*
Nhật Ký









*

Somebody gave me love
Somebody was you
Một người nào đó cho Gấu tình yêu
Một người nào đó, là Em.
[Lời nhạc, trong một CD của Kenny G.]

Nhân Lễ Vu Lan

Bạn chỉ sống hai phùa. (1)
Một phùa, Bố Mẹ ban cho,
Phùa kia,
Khi bạn nhìn vào tận mắt Thần Chết.

You only live twice
Once when you are born
And once when you look death in the face
Ian Fleming: You only live twice

(1) Phùa: Từ "fois", lần, tiếng Tây.

Coetzee viết về Brodsky:Thi sĩ đòi cho thơ, cái quyền giáo dục, và cứu rỗi con người. Và nếu như thế, vị trí của ông, về vấn đề này, gần gụi với Cổ Athens, khi họ dậy nam sinh viên [không có nữ], thế chân vạc của âm nhạc [nhạc làm cho tâm hồn nhịp nhàng, hài hòa: to make the soul rythmical and harmonious], thơ, và thể dục.
Plato đạp đổ thế chân vạc, ba còn hai: nhạc nuốt thơ, và trở thành môn học chính về tâm thần và tinh thần [the principal mental/spiritual discipline].
Những quyền năng mà Brodsky phán, thuộc về thơ, có vẻ như, thuộc về âm nhạc nhiều hơn, theo Coetzee. Thời gian là chốn đồng vọng, the medium, của nhạc hơn là của thơ: Chúng ta đọc thơ trên trang giấy in, nhanh cỡ nào tùy theo chúng ta thích hay không thích, trong khi chúng ta nghe nhạc, ở trong thời gian của riêng nó.
Thời gian của riêng nó, với nhạc vàng nhạc sến của Miền Nam, đúng là cái thời để yêu, để hát, và để chết!
Gấu này đã kể, về cái lần đầu nghe Tình Nhớ, của TCS, khi nó vừa mới ra lò, trong đêm khuya, khi đối diện với cái giường sắt lạnh lẽo nơi Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ, và tưởng tượng ra rằng, có thể đứa em trai đã từng nằm, chính cái giường này, trước khi bỏ đi xa.
*
Brodsky viết về Lễ Vu Lan:
Hãy ứng xử dịu dàng với bố mẹ, nếu vinh danh họ, thì càng tốt, càng thoải mái cho bạn.
Tất cả những gì tôi đang tính nói ở đây, là, hãy đừng bao giờ nổi loạn, chống lại bố mẹ, ấy là vì, thường ra là, họ đều đi trước bạn, vậy thì hãy giữ riêng cho bạn, ít ra, nếu không phải nguồn cơn của nỗi đau thương, thì đúng là, của tội lỗi.
They will die before you do, so you can spare for yourselves at least this source of guilt if not of grief.
Brodsky: Speech at the Stadium

gia cát lượng sắp đóng cửa
Bị hù dọa, lên án, chửi bới tơi tả . Nhất là bị hăm đuổi việc . Sợ qué. Chắc là trong thời gian tới GCL sẽ tạm thời đóng cửa. Thôi thì tự an ủi: Dù sao cũng đã hoàn thành và…
Nguồn
Nghe, ngài Víp Va Ka ví von, cái áo Thành Đoàn quá chật cho tờ Tuổi Trẻ, Gấu lại nhớ đến ngày nào, ông vừa trong bưng về tiếp thu thủ đô Miền Nam, Người hồ hởi mần thơ, "Nhìn vầng trán cháu ngoan Bác Hồ, thấy tương lai của đất nước".
Có vẻ như mấy anh này quá thèm làm nhà văn nhà thơ, chỉ sau khi sự nghiệp chính trị xong xuôi, hay túi tham đã đầy?
Áo Thành Đoàn chật sao bằng Áo Đảng?
Nhưng chật nhất, vẫn là cái đầu với cái vòng kim cô, là chủ nghĩa Cộng Sản, như một sỉ nhục trí thông minh của con người.
Cái gai Tuổi Trẻ bắt buộc phải bị nhổ: Bộ chúng mày muốn hơn chúng ông, hử?
Đâu có mắc mớ gì tới Thành Đoàn? Cũng chỉ là con dê tế thần mà thôi.
Mấy anh miệt vườn Miền Nam, cứ tưởng bở!

