*





*

Dad & Mom and Jennifer & Grandma
By Richie

**

Note: "Xin phải nói ngay", là, Jennifer Tran, ngoài chuyện viết tạp ghi bảnh, (1) còn giỏi toán nữa, thi ‘công cua’ toàn bang, vô tới bán kết!

(1) Subject: Re: Text
Date: Wed, 7 Sep 1994 18:21:55 -0700
From:
To:
Nhie^`u ngu+o+`i ddang theo do~i co^ Jennifer Tran la('m.


Mon, June 21, 2010
From:
To:
Cc:   

Anh Tru than,
Lau qua khong nhan duoc tin tuc tu anh. Thinh thoang van vao TAN VIET doc bai.
Suc khoe anh dao nay ra sao?
Anh con nho hinh anh nay khong? Saigon 1972 tai quan Huong Xua quan GoVap. 
Nguyen Dinh Thuan hoi tham anh
Dia chi e-mail cua NDT:
Than,
Ng Tr Khoi

Hi, bạn ta!
Cái hình, luôn cả website của bạn, có trên TV rồi.

NTK
Gấu nhớ hoài không ra hình chụp khi nào, ở đâu, chỉ nhớ, thời gian làm cho ông Nhàn.

*

Cổ lai chinh chiến

Gấu đọc Nỗi Buồn Chiến Tranh của BVVC

 Nhà văn Miền Nam được Time tiếp xúc, đề nghị, và đã nhận lời, trên nguyên tắc, theo Cao Bồi, là nhà thơ Thanh Tâm Tuyền.
 Sau đó Gấu có hỏi ông, và ông gật đầu xác nhận chuyện này. NQT
*
Tôi không coi 'Nỗi buồn chiến tranh' là một sự đột khởi, đột biến của văn học Việt Nam viết về chiến tranh, viết từ thế nhìn của người chiến thắng. Bởi trước đó đã có 'Đất trắng'. Nhưng đúng là phải chờ Bảo Ninh thì văn học viết về cuộc chiến vừa qua ở Việt Nam mới vượt lên trên tầm 'thường'.
Khi đến với bạn đọc lần đầu, tác phẩm của Bảo Ninh phải ẩn thân dưới một cái danh khác: 'Thân phận của tình yêu.' Rõ là sến, vô nghĩa, rậm lời. Gọi tác phẩm bằng cái tên nguyên thủy của nó, mới có thể tiếp cận được với trường cảm xúc của tác giả. Ấy là tình yêu, tình bạn, tình đồng đội, tình người.
So với các tác phẩm có chung một đề tài (chiến tranh chống Mỹ, chiến tranh giải phóng, nội chiến vì phân biệt ý thức hệ), 'Nỗi buồn chiến tranh' rất mới về bút pháp. Sự chuyển đổi thời gian được mô tả thật nhuyễn, sự trôi chảy của ý thức đã được Bảo Ninh theo dõi không ngừng. Tuy nhiên, cái mới đó vẫn chưa thật là mới khi xét nó trong phạm vi tiến trình phát triển của văn học thế giới. Cái mới của một tác phẩm, xét đến cùng là ở cách 'nghiền ngẫm' hiện thực (chữ dùng của Lê Ngọc Trà). Trong nghĩa đó, đi vào đề tài chiến tranh, Bảo Ninh là nhà văn đầu tiên ở Việt Nam biết nghiền ngẫm, nói được những điều chưa từng ai nói.
Nếu đã từng đọc 'Một thời để yêu, một thời để chết' của Remarque, hẳn bạn sẽ bị ám ảnh rất lâu, có thể là mãi mãi bởi hình ảnh cuối cùng tác phẩm: Người du kích Liên xô ngay sau lúc được giải thoát đã nâng súng bắn hạ người lính Đức vừa giải thoát mình. Một cách có ý thức? Hay vô thức? Không biết! Chỉ biết là viên đạn đã ra khỏi nòng súng và thêm một con người gục xuống vào phút hấp hối của chiến tranh. Còn lại vĩnh viễn hy vọng không bao giờ thành thực của nhân vật chính. Còn lại vĩnh viễn một nỗi buồn: Nỗi buồn chiến tranh.

LMH

Cái cú bắn này, rõ ràng như ban ngày: Anh du kích Liên Xô lúc nào cũng nghĩ xấu về tên lính Đức, anh ta không tin thằng khốn nạn thực sự tha mình. Nó chờ mình chạy, rồi bắn, coi như bia sống. Nhân thằng chả mải mê đọc thư nhà, là đòm một phát.

