*
Nhật Ký









Biography
Leni: fully exposed
The lies spun by Leni Riefenstahl are forensically destroyed in Steven Bach's biography, says Taylor Downing
Sunday April 29, 2007
By helping to create the Hitler myth, she glorified and celebrated Nazism. She made it acceptable, even desirable, for millions of Germans to go along with Hitler. And in promoting the Nazi leadership, there is a direct line from her infamous Nazi party films to Auschwitz and Belsen.
Bằng cách hỗ trợ tạo nên huyền thoại Hitler, nhà làm phim Leni Riefenstahl đã vinh danh, ăn mừng chủ nghĩa Nazi. Biến nó thành chấp nhận được, và rất nên có được, cho hàng triệu người Đức.
Một khi nâng bi hàng ngũ lãnh đạo Nazi như thế, bà tạo đường link trực tiếp, từ những cuốn phim tởm lợm của mình về Đảng Nazi, tới Lò Thiêu.

“The Best and the Brightest"
Bảnh nhất, Chói nhất..
When Halberstam applied his enormous energy to uncovering the failures of the South Vietnamese Army in the Mekong Delta and was met with denials and disdain from American officials, he responded with a personal, vengeful rage. At a Fourth of July party at the United States Ambassador’s residence in Saigon, he refused to shake hands with General Paul Harkins.
Khi Halberstam ném hết khối nội lực lớn lao của ông vào cái việc lật tẩy sự thất bại của quân lực VNCH tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, ông bị đám sĩ quan Mẽo tẩy chay, cho là ông nói láo, và để đáp lại, ông đếch thèm bắt tay Tướng Paul Harkins, tại bữa tiệc kỷ niệm ngày 4 Tháng 7, tại tư dinh Đại Sứ Mẽo tại Sài Gòn.

The lost boys
Le Grand Meaulnes, the story of a teenager who falls in love with a girl then spends the rest of his life searching for her, is one of the most admired novels in French literature. Adam Gopnik on the enchantment of Alain-Fournier's tale of childhood innocence and erotic awakening.

Hà Nội của Anh Môn
 Em cứ hẹn nhưng em đừng đến… nhé!
Như bài thơ mang theo cùng chuyến đi sau cùng của bạn tôi.
Như Hà Nội chẳng bao giờ tới được…
Merde!

Một kẻ lạ trong một thành phố lạ
Je ne sais pas écrire sur le feu et le sang. Si j'écris jamais quelque chose sur cette guerre, je ne parlerai pas du feu et du sang, mais de la sueur et de la vomissure, du pus et de la pisse.
Tớ đếch biết thứ văn chương viết bằng máu và lửa. Cứ giả như, có khi nào viết một cái gì đó, về cuộc chiến này, thì cũng không phải là những dòng "đường ra trận mùa này đẹp lắm", mà sẽ là một thứ văn chương viết bằng mồ hôi, bằng ói mửa, bằng mủ lậu tim la hột xoài, bằng cứt đái.


Tưởng nhớ Thanh Tâm Tuyền
Cái tên truyện, vàtên n hân vật trong truyện, là rất quan trọng, và nhiều khi còn mang tính tiên tri, theo Gấu. Những cái tên như Samsa, như Meursault chẳng hạn, mang trong chúng, định mệnh của nhà văn, và có khi, định mệnh của cả một dòng văn học.
TTT, giải thích, ông cho nhân vật chính trong Bếp Lửa, cái tên trong khai sinh của ông, Tâm, tuy nhiên, ông nhận ra, Tâm trong Bếp Lửa vẫn không thể nào y chang Tâm ở ngoài đời được. Chính vì thế, ông đã đề lên trang đầu bản thảo, câu của Rimbaud, “tôi là kẻ khác”, nhưng khi đem in, xóa bỏ.
Tuy nhiên, lại tuy nhiên, có một định mệnh nối kết tất cả một những cái tên, như thế đó: Bếp Lửa, Tâm, Hà Nội, và vượt lên trên hết, biến cố 1954.
Hà Nội 1954, là Tâm, là Bếp Lửa.
*
Meursault, là từ 'mer', 'soleil', biển, mặt trời. Kẻ Xa Lạ  mang khí hậu Địa Trung Hải.
Đến đây, bật ra câu của Faulkner: Con người là tổng số những kinh nghiệm về thời tiết. Bếp Lửa, Hà Nội, với tất cả những ngày đông cay nghiệt của nó.



