*
Nhật Ký










Booker Prize năm nay thay máu mới
Đúng là một cú ngoạn mục, theo bài viết trên Guardian:
Cho mấy anh già về vườn, thay bằng "young guns".
Now here's a truly novel approach to the biggest literary prize of the calendar: great books from little-known writers. By Alex Clark
Sunday August 12, 2007
The Observer
A couple of weeks ago - and I apologise if this sounds irritatingly rarefied - I was having lunch with a friend, a former Booker Prize judge. We were discussing the formidable problem facing this year's jury (Howard Davies, Wendy Cope, Giles Foden, Ruth Scurr and Imogen Stubbs) in their search for the finest novel of 2007. Hasn't it, we asked, been a disappointing year for fiction? And how would they find enough books to muster a longlist of any gravitas?
Well, never underestimate bookish types. The longlist, announced last Wednesday, is an impressively robust answer to a dilemma that I find it hard to believe didn't perplex them as much as it did us. Chucking out the big names - forthcoming and much-trumpeted novels from Michael Ondaatje, JM Coetzee and Jonathan Coe, among others - and replacing them with several writers unknown to even the most devoted disciples of contemporary fiction has yielded one of the most unpredictable and exciting contests for some years. For readers keen to sample new voices unmediated by an excess of hype and criticism, this is the place to look.

“…Đọc thơ Nguyễn Lương Vỵ và đăng thơ Vỵ từ những ngày Khởi Hành ở trong nước, từ 1969, cùng với những Nguyễn Tôn Nhan, Nguyễn Đạt, Trần Hoài Thư, Nguyễn Bắc Sơn, Phạm Thiên Thư, Phạm Văn Nhàn, Ngô Nguyên Nghiễm, Phạm Ngọc Lư, Lê V Trung… những người mà sau nầy nhìn lại, tôi vui như nhìn lại những cánh diều cùng thả lên trời một ngày quá khứ, bất chợt thấy diều bay lồng lộng thinh không một chiều xa vắng xứ người, tôi tìm lại được niềm vui cũ, mà mới, niềm vui bằng hữu văn chương muôn thuở; hay một thoáng ngậm ngùi lúc diều bay thẳng về mặt đất, như vừa rồi tưởng thấy cánh gió băng sương của Nguyễn Bạch Dương, của Nguyễn Phan Thịnh. Mai ta về khóc ngất dấu sương tan. Câu thơ ấy của Nguyễn Lương Vỵ trong bài Một Mình, bài thơ dài đến mười trang; với tôi, đây là một bài tiêu biểu của nhà thơ: lọc chữ chọn vần nhưng vẫn đùa thảnh thơi; đời chết đôi lần mà vẫn vui, tuy kiềm kiệm; vũ trụ ảo hóa mà có khác chi em tuyệt cùng.
Nhưng sao lại Hòa Âmmmm? Hòa âm thế nào?
Đêm rất sâu nên đêm trầm khói sương. Tim buốt âm nên âm rền thấu xương. Đó là một âm trong các Hòa Âm âm âm âm của Nguyễn Lương Vỵ, một tập thơ mà thi-ngữ nhiều sáng tạo, văn-phong khoáng đạt, tạo một phẩm giá thi ca riêng, tôi tin nó sẽ tồn tại lâu dài trên văn đàn và trong lòng người đọc.”
Viên Linh [Khởi Hành số 130, Tháng Tám, 2007]

Tôi nhớ trước ngày 30 tháng 4 năm 75, ngồi bên radio nghe Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đọc diễn văn, tôi đánh bạo nói với cha tôi rằng (thì là) theo nhận xét của một học sinh như tôi thì diễn văn của tổng thống có vẻ không đúng với văn phạm tiếng Việt mà tôi được học chút nào. Cha tôi nhìn tôi im lặng một lát rồi buồn rầu bảo, đại ý, các chính thể đến giờ phút lụi tàn bao giờ cũng có những biểu hiện như thế.
*
Thế còn chế độ đương thời thì sao? Những ông như tân bộ trưởng thông tin & truyền thông, tuyên bố, phải cắm ở mỗi tờ báo một tên mật vụ, như ngài chủ tịch nước, nhận xét, làm nhục người dân, bằng cách bịt miệng, là không đúng, thì là biểu hiện gì?
Nhật Ký
*
Thú thực, Gấu này chưa từng thấy, một quốc gia nào làm nhục người dân của nó, như đám VC trong nước.
Những người cầm viết, nếu có một chút lương tri, là cảm thấy nhục nhã, hơn lên, không biết bao nhiêu ngàn lần.
Lấy trường hợp Gấu, làm trang Tin Văn, một mình một chợ, muốn viết gì thì viết, và khi viết, chỉ phải đối diện với lương tâm của mình. Lỡ viết câu nào không đặng, đọc lại, nghe lương tâm phán, câu này không được, là delete.
Tin Văn xuất hiện như vậy là cũng được vài niên, từ 17 Tháng Năm 2003, không kể thời gian ăn nhờ ở đậu bên VHNT của PCL trước đó. Vậy mà, duy nhất chỉ có một lần, cơ quan quản lý tên miền gửi email, nhắc nhở, này, có gì thay đổi không đấy, nếu vũ như cẩn, thì OK, khỏi phải trả lời.
Sắp tới sinh nhật Gấu, nên đi vài đường cảm khái, mong bạn đọc, và VC, thông cảm! NQT