Cái cú này đúng là cú giải phóng Miền Nam. Anh Ngụy tưởng là chiến tranh xong rồi, Mỹ cút rồi, Ngụy nhào rồi, thế là đòm một phát, đi hết cả Miền Nam.

Gấu nghe nói, sau khi hòa đàm Paris ký kết, mấy anh VNCH chạy đến hôn mấy anh VC, khóc ròng [xin nhắc lại, mấy anh VNCH, hình như có Vũ Văn Mẫu thì phải, khóc ròng], nước nhà độc lập thống nhất rồi. Gấu bất giác nhớ ông cụ Gấu, nghe Cụ Hồ đọc diễn văn Ba Đình, chạy về la lớn: Nước nhà độc lập rồi, sau đó bị thằng học trò cho đi mò tôm.
Đó là kỷ niệm độc nhất của Gấu về ông bố của mình, những ngày đầu Cách Mạng.
*
Chỉ biết là viên đạn đã ra khỏi nòng súng và thêm một con người gục xuống vào phút hấp hối của chiến tranh.

Ui chao, câu này, phải dành cho me-xừ Nhàn, giám đốc nhà xb Vàng Son, số 32 Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Gấu đã từng viết về ông. Ngay sau 30 Tháng Tư, hưởng ứng lời kêu gọi của Tân Nhà Nước, tức Nhà Nước Cách Mạng, Nhà Nước Ăn Cướp, kéo cả gia đình đi Kinh Tế Mới. Buổi sáng hôm đó, chàng tà tà vác cuốc đi làm rẫy, mơ mộng đổi đời, không nghe tiếng anh du kích hô, đứng lại, thế là đòm một phát.
Chàng. Đúng là chàng.
Đúng ra phải gọi là Romeo, như nickname mà đám nhân viên, tức Gấu, Nguyễn Trọng Khôi, Nguyễn Mai đặt cho ông.
Juliette, cô bồ của ông, trước 30 Tháng Tư rông, kéo ông theo, ông lắc đầu. Tôi chọn vợ tôi. [Nhại Camus: Tôi chọn Mẹ tôi]
NKTV

V/v sức khoẻ của GNV 

Gấu hồi này sa sút lắm rồi, tính dẹp trang TV, để thì giờ ‘tút’ cái đống hầm bà làng kỷ niệm một đời nhà thằng cha Gấu, kể từ lúc vác hai cái rương nhỏ, bỏ Hà Nội, xuống Hải Phòng, rồi xuống tầu há mồm, ra Vịnh Hạ Long, lên chiến hạm Rắn Biển của Đệ Thất Hạm Đội, vô Nam, đổi đời một lần, rồi sau 1975 đi tù, ngộ ra một tên Bắc Kít khác, rồi chạy thoát quê hương, ra được hải ngoại, lại ngộ ra một tên Bắc Kít khác nữa, ở trong cũng 1 thằng cu Gấu nhà quê Bắc Kít ngày nào…

Tếu nhất, là, liền mới đây thôi, một tên đệ tử của nhà phê bình, chửi Gấu là đã dám đụng vô Thầy của chúng, mà lý do chỉ để lập công với VC, hắn đưa chứng cớ, mi mới được VC in cho tác phẩm đúng không?

Gấu trả lời, cái vụ in tác phẩm thực sự không liên quan tới VC, mà tới một nhà xb ở trong nước, mướn Gấu dịch tác phẩm của Pamuk. Gấu là tên viết mướn, dịch mướn, một hitman văn học, có người mướn dịch, thấy đây là tác phẩm văn học, không dính dáng gì tới chính trị, độc giả trong nước đọc nó mà chẳng đỡ hơn đọc lén băng đảng Hậu Vệ, chống Cộng rẻ tiền sao!

Còn cái chuyện lập công với VC thì mi ngu quá, Gấu già quá, sắp đi rồi, lập công cái con mẹ gì nữa!
Lạ làm sao là hắn ta lại chúc Gấu sống lâu: Mi mới tròm trèm 70, còn sống lâu chán, tha hồ mà về nước phục vụ VC! 

Ui chao, giá mà được như vậy, về trong nước, gặp lại bạn bè, được một nhà xb tư nhân nào đó mướn dịch, trả lương tháng, đủ sống hết quãng đời còn lại, quên mẹ hết mọi chuyện, mà chẳng sướng sao?

