*




Về Nhà 2010

*

Gấu Cái là người đầu tiên viết về xứ Lào, chốn nương thân đầu tiên sau khi may mắn bỏ chạy, và may mắn chạy thoát, quê hương xứ Mít, ngay từ khi còn ở trại tị nạn Thái Lan.
Thời gian ở Trại Cấm Sikiew, đói quá, bả viết, và gửi cho tay Hàn Lệ Nhân, khi đó đang làm một số báo đặc biệt về xứ Lào. Ông này ở Tây, và sau khi đăng bài, ông còn gửi vô Trại một số báo, trong kèm tờ money order 50 phật lăng.
Tuyệt!
Chẳng bù với ông bạn quí, đi từ Mẽo qua thăm Gấu, loa phóng thanh kêu rầm trời, ông nhà văn lùn lé có bạn thân từ bên Mẽo qua, xin ban đại diện cho được gặp!
Ông đi cùng với một em gái nữ phóng viên, sau khi hỏi han thằng bạn cũ, cũng ghi âm, cũng nói thêm vài dòng, tao mang về cho tụi nó nghe, chúng nó thèm nghe giọng nói của mày, người về từ địa ngục gì gì đó, cuối cùng, ông giúi cho GNV 300 tiền bath [tiền Thái] tương đương đúng 10 đô Mẽo!

Vợ chồng Gấu sống sót Trại tị nạn, những ngày khốn khó nhất, hoàn toàn nhờ ông cha người Tây, hình trên. Đói quá, là viết thư ra, là ông tới trại tù, mấy lần đầu, khi còn ở Nhà Tù Quốc Tế Bangkok, sau, gửi money order, tệ lắm cũng 100 đô Mẽo, hai, ba ngàn tiền bath gì đó.

Cả nhà thờ Chúa.
Có ông em, sau khi phục vụ Chúa tại Trái Tim của Bóng Đen, là xứ Phi Châu, cũng qua Thái, cũng làm Cha, hiện phục vụ Chúa tại tỉnh Ubon. Mấy bà chị cô em của Cha đều là nữ tu.
Cha năm nay 89 tuổi, vẫn minh mẫn, tuy chân tuy run lẩy bẩy. Cha nói, Cha chỉ muốn ở Nhà Thờ, không muốn đi đâu hết, cho tới ngày Chúa gọi.

Không chỉ một truyện ngắn, Gấu Cái còn cả một lố truyện viết về Xứ Phật, hăm he in hoài! 

Trong Asia Literary Review, số Mùa Hạ, có một bài viết thật là tuyệt vời về Lào. GNV mua tờ báo, vì bài viết này, và bài thơ của thi sĩ Mít ở Mẽo, làm thơ về cái cú làm thịt VC của tuớng Loan, post dưới đây.

Cái ông bạn của Gấu, trong hình, lai lịch cũng ly kỳ lắm. Thổ công xứ Lào. Bữa nào rảnh, kể.


*

Looking For Laos
Tìm Xứ Lào


Tác phẩm của GNV & Thảo Trần tại thư viện do thân hữu TV tặng

Tks. NQT

"BỖNG DƯNG MUỐN KHÓC" VỚI THÀNH NHÀ MẠC TUYÊN QUANG

Ở tỉnh Sơn Tây của GNV cũng có thành Sơn, đồn Tông..., không biết đã bị VC làm thịt chưa?


Kafka’s Last Trial

During his lifetime, Franz Kafka burned an estimated 90 percent of his work. After his death at age 41, in 1924, a letter was discovered in his desk in Prague, addressed to his friend Max Brod. “Dearest Max,” it began. “My last request: Everything I leave behind me . . . in the way of diaries, manuscripts, letters (my own and others’), sketches and so on, to be burned unread.” Less than two months later, Brod, disregarding Kafka’s request, signed an agreement to prepare a posthumous edition of Kafka’s unpublished novels. “The Trial” came out in 1925, followed by “The Castle” (1926) and “Amerika” (1927). In 1939, carrying a suitcase stuffed with Kafka’s papers, Brod set out for Palestine on the last train to leave Prague, five minutes before the Nazis closed the Czech border. Thanks largely to Brod’s efforts, Kafka’s slim, enigmatic corpus was gradually recognized as one of the great monuments of 20th-century literature.