*
Graham Greene
Nghe nói ông bị Nobel chê, là vì một số ông Hàn không tin rằng, tác phẩm của ông có mùi hiện thực, và đây là một trong những điều kiện tiên quyết của giải.
Sao mà ngu thế, mấy ông Hàn này! Còn gì hiện thực hơn, là tình yêu thương, và cùng với nó, sự thương hại, tủi thân, trong một thế giới chỉ có giả trá và bạo lực?
Allan Massie, The Novel Today

Doris Lessing
Of the three best-known women writers to emerge southern Africa - Olive Schreiner, Nadine Gordimer, and Lessing (who, though reluctant to accept the label "African writer”, freely acknowledges that her sensibility was formed in and by Africa) - none completed high school. All were substantially self-educated, all became formidable intellectuals. This says something about the fierceness with which isolated adolescents on the margins of empire hungered for a life they felt cut off from, the life of the mind - far more fiercely, it turned out, than most of their metropolitan cousins.
Trong cả ba nhà văn nổi tiếng nổi lên từ Nam Phi, chẳng có ai học xong trung học, cả ba đều tự học tới chỉ, và trở thành những nhà trí thức đến tận lỗ chân lông. Điều này cho thấy, sự quyết tâm, của những người trẻ tuổi ở mép bờ của đế quốc, bởi vì họ tin rằng chỉ có cách đó, mới có được cuộc sống mà họ thèm khát: cuộc sống của trí tưởng.
*
Nếu nói về ngổ ngáo, độc miệng, yêu quái dị, thì TTNgh. thua bà Lessing này.
Bà gọi phê bình gia là lũ chấy rận hút máu mủ nhà văn.
Yêu quái dị: she records, she has been more interested in the "amazing possibilities" of the vagina than in the "secondary and inferior pleasure" of the clitoris. "If I had been told that clitoral and vaginal orgasms would within a few decades become ideological enemies ...I'd have thought it a joke.": Tôi quan tâm đến những chiêu yêu quái dị của cái cửa mình, hơn là cái lạc thú thứ cấp, và nội tại, của cái hột le. Nếu có người nói với tôi, cái hột le và cái cửa mình người đàn bà, chỉ trong vài thập kỷ, sẽ trở thành những kẻ thù ý thức hệ, thì tôi nghĩ đây chỉ là một chuyện khôi hài."
As someone whose life has had a substantial public and political component, Lessing confesses a certain respect for people who don't write memoirs, who "have chosen to keep their mouths shut." Why then her own autobiography? Her answer is candid: "self-defense." At least five biographers are already at work on her. "You try and claim your own life by writing an autobiography".
Bà thú nhận, rất phục... [Gấu, một trong số] những người không viết hồi ký, tự thuật, những người chọn cái chuyện ngậm miệng ăn tiền. Như vậy tại sao bà lại viết. Câu trả lời cũng thật là ngây thơ, thành thật: Tự vệ.
*
Lại nói về yêu quái dị.
Hồi ở trại tị nạn chuyển tiếp Thái Lan, trong lúc chờ phái đoàn phỏng vấn, tái định cư tại một đệ tam quốc gia, vào một buổi trưa nóng nực, Gấu nghe một bà hàng xóm nói oang oang, hồi còn con gái, rồi hồi mới lấy chồng, bà hay thẹn, chẳng bao giờ dám nhắc tới chuyện phòng the, hay những chuyện tục, nhưng ông chồng của bà lại rất thích nói tục, làm tục, ổng biểu, phải tục, thật tục, như con vật thì mới sướng hết cỡ thợ mộc như là con người vào những giây phút như thế đó.
Thế rồi bà kể tiếp, ông chồng bà có một thói quen, khi ngủ, bắt bà phải nựng thằng nhỏ, "ru mãi ngàn năm", thì mới dỗ giấc ngủ của thằng lớn được!
Lúc đầu, tui ngượng quá, tuy chỉ có hai vợ chồng. Nhưng sau đó, tui ghiền, cứ mỗi lần nằm ngủ, là phải nựng thằng nhỏ mới ngủ được!
Đau khổ nhất, là, những ngày sau đó, ổng chán tui, cứ hất tay tui ra, không cho nựng thằng nhỏ nữa.
Ôi chao, sao khủng khiếp quá, không hẳn tui ghen, mà tôi thèm nựng thằng nhỏ!

Những trò chơi nguy hiểm

Tại sao đọc?
Trong văn chương, có một cái gì đó, mà mọi thứ nghệ thuật khác, không có.
Đúng ra, có lẽ phải nói, trong văn chương, thiếu một cái, mà mọi nghệ thuật kia, thì dư thừa!