Một ông bạn của Gấu đã thực hiện được giấc mộng này rồi! 


José Saramago, Nobel Prize-Winning Writer, Dies

José Saramago, the Portuguese writer who won the Nobel Prize in Literature in 1998 with novels that combine surrealist experimentation and a kind of sardonic peasant pragmatism, died Friday at his home in Lanzarote in the Canary Islands. He was 87. The cause was multiple organ failure after a long illness, the José Saramago Foundation said in an announcement on its Web site.
 
“The Year of the Death of Ricardo Reis,” regarded as his masterpiece, is his only novel to deal directly with the dictatorship of António de Oliveira Salazar.

Set in 1936 in a Europe darkened by the ascendancy of Hitler, Mussolini, Franco and Salazar, the book tells the story of a doctor and poet living in Brazil who returns to fascist Lisbon when he hears of the death of his friend Fernando Pessoa, Portugal’s great modernist poet.
*

 Postscript: José Saramago

Posted by Jon Michaud

The Portuguese novelist and Nobel laureate José Saramago died earlier today, at the age of eighty-seven. Reviewing Saramago’s novel “The Double,” in 2004, John Updike offered this overview of the writer’s career:

[Saramago] was a late starter in the lists of fiction, having been a civil servant and sometime journalist to the age of fifty. He found his groove in the baroque magic-realist historical novel “Baltasar and Blimunda” (1982 in Portugal, when he turned sixty; 1987 in the U.S.), and combines, in the novels of his productive eighth decade—“Blindness” (1995, 1997), “All the Names” (1997, 1999), and “The Cave” (2000, 2002)—fantastic premises with a relaxed, disarmingly direct style and a quizzical, respectful interest in everyday life. His prose is open to philosophical and psychological speculation as well as to homely folk wisdom, and its flights into the impossible are balanced by a feeling for the daily routines and labors that compose, for most of humanity, the substance of existence. Saramago is, in the not uncommon fashion of Latin intellectuals, an avowed Communist; his sympathy for workers broadens and solidifies his fictional thought-experiments.

Two years ago, James Wood reviewed “Death with Interruptions” and discussed Saramago’s writing style:

Some of the more significant writing of the past thirty years has taken delight in the long, lawless sentence—think of Thomas Bernhard, Bohumil Hrabal, W. G. Sebald, Roberto Bolaño—but no one sounds quite like Saramago. He has an ability to seem wise and ignorant at the same time, as if he were not really narrating the stories he narrates. Often, he uses what could be called unidentified free indirect style—his fictions sound as if they were being told not by an author but by, say, a group of wise and somewhat garrulous old men, sitting down by the harbor in Lisbon, having a smoke, one of whom is the writer himself. This community is fond of truisms, proverbs, clichés. “It is said that one cannot have everything in life,” the narrator of “Death with Interruptions” tells us, and he adds, “That’s how life is, what it gives with one hand one day, it takes away with the other."
The New Yorker

Bình Nguyên Lộc có một truyện ngắn, kể câu chuyện, mấy ông y sĩ hì hục cứu 1 bệnh nhân, mừng rỡ tiễn anh ta xuất viện, nhìn theo anh ta qua đường, và bị một cái xe tông bắn trở lại, lần này, thua!




Istanbul

How Old Can a ‘Young Writer’ Be? 

20 Under 40

Bao nhiêu tuổi thì là ‘nhà văn trẻ’?


Mẹ

30.4.2010 

Vietnam Now


Kỷ niệm, kỷ niệm

Trong một bài viết rất ‘xưa rồi Diễm ơi’, cho tờ Vấn Đề của ông thầy họ Vũ, “Đi tìm một tác phẩm sẽ có”, chôm một ý tưởng của tụi mũi lõ, “nhà văn nhớn là kẻ kết hôn với xứ sở của nó’, Gấu bèn đi một đường vinh danh cái xen anh cu Dũng trong Đôi Bạn, vào một buổi trưa hè, ‘ôi nắng vàng sao mà nhớ nhung’, nhìn sang hàng xóm thấy một áo cánh trắng cộc tay bay phất phơ trong gió, ngạc nhiên tự hỏi, ‘áo ai trắng quá nhìn không ra”, và đúng lúc đó, anh cu Dũng ngộ ra là Loan đi học, nghỉ hè, về quê, và cùng lúc, khám phá ra tình yêu, người yêu của mình!
Từ đó, GNV đi một đường viết về nhà văn Nhất Linh, và cuộc hôn nhân của ông với Đất Bắc Kít, nào là nhặt lá bàng, nào là xóm cầu mới…

V/v Đi tìm một tác phẩm sẽ có này, Gấu cũng có một kỷ niệm thật để đời về nó. Đó là lần đến nhà cô bạn như thường lệ, thấy trên bàn số Vấn Đề, mở ra ở ngay bài viết trên. Cô bạn nhìn thấy Gấu nhìn thấy số báo, mắt như muốn nói, đọc rồi, hay lắm!