Đốt 90 % tác phẩm khi còn sống. Khi hấp hối, dặn bạn đốt tiếp!
Cuộc vượt thoát vào phút chót của Brod mà chẳng thú vị sao!
GNV bất giác lại nghĩ đến chuyến tầu chót của đám nhà văn Mít, nhờ làm cho Mẽo!
Nhờ vậy mà một nền văn học đã được cứu tử!


*

@ Wasaga Beach

Lạc hà dữ cô vụ tề phi
Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc

Ráng chiều rớt xuống cùng vào lúc cánh cò đơn chiếc bay lên
Mặt nước hồ và trời dài thăm thẳm cùng một mầu



Tưởng nhớ Thảo Trường
Witness of Poetry

Ocean Vuong

The Photo

After the infamous 1968 photograph of a Viet Cong officer executed by South Vietnam's national police chief. 

What hurts the most
is not how death
is made permanent
by the cameras flash
the irony of sunlight
on gunmetal
but the hand gripping the pistol
is a yellow hand,
and the face squinting
behind the barrel
a yellow face.

Like all photographs this one fails
to reveal the picture.
Like where the bullet
entered his skull
the phantom of a rose
leapt into light, or how
after smoke cleared
from behind the fool
with blood on his cheek
and the dead dog by his feet

a white man
was lighting a cigarette.

ASIA LITERARY REVIEW
SUMMER 2010

*

Nhưng tôn vinh cho Thơ cũng là tôn vinh qua các thi sĩ - kẻ làm thơ, suốt đời chỉ làm thơ, không biết và cũng không thể làm gì khác. Giữa chúng ta có một vài người, như Vũ Hoàng Chương, Bùi Giáng.
Làm thơ. Làm thơ hành động tối thậm phi lý, mở mọi ngõ ngách phi lý, đẩy đưa đời người vào cõi phi lý. Ngõ ngách phi lý ấy là chính chúng ta, cõi phi lý ấy chính là đời chúng ta. Như đêm nay không giống mọi đêm đã qua và sẽ chẳng bao giờ giống một đêm nào ở mai kia. Làm thơ như rong chơi, quên lãng, hay làm thơ như tận tụy với một mối duyên tình hay làm thơ như đốn ngộ hốt hoảng thì vẫn là cái “không thể làm” được ở đời người, ở kiếp sống. Tri kỷ khả nhi vi chi, biết không làm được mà lại cứ làm. Tại sao? Tại sao vậy?
Trầm trọng phải không? Tự nhiên cái sự thể nó như thế. Trầm trọng cũng là tự nhiên của thơ và của việc làm thơ.
Thi sĩ đêm nay của chúng ta Vũ Hoàng Chương - làm thơ suốt một đời. Một đời để ra làm thơ. Thơ Vũ Hoàng Chương đi từ “Đêm Hoa Đăng đèn xanh bóng trăng” từ “Phách ngọt đàn say đêm khói êm” từ “Áo vải mộng phong hầu” đến “Ngồi quán” đến Isabel Baes đến nhị thập bát tú và không gian “bốn bề vẫn chỉ một phương,” đến Ngày lớn. Chúng ta không thể nào hiểu Vũ Hoàng Chương còn đi đến đâu - hỏi thực cũng như chúng ta đây chúng ta trong giây phút này có biết chúng ta đi đến đâu - nhưng hiện thời chúng ta cũng đang biết - biết gì? - biết Vũ Hoàng Chương đang ăn nằm với Thơ như đang ăn nằm với cái chết. Chết cũng là một cách nói thôi. Như Trang nói chết là tỉnh giấc chiêm bao. Và có “tỉnh lớn” thì mới biết được “chiêm bao lớn.” Ta có một đời để sống, để chết hay có vô vàn đời? Ai biết? Mà nói chi những điều ấy. Nhưng người làm thơ cứ nói. Nói miết. Thay nhau nói. Tranh nhau nói. Để làm gì?
Thôi nói chi những chuyện ấy. Thơ là lời và hơn lời. Đã đến lúc chúng ta cần nghe thơ. Thơ đọc trong đêm nay dành cho Vũ Hoàng Chương.
TTT

