*
Ghi




















NNT vs Hiện sinh

Chẳng phải là “em” cần chiếc xe, mà là xe tải, để thực hiện cuộc đi rõ ràng mang bóng dáng Lưu đày… và Vương quốc (tên một tác phẩm của Albert Camus), một “chiếc Landu LT 1257”, đó sao?! “Em” ngự trị chiếc xe tải đó và ràng buộc “gã” lái xe cùng “anh Tìm nội” - tức lơ xe tên “Dự”. “Em” lựa chọn hiện sinh trên xe tải, nên vô hình chung buộc phải có “gã” đã lựa chọn như vậy trước em và lơ xe tên “Dự” đang lựa chọn theo em.Sự trùng hợp ngẫu nhiên như thế, xét theo logic hiện thực như đã nói ở trên, là rất hiếm về xác suất.Xét về mặt hư cấu, sự trùng hợp ngẫu nhiên đó đã hợp thức hoá một bản sao về cái phi lý; đơn giản là biến nó thành một cái hợp lý “rành sáu câu Vọng cổ”.Dù Albert Camus đã chết trong một tai nạn ôtô thì cũng chẳng có lý do gì cho một kẻ Lưu đày… hậu sinh như “em” cũng giật lấy vô-lăng cho “chiếc Landu” lao xuống cái vực phi lý.Lựa chọn chết của “em” được hàm ngụ lý giải bằng tình yêu đối với “gã” lái xe, người đàn ông duy nhất trong truyện có một dáng vẻ “hiện sinh” giống như “em”; và phải ngầm hiểu rằng “gã” yêu thương, chia sẻ phù hợp với mong muốn của “em”,… Và như vậy, đó là cái “em” đi tìm; mà để tìm điều ấy, cái tình người thật là người ấy, thì những cơn buồn nôn, kịch câm và chiếc xe tải v.v… có phải đã là quá nhiều không?! Mặc dù cái kết thức mơ hồ dở dang về ý tưởng đó, trên bình diện hiển ngôn, truyện “Gió lẻ” có hơi hướng hiện sinh rõ rệt, chỉ có điều nó tiêu dao về nơi ảm đạm.Và đó là một sự lầm lẫn. Đã từng có những phiên bản lầm lẫn và giải thích sai lệch như vậy, trong khi chủ nghĩa hiện sinh vốn là một tư tưởng mang tính tích cực và đấu tranh, một nỗ lực chống lại tha hoá; tư tưởng Dấn thân thoát thai từ đó là một thí dụ.Việc tìm kiếm những ý nghĩa có vẻ siêu hình thông qua một hư cấu có vẻ phi lý như “Gió lẻ” vẫn chỉ chơi trò chơi ngôn từ khá phù phiếm vậy thôi.
Nguồn

Cái tít cuốn sách của Camus, trước 1975, thường được dịch là Lưu đầy và Quê nhà [Royaume, Vương quốc, ở đây có nghĩa là Quê nhà]

Cái chất hiện sinh phí lý buồn nôn của cõi văn Nguyễn Ngọc Tư, là do đời sống khốn nạn quá nên buồn nôn, nên tởm, nên phi lý, chứ không phải là ảnh hưởng hiện sinh, Camus.
Tôi lấy thí dụ:
Tôi cứ tưởng sẽ gặp nhiều nước mắt, gặp nhiều vật vã, bởi đứa bé kia, núm ruột của chị, khi năm mươi ngày tuổi đã bị ông hàng xóm xâm hại tình dục. Chị kể lại chuyện đó với một vẻ tự nhiên, như một bà mẹ nói về vụ trớ sữa của con mình. Hoặc chị đã phải kể nhiều lần, vắt nước mắt nhiều lần rồi, ngay sau khi bi kịch xảy ra. Buổi sáng gửi con đi chợ mua cá, lúc về thấy nó tím tái, xốc nó thì máu từ miệng trào ra theo cái bao tay người ta đã dùng chẹn cứng cổ họng nó cho khỏi gào khóc. Lúc về thì cơn bão sẽ ở lại mãi mãi trong căn nhà thuê tồi tàn và ọp ẹp của chị.
Nhắc đến kẻ bất nhân, chị chửi thề giòn tan, giọng giòn tan, ông già sáu mươi chín tuổi đó chắc là ma quỷ nhập, chớ con chị mềm như cục bông gòn, vui sướng gì mà nỡ lòng… Chị cũng giống tôi, không tin con người lại làm vậy. Chị đòng đưa đứa bé gái bất hạnh trong tay, nựng nịu nó cưng ơi cưng à rồi nói chơi chơi, “mấy bà xóm tui chọc, tại con mầy đẹp quá, nên có… rể sớm… Thằng rể lớn tuổi hơn ông ngoại vợ”. Tôi muốn cười với chị, thật lòng, nhưng vo hoài cũng không thành.