Trong bài Tưởng Niệm  Nadezhda Mandelstam, Joseph Brodsky cho biết, "vào những năm 1930 và 1940, chế độ đã sản xuất ra quá nhiều những bà vợ góa của văn thi sĩ, đến nỗi vào giữa thập niên 1960, mấy bà đủ túc số để tổ chức một công đoàn."
Trường hợp trên đây cũng đã xẩy ra, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, giữa mấy bà vợ mấy ông nhà văn nhà thơ Ngụy. Họ quá đủ, phải nói là dư túc số để thành lập một công đoàn vỉa hè, với những bộ môn, ngành nghề tự biên tự diễn, như cà phê, sách, thuốc lá
Tha hương ngộ cố tri

Vút Đêm-Xanh-Ướp-Lá-Thu-Vàng
Nguyễn Lương Vỵ:
ĐÊM NGHE YANNI
LIVE AT THE ACROPOLIS
Anh có khỏe không. Có gì vui không? Anh vẫn thích nghe Kenny G. và Yanni?
*
 Gấu có một kỷ niệm tuyệt vời về Yanni. Cứ giữ mãi, không dám viết ra, vì sợ viết ra, viết không tới, làm sứt mẻ, uổng đi. Lần này, nhân đọc thơ bạn, cũng nhắc tới Yanni, chợt nhớ ra, còn nợ một cô bạn...

Tin Văn Blog
Lệ Thu: 'Tôi trở về vì nhiều người muốn nghe tôi hát'

Câu nói của Lệ Thu, chỉ có một nửa nỗi u hoài, theo Gấu.
Đúng ra, nên nói, "Tôi trở về vì nhiều người còn muốn cùng với tôi, sống lại 'một thời, để yêu, để hát và để chết'".
Nghe thật cải lương, nhưng sự thực là vậy.

Chứng cớ:
Hầu hết khán giả đến với ca sĩ Lệ Thu là tầng lớp trung niên. Ngoài lòng yêu mến dành cho nữ danh ca, họ còn đến vì được đắm mình trong một không gian âm nhạc đầy chất tự sự, với những ca khúc bất hủ gắn với từng khoảnh khắc đời sống không thể quên, như: Hương xưa, Đêm đông, Dạ khúc, Thu vàng, Tình xa, Thu hát cho người, …Chính vì thế, khi "tiếng hát bay trên thành phố bâng khuâng" được cất lên, cả khán phòng đã lắng đọng trong giây phút, rồi chợt vỡ òa bởi những tràng pháo tay mạnh mẽ. Niềm hạnh phúc của người khán giả không gì hơn là được nói hộ lòng mình bằng chính sự rung cảm tuyệt đối của người ca sĩ. Những Mười năm tình cũ, Nghìn trùng xa cách, Xin còn gọi tên nhau… tăng thêm giá trị vì nó không còn đơn thuần là bài hát, mà chính là tâm trạng của mỗi người hiện diện tại khán phòng.Sự yêu mến còn được nhân lên nhiều lần khi khán giả được nghe ca sĩ Lệ Thu – người hát bằng những giọt nước mắt yêu thương – tâm sự trước mỗi bài hát trong đêm diễn. Đó là những lời trần tình được đúc kết từ những cảm xúc, kinh nghiệm của một người đã trải qua bao thăng trầm trong đời sống.
Nguồn
Câu 'phán' của Gấu, được thực tại chứng minh liền tù tì, chẳng sướng sao!
*
Hồi còn ngồi Quán Chùa, có lần hai anh em, bên ly cà phê, cùng lèm bèm về sự khác biệt giữa nhạc có lời, và nhạc cổ điển, không lời, ông anh nhà thơ gật gù, phán, nhạc có lời là nhịp, rythm, của thời gian.