Gấu, nhà văn
Chuyến đi từ Tiểu Sài Gòn lên San Jose thăm gia đình bạn C, năm ngoái, khi nghe tin ông anh mất, không ngờ làm nhớ tới một chuyến đi, ngảy nào ngày nào, từ Sài Gòn về Vĩnh Long
Lần đó, Gấu Cái đang học trường nữ sư phạm. Kêu Gấu xuống đóng học phí nội trú, hình như vậy.
Thường, Gấu chạy xe tới nhà HPA, ở khu Chợ Đũi. Gửi xe tại đó, lấy xích lô ra bến xe đò Miền Tây.
Lần về, ngồi cạnh một em nhà quê lên thành phố. Hỏi, cô nói, muốn lên khu Xóm Dệt Hoà Hưng, để tìm cô bạn.
Trên đường, cô để cái nón lên che đùi, và khi Gấu ‘vô tình’ đưa tay xuống bên dưới cái nón, thì cô lại để yên, thế là Gấu hiểu liền, cô để cái nón, để cho Gấu dễ bề làm ăn!
Tới bến xe, cô biểu, chiều rồi, lên Hoà Hưng chắc cũng không đủ thì giờ tìm địa chỉ người bạn, hay là anh cho về nhà anh ngủ đỡ một đêm, sáng mai anh đưa em lên trên đó.
Thế thì còn gì bằng. Thế là Gấu dặn cô đứng chờ ngay tại bến xe, rồi lấy cái xích lô, tới nhà HPA, lôi xe Honda ra, chạy ra bến xe đò lấy hàng, đưa về nhà, ở chung cư Bưu Điện số 29 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn.
Sáng hôm sau, cô nói, thôi, anh cho em ở đây thêm vài bữa nữa.
Nhưng anh phải đi làm.
Thì anh cứ đi làm. Anh khóa cửa lại, nhốt em ở trong nhà, trưa về nhớ mang cho em cái gì ăn nhé!
Chuyến đi San Jose, Gấu cũng gặp một cô gái như vậy.
Chán nhất, là, tới bến xe gặp bạn C đứng đợi, Gấu chẳng làm ăn gì được.
Hơn nữa, cô gái có cô em đem xe tới rước. Gấu chỉ hỏi vội được số phôn.
Wrong number, sorry.
*
Những ngày khởi đầu “nghiệp văn” của Gấu liên can tới DNM và TTT.
Và cái cú hích đầu tiên, là truyện ngắn nổi đình nổi đám của DNM, "Rượu chưa đủ".
Sau này, khi nhắc tới DNM, người ta thường nhắc tới "Cũng Đành" của ông, nhưng theo Gấu, như cái cảm giác bao nhiêu năm còn đọng lại, “Rượu chưa đủ” thú hơn nhiều, tuy rằng bây giờ, Gấu chẳng còn nhớ một tí gì về nó.
Nó còn liên can tới lời phán đầu tiên về tác phẩm đầu tiên của bạn. Nhất là những lời phán đầu tiên đó, lại từ một bậc đàn anh trong giới.
Nó “kinh khủng” lắm.
Đây là vấn đề mắt xanh, mắt trắng, tri âm, tri kỷ. Nhưng khủng khiếp hơn nữa, vẫn là thái độ, sự đón nhận, của chính bạn, nhà văn mầm non, trước những lời phán, khen, nhất là khen, đó.
Chê, dễ đón nhận hơn.
Khen, mới nguy hiểm chết người.
TTNgh. theo Gấu, một cách nào đó, đã bị nhận chìm, vì lời khen tới chỉ của VP.
*
Bỗng dưng, Gấu nhớ tới, Solz, khi ông yết kiến nữ thần thi ca Nga, Akhmatova, và bị gặng hỏi, này, liệu có chịu nổi danh vọng không đấy, nhất là thứ danh vọng đến vào lúc cuối đời, một chân đã bước xuống huyệt.
Solz nhớ tới một câu cách ngôn Nga, ông học được ở trong tù:
Đừng để cái may làm mi khùng, nhưng cũng đừng để cái rủi làm mi co rúm người lại.
[Don't let good luck fool you or bad luck frighten you]
[
*
Viết đến đây, Gấu bỗng thèm được lạc đề, đi một đường lăng ba vi bộ, nhớ về một kỷ niệm, lần đầu diện kiến một nữ văn sĩ, ra đi từ Miền Bắc, mà Gấu này, là người đầu tiên viết những dòng đầu tiên về bà, những dòng hồ hởi đón nhận, một nhà văn, và cùng lúc, một dòng văn, trong lúc phải gượng gạo ăn nằm với chủ nghĩa xã hội, vẫn cố giữ cho được cái bản chất Bắc từ xửa từ xưa, khi chưa hề có cái gọi là chủ nghĩa xã hội.
Bà ta nói, những gì ông viết về tui, khen đấy, thích đấy, (làm sao không?), nhưng quái dị nhất, là, ông lôi ra một câu của tui, câu này, tôi không hề tin rằng, sẽ có một người nào đó, nhận ra, và lôi ra, để mà trầm trồ!
Cái nhan sắc riêng đó, của tui, không dễ gì có người nhận ra, vậy mà làm sao ông nhận ra, thật khó hiểu quá!
Nhưng, chỉ có Gấu Cái, là nhanh nhất, bà nhận ra, ngay lần đầu gặp, bà này giống y chang "cô bạn”, của cả hai, cô phù dâu trong đám cưới, lênh đênh trên thuyền, giữa lòng đồng bằng Nam Bộ, một mùa lũ lụt ngày nào, ngày nào….
*
Thành thử có một sự hiểu lầm. Nhiều điều Gấu viết về bà nhà văn Bắc này, sau đó, là lấy ra từ trong ký ức, từ cái kho lưu trữ, và là những dòng viết về cô bạn. Do hai người quá giống nhau, thành thử khi viết về bà này, thì cũng như viết về bà kia, tiện lợi cả hai ba đường.
Nay xin đính chính.