Hôm qua từ Xuyên Mỹ tới thành phố, trên chiếc xe khách nhỏ và chật, em lại bị nôn, khi người lơ xe yêu cầu hành khách xuống một cái chợ xã hiu hắt, “bà con an tâm, tụi này chạy đi vá vỏ chút rồi quay lại đón”. Những cọng mì từ miệng em tuôn ra, lộn trái dạ dày. Trong đám hành khách nhếch nhác bị bán rẻ dọc đường, có bà cụ kêu mèn đét ơi rồi xoa dầu vào thái dương em, bùi ngùi, “con nhỏ say xe thiệt tội”, mùi cốt trầu từ hai túi áo bà ấm sực. Em thấy cổ họng mình không cong lên nữa.
[Trích trên net]
*
NNT, với cuốn mới này [Gấu chỉ đọc loáng thoáng trên net], có khác những cuốn trước, khó đọc hơn, nhưng bắt buộc phải như vậy, chẳng lẽ cứ kéo dài, cứ ăn theo cái cũ. Ngay ở những cuốn cũ, nói chung, văn NNT nằm giữa sự khen hay chê, và rất có nhiều người không chịu được văn của bà, trừ những tác phẩm đầu tay. Gấu biết, có người chỉ đọc được có mỗi một truyện của bà, thí dụ,
Một Mối Tình.
Nhưng, đọc kiểu nào thì đọc, đừng có thiên kiến. Từ tai nạn xe hơi của Camus, mà liên tưởng đến NNT, thì nhảm quá!

"Gió lẻ” vẫn chỉ chơi trò chơi ngôn từ khá phù phiếm vậy thôi! : No còm! NQT

Đọc NNT mà liên tưởng tới buồn nôn, phi lý, hiện sinh, trong khi chính tác giả lại chẳng hề biết tới những Sartre, Camus, ấy là vì hiện sinh là con đẻ của Âu Châu thời hậu chiến, thời Hậu Lò Thiêu, con người không còn biết tin tưởng vào đâu, đây là cái phần bi quan nặng nề của nó, với những tác giả, thí dụ Beckett, [Sartre Camus còn “dấn thân”, đến ông này thì lấy ngay cái hư vô làm “thân dấn”: Thua. Thua nữa. Thua cho bảnh.] Nếu văn NTT có chất hiện sinh, hư vô, buồn nôn… ấy là nó là con đẻ thời hậu chiến Việt Nam: Nhà to đâu chẳng thấy, chỉ thấy sâu bọ ruồi.

Hiện sinh là do Lò Thiêu mà ra. Lò Thiêu do Soi Sáng mà ra. Thế giới văn chương NNT là do chiến thắng huy hoàng của Cuộc Chiến Thần Thánh, và sau đó, Lò Cải Tạo, mà ra.
Viết đầy ác ý như thế mà cũng bầy đặt dao to búa lớn, Phê phán về Gió Lẻ! (1). Không lẽ những tác phẩm đầy chất ‘tố cáo’, thí dụ như Cánh Đồng Bất Tận vẫn chỉ là trò chơi ngôn từ phù phiếm?
NQT

(1) Thấy trên Blog. Chắc thuộc loại hiếm quí nên được đưa về... Chợ Cá?
Ác ý.
Dù Albert Camus đã chết trong một tai nạn ôtô thì cũng chẳng có lý do gì cho một kẻ Lưu đày… hậu sinh như “em” cũng giật lấy vô-lăng cho “chiếc Landu” lao xuống cái vực phi lý.
Đọc, là lòi ra cái khốn nạn rồi!
Cái chết do tai nạn của Camus thì liên can gì tới một kẻ lưu đầy… hậu sinh như ‘em’?

