*























Nhớ về đỉnh gió

Trạm thông tin của Em trên đỉnh dốc Chín trăm
Mỗi bận Anh lên ba lần đứng thở
Em nói đấy là đỉnh gió
Yêu chẳng thật lòng e chẳng dám lên

Bấy giờ đang là mùa hanh
Nước hiếm hoi gió thì khô khốc
“Ai lên thăm nhớ xách giùm xô nước”
Cái biển đề tinh nghịch thế mà hay 

Nên Anh lên với xô nước trong tay
Tim đập thình thình chín mươi nhịp phút
Cứ nói dối gặp Em… Anh hồi hộp
Em biết thừa thương quá chẳng dám trêu 

Lên đến đây mới biết gió quá nhiều
Gió bốn hướng ù ù như xay lúa
Lời yêu thương thì rất cần nói nhỏ
Bực Mình trách gió quá vô tư

Em nói gió nhiều nước mắt mau khô
Tiếng cười dễ tan điều riêng không giấu được
Có lẽ thế mà Em thường hay hát
Nỗi buồn riêng ai nỡ để đầu môi 

Bây giờ nơi xa xôi
Không khi nào nguôi nhớ về đỉnh gió
ước một mùa hanh lại về qua đó
Chạy ù lên “với” (1) xô nước trong tay
*
(1) Chạy ù lên "vơi "xô nước trong tay
Xin hỏi, vơi, hay với?
Nếu là với, thì là thơ Bút Tre?
Nếu là vơi, thì là do "chạy ù lên"?
NQT
quanglap52
11:18 13-12-2008
“Với”, bọ viết sai, bọ sửa lại ngay
[Blog NQL]

*

Theo Gấu, NQT, vơi hay hơn nhiều, và khoảng cách giữa vơivới, là khoảng cách giữa hai câu thơ, một của Huy Cận [?], nhớ đại khái “khi về nón nhỏ che trời lạnh”, và câu thơ của Nhã Ca:
Khi về tay nhỏ che trời rét
[Nghe giá băng mòn hết tuổi thơ]
"
Vơi" còn làm nhớ đến một truyện ngắn tuyệt vời của O.Henry, hình như vậy, về quà tặng trong dịp Giáng Sinh, theo ý nghĩ, tình yêu tỉ lệ nghịch với xô nước, nhịp chạy, chiều cao ngọn dốc, và nước vơi đến đâu thì tình đầy đến đó.
Câu chuyện quà tặng trong dịp Giáng Sinh, đại khái, hai vợ chồng trẻ, vợ có mái tóc tuyệt vời, nhưng lại không có cây lược tương xứng với nó, chồng có chiếc đồng hồ, nhưng đứt sợi dây đeo.Và món quà chồng tặng vợ, là cái lược ngà, bằng tiền bán đồng hồ, còn vợ tặng chồng sợi dây tuyệt vời đeo đồng hồ, bằng hy sinh mớ tóc.

- Vơi hay hơn nhiều, vì từ với đã sử dụng một lần rồi, trong câu thơ ở trên:
Nên Anh lên với xô nước trong tay
NQT

Gió bốn hướng ù ù như xay lúa: Tuyệt. Đúng thứ Mít đặc!
Gấu đã từng có những kỷ niệm về 'ù ù như xay lúa', của quê hương Bắc Kít.
NQT
*
quanglap52

Bạn phân tích chữ vơi hay lắm, nhưng nó có vẻ không hợp lý về mặt ngữ nghĩa, chữ với nó mộc mạc chân chất quê quê thật, nhưng hợp với bài thơ hơn, với cũng có thể hơi bút tre, nhưng vơi xô nước thì cũng bút tre chứ?
Phúc đáp:
Đây không phải là vấn đề Bút Tre hay không Bút Tre, sợ bạn hiểu khác ý tôi, mà là giữa cái mộc mạc, đúng như chữ của bạn, được “thăng hoa”, thành cái 'siêu hình', theo nghĩa, “nón nhỏ” che được trời lạnh, nhưng “tay nhỏ” làm sao che được trời rét? Từ 'nón' chuyển qua "tay", là khoảng cách giữa vơivới.
Ý của tôi như vậy, chứ không phải 'chê' chữ vơi hay với, hay bài thơ.
Thân, NQT


Chạy ù lên vơi xô nước trong tay
Câu thơ, thoạt đầu xuất hiện trên blog NQL, như trên.
Khi Gấu đọc bài thơ, tới đó, khựng lại ở từ ‘vơi’, và Gấu nghi, thoạt đầu, ông tác giả tính lập lại dòng thơ trước đó:
Nên Anh lên với xô nước trong tay
Nhưng tiềm thức làm việc, biến “với” thành “vơi”.
Bèn hỏi, nhưng không phải.
*
Vơi ở đây, phải hiểu như là một động từ. Giống “tề phi”, trong “lạc hà dữ cô vụ tề phi", hay ‘đáo”, “đáo khách thuyền” trong Phong Kiều Dạ Bạc… chúng khiến bài thơ thoát cõi tục, con tằm cắn kén chui ra thành bướm, con rồng được điểm nhãn, “nhất khứ bất phục phản”!
*
Nhớ một lần ngồi Quán Chùa, lèm bèm về thơ với ông anh, lạc vào Tống Biệt của Tản Đà, ông anh gật gù, từ “bảnh” nhất của cả bài thơ, là từ “huê”:
Nưóc chẩy huê trôi
Chỉ nội một từ ‘huê’ đủ uy lực khiến:
Cái hạc bay lên vút tận trời
Trời đất từ nay xa cách mãi
Ngàn năm thơ thẩn ánh trăng trôi