*
Đây là một tác phẩm tuyệt vời. Không phải tác phẩm văn học. Solzhenitsyn, ngay ở đầu bộ sách khổng lồ Gulag của ông, bảo đảm, tất cả đều thực, ở trong đó. Applebaum cũng có thể bảo đảm như vậy. Hai cái thực đó, chúng bổ sung cho nhau, và chúng ta nên đọc cả hai. Cuốn sau ra sau, có lợi điểm hơn cuốn trước, vì tính thực, do những tài liệu mới mẻ mới được khui ra. Những chi tiết, những kỷ niệm, những sự kiện...
Bạn có thể kể hoài về chúng, chẳng bao giờ cạn kiệt, nhất là, nếu bạn đã từng đi tù VC. Kỷ niệm của người làm bật ra kỷ niệm của mình. Quá khứ của mình như thiếu một chút, đọc, thế là được bù vô.
Cái kiểu hô hào tăng tốc cải tổ đổi mới... của ông VC Víp Va Ka, ở trong đó cũng có.
"Cứ hai  ông Nga, thì là, mắt đổi mắt". "Một thằng đi tù, một thằng tống thằng kia đi tù", Anna Akhmatova viết.
Có một ông Víp, thì có một ông, bạn của ông Víp. Và một ông bạn của Khrushchev, như thế, đã từng gõ cửa nhà ông ta, vào năm 1956, năn nỉ, phục hồi nhân phẩm cho mấy thằng như chúng tôi lẹ lẹ lên.
Một ông ra tù, gặp đúng thằng tố cáo mình ngày nào, lúc này đang ăn xin, không chỉ ăn, mà uống, nữa. Ông quen nốc vốc ka, đi xin cũng không bỏ được!
"Tôi cho anh ta tất cả những gì tôi còn lại, từ chuyến trên đường về nhà gặp vợ con. Cho thật nhanh, để cho anh ta đi thật nhanh. Cho đến đâu, là vợi đi một tí, nỗi đau, nỗi thù, nỗi nhục, nỗi hận."
*
Cũng có một thi sĩ, làm một bài thơ, tương tự Người Về của Hoàng Hưng:
Ngay cả con cái của chúng ta cũng không ân hận [sorry] cho chúng ta
Ngay cả những bà vợ của chúng ta cũng chẳng muốn chúng ta....
Gulag: Một Lịch sử

Đối Sầu Miên
Giây phút nhiệm mầu đến với Coetzee mới sướng làm sao. Sướng lây đến độc giả. Nhất là những ai mê nhạc. Và nhất nhất là, nhạc cổ điển. Trong bài Thế nào là cổ điển? ông kể, vào một "buổi chiều chủ nhật năm 1955, khi đó tôi 15 tuổi, đang chơi đùa ở sân sau nhà tại Cape Town, khốn khổ khốn nạn với cái chuyện, không biết làm gì, chứng buồn chán là bệnh thường ngày của tôi thuở đó, thế rồi, từ một căn nhà hàng xóm bỗng bật ra tiếng nhạc. Và trong suốt thời gian âm nhạc ngự trị đó, tôi chết sững, không dám thở. Tôi được nói với âm nhạc như âm nhạc chưa từng bao giờ được nói với tôi như thế đó. [I was being spoken to by the music as music had never spoken to me before]."
Phê
Hội chứng hậu chiến tranh Việt Nam, hay hiện tượng Chúa Sẩy Thai, khủng khiếp vô cùng, đối với Việt Nam, chứ không phải đối với Mẽo.
Mẽo cút rồi, thế là yên thân Mẽo.
Chỉ tội đám Mít. Thắng trận giặc Mẽo rồi, làm sao thắng trận giặc Mít đây:
Làm sao tiêu diệt đám bọ thèm đô la Mẽo?