NQT

Đã từng có những phiên bản lầm lẫn và giải thích sai lệch như vậy, trong khi chủ nghĩa hiện sinh vốn là một tư tưởng mang tính tích cực và đấu tranh, một nỗ lực chống lại tha hoá; tư tưởng Dấn thân thoát thai từ đó là một thí dụ.Việc tìm kiếm những ý nghĩa có vẻ siêu hình thông qua một hư cấu có vẻ phi lý như “Gió lẻ” vẫn chỉ chơi trò chơi ngôn từ khá phù phiếm vậy thôi.
Cái sự đọc NNT mà thấy hiện sinh ở trong đó làm Gấu nhớ tới sư phụ của Gấu, là Faulkner. Thầy của Gấu cũng giống Gấu, không thuộc loại khoa bảng: Đếch có cử nhân triết! Nhưng theo Coetzee, anh già Nam Bộ này cũng hơi bị nhún nhường, giống ông…. Sơn Nam, khi viết:
"Bây giờ, lần đầu tôi nhận ra," Faulkner viết cho một bà bạn, khi nhìn ngoái lại, từ lợi điểm, là khoảng giữa những năm năm mươi của ông, "tôi có một của báu thật là lạ: vô học trong bất kỳ ý nghĩa chính qui nào, chẳng có bạn hay chữ, nói chi bạn giỏi văn, thế mà lại làm được những điều tôi đã làm. Tôi không biết nó từ đâu tới. Tôi không biết tại sao Ông Trời, hay các thần linh, hay chẳng rõ vị nào, chọn tôi làm con thuyền."
["Now I realise for the first time", wrote William Faulkner to a woman friend, looking back from the vantage point of his mid-fifties, " what an amazing gift I had: uneducated in every formal sense, without even very literate, let alone literary, companions, yet to have made the things I made. I don't know where it came from. I don't know why God or gods or whoever it was, selected me to be the vessel"].
Coetzee cho rằng, chút hồ nghi về mình, của Faulkner, không được “thực thà” cho lắm. Bởi vì, như cái kiểu nhà văn mà ông muốn trở thành, ông có đủ thứ học vấn, đủ thứ sách học mà ông cần. Còn nói về bạn, ông có những bạn già tay chân xương xẩu, nhớ dai, nhớ đủ thứ, và cũng thật hay chuyện, không phải thứ văn nhược. Tuy nhiên, ngạc nhiên về ông cũng không hiếm. Bởi vì, ai mà tiên đoán ra được, một thằng bé từ một miền khỉ ho cò gáy Mississipi, trở thành, không chỉ một nhà văn nổi tiếng, ở nhà cũng như ở toàn thế giới, mà còn một nhà văn đổi mới triệt để  về tiểu thuyết Mỹ, đến nỗi, đám tiền phong ở Âu Châu và Mỹ Châu La Tinh phải xin thọ giáo.
Gấu này sợ rằng, đám tiền phong Mít, "rành Âu Châu hơn xứ Mít", hiện cũng đang điên lên vì hiện tượng NNT!
Rành Âu Châu hơn xứ Mít? Chưa chắc! Những nhận xét về chủ nghĩa hiện sinh có vẻ hơi bị nhảm.
Nỗ lực chống tha hoá?
Hơi lạ, bởi vì những "gì gì" vong thân, tha hóa, phóng thể... là của Marx đấy!
Cái gì của Cesar thì giả cho Cesar.
Nhưng còn cái ô thì của chú [Trụ] đấy nhé!
NQT