Ui chao, làm sao mà GNV hay thế, đọc ra hết, những điều trên?

Thì sau này, chính cô bạn nói, anh đâu phải đàn bà, anh đâu phải tôi, mà sao anh đọc ra hết lòng dạ của tôi như thế?


Koestler


Nhịp thời gian

Như lính giữa rừng

Mũi lõ phân biệt nhạc có lời, chanson, song, khác với nhạc không lời. Làm gì có thứ nhạc phổ thông? Có thể có, nhưng không liên quan mắc mớ đến nhạc lính, nhạc vàng, nhạc sến của Miền Nam.
Nhạc họ Trịnh, tuy ‘phổ thông’ thật đấy, vì có rất nhiều người nghe nó, hát nó, nhưng dễ ai hiểu nổi ý nghĩa của những lời nhạc của ông?
Điều gì khiến ông viết lời bí hiểm, hũ nút như thế? [Thiếu một ngày lính, không chịu ở phía cuộc đời trong cuộc đấu tay đôi sinh tử với nó]

Steiner quan niệm âm nhạc vượt lên khỏi xấu và tốt, thiện và ác. Khi mớm lời cho nó, là đẩy nó vào cõi tục lụy, chẳng thế mà mỗi lần PD làm nhạc có lời, là phải mượn ‘bướm’ của một em nào đó, hay phổ một bài thơ!
Thơ, thanh cao, thành ra nhạc phổ thơ của ông gần tới cõi thiên thai của nhạc Văn Cao.
Ba thứ nhạc có lời kia của ông, đều thấm đẫm mùi tục lụy, cho rồi đòi lại, nào môi, nào vú, nào bướm….


HOÀNG TRÚC LY [1933-1983]

Hà Chưởng Môn

Gấu viết cho Tiền Tuyến, khi TTT được điều về tờ báo này, mở ra trang VHNT, giao cho thằng em giữ mục điểm sách. Tờ báo nằm ngay dốc cầu Thị Nghè, bên trái nếu đi từ Sài Gòn, trong khu vực thuộc Tổng cục chiến tranh chính trị. Cả một khu vực ăn thông với nhau, đằng sau nó là trại lính, khu gia binh, ăn mãi tới khu kho đạn “Lê Văn Tám đuốc sống’ thời Tây, ăn mãi xuống khu cầu Sài Gòn. Gấu đã từng đi xuyên những bức tường, trong khu vực này, những ngày Mậu Thân, cấm trại 100%, theo ông anh, tham dự những trận đánh ‘chắn’, khi thiếu 1 chân, bởi vì nhà Gấu ngay gần đó.
Thành thử tòa soạn TT là một nơi thân quen thường ghé. Quen Hà chưởng môn là vậy. Nhớ một lần cận Tết, ông kêu cả tòa soạn đi dự một trận chó 7 món, do một tay lính đệ tử của ông làm đầu bếp, trong 7 món có món ‘tái chó’.
Thịt chó phải ăn hai lửa mới ngon, vì rất nóng, không thể ăn tái được, vì rất dễ ngộ độc, cả đám hoảng, vậy mà chẳng ai chết cả!

Tuy nhiên, nhắc đến Hà chưởng môn, mà không quên câu thơ ‘ông về ông kẻ lông mày tí chăng?’, viết tặng Tướng Râu Kẽm, và mối tình Kỳ Duyên Mai, là quá thiếu sót. Có thể, do đã từng gặp gỡ Tướng Râu Kẽm vài đôi lần, có thể, nhân cái vụ gấu ó giữa hai ông tổng và phó, và tiên đoán ra được Kỳ sẽ thua Thiệu nên Hà chưởng môn mới đi một đường khuyên can nhè nhẹ, về cái đường tấn thoái cho Kỳ chăng?  
Quái đản nhất, là lời khuyên lại ứng mãi vào những ngày sau này, khi Kỳ quay về xứ Mít, không phải để kẻ lông mày cho em Mai, vì Mai đâu còn nữa, mà để chơi golf với VC!