Hai Trầu & NNT
Gide, viết về Dostoevsky: Tác phẩm lớn có phần đóng góp của Quỉ.
Với NNT, ngoài đóng góp của ông thần đất, còn có, của con Quỉ Hậu Chiến. Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào. Có lẽ đóng góp của Quỉ, nặng hơn nhiều, về "phẩm", sự thiệt hại kể như vô phương cứu chữa:
Đô rất độc, tẩm vào người nỗi chết!
Và đây cũng là điều Llosa nhận ra, khi đọc Giáo đường của Faulkner. [Một miền đất thiên đường biến thành] một miền đất của cái ác,  những vùng, khu vực, của điêu tàn và ghê rợn, vượt quá mọi hy vọng, hết thuốc chữa:
Nothing is described, but from that unexpressed savagery a poisonous atmosphere seeps out and spreads to contaminate Memphis and other places in the novel, turning them into a land of evil, regions of ruin and horror, beyond all hope.
Llosa: The Sanctuary of Evil
*
Có thể, có người ngạc nhiên, NNT thì "liên can" gì tới Faulkner? Bà nhà quê, miệt vườn này, làm sao đọc Phuốc Nơ?
Tuy nhiên, đây là sự thực: Không thể có văn chương, nếu không có so sánh. Trong khi so sánh đó, bạn làm sáng ra, cả hai, chứ không phải chỉ một.
Vả chăng, Faulkner thực sự mà nói, cũng là một tay ít học, theo nghĩa, không thuộc giới khoa bảng!

Xâu con mắt luồn kim tìm chiêm bao

Người Về
Llosa có viết về trường hợp, một nhà văn Trung Quốc, bị tù, hai mươi năm, chỉ vì một truyện ngắn, và ông tỏ ra rất mừng vì điều này!
Ông giải thích, như vậy là một ngàn hai trăm triệu người dân Trung Quốc hiểu ra một điều thật là tuyệt vời, rằng văn chương là một trong những điều quan trọng và nguy hiểm nhất ở trên cõi đời này, nếu không, tại sao chỉ vì một bài thơ, một truyện ngắn mà tù mút chỉ cà tha như vậy!
Ông tin rằng, văn chương thì chẳng khác chi thuốc nổ, nếu "may mắn" sa vào tay, một nhà văn tốt!

Trang NNT

Đọc NNT

Auden: Time that is intolerant
Thời gian sẽ tha thứ cho mi,
Vì mi viết bảnh quá!


Gấu, nhà văn
Có thể nói, Gấu này cũng có, cùng hai ông thầy, Faulkner và Sartre, như Llosa, [ông hơn Gấu một tuổi, sinh 1936, cùng tuổi TTT], khi tập tành viết lách. Nhưng sự vỡ mộng của ông, đối với Sartre, theo Gấu, là do, ông đọc Sartre khác Gấu. Trong bài viết The Mandarin, ông  không hề nhắc đến cuốn bảnh nhất của Sartre, Buồn Nôn. La Nausée. (1)
Kinh nghiệm đọc Buồn Nôn
*
"Je serai ta femme". LH 16.8.1967
... sự sống sót của chàng là một điều xúc phạm tới tình yêu thiêng liêng: Chàng vẫn sống và nàng đã chẳng tới được nhà thương đêm đó. Thời gian
 Hình chụp tại Đài Liên Lạc VTĐ số 5 Phan Đình Phùng Sài Gòn.
Bàn giấy ông trưởng đài, có cái bảng tên của ông: TBT.

