*

Diary

















Phố cũ, thu xưa, [2006]
*
*

Tưởng nhớ TTT
Nguyễn Chí Kham

Đỉnh Gió Hú

Chạy ù lên vơi xô nước trong tay
Câu thơ, thoạt đầu xuất hiện trên blog NQL, như trên.
Khi Gấu đọc bài thơ, tới đó, khựng lại ở từ ‘vơi’, và Gấu nghi, thoạt đầu, ông tác giả tính lập lại dòng thơ trước đó:
Nên Anh lên với xô nước trong tay
Nhưng tiềm thức làm việc, biến “với” thành “vơi”.
Bèn hỏi, nhưng không phải.
*
Vơi ở đây, phải hiểu như là một động từ. Giống “tề phi”, trong “lạc hà dữ cô vụ tề phi", hay ‘đáo”, “đáo khách thuyền” trong Phong Kiều Dạ Bạc… chúng khiến bài thơ thoát cõi tục, con tằm cắn kén chui ra thành bướm, con rồng được điểm nhãn, “nhất khứ bất phục phản”!
*
Nhớ một lần ngồi Quán Chùa, lèm bèm về thơ với ông anh, lạc vào Tống Biệt của Tản Đà, ông anh gật gù, từ “bảnh” nhất của cả bài thơ, là từ “huê”:
Nưóc chẩy huê trôi
Chỉ nội một từ ‘huê’ đủ uy lực khiến:
Cái hạc bay lên vút tận trời
Trời đất từ nay xa cách mãi
Ngàn năm thơ thẩn ánh trăng trôi


*

Của cải của cái xấu.
Difficile héritage: Di sản khó nhai!
"Tình yêu sau cùng được cứu rỗi nhờ bùn ở trên trời":
Nhà thơ René Char định nghĩa tác phẩm của Sade, và món nợ của ông đối với Sade, l’éternel scandale.


*


*
Vĩnh Biệt Bạn Cờ
Lèm bèm về cờ có lẽ là cách tưởng niệm tuyệt nhất về bạn!

Có lần Gấu nói bậy nói bạ, cái hồn của văn chương Miền Nam nằm ở trong nhạc sến.
*
Những bài hát nửa lạ nửa quen, tôi nghe suốt từ thời thơ ấu, giờ vẫn gặp lại trong quán cafe, quán nhậu, trên đường phố… Tôi không mang về nhà thì thằng Bạc đem về, như thể nó biết tôi đã để quên, đã đánh rơi bên đường, như thể tất cả chúng là của tôi. Chỉ có bài hát “mèo hoang” nào đó mà thằng nhỏ nhắc, tôi thấy hơi xa lạ. Bạc tỏ ra thất vọng ghê gớm, bài đó hay lắm. Hát cho mấy người làm nghề bán bia ôm, mà hay, “có phải em về trong đêm nay, bước thấp bước cao ngã nghiêng trên đời này…”
Bài hát nào cho Bạc
*
Theo Gấu, cái hồn thực sự của văn học Miền Nam, nó nằm ở trong lời nhạc, nhiều hơn là trong văn chương, trong thơ. Nằm trong những bản nhạc vàng, nhạc sến. Trong những bản thơ phổ nhạc, và nếu không được phổ nhạc, chẳng ai biết tới chúng.
Người ta đã làm những công việc thu gom, bảo tồn thơ văn miền nam, giá mà có một ai bỏ công sưu tầm những lời nhạc, rồi đi vài đường Mao Tôn Cương, chắc cũng đủ lãng quên đời VC.
Mấy anh Yankee mũi tẹt, do cái tâm ăn cướp, thì làm sao mà làm được, những lời nhạc rất ư là tuyệt vời, thí dụ:
Một mai qua cơn mê, lại cùng lũ em cắp sách đi học
Những ánh mắt hỏa châu là hoa đăng ngày cưới
Ngoài kia súng nổ, đốt lửa đêm đen, tầm đạn thay tiếng em
Ui chao, còn nhiều lắm.
Gấu đố mấy anh VC, tìm được, dù chỉ một mẩu thơ, mẩu nhạc, đỏ, có được cái chất thần sầu, như trên.
Ui chao, Ui choa, liệu câu Brodsky vinh danh thơ Mandelstam, "thời gian qua thơ ông, lầu bầu với "khoảng trống câm" của Stalin" [... where the time that utters itself through Mandelstam conftronts the 'mute space' of Stalin], có áp dụng được vào trường hợp ở đây, khi, nhạc sến nhạc vàng lầu bầu trước "không gian câm" của con quỉ chiến tranh?
*
Tuy nhiên, số phận như lường trước được, có những lúc, bạn quá bận rộn, để yêu, hoặc để [sợ ]chết, nên bỏ sót một hai bản nhạc, và nếu như thế, nếu như bạn sống sót, thì, bạn sẽ được nghe, lần đầu tiên, ở trong trại tù.
Cái nhịp của thời gian được lập lại, chỉ riêng cho bạn.
Gấu này đã từng được nghe những bản nhạc bị bỏ sót như thế, thí dụ bản Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng của Phạm Duy, phổ thơ của cô em, hoặc bà chị thi sĩ Vương Đức Lệ, như Gấu được biết, ở trong trại tù Đỗ Hòa, và cái cảm tưởng khủng khiếp, khi nghe nó: Sống trọn một lần nữa, cả cuộc chiến đã qua.
Blog Tin Văn
Blog mới
*
Về già, nhớ lại, Gấu mới hiểu ra một điều, để được nghe bản nhạc đó, Gấu cũng phải sửa soạn nhiêu khê, phải kinh qua bao điều thử thách, và Ông Trời cũng phải chiều Gấu tới cỡ nào!
Kỷ niệm đẹp quá, khiến Gấu, cứ mỗi lần tính viết ra, thì lại tiếc, lại viện cớ này, cớ nọ, để trì hoãn, y hệt kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn của Gấu nhà văn!
*

