). Đêm Lãng Quên, truyện ngắn được Võ Phiến tuyển chọn ở hải ngoại, khi viết về những tác giả Miền Nam, thoát thai từ một truyện ngắn của Thanh Tâm Tuyền, tôi không còn nhớ tên, viết về ông già gác dan, (gác ga-ra?) cho cặp nhân tình tạm trú, cuối cùng bị gã con trai nện cho sặc máu mũi, gục xuống một đống... Trước khi bỏ đi, gã thét cô bồ: lột cái sú-chiêng ra, ném lên mặt khứa lão! Mùi vị đàn bà, cuộc tình hối hả... làm ông lão tỉnh dậy, thấy mình đang ở Thiên Đàng, hay phía bên kia Địa Ngục (Chiến Tranh)... Hãy so sánh với Đêm Lãng Quên, một anh già muốn làm con ong hút nhị từ cô gái.... Chất hung bạo trong thơ Thanh Tâm Tuyền tràn lan ra văn. Ở Nguyễn Đình Toàn, lại là sự tắt nghẹn, hết hơi, của những bóng dáng đàn bà, không còn đủ hơi sức, để kéo lê, thân xác của chính họ: Cái Chết, Cái Sống đều thoi thóp như nhau. Bóng dáng của Thần Chết, của Chiến Tranh lảng vảng ở trước, hoặc sau đời sống: nó vắng mặt, như một từ chối quyết liệt, bởi những con người đứng bên lề... (1)

Nó hốt hoảng chạy vội ra giữa sân ôm lấy thằng bồ. Thằng này hỏi:
- Nó đâu?
Con nhỏ chỉ tay về phía xe hơi nhưng níu tay thằng này lại, lắp bắp trong hơi thở:
- Không có gì hết, chưa có chuyện gì hết.
Thằng này dằng tay ra xăm xăm bước tới, con nhỏ chạy theo níu kéo không được. Lão Chà vịn vào thành xe nhẩy xuống, té và đống dầu nhớt, thằng nhỏ cầm thanh sắt đập liên hồi, con nhỏ bưng mặt khóc. Thấy lão Chà chỉ còn thoi thóp, nó bảo con nhỏ cùng nó khiêng xác lão Chà để lên thùng xe. Con nhỏ thút thít nói:
- Thôi chạy đi anh ơi.
Nó quắc mắt dữ tợn bảo:
- Đừng lôi thôi.
Đặt lão Chà vào đúng chỗ nằm lúc trước của con nhỏ, nó đập bể ve dầu thơm ở bên cạnh, lột hết quần áo của lão liệng vào góc.
- Anh làm gì vậy?
Nó không đáp và truyền lệnh:
- Cởi cái sú chiêng liệng vào đống quần áo đó.
Con nhỏ còn ngần ngừ, nó bật tung nút áo và nắm tay dật đứt cái bao vú liệng vô đống đồ của lão Chà. Vừa lúc ấy lão Chà hồi tỉnh một vài giây, ngửi thấy mình nằm trên dầu thơm, thân thể trần truồng và con nhỏ đang nhìn xuống, ngực nó không cài trắng muốt. Rồi tiếng thanh sắt liệng xuống thành xi măng...
*

Một lần ngồi Quán Chùa, chỉ có hai anh em, GCC có nói về cái gọi là sự hung bạo của văn của ông anh, và để chứng minh, nhắc đến truyện Người Gác Cổng.
Ông anh cũng thú, bèn kể kỷ niệm một lần đang dậy học, gặp 1 thằng học trò ngồi cuối lớp, thuộc Xóm Nhà Lá, không nghe ông thầy giảng bài, mà còn làm nghịch ngợm, làm ồn… Ông vo tròn cái khăn lau bảng, ném 1 phát tới tận cuối lớp, tới ngay chỗ anh học trò, và thét:
-Mang nó lên đây!
Anh học trò ngoan ngoãn cúi nhặt cái khăn, mang lên đầu lớp, đưa cho ông thầy.
Mai Thảo cũng có 1 kỷ niệm tương tự, khi nhắc lại 1 câu nói của “bạn quí” của ông, nhân nói về hồi ức, với GCC, 1 lần ngồi với ông, cũng tại Quán Chùa, hình như vậy.
TTT “nó” nói, hồi ức thì giống như ta cầm cây lao, quay về phiá sau, phóng 1 phát, câu lao bay tới đâu, cắm lại ở đó, thì đó là giới hạn của cái mà chúng ta gọi là hồi ức.