Gấu làm quen với tờ Văn bằng truyện ngắnThời gian. Truyện thứ nhì, sau truyện đầu tay trên Nghệ Thuật. Những Ngày ở Sài Gòn.
NĐT order, ngay lần đầu gặp, tại phở 44, Phan Đình Phùng.
*
Gấu sống, là nhờ được thay máu. Đêm đầu tiên, nằm phòng hậu-giải phẫu, đau quá, Gấu lăn lộn, vết thương nứt, máu chảy thành vũng dưới sàn giường. Sáng sớm, vừa cho phép thân nhân vô phòng, bà cụ lao vội vô, thấy thằng cu Gấu nằm ngay đơ, sợ quá la lên, y tá tới, tiếp máu liền tù tì, may thoát.
*
Đêm thứ nhì sau vụ mìn nổ, khi chàng tỉnh táo, nhận ra những khuôn mặt thân thương trong gia đình, chàng cố gắng cất tiếng nói nhưng không thể, và chàng cảm thấy thật rõ ràng một điều, chàng sẽ chết trong đêm, và trước khi chết, chàng sẽ được gặp nàng lần cuối cùng. Trước khi chết, chàng sẽ còn đủ thì giờ để nói với nàng, rằng chàng yêu nàng vô cùng, và tình yêu đó chẳng liên can gì đến đời sống hoặc cái chết, rằng nó phải như vậy, nếu không đã chẳng thể nào có nàng và chàng ở trên đời, và điều chàng ân hận, là chàng đã yêu nàng nhiều quá, như một lần chàng đã viết, "Chúng ta không sợ chúng ta không yêu thương nhau mà chỉ sợ chúng ta yêu thương nhau nhiều quá." Chàng cảm thấy đời chàng sẽ kết thúc như vậy, và chẳng thể nào khác.
Sáng sớm hôm sau, khi chàng nhận thấy đã chống cự nổi, và thắng cả thần chết, đã lừa dối được định mệnh, đồng thời chàng cũng nhận ra một sự thật thảm thương, là sự sống sót của chàng như có một điều chi bất thường, giống như một nốt nhạc sai, dư, thừa, bất toàn, một giọng hát lạc giữa một bài ca, sự sống sót của chàng là một điều xúc phạm tới tình yêu thiêng liêng: Chàng vẫn sống và nàng đã chẳng tới được nhà thương đêm đó.
Trong khi lần hồi sống lại, trong những lần nàng vào nhà thương Grall thăm chàng, nghe nàng kể chuyện, khi được tin, nàng đã khóc và không dám giụi mắt, vì sợ mắt sẽ đỏ, và người trong nhà sẽ biết. Chàng nghe kể lại, vừa cảm động vừa hổ thẹn...
Thời gian
*
Bây giờ, sắp xuống lỗ, Gấu nhận ra, không phải đêm thứ nhì sau vụ mìn nổ, mà là đêm đầu tiên, nằm phòng hậu giải phẫu trên.
Thời gian Gấu nằm nhà thương Đô Thành, LH không tới thăm.
Tức là cái đêm tí nữa thì đi, đúng như định mệnh phán bảo, nhưng do LH không làm sao kiếm cớ ra khỏi nhà, nên định mệnh lại phán tiếp, thôi tha cho nó!
*
Gấu ăn tới hai trái claymore của mấy ông biệt động thành. Cú thứ nhất, gẫy cánh tay trái, giống như một nhánh cây bị bẻ, gập đôi lại. Cú thứ nhì, thủng bụng. Khi được đưa vô nhà thương Đô Thành, bác sĩ băng bó tạm cánh tay, lo giải phẫu vết thương bụng. Tay, cùng lắm thì cưa bỏ, bụng để lâu là đi. Một tay bác sĩ người Đức mổ.
Trong khi chờ vết thương bụng lành dần, cánh tay bốc mùi, kiến bu đen kịt mớ băng dính đầy máu. Đúng lúc đó, tổng giám đốc Bưu Điện, cũng là thầy của Gấu, ông Nguyễn Văn Điều, vô thăm,
ông lắc đầu, ra lệnh, cho nó vô Grall liền. Tao trả tiền. Grall là nhà thương tư của Pháp. Cỡ Gấu không làm sao vô đó nổi.
Tao trả tiền, có  nghĩa, nhà nước trả tiền, trừ dần vào lương Gấu sau đó. Chỉ có ông mới quyết định được chuyện này.
Thành ra, "tha cho nó", còn sướng như vậy nữa!
Khi nằm nhà thương Đô Thành, tay Dirck Halstead, sếp UPI của Gấu vô thăm, hỏi nhà thương, hết bao nhiêu. Và anh xỉa tiền cho Gấu. Gấu bỏ túi. Đúng là "tha cho nó"!
Nhưng qua tới nhà thương Grall, UPI Nữu Ước lắc đầu, mày là nhân viên part time của chúng tao, không phải staff. Ít thì tao cho, nhiều quá, để VNCH, tức Bưu Điện của mày lo!
Không có thầy Điều, thì cũng thành độc thủ đại hiệp. Độc thủ, độc nhãn, thành Lưỡng Độc Đại Hiệp!
Ông TBT, trưởng đài, sếp của Gấu, may được một anh MP Mẽo, thường lên Đài nói chuyện với gia đình ở Mẽo, nhận ra, gọi xe cứu thương đưa liền vô bệnh viện của Mẽo. Sau đó, anh cũng qua Grall, nhưng chỉ để nằm chờ cho vết thương lành lặn. Anh kể lại, tao thấy tay bác sĩ Danney [hay Daney], vô phòng mổ ngay sáng sớm, tới đâu 4, hay 5 giờ chiều mới ra, đi không nổi, bước loạng choạng!
Phòng của anh nằm ngay phiá bên ngoài phòng mổ.
*
Vào thời kỳ Gấu ăn mìn claymore, nhân loại chưa phát minh ra chất inox. Để thay cho mới xương bị mìn claymore thổi bay biến vào hư vô, bác sĩ sử dụng một thanh kim loại, không biết chất gì, nhưng được mạ bằng platine, tức vàng trắng. Gấu sau đó phải trả mấy năm mới hết nợ nhà nước.
Gấu lần đầu làm quen morphine, là do những ngày nằm nhà thương, sau vụ mìn nổ.

Nhà Hội