Sau này, đọc Brodsky, ông coi, cái đó là của thơ. Nhưng Coetzee, trong một bài về Brodsky, phán ngược lại, đúng như ông anh nhà thơ, của âm nhạc, và ông cho biết thêm, đây là một quan niệm từ thời cổ Athens.
*

Theo Gấu, cái hồn thực sự của văn học Miền Nam, nó nằm ở trong lời nhạc, nhiều hơn là trong văn chương, trong thơ. Nằm trong những bản nhạc vàng, nhạc sến. Trong những bản thơ phổ nhạc, và nếu không được phổ nhạc, chẳng ai biết tới chúng.
Người ta đã làm những công việc thu gom, bảo tồn thơ văn miền nam, giá mà có một ai bỏ công sưu tầm những lời nhạc, rồi đi vài đường Mao Tôn Cương, chắc cũng đủ lãng quên đời VC.
Mấy anh Yankee mũi tẹt, do cái tâm ăn cướp, thì làm sao mà làm được, những lời nhạc rất ư là tuyệt vời, thí dụ:
Một mai qua cơn mê, lại cùng lũ em cắp sách đi học
Những ánh mắt hỏa châu là hoa đăng ngày cưới
Ngoài kia súng nổ, đốt lửa đêm đen, tầm đạn thay tiếng em

Ui chao, còn nhiều lắm.
Gấu đố mấy anh VC, tìm được, dù chỉ một mẩu thơ, mẩu nhạc, đỏ, có được cái chất thần sầu, như trên.

Tầm đạn thay tiếng em
Lá rừng che kín đường về phồn hoa
Sao không hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua...

Ui chao, Ui choa, liệu câu Brodsky vinh danh thơ Mandelstam, "thời gian qua [thơ] ông, lầu bầu với "khoảng trống câm" của Stalin" [... where the time that utters itself through Mandelstam conftronts the 'mute space' of Stalin], có áp dụng được vào trường hợp ở đây, khi, nhạc sến nhạc vàng lầu bầu trước "không gian câm" của con quỉ chiến tranh?


 Những cánh hoa trắng trên cây khô
Thảo Trường
Note: Đây là truyện ngắn mới nhất của tác giả. Đã đăng trên Tin Văn, nhưng không hiểu sao, lạc mất tiêu.
Bản này đã được tác giả coi lại.
Trân trọng giới thiệu độc giả Tin Văn

Hai Trầu & NNT
Giáo đường: Một cuốn sách "kinh khủng" và một cuốn "tiểu thuyết lớn" [a "terrible" book and "a great novel."]