Thi sĩ, nhiều khi đi trước thời đại của mình, một cách rất ư là tình cờ, ngẫu nhiên như vậy
Hồi đó, nguời đọc chỉ coi đây là câu thơ nịnh ông Kỳ, nịnh cả cái thú mê đọc chưởng Kim Dung của ông khiến đám không quân cũng phải hùa theo!

Hà chưởng môn còn là tác giả bài đọc sách, cuốn Bếp Lửa của TTT, ấn bản đầu tiên, bản bìa vàng của nhà xb Nguyễn Đình Vượng.
Nhờ chẳng có ai đọc, ông Vượng đành mang bán xôn, thế là Gấu đọc cọp được, và ngộ ra cõi văn của mình. Giá không có cú đọc cọp này, thì không biết sự tình sẽ ra sao?
Biết đâu, trời lại cho món quà khác, BHD chẳng hạn?
Bài điểm sách của Hà chưởng môn, lẽ dĩ nhiên, ký tên khác, đăng trên báo Tự Do, nhưng do Gấu là em nhà báo Hiếu Chân, một trong người thành lập tờ báo nên biết rành điều này. Báo Tự Do cũng phạng thơ tự do ra trò khi vừa mới xuất hiện, và người phạng ra trò này, là Hà chưởng môn.
Tuy nhiên, khi cùng làm chung tòa soạn, họ rất trân trọng, kính nể nhau.
Hà chưởng môn chê cuốn sách giống như tay nhà văn Châu Phi chê Bóng đêm giữa ban ngày, của Conrad, ở cái câu mô tả cô con gái khóc bố, lăn lộn trước huyệt, như một con chó điên: Mô tả như thế, nhẫn tâm, tàn nhẫn quá!


 Czeslaw Milosz
PROUD TO BE A MAMMAL


Tưởng niệm  Hoàng Cầm


Nguyễn-Khoa Thái Anh – Khi nào Việt Nam mới có một đại tác phẩm hay một cuốn phim vĩ đại?

Đọc bài viết, rồi đọc còm, Gấu bỗng nhớ tới một câu chuyện của Borges, có cái tít như Gấu còn nhớ được, có ý nghĩa như vầy:
Bữa nay, ăn cơm chiều có món gà gô này, lại chỉ có một mình... Gấu!

Gấu đọc truyện, từ hồi còn ở trong nước, sau 1975, trên một tờ báo Sài Gòn. Ra hải ngoại cứ lâu lâu lại nhớ đến nó, lại cứ tự bảo mình, bữa nào phải tìm cho ra nguyên tác, dịch Borges chơi!
Thời gian này, ông bạn nhà thơ Joseph Huỳnh Văn còn sống, và Gấu tình cờ còn vớ được một bài thơ của Borges, bản tiếng Tây, bèn dịch chơi, lại dịch chơi, đưa cho bạn đọc, bạn thú quá, khen rầm trời, mi học trường Mít mà sao rành tiếng Tây hơn thằng em tao, Tú tài Tây!
Cũng không nhớ bài thơ ra sao, chỉ đại khái, đây là một bài thơ viết về hạnh phúc.

Truyện của Borges là về một ông quan còm, chiều hôm đó, đến thăm một nhà huyền thuật, nhờ ông bùa phép, sao cho được cái ghế cao hơn, là chức trưởng huyện. Đang ngồi nói chuyện, thì người làm bưng lên món gà gô, và hỏi ông chủ, dọn cơm hai người, chủ và khách cùng chơi con gà gô này chăng. Chủ lắc đầu, nói, khoan đã, khoan đã. Người làm lại bưng con gà gô xuống bếp.

Đúng lúc đó, thì có người nhà ông quan còm hối hả chạy đến báo tin, tay trưởng huyện nhậu say quá, té xuống muơng chết rồi, và mọi người đang tìm kiếm ông quan còm để ban cho cái chức kế vị ông vừa ngỏm. Nhà huyền thuật bèn nói, may quá, vậy khỏi làm bùa phép, nhưng xin ông cho thằng cháu của tôi cái chức quan còm mà ông vừa bỏ nhé?
Ông quan còm lắc đầu, chức đó, tôi dành cho tên đệ tử ruột rồi.

