*
Ghi
1 2 3 4 5 6
7 8



















*

Như có Bác Hồ [hình L'Express, số đặc biệt 3001]

Joyce Carol Oates, nhà văn nữ Mẽo, ‘chuẩn’ Nobel, trong “Kafka như một người kể chuyện”, dùng làm Tựa cho toàn tập truyện ngắn và ngụ ngôn của Kafka, [Shocken Books Inc], sau khi lọc ra hai ngụ ngôn nổi tiếng nhất, Trước Pháp Luật, “Before the Law”, và Thông điệp Hoàng gia, “An Imperial Message”, để giới thiệu, “two introductory parables’, cho rằng, cả hai có vẻ như đều được viết, nhằm trả lời cùng động cơ, an identical motive, nhưng lại làm cho chúng ta nhận ra sự tương phản rạng rỡ giữa chúng.

Trong truyện đầu, một người nhà quê, a man 'from the country, bị từ chối không cho vô Sài Gòn, mặc dù tự nguyện. Anh ta thực tình tin tưởng, không hề mệt mỏi, và còn theo đúng bài bản, nghĩa là, cũng tìm cách hối lộ Người Gác Cổng, nhưng vô ích, vô hiệu. Cái ánh sáng rạng ngời, tỏa ra từ Cổng, tưởng chừng như chẳng bao giờ cạn, vậy mà nó chừa anh nhà quê ra: Anh Cu Sài chết mà không được cứu chuộc!
Lời phán cuối cùng của Anh Gác Cổng: Chẳng ai được vô, bởi vì cái cổng này được làm ra là chỉ để cho anh. Ta ở đây gác cổng cũng là vì anh, chờ anh, nhưng anh đâu có cần vô nữa, đúng không?” Thế là anh gác cổng đóng cổng lại và bỏ đi.

Truyện thứ nhì, là truyện Mặt Trời Chân Lý Chói Trong Tim, là lời dặn của Bác, [Thông điệp hoàng gia mà], nhưng Thiên sứ không làm sao tới được... Ngã Ba Hàng Xanh!

Sương Trắng [hay, Xương Trắng cũng đặng] Trường Sơn. Đường đi không tới.

Đỉnh Cao Chói Lọi của DHT, một cách nào đó, là "Thông Điệp Hoàng Gia", nhưng theo Gấu, chỉ có một nửa, phần chói lọi, còn nửa kia, hoặc là ở trong Y Sĩ Đồng Quê, hoặc TrướcPháp Luật, nhưng Gấu tin là, Y Sĩ Đồng Quê hợp với xứ Mít, và nhất là, với DTH, hơn.
Tay y sĩ đồng quê cũng đã la lên, "Ta bị lừa, bị lừa!", như DTH!

*
Thế giới mang họa vì lời tiên tri của tay này.
Mít mang họa vì lời tiên tri của Bác: Thắng trận này, sẽ xây nhà Mít bảnh bằng 10, bằng 100 trước đó!
*

Nhận xét của Oates, Borges cũng đã từng, trong bài viết Tiền Thân Kafka.
Sự tương phản, đẩy đến tận cùng, thì lòi ra hai cách đọc Kafka, một của Blanchot, và một, của John Bart, như là những người đại diện, như trong
Borges và Tôi


*

Sinh nhạt Bác (1)

(1) Nhạt, không phải Nhật.