Có thuyền viễn xứ Đà Giang
Một lần giạt bến qua ngàn lau thưa
Hò ơi tiếng hát ngàn xưa
Ngân lên trong một chiều mưa xứ người
Thơ Huyền Chi

Gấu đã từng kể, về cái lần được nghe một tay trại viên, cởi trần trùng trực, với lấy cây đàn ghi ta Gấu đặt ở một góc lán, và tấu lên khúc Thuyền Viễn Xứ, và bao nhiêu năm sau, ra được hải ngoại, vẫn còn văng vẳng điệp khúc ngàn năm ru mãi, ngàn đời ru hoài của nó:

Trời cao chìm rơi xuống đời
Biết là bao sầu trên xứ người.

Đâu có dễ được nghe nếu Gấu Cái không tới Trại Tù thăm, lần đầu tiên, sau mấy tháng bặt tin nhà, vì còn phải lo cho thằng con lớn vượt biên đường Kampuchia bị bắt đưa về Chí Hòa, và giúi cho tí tiền, nhét trong bị gạo, và nhờ nó mà mua được chức y tế đội, và tối tối xách cái đàn ghi ta đi lán này qua lán khác, vừa đi vừa gẩy tỉ tì ti theo cái kiểu chơi đàn măng đô lin, nhờ vậy mới có cái duyên được nghe bản nhạc về một xứ Đoài mây trắng lắm, về một dòng Đà Giang, có thuyền viễn xứ, chiều nay trên bến muôn phương, nhổ neo lên đường!
*
Có vẻ như cái gọi là tinh tuý nhất của văn học Miền Nam, trước 1975, không ở trong thơ, văn, mà trong lời nhạc.
Gấu đã có lần lèm bèm về mấy câu trong bài Rừng Lá Thấp, của Trần Thiện Thanh.

Trong khói súng xây thành
Mắt quầng thâm mất ngủ
Sao không hát cho những bà mẹ già từng đêm nhớ con xa
Sao không hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua.

Chẳng thua gì Kinh Cầu của Akhmatova.