Ông quan còm về nhà, làm chức trưởng huyện đâu được hai tuần, thấy bổng lộc ít quá, bèn sai nhân viên đánh xe yết kiến nhà huyền thuật, xin chức cao hơn.

Câu chuyện lập lại y chang, cho tới lúc, ông quan còm từ giã thế giới ảo giác, trở về với chức quan còm, thẹn quá, không chờ ăn gà gô, bỏ đi một mách.

Thế là nhà huyền thuật đành kêu người nhà dọn cơm, lẩm bẩm, lại chỉ có một mình mình với con gà gô!

Truyện trên, có vẻ như Borges trước tác để tặng dân Mít chúng ta.
Đại tác phẩm Mít mà viết về anh VC phản gián, bị đồng bọn VC phản thùng cho ăn bom Mẽo, thì nỗi đau Mậu Thân Mít "Huệ" làm sao giải tỏa cho được? Viết về em "đừng đốt, đừng đốt!", thì lại thiếu cái em "một ngàn giọt lệ", viết về đỉnh cao chói lọi, nhà tiên tri, ngọn cờ đầu của văn chương viễn tưởng Mít, mà thiếu cái khúc "đỉnh cao" nhẫn tâm để cho chúng làm thịt vợ, dẫn mẹ nó đứa con trai đi trao cho thằng khác nuôi, đổi họ đổi tên cho mất luôn giống Bác, thì cũng đếch được!
Chán thật!
Chưa có đại tác phẩm mà đã cãi nhau như mổ bò rồi!
Gấu, chiều nay, lại ăn gà gô một mình, đọc đỡ đại tác phẩm của mấy anh mũi lõ vậy!
*
Phải nói rằng Việt Nam chưa có một đại tác phẩm nào – trong tiểu thuyết cũng như phim ảnh – có thể sánh với nỗi trầm kha thống khổ và dai dẳng của một dân tộc bất hạnh.
NKTA 

Ra điều kiện như anh ký quèn này, ‘tác phẩm lớn của Mít phải xứng đáng với nỗi trầm kha của dân Mít’, là ‘hỏng cẳng’, bởi vì có quá nhiều nỗi thống khổ của dân Mít, chính chúng choảng lẫn nhau, khổ thế.
Giả như chúng không choảng lẫn nhau, thì vẫn hỏng cẳng. Bởi vì tác phẩm lớn có khi không cần nói tới cái nỗi thống khổ, mà nói về cái nhà ‘dởm’, to lớn đàng hoàng hơn trước, mà dân Mít không thể biến thành thực, hay nói về một số phận những kẻ không còn là Mít nữa, nhưng bố mẹ của chúng ngày nào là Mít…. Ui chao, khó quá, cứ như đụng vô nan đề ‘nhà văn không là nhà đại phê bình, không là nhà thầy giáo tiến sĩ, không là nhà chính trị về nước hai lần đều bị chúng đếch cho về!’
Hà, hà!
Nói rằng VN chưa có đại tác phẩm, e cũng sai.
Bởi vì, có thể coi, một số tác phẩm, tuy không đại, nhưng cũng tàm tàm được. Thí dụ, những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, truyện dài Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh, hoặc những truyện ngắn của TTT, truyện dài Bếp Lửa, cũng của ông…
Không thể so chúng với những Chiến Tranh và Hòa Bình, tất nhiên. Bởi vì những đại tác phẩm như thế, chúng ta chưa từng nghĩ tới, và có khi, cũng chẳng cần nghĩ tới!
*
Nói đến đại tác phẩm mà bỏ qua Bóng đêm thì quả là nhảm, đại nhảm!
Nhờ nó mà Âu Châu không bị nhuộm đỏ!

Nó cho thấy, một tác phẩm văn học phải là một tác phẩm chính trị, phải cưu mang trong nó niềm quan hoài tới số mệnh của con người, tương lai của nhân loại, trong cái thế đứng đương thời của tác giả, và có thể, của độc giả, khi đọc nó.

Lạ, là hai cuốn tiểu thuyết, một, của TTT, Bếp Lửa, và một, của Bảo Ninh, Nỗi Buồn Chiến Tranh, chúng như kế tiếp nhau, nói về xứ Bắc Kít, Hà Nội, và những đứa con của nó, và những cuộc phiêu lưu của chúng.
Điều này giải thích tại sao TTT mê Malraux: nhân vật Tâm, trong BL, vẽ ra cuộc