GNV này cứ lần lữa mãi, chưa làm sao dịch ni vài dòng của Simone Weil, qua đó, chúng ta mới hiểu ra được Cái Đẹp của Thơ, đúng theo nghĩa của Dos: Cái Đẹp sẽ cứu chuộc thế giới.
Chán thật!

Và có “tỉnh lớn” thì mới biết được “chiêm bao lớn.” Ta có một đời để sống, để chết hay có vô vàn đời? Ai biết?

Thơ là lời và hơn lời. Đã đến lúc chúng ta cần nghe thơ.

Three Poems by
Charles Simic

Migrating Birds

If only I had a dog, these crows congregating
In my yard would not hear the end of it.
If only the mailman would stop by my mailbox,
I'd stand in the road reading a letter
So all you who went by could envy me. 

If only I had a car that ran well,
I'd drive out to the beach one winter day
And sit watching the waves
Trying to hurt the big rocks
Then scatter like mice after each try.

If only I had a woman to cook for me
Some hot soup on cold nights
And maybe bake a chocolate cake
A slice of which we'd take to our bed
And share after we've done loving.

If only these eyes of mine would see better,
I could read about birds migrating,
The vast oceans and deserts they cross
And their need to return to this shithole
After visiting many warm and exotic countries. 

Eternities

A child lifted in his mother's arms to see a parade
And that old man throwing breadcrumbs
To the pigeons crowding around him in the park,
Could they be the same person?

The blind woman who may know the answer recalls
Seeing a ship as big as a city block
All lit up in the night sail past their kitchen window
On its way to the dark and stormy Atlantic. 

All Gone into the Dark

Where's the blind old street preacher led by a little boy
Who said the world will end next Thursday at noon?
Where's the woman who walked down Madison Avenue
In the summer crowd, stark naked and proud of herself?

Where's the poet Delmore Schwartz I once saw sitting
In Washington Square Park gesturing theatrically to himself?
Where's the young man in a wheelchair pushed by his mother
Who kept shouting about wanting to kill more Vietnamese?

Mr Undertaker, sitting in a window of a coffee shop
Chewing on a buttered roll, you probably have a hunch-
Or are you, like the rest of us, equally in the dark
As you busy yourself around the newly arrived dead?

LONDON REVIEW OF BOOKS 9 SEPTEMBER 2010

Note: Cả ba bài đều tuyệt! Rảnh, GNV sẽ dịch hầu quí vị, sau!
Ui chao, đọc cái câu về anh chàng thương binh ngồi ghế lăn, được mẹ đẩy, miệng hô làm thịt thêm VC mà chẳng ‘lạnh’ sao?

Một độc giả, cũng mới biết đến trang TV ít lâu nay, do tình cờ, và trở thành một thân hữu, lần đầu tiên đọc thơ Joseph Huỳnh Văn, sửng sốt la lên, ‘lạnh’, y chang TTT!

Ui chao, GNV này chưa từng thấy có ai nhận xét, bằng cái tính từ ‘lạnh’, cho cả hai cõi thơ, như thế!

Nhưng hai cõi lạnh, trên, khác nhau!