Không phải tôi cầu nguyện chỉ cho tôi,
Nhưng còn cho những người đứng trước và sau tôi
Vào một ngày đông giá băng
hay một ngày nóng tháng Bẩy
Trước bức tường Hoả Lò chói chang làm mù mắt
*
Not only for myself do I pray,
But for those who stood in front and behind me,
In the bitter cold, on a hot July day
Under the red wall that stared blindly
Kinh Cầu: Lời Cuối
*
Thay cho một lời mở đầu - Instead of a preface
Trong những năm khủng khiếp dưới thời trùm công an nhân dân N.I. Yezhov, tôi trải qua 17 tháng đứng xếp hàng trước một số nhà tù ở Leningrad. Một bữa, có một người 'nhận ra' tôi. Rồi thì một bà, môi tái nhợt vì lạnh, đứng đằng sau tôi, và, người này, lẽ dĩ nhiên, chưa từng bao giờ nghe tên tôi, bỗng như tỉnh ra, hết ngơ ngẩn - đây là tình trạng chung của tất cả chúng tôi -, và thầm thì vào tai tôi [mọi người ở đây chỉ nói với nhau theo kiểu thì thầm]:
-Liệu bà có thể tả cái này? [Can you describe this?]
Và tôi nói:
-Được!
Và thế là có một cái gì đó giống như là một nụ cười, thoáng qua trên một nơi đã có thời là khuôn mặt của bà.
Ngày 1 Tháng Tư, 1957 Leningrad
Anna Akhmatova
*
Buổi tối, lần Gấu nghe tay bạn tù cải tạo chơi ghi ta bản Thuyền Viễn Xứ, và miệng lẩm bẩm hát theo, thật là tuyệt vời.
Tuyệt vời và Ngỡ ngàng.
Thứ nhất, Gấu không hề nghĩ rằng, tay này biết chơi nhạc, không hề nghĩ rằng, lần đầu tiên cầm vô cái đàn ghi ta của cấm đó, anh chàng lại chơi đúng cái bản nhạc mà Gấu để mãi tận đáy lòng mình, tưởng đã quên nó rồi, lôi ra và tấu nó lên, ở giữa khoảng trời đất mênh mông là trại cải tạo thuộc đặc khu Rừng Sát ngày nào, ngoài kia là trùng trùng lớp lớp rừng tràm rừng đước, là trùng trùng lớp lớp mồ hôi, sức tù đổ xuống, và trên trời kia, là trăng sáng đang đổ xuống....
Đúng ra phải nói, anh ta moi bản nhạc từ đáy sông Đà, con sông khốn kiếp ám ảnh hoài thằng Gấu xứ Đoài mây trắng lắm, bỏ chạy nó, và bị nó hành, mỗi khi trái nắng trở trời, mỗi khi đời sống sang mùa, hệ thống tự bảo vệ của cơ thể oải theo, thế là con 'vai rớt' Bắc Kỳ làm ngụy!
Nhạc PD vs Tù VC


Giữa lòng đen

Bất khả thứ năm

Primo Levi saved himself in Auschwitz through the German language.
After the Holocaust, Paul Celan wrote in the language of his mother's butchers. To the end, Mandelstam's motherland remained the Russian language, in which Stalin gave the order for his death.
Joyce, Musil and Thomas Mann, Conrad and Nabokov, Gombrowicz and Bashevis Singer, Beckett and Ionesco, Brodsky and Cortazar have conferred a new legitimacy on the expatriate writer. They are no more than forerunners of the world of disjointed conjunctions in which we live.

Primo Levi tự cứu mình ở Lò Thiêu qua ngôn ngữ Đức. Sau Auschwitz, Paul Celan viết bằng ngôn ngữ của đám đồ tể đã làm thịt bà mẹ của ông. Sau cùng, quê mẹ của Mandelstam thì vẫn là ngôn ngữ Nga, thứ tiếng mà Stalin dùng để ra lệnh làm thịt nhà thơ.

Joyce, Musil and Thomas Mann, Conrad and Nabokov, Gombrowicz and Bashevis Singer, Beckett và Ionesco, Brodsky và Cortazar đem sự hợp pháp mới đến cho nhà văn biệt xứ. Họ đâu có khác gì những nhà văn đi trước, những tiền trạm, những đầu cầu, của một thế giới với những liên kết rã rời mà chúng ta đang sống.