Lucien Goldmann, trong bài viết "Tiểu thuyết mới và Thực tại", in trong cuốn "Xã hội học về tiểu thuyết", cho thấy, trong khi nhiều nhà phê bình, và đa số công chúng thưởng ngoạn, nhìn tiểu thuyết mới, như là những kinh nghiệm hoàn toàn có tính hình thức, hay một toan tính chạy trốn thực tại xã hội, hai tác giả đại diện chính của trào lưu này là Nathalie Sarraute và Alain Robbe- Grillet, ngược lại, đã muốn nói với chúng ta rằng, tác phẩm của họ được sản sinh từ một cố gắng - càng chân xác, càng cơ bản chừng nào hay chừng đó - nắm bắt thực tại thời đại của chúng ta. Họ là mhững tác giả hiện thực cơ bản nhất, triệt để nhất trong số những nhà văn hiện thực Pháp, nếu chúng ta quan niệm chủ nghĩa hiện thực trong văn chương là sáng tạo bằng tưởng tượng ra một thế giới mà cơ cấu của nó tương ứng với cơ cấu thiết yếu của thực tại xã hội - một xã hội mà tiểu thuyết đã được viết ra từ trong lòng của nó. Một xã hội đã cưu mang, thai nghén ra tiểu thuyết. Và đây là giả thuyết của Goldmann: Trong các dạng văn học, tiểu thuyết là dạng liên can, tức thời nhất, và trực tiếp nhất, tới cơ cấu kinh tế, theo một nghĩa hẹp nhất của từ này. Tới những cơ cấu trao đổi và sản phẩm thị trường. Thực tại thời đại chúng ta cho thấy, nếu trước đây, con người là trung tâm vũ trụ, bây giờ đồ vật trở thành "thần vật". Liên hệ người-vật ngày càng nghiêng về phía đồ vật. Thế nhất quán mang tính cơ cấu "nhân vật-đồ vật" ngày càng biến đổi cùng với sự biến mất của nhân vật nhường chỗ cho đồ vật làm chủ. Từ đó, tiểu thuyết mới mang đủ thứ tên, phản-tiểu thuyết, phản-con người, phản-văn chương...

 Nhìn từ quan điểm đó, chúng ta không thể nào coi Nguyễn Đình Toàn và Dương Nghiễm Mậu là những nhà văn tiểu thuyết mới. Nhân vật của Dương Nghiễm Mậu là những con người có một ý thức sáng suốt đến chua xót về sự cô đơn, bất lực của mình trong một xã hội đang manh nha tan rã, cuối cùng lao vào những hành động "phá phách, nổi loạn", cố tìm một thái độ đạo đức bằng những hành xử vượt ra ngoài quan niệm đạo đức thông thường. Thế giới, khung cảnh truyện của ông "khô, đầy bụi", đầy "tóc rối", trong khi ở Nguyễn Đình Toàn, là một khí hậu ẩm, ướt, với những nhân vật hầu hết là nữ. Truyện của hai tác giả giống như hai mùa mưa nắng ở Miền Nam, trong khi chờ đợi cơn bão tố chiến tranh xóa sạch tất cả.

Mi đâu có thương ta. Mi thương con bé con mười một tuổi, là ta, từ đời thuở nào.
Và Hà Nội của mi, ở trong con bé đó!

Ui chao, làm sao mà BHD hiểu ra những điều đó?
Hiểu ra khi nào?