As I Lay Dying
I took this family and subjected them to the greatest catastrophe which man man can suffer - flood and fire, that's all.
Faulkner, Lion in the Garden
Viết xong Cánh đồng bất tận, tôi thấy buồn, nặng nề và đau đớn ghê gớm, hệt như trút ra hết những gì mình mang bên trong. Chắc phải nghỉ ngơi lâu lắm, tôi mới quên được hết ấn tượng về những điều tàn nhẫn mà mình đã phải mô tả. Tôi đã động tới cái ác vì có nó, thì cái thiện, sự thương yêu, sự yếu ớt mong manh của những tình cảm tốt đẹp mới nổi lên được, để cho người ta nhìn thấy rõ hơn. Chỉ vậy thôi.
NNT
Phán như thế, mà là phù phiếm vậy thôi?
*
Camus nói, con người, sinh nhằm một thế giới phi lý, có mỗi một phận sự thực sự, là sống, âu o về đời sống, về cuộc loạn, cuộc tự do của mình đó. Ông còn nói, giải đáp độc nhất cho nan đề sống, là chết. Và chết, là thuộc con đường sai lầm. Con đường đúng, là phải dẫn tới đời sống. Con người không thể cứ thế tiếp tục rên rỉ vì đau thương lạnh lẽo. Chính vì thế mà ông nổi loạn. Ông từ chối rên rỉ vì lạnh lẽo. Ông từ chối đi theo con đường dẫn đến cái chết...
Ông nói, "Tôi không thích tin rằng cái chết mở ra một cánh cửa khác. Với tôi, nó là cái cửa đóng lại." Ông cố tin như vậy. Nhưng thất bại.
Khi ông được Nobel, tôi gửi điện cho ông, "Chào mừng một tâm hồn không bao giờ ngừng nghỉ, trong việc tự tìm kiếm, tự hỏi mình", "On salue l'âme qui constamment se cherche et se demande".
Faulkner viết về Camus

Young Faulkner
Gì thì gì, trong 33 năm, cho tới khi Faulkner mất vào năm 1962, cuộc hôn nhân cứ thế tiếp diễn, cứ thế tồn tại. Tại sao?
Một trong những lý do trần tục nhất của nó, là, cho tới cuối thập niên 1950, Faulkner không làm sao mà chịu đựng nổi những thủ tục đầu tiên [tiền đâu] của một vụ ly dị. Luôn cả chuyện, ly dị rồi, làm sao mà chu cấp nổi, một bà vợ chỉ thích xài tiền, cộng thêm một lũ con, những binh đoàn có tên là Faulkners, hay Falkners, lại thêm ông bà già vợ, tất cả đều sống phụ thuộc vào ông. Ấy là chưa kể, lại phải tái lăn lưng vào cuộc đời, nghĩa là, phải tái trình diện với xã hội loài người, một cách bảnh bao tươm tất, như là một người đàn ông goá vợ, và một nhà văn. Nhưng, như Karl, một trong những người viết tiểu sử của F. cho thấy, còn một lý do sâu thẳm nữa, là, F. không làm sao rứt ra khỏi bà vợ. Họ sinh ra là để làm khổ lẫn nhau, và, nếu không có lý do làm khổ lẫn nhau thì làm sao giải thích được chuyện họ sinh ra đời, và... lấy nhau? Như Karl viết: Ở từng sâu thẳm nào đó, Faulkner cần Estelle [Đây là câu Gấu cái thường ngày ca cẩm Gấu đực: Anh cần tui chứ anh đâu có iêu tui]. "Estelle không có thể nào mà thoát ra khỏi mớ bòng bong,chằng chịt ở những vùng xa xăm nhất mà trí tưởng tượng của Faulkner vươn tới", Karl viết. "Không có Estelle [Gấu cái], là đếch có Faulkner [Gấu đực. Nên nhớ một trong những truyện ngắn thần sầu của Faulkner là... Gấu]. Nguyên văn: "Không có Estelle... ông ta không thể nào tiếp tục [viết]". Nàng là bà mệnh phụ "không cám ơn" của chàng. [She was his madame sans merci: Nàng là bà mệnh phụ tàn nhẫn, không xót thương, của chàng] - cõi lý tưởng, thánh nữ mà người đàn ông thờ phượng... nhưng cũng còn là vật bất tường, miền tàn khốc, cõi huỷ diệt.
Bằng cách chọn Estelle làm vợ, bằng cách chọn nhà của chàng ở Oxford, giữa bộ lạc "Falkner", Faulkner tự chọn mình một thách đố khủng khiếp: Làm sao làm ông chủ, người được sự hỗ trợ của toàn thể gia đình, người cha, con đực đứng đầu cả một bộ lạc… giống như một đàn ruồi, xâu xé, từng đồng xu kiếm được, trong khi, cùng lúc, làm sao phục vụ con quỉ nằm ở nơi đáy sâu con người ông. Trường kỳ kháng chiến, cùng một lúc chịu đựng cả hai mặt trận như thế, sức voi cũng chịu thua, cho nên, như Parini gọi ông, “một con quỉ của sự hữu hiệu”, với khả năng của vị thần Appolon, cuối cùng, khối lượng công việc cũng quật ngã ông. Để cung phụng đàn ruồi, thiên tài chói chang của văn chương Huê Kỳ thập niên 1930 sau cùng đành phải để việc viết tiểu thuyết qua một bên - đây là thứ viết lách mà chàng quan tâm tới nhất, chàng sinh ra đời, là để viết tiểu thuyết – quay qua, đầu tiên là viết ba đồ làm xàm, bá láp cho mấy tờ lá cải, sau tới kịch bản phim cho Hồ Ly Út.
[Đây chính là điều mà Gấu cái ca cẩm thường ngày: “Tài” của mi đâu phải để làm trang... nhà! Tài của mi, là để viết “tỉu thết”, thứ để đời, nhờ đó mà ta được thơm lây!]
Thời vô song
NNT vs Hậu hiện đại