Đơn Dương ngây ngô quận

Dọn
Đỉnh cao chói lọi.
Thú thực, văn DTH không thuộc thứ văn Gấu thích, cũng như văn PTH, thí dụ.
Gấu đọc, thượng vàng hạ cám, nhưng nếu phải thú tội trước bàn thờ, thì chỉ khoái thứ văn đẫm chất thơ, thứ văn mà người đọc, khi đọc, là nhập vào với nó, không phải thứ văn chương đọc tỉnh queo, mà là thứ làm bạn tệ lắm thì cũng bần thần mất vài bữa!
Pankaj Mishra, trong bài điểm cuốn Hôn Thuỵ Bắc Kinh, Beijing Coma, trên tờ Người Nữu Ước, có nhắc tới một ý của Philip Roth, nhà văn Mẽo, ông này có vẻ như thèm thuồng, khi cho rằng, nhà văn Mẽo muốn viết gì thì viết, thành ra đếch ai thèm đọc, trong khi nhà văn Đông phương đối tác của ông, his Eastern Bloc counterpart, bị cấm viết, thành ra viết cái đếch gì cũng được độc giả vồ lấy!
Ui chao, quả là quá đúng, nếu phải tìm ra một tí văn chương, “thứ thiệt”, ở những tác phẩm nổi đình nổi đám ở trong nước!
*
When he was twenty, Kafka wrote in a letter: 'If the book we are reading does not wake us, as a fist hammering on our skull, why then do we read it? So that it shall make us happy? Good God, we would also be happy if we had no books, and books as make us happy we could, if need be, write ourselves. But what we must have are those books which come upon us like ill-fortune, and distress us deeply, like the death of one we love better than ourselves, like suicide. A book must be an ice-axe to break the sea frozen inside us.' (1)