Khi 11 tuổi, khi trả lời lời tỏ tình của Gấu, lần thứ nhất, khi hẹn ở ngã tư Lê Văn Duyệt, Phan Đình Phùng, khi chưa có tượng Thích Quảng Đức, vào đúng lúc đèn đường thay đổi, và Gấu nhìn rõ hình bóng khủng khiếp của Gấu trong mắt, ở trên làn da của cô bé, bập bùng theo ánh đèn vàng đỏ xanh, xanh vàng đỏ...

Khi viết lá thư tình đầu tiên, lóc cóc đi bộ từ ngã Sáu Sài Gòn, tới building số 5 Phan Đình Phùng, tính lên cầu thang máy, tình cờ gặp ông cảnh sát già, làm an ninh chìm cho Đài, bèn đưa cho ông ta nhờ trao giùm, bức thư mà cô Nga, nữ điện thoại viên đọc, và phán, cái cô này không yêu thương cậu đâu, dựa vào, chỉ một đoạn sau đây:
Thứ tình yêu đầy passion mà anh có đó, em không có…

Khi trả lời Gấu ở cổng trường Đại Học Khoa Học?
Tôi bắt kịp nàng, và hỏi, nàng còn yêu tôi hay là không. Nàng lắc đầu. Tôi bảo nàng nói. Nàng nói. Nàng nói thêm, nàng chưa hiểu tình yêu là gì. Tôi mệt và giận, muốn đánh nàng, bất chợt, tôi nhìn thấy tôi, trong tấm kiếng chiếc xe hơi đậu kế bên đường: đầu tóc rũ rượi, thở hổn hển, cánh tay trái lòng khòng, nước mưa rỏ trên khuôn mặt hốc hác, tôi đột nhiên nhận ra khuôn mặt thảm hại của tình yêu, tôi đột nhiên có cảm tưởng đã sống hết đời tôi, đã sống hết mối tình. Tôi bảo nàng đi về, tôi bảo tôi đi về. Tôi hiểu rằng tình yêu của tôi đối với nàng đã hết.

*

Chỉ thiếu cái vòi nước công cộng, ngay kế bên!
Tuần báo Time, số đề ngày 4.4. 2011

The Last Time I Saw Paris còn là tên bản nhạc, cùng tên phim,
và bây giờ thì Gấu hiểu cái tên Lần Cuối Sài Gòn ở đâu mà chui ra!

*

*

*

By Modiglani

Khi về, cô bé có thói quen để cô em vô nhà, còn cô chạy đến bên phông tên ngay bên đường cách nhà chừng mười bước để rửa chân, thật ra để đùa nghịch cùng những giọt nước. Những cử chỉ, dáng điệu của cô làm tôi sau này vẫn thường băn khoăn tự hỏi, không biết cô bé đi đón em tan trường về, hay ngược lại. Những giọt nước bị đôi bàn tay nhỏ bé ngăn chặn, bắn tung tóe, trầm bổng, trở thành muôn vàn nụ cười trên môi, trên má, trên tóc, càng thêm long lanh nhờ ánh mắt tinh nghịch, nhờ nụ cười, tôi gặp lại hình ảnh tuyệt vời này trong phim "Lần cuối nhìn Paris", như thể chính cô bé của tôi đã khám phá ra, đã tìm lại cho cả Châu Âu, cho cả loài người, một thành phố Paris bị chiếm đóng vừa được giải tỏa, và nữ tài tử Liz Taylor chỉ lập lại những cử chỉ thật đàn bà của một cô bé con-người nữ muôn đời ở trong tôi.


Orhan Pamuk cũng có 1 bài thật tuyệt về Nabokov và Lolita của ông, trong Những Sắc Màu Khác.

TV sẽ post và lèm bèm tiếp về cuộc Hoa Sơn Luận… Sắc, giữa Lolita và BHD, song song với cuộc song đấu giữa tuổi thơ Nga của Nabokov và tuổi thơ Bắc Kít của GCC.