Theo thiển ý của Gấu, sở dĩ HNT bực bội và nặng lời gọi những ông TL và HNH là “quái trạng”, là do, hai ông, khi viết về hậu hiện đại, không thèm nhắc đến, hay cố tình vờ đi, những Mít đầu tiên nhắc đến từ này, như Trần Văn Tích viết:
Nhiều người biết rằng ông Hoàng Ngọc-Tuấn là một người chuyên nghiên cứu về hậu hiện đại.
Hay như chính HNT xác nhận, trong bài “quái trạng văn hóa” của ông:
 Suốt thập niên vừa qua, một số học giả nghiêm túc đã không ngừng nỗ lực truyền bá đến độc giả Việt Nam những kiến thức phong phú, đáng tin cậy và được giải thích mạch lạc về các phương diện của chủ nghĩa hậu hiện đại. Thế nhưng, cho đến hôm nay, đại đa số độc giả, ngay cả những người trong văn giới và môi trường học đường ở Việt Nam, vẫn hiểu rất mù mờ và lệch lạc về chủ nghĩa hậu hiện đại.
*
Không phải sự kiện cỏn con, ai là người đầu tiên nói lên danh từ "hậu hiện đại", mà là, ai là người đầu tiên đọc…  Lênin và áp dụng một cách thông minh và thiên tài chủ nghĩa Mác xít vào thực tế Việt
Nam!
Chúng ta có một điểm ngoặt ở đây, liên quan tới hai chủ nghĩa Tây phương, một, Mác Xít, và một, Hậu hiện đại; từ đó, chúng ta nhận ra tầm quan trọng của chủ nghĩa hậu hiện đại, và tất nhiên, của những người đã có công đem “tin mừng” đến cho xứ Mít.
Đẩy "hoang tưởng" thêm lên một nấc, và, khởi từ nhận định, "Drama and the novel now presented the human dilemma in terms influenced by French existentialist philosophy" [Kịch và tiểu thuyết bây giờ trình bầy nan đề nhân sinh bằng những thuật ngữ ảnh hưởng bởi triết học hiện sinh của Pháp], chúng ta có thể nhìn ra tính "hiện sinh", tâm trạng "buồn nôn", của văn chương NNT, đúng như một nhà phê bình trong nước “phê phán Gió Lẻ”: Có hơi hướng hiện sinh rõ rệt, chỉ có điều nó tiêu dao về nơi ảm đạm.
Postmodernism.

After 1945, there was radical questioning of the basic, savagery in human nature. William Golding, Iris Murdoch, Norman Mailer, and John Fowles brought this theme into fiction. The freedom to write explicitly of sex and violence was taken further. Drama and the novel now presented the human dilemma in terms influenced by French existentialist philosophy. The theatre of the absurd, with Samuel Beckett and Harold Pinter, took dramatic speech away from the communicative and naturalistic to the inconsequential. The term Postmodernism has been given to the extension of Modernism into a more radical questioning of the integrity of language and the uncertainty of all linguistic performance.
The Oxford Companion to the English Language.
*
“Hậu” hiện đại là “sau” hiện đại. Sau hiện đại, là sau Lò Thiêu, Lò Cải Tạo.
Hậu hiện đại như vậy, [there was radical questioning of the basic, savagery in human nature] là tìm cách trả lời, tại sao có Lò Thiêu, có Lò Cải Tạo.
*
Ui chao, lại nhớ đến một độc giả Tin Văn, ra lệnh, đọc cái này đi, không thì tẩu hoả nhập ma đến nơi rồi!
Sợ, đọc "cái này xong" thì đi luôn! NQT