(1) Kafka cũng từng nói như vậy: Ông viết cho bạn là Oskar Pollak, vào năm 1904: "Tôi nghĩ chúng ta chỉ nên đọc những cuốn sách ngoạm, hoặc đâm chúng ta. Nếu cuốn sách mà chúng ta đọc không lay động chúng ta tỉnh hẳn người, giống như bị ai đó giáng một cú vào sọ, thì ích chi đâu mà đọc nó? Sách làm cho chúng ta hạnh phúc? Cám ơn Trời, chúng ta hạnh phúc biết bao nếu chẳng sách gì hết. Những cuốn sách làm chúng ta hạnh phúc, chúng ta có thể tự viết lấy. Sách mà chúng ta cần, chúng đập chúng ta giống như gặp một chuyện bất hạnh đau đớn nhất, như cái chết của một người thật thân thiết mà chúng ta yêu hơn cả yêu chúng ta, nó làm chúng ta cảm thấy như bị tống xuất tới một nơi rừng rậm, hẻo lánh, xa hẳn con người, giống như tự tử. Cuốn sách phải giống như cái rìu phá cái biển đóng băng ở bên trong chúng ta. Tôi tin như vậy."
(Alberto Manguel trích dẫn, trong cuốn A History of Reading, nhà xb Alfred A. Knopf Canada, 1996)
*
Steiner, trong bài viết Hãy dậy cho chúng biết thế nào là văn minh, To Civilize our Gentlemen, cũng nhắc đến câu trên, của Kafka, về thứ sách mà chúng ta cần đọc.
Về việc 'dậy cho chúng biết thế nào là văn minh', ông nhắc một câu của Kierkegaard, đại ý, khi bạn đăng đàn giảng dậy, về Nguyễn Du, thí dụ, thì hãy nhớ, có hai cách: một là, đau khổ, một là, trở thành vị thầy giáo ưu tú của nhân dân, về cái sự kiện làm người khác đau khổ!
*
Đỉnh cao chói lọi,, Gấu chưa đọc, nhưng đọc tin tức báo chí, trong cuộc họp báo ra mắt sách, tác giả công kích nhà văn nhà báo Tây, Todd, khi ông này phản đối vinh danh ông Hồ của UNESCO, thì Gấu hơi khựng, thú thực.
Như chúng ta biết, UNESCO sau đó, hủy bỏ ý định của họ. Như vậy, họ, UNESCO, phải biết rõ, tại sao họ huỷ bỏ ý định tôn vinh ông Hồ, và nếu như thế, tại sao bà DTH lại đòi Todd trưng bằng cớ? Đâu phải chỉ một ông Todd phản đối? (1)
Khó hiểu quá.
(1)
Được biết có những người chống lại kế hoạch vinh danh ông Hồ tại UNESCO như một danh nhân nhân 100 năm ngày sinh của ông ta, gồm nhà báo Olivier Todd hồi năm 1990. Tại buổi họp báo, Dương Thu Hương đã nêu ra vấn đề này và nói rằng “ông Olivier Todd đang còn sống, ông này phải đưa ra chứng cứ, nếu không ông ta là kẻ xuyên tạc lịch sử”. Bà nhận định: “lời lẽ của ông ta cũng giết người như súng đạn, không phải giết một con người đang sống mà là phá huỷ nhân cách một người đã chết, tức là người hoàn toàn không còn khả năng tự bảo vệ”. Dương Thu Hương khẳng định rằng không chấp nhận việc bôi nhọ và sỉ nhục nhân vật Hồ Chí Minh, gán tất cả mọi điều xấu xa lên đầu ông ấy mà hoàn toàn không tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử cũng như sự thật về cuộc đời riêng.
BBC
Bà DTH tuyên bố về cuốn sách của bà: Tôi viết để trả thù cho Lưu Quang Vũ.
Theo Gấu, không ai viết văn để trả thù. Người ta có thể viết một thứ gì đó, để trả thù, để tố cáo, nhưng đó không phải là văn chương.
Ngay cả thứ văn chương Lò Thiêu, đâu phải để trả thù cho 6 triệu con người chết vì Nazi, vì Lò Thiêu?
*
Đỉnh cao chói lọi, như được giới thiệu, là một cuốn tiểu thuyết, và nếu là tiểu thuyết, thì cần gì… sự thực, về một ông Hồ… có thực?
Ông Hồ, khi được đưa vô Đỉnh cao chói lọi, thì sẽ biến thành một nhân vật giả tưởng, và nếu như thế, khi DTH công kích Todd, là, với tư cách tiểu thuyết gia, người viết sử, sử gia, hay “Đại Phán Quan”, như của Dos?
Lại khó hiểu quá!
*
Trường hợp DTH lên lớp Todd có vẻ như phản ứng ngược lại vai trò của bà, như là một nhà văn, theo nghĩa, một người tôn trọng hơn ai hết, quyền tự do phát biểu của bất cứ ai khác.
Hơn thế nữa, một khi cấm người khác nói khác mình, thì lập tức, bà biến thành nhà nước VC mà bà đang chống đối nó!
Đây là điều Rushdie ‘khẳng định’, [một trong những thông điệp từ những năm tháng thổ tả của ông, Messages from the Plague Years] khi cuốn Quỉ Thi của ông bị tấn công, bản thân ông bị hăm dọa làm thịt:
Như chúng ta thường nói, vào những năm 1960, có một sự khiếm khuyết ở trong thực tại, a fault in reality. Điều xẩy ra với Quỉ Thi, với tác giả của nó, nhà xb, dịch giả, chủ tiệm sách, là một tội ác chống lại sự tự do. Cuốn tiểu thuyết không phải là một tội ác, tác giả của nó không phải là một tên tội phạm hình sự.
Ông trích dẫn, từ một tiểu luận lớn lao của John Stuart Mill, trong bài viết “Về tự do” [On Liberty], mà ông nghĩ, áp dụng cho trường hợp Quỉ Thi, thật tuyệt.
Gấu tôi nghĩ, áp dụng cho DTH, và có thể, cho Đỉnh cao chói lọi, cũng thật tuyệt:
Và cho nhà nước VC, lại càng tuyệt!
The peculiar evil of silencing the expression of an opinion is that it is robbing the human race, posterity as well as the existing generation - [robbing] those who dissent from the opinion, still more than those who hold it. [For] if the opinion is right, they are deprived of the opportunity of exchanging error for truth; if wrong, they lose what is almost as great a benefit, the clearer perception and livelier impression of truth produced by its collision with error.
[Cái trò quỉ ma bịt miệng người khác thì đúng là trấn lột nhân loại, sau này, cũng như hiện giờ - trấn lột những người bất đồng quan điểm, và còn trấn lột dữ dằn hơn, những người đồng lòng với quan điểm đó. [Bởi vì] nếu quan điểm đó đúng, bịt miệng như vậy là tước đoạt cơ hội đổi cái lầm lấy cái đúng; nếu quan điểm đó sai, họ, những kẻ bịt miệng, mất một lợi ích lớn lao vô cùng: một nhận thức, cảm quan sáng sủa hơn và một ấn tượng sống động hơn, về sự thực, khi nó có dịp may được va chạm với cái sai lầm].
Those words are from John Stuart Mill's great essay "On Liberty." It is extraordinary how much of Mill's essay applies directly to the case of The Satanic verses.
Rushdie: Step across this line [Hãy bước qua lằn ranh này]


Chết Vì Tình


Kỷ niệm vui nhất trong đời viết văn