Cruelty, Beauty, and Time: On Nabokov’s Ada and Lolita
Sự Độc Ác, Cái Đẹp và Thời gian: Về AdaLolita của Nabokov

Như tôi từng lèm bèm, có những nhà văn mặc dù họ dạy chúng ta đủ điều về đời, về viết, về văn, và, mặc dù chúng ta đọc họ với tình yêu và sự nóng bỏng: họ nằm trong quá khứ của chúng ta. Nếu chúng ta có trở lại với họ sau này thì không phải bởi vì họ vưỡn nói với chúng ta, nhưng mà là do hoài nhớ, do cái thú được trở lại với những ngày đọc họ lần đầu tiên trong đời. Hemingway, Sartre, Camus, và ngay cả Faulkner thuộc về băng đảng này. Bây giờ, khi tôi cầm họ lên, thì không phải là tôi hy vọng lại sững sờ vì những điều mới mẻ, chưa từng đuợc khám phá ra ở nơi họ, nhưng tất cả những gì tôi muốn, là nhớ lại, họ đã ảnh hưởng tôi ra sao, đã tạo ra vóc dáng linh hồn tôi như thế nào, họ là những nhà văn lúc này lúc nọ tôi thèm muốn, nhưng không phải là những người tôi vẫn cần.
Mặt khác, mỗi lần tôi cầm 1 cuốn của Proust lên, thì là để nhắc nhở mình, ông đã quan tâm vô bờ bến tới những đam mê của những nhân vật của ông như thế nào.
Khi tôi đọc Dos, bởi vì, tôi cần được nhắc nhở, mặc dù những âu lo xao xuyến và những mẫu mã kiểu cọ mà ông có, cái quan tâm chính của Dos là chiều sâu.
Như thể sự vĩ đại của những nhà văn như thế, một phần là còn do lòng mong mỏi sâu thẳm của chúng ta về họ.
Nabokov là một nhà văn khác nữa mà tôi đọc đi đọc lại hoài và tôi nghi rằng, chẳng bao giờ tôi “bỏ qua”, cho ông ở trong quá khứ của tôi.
Khi tôi làm 1 chuyến đi xa, sửa soạn hành lý cho 1 chuyến nghỉ hè, rời nhà đến 1 phòng khách sạn để kết thúc 1 cuốn tiểu thuyết, khi tôi nhét vào trong túi hành lý những cuốn Lolita, Pale Fire, hay Speak, Memory [cuốn này theo tôi cho thấy văn xuôi của Nabokov đã đạt đến độ thần sầu], trang nào thì cũng quăn góc, tại làm sao mà tôi lại cảm thấy như là mình đang mang theo một hộp thuốc mà tôi cần sử dụng mỗi ngày?
Cái thứ cần mỗi ngày đó, là văn xuôi Nabokov. Vẻ đẹp của nó.
Nhưng gọi vẻ đẹp văn xuôi Nabokov chẳng cắt nghĩa gì ở đây. Bởi vì ẩn tàng ở bên dưới cái đẹp đó, là 1 cái chi “tởm lợm, nham hiểm”, “sinister” [Nabokov cũng đã từng sử dụng từ này cho 1 trong những cái tít của ông. Bend Sinister. NQT], một cái mùi của độc tài Bắc Kít [thì cứ phán đại như vậy!]. Nếu “vô thời gian” của cái đẹp là một ảo tưởng, thì chính nó cũng là 1 suy tưởng về đời và thời của Nabokov. Và nếu như thế, làm sao mà tôi bị “nhiễm” bởi cái đẹp này, như thể nó là bản hợp đồng Faust [con quỉ ở chuồng heo của Kafka] với sự độc ác và quỉ ma?