Biểu hiện lụi tàn
Nếu thi sĩ có một bổn phận nào đó đối với xã hội, thì đích thị là cái này: Làm thơ cho thật bảnh.
Thuộc về thiểu số, anh ta / chị ả đâu có chọn lựa nào khác.
Làm đếch được cái bổn phận trên, là anh ta / chị ả bèn chìm vào quên lãng.
Brodsky: To Please a Shadow
Ông thi sĩ Mít, không "cặm cụi thơ", ấy là vì biết rõ, ta đếch phải là thi sĩ.
Bèn đi một đường, đứng ké những thằng cha, có một thời, đã làm thơ, và đã được coi là thi sĩ.
*
Gấu này tin rằng, cái gọi là văn chương dòng chính, với trái tim của nó là Hà Nội, đã hết thời.
Như Brodsky phán:
Bởi vì những nền văn minh thì cũng có lúc đi đời nhà ma [Because cilivisations are finite], trong cuộc đời của mỗi một nền văn minh như thế, sẽ xuất hiện một thời điểm mà tâm của nó trở nên bất lực, không trụ nổi, [cease to hold]. Vào những thời điểm như thế đó, cứu vớt nó, cho khỏi bị phân tán, huỷ diệt, không phải những miền, mà là ngôn ngữ.
Đó là trường hợp đã xẩy ra cho nền văn minh La Mã, và trước đó, văn minh Hy La.
Và cái "job", giữ cho nền văn minh, thí dụ Mít, không bị phân hóa, sẽ được làm bởi những con người miệt vườn, từ ngoại vi, chứ không phải mấy tay ở trung tâm, ở Hà Nội.
Trái với niềm tin thông thường, phổ thông, ngoại vi không phải là nơi thế giới chấm dứt mà chính là nơi khởi đầu, mở ra.
Brodsky: Hải Triều Âm [The Sound of the Tide]
*
Thành ra, biểu hiện lụi tàn, không phải là cái sự sai văn phạm của một ông tổng thống mất nước, trong bài diễn văn cuối cùng trước khi bôn tẩu, mà sợ rằng, ở cái hành động bịt miệng người dân.
*
Hà Nội hết thời, biên cương nổi lên, mở ra một kỷ nguyên khác cho ngôn ngữ. Hiện tượng Nguyễn Ngọc Tư, thơ Mở Miệng, thơ Ngựa Trời, và mới đây nhất, cú đàn áp của Trung Ương nhắm vào tờ báo địa phương Tuổi Trẻ chứng tỏ điều "tiên tri" của Gấu.
*
Frost: Tại sao?
Như đã lèm bèm nhiều lần, Gấu làm quen với Frost, lần đầu tiên, ở trại tị nạn Thái Lan, khi, tình cờ vớ được một cuốn sách Anh ngữ, dành cho sinh viên, học sinh, chắc là quà tặng của một phái đoàn, hoặc một chương trình thiện nguyện nào đó, cho đám tị nạn, với lời nhắn nhủ, hãy cố học tiếng Anh, bởi vì, mi sẽ cần đến nó, nếu may mắn, không bị tống cổ trở lại quê hương của mi.
Những lời hứa phải giữ, nhan đề cuốn sách, là từ một dòng thơ của Frost, trong bài Dừng ngựa bên rừng, chiều tuyết phủ.

Gấu này, không hiểu tại sao, ông thi sĩ lại lọc ra, chỉ hai tác giả, khi, ngoái lại, sửng cồ với đám hải ngoại, rồi "áo gấm về làng", tham dự tua văn học cùng các đấng thi sĩ ở trong nước?

Biết bao nhiêu điều để học, sao cứ đọc hoài Frost với lại Faulkner?

Và Gấu tự hỏi, ông thi sĩ này, đã từng đọc Frost?
*
Bài của Brodsky, về Frost, dùng làm tựa cho cả tập tiểu luận, Về Khổ Đau và Trí Tuệ,  vốn là một bài đọc, tại một seminar, tại Paris, ở trường Collège Intel de Philosophy.
Thành thử, Brodsky 'cẩn trọng', điều này: Nhân xưng đại danh từ "you", ở trong bài nói chuyện, ở một xứ nói tiếng Tây, cho dù tại thủ đô Paris của nó, là dành cho những người không rành về Frost, chưa từng làm quen với sức mạnh, sự dẻo dai trữ tình và dàn trải của thơ Frost  [the pronoun 'you' in these pages stands for those ignorant or poorly acquainted with the lyrical and narrative strengths of the poetry of Robert Frost].
Nhưng, trước hết, xin đi vài đường tiểu sử.

Độc nhất một lần, có tí hồn, có tí thực, là bài ông viết về bà xã của ông, đúng như một độc giả talawas nhận xét, tuy bài này bị mấy em, thuộc trường phái tiến bộ, xúm vô chửi!

Mẹo văn
Viết văn là phải có mẹo. NHT

 Gấu, nhà văn
Như vậy, Llosa biết Sartre qua truyện ngắn Bức Tường.
Gấu nhớ là, tay giáo sư triết gia khoa bảng, ĐPQ, bạn của giáo sư triết gia khoa bảng ĐTĐ, có một truyện ngắn mang hơi hướng Bức Tường.
Câu chuyện một tay làm cách mạng, bây giờ, có thể gọi, một tay khủng bố, bị bắt, bị tra tấn tới chỉ, bắt phun ra đồng bọn. Anh lắc đầu, tới một bữa, bực quá, phụt đại một địa chỉ.
Đúng cái địa chỉ cả đám đang ẩn náu!