Khi chúng ta đọc những xen thần sầu – Lolia chơi tennis; Charlotte chậm rãi xuống [hồ]Hourglass Lake; Humbert, sau khi mất Lolita, đứng ở bên đường ở trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ, lắng nghe những đứa trẻ chơi đùa ở trong 1 thành phố nhỏ (một Breughel không có tuyết) và sau đó gặp một người nào đó mà ông yêu khi còn trẻ ở trong rừng; lời cuối, [lời bạt, afterword], cho [cuốn] Lolita, [ông cho biết phải mất 1 tháng mới viết xong, chỉ 10 dòng]; Humbert tới tiệm hớt tóc ở thành phố Kasbeam; hay những cảnh gia đình đông người trong Ada – đáp ứng đầu tiên của tôi [Pamuk], là, đời thì như thế đấy, that life is just like this, nhà văn nói cho chúng ta biết những sự vật mà chúng ta đã biết, nhưng bằng 1 sự thành thật thật sốc, và thật dứt khoát, with a shocking and resolute honesty, đến nỗi tôi ràn rụa nước mắt, vào đúng thời điểm đó, at just the right moment. Nabokov – một nhà văn tự hào, proud, và tự tin, confident, với một hiểu biết đúng, exact knowledge, về tài, về những thiên bẩm của ông, his gifts, một lần phán, tôi thật cừ, good, trong việc, đặt “đúng từ, đúng lúc”, “the right word in the right moment”, cái thật cừ, his flair, tìm đúng từ, “le mot juste”, chữ của Flaubert để chỉ cái sự chọn lựa sáng ngời này, this brilliant selectivity, đem đến cho dòng văn xuôi của ông cái chất thần sầu, ngất ngư còn tầu đi, gần như siêu nhiên, a dizzying, almost supernatural quality.
Nhưng có một sự độc ác nằm bên dưới, nằm đằng sau những từ uyên nguyên này, pristine words, mà thiên tài, và sự tưởng tượng của ông, đã cho ông.
Để hiểu rõ điều mà tôi gọi là sự độc ác của Nabokov, chúng ta hãy đọc đoạn Humbert làm 1 cú đi thăm anh thợ hớt tóc ở thị trấn Kasbeam - chỉ để cho qua 1 tí thì giờ, gần như liền sau khi Lolita thật tàn nhẫn (và thật đúng, and rightfully)
bỏ ông.

Orhan Pamuk

Ui chao, GCC lại nhớ cái cảnh chạy theo BHD ở nơi cổng trường Đại Học Khoa Học, Đại Lộ Nguyễn Hoàng, kế ngay bên trường Pétrus Ký, Sài Gòn!

Ở ngay đoạn mở ra “Hãy lèm bèm đi, hồi ức”, Speak, Memory, Nabokov phán, “Để hưởng thụ đời, chúng ta đừng nên thưởng thức nó nhiều quá” [In order to enjoy life, we should not enjoy it too much].
Nhưng chính ông, ông cự lại phán quyết này, về cuộc đời. Và theo GCC, cái độc, cái ác của văn ông, còn là do vặc lại chân lý “đừng thưởng thức cuộc đời nhiều quá”!
Theo GCC, để hiểu sự độc ác của văn Nabokov, chúng ta cũng nên đọc Speak, Memory.

Đó là 1 anh thợ cạo già, miệt vườn [“mưa đêm tỉnh lẻ”, đúng hơn, provincial] bẻm mép, và, trong lúc phục vụ khách, lèm bèm về đứa con trai, cầu thủ banh bầu dục. Ông ta chùi cặp kính lên tấm tạp dề trên người khách, để cây kéo xuống, đọc những mẩu báo mà ông ta ký cóp sưu tầm về đấng con trai. Chỉ một vài câu văn thần kỳ, Nabokov cho ông thợ cạo nhập vào đời [Nabokov brings this barber to life in a few miraculous sentences]. Với chúng tôi, dân Thổ nhĩ kỳ, ông thật thân quen, như thể sống ở Thổ. Nhưng đúng vào khoảnh khắc cuối, Nabokov phóng ra cây bài chót, cực kỳ “sốc” của ông. Humbert đếch thèm quan tâm 1 tí chó gì tới những lẻm bèm lèm bèm của anh thợ cạo già, về đứa con cầu thủ banh bầu dục, cho đến giây phút cuối, anh “Hăm Hăm” này mới để ý đến cái điều là, đứa con trai trong những mẩu báo, đã chết từ tám hoánh nào rồi, từ ba chục năm về trước.

Bây giờ tới lượt BHD.

“It's my turn”, she said.