On Poetry
The Age of Citation
By DAVID ORR
Published: September 17, 2010


Ngô Bảo Châu, Nobel Toán

Đi ‘giang hồ’, về, lục lọi mớ sách ngổn ngang vì những lần dọn nhà, chỉ để kiểm chứng giai thoại giải thích tại sao không có Nobel Toán: Bà vợ của ông Nobel quả có lén lút quan hệ ‘ngoài luồng’, ‘lề trái’, với Mittag Leffler, một cây toán người Thuỵ Điển vào lúc đó, và giả như có Nobel Toán, ngoài ông này ra, còn ai xứng đáng hơn?
Giai thoại này còn cho thấy, toán gia thì toán gia, có ai thoát ra ngoài thường tình?
Chứng cớ hiển nhiên, nóng hổi: Nghe tin hành lang, ngoài ta ra thì còn ai nữa xứng đáng hơn, để lãnh Fields, thế là họ Ngô ta bèn vội vàng xin cái quốc tịch Tây.

Cái sự xin vô quốc tịch Tây này của NBC xem ra hơi giống GNV, khi hăm hở học tiếng Tây, từ những ngày còn học trường Nguyễn Trãi, Hà Nội, chỉ để làm sao viết được cái thư cám ơn Ông Tây, chồng Cô Dung của GNV: Không có ông, là không có GNV.
C'est à vous que je dois tout!

Có thể, chính là do hăm hở học tiếng Tây, mà GNV được hạnh phúc hạnh ngộ BHD, những ngày ở Sài Gòn, vì ông bô của em là một cây tiếng Tây, chủ nhân cả lố sách dậy tiếng Tây, trong có bộ Classes Francaises (?).
Ui  chao, Gấu đã từng được em cho phép làm vệ sĩ, những lần theo em đi đòi tiền bán sách học tiếng tây của ông bố, tại một số tiệm sách ở  Sài Gòn!

Những nhà toán học thù ghét nhau, tất nhiên, nhưng họ thù ghét nhất, là những nhà vật lý học, theo René Thom, người Pháp, giải thưởng Fields 1958, khi 35 tuổi.

Thom, tác giả câu GNV đã từng thuổng, những nhà toán học thì buồn vì không thể chia sẻ niềm vui khám phá với những kẻ vô thần về toán [les mathématiciens sont tristes de ne pouvoir faire partager la joie de leurs découvertes aux non-mathématiciens], còn là  tác giả của Thuyết tai ương, thảm họa [Théorie des catastrophes].
*

*

actu-match | Lundi 6 Septembre 2010
Cédric Villani Le virtuose des maths

Il vient de recevoir la médaille Fields, ­­­le « Prix Nobel » des mathématiciens.
Rencontre avec un extraterrestre.
"On m’appelait “vit la nuit” », se souvient Cédric [Villani]

Gặp gỡ người ngoài hành tinh có nick là 'vit la nuit'.

Hình như cái tay Thái Dúi gọi NBC là ‘viên ngọc của người nước Ngô’?
Đúng là những cái tên tiền định,
Của…  Gấu: Khẩu súng của cả nước!

Gấu được bạn PNC, trong Thất Hiền, ban cho cái nick là Trâu Nước: Làm hùng hục như trâu!
*

Steiner, trong A Death of Kings, cho rằng, trước cái tuổi dậy thì, thì ba món ăn chơi ngỡ ngàng hứng thú, thứ ưu việt, của giống người là âm nhạc, toán học và cờ tướng. Liền đó, ông vinh danh Lévi-Strauss và cơ cấu luận: Levi-Strauss nhìn thấy ở trong sự phát minh ra giai điệu “chiếc chìa khoá mở ra niềm bí ẩn tối thượng’ của con người – nó là cái manh mối mà nếu chúng ta mò theo thì có thể sờ vô được cái máy trời đặc dị, cái thiên tài chủng loại.
[Music and mathematics are among the preeminent wonders of the race. Levi-Strauss sees in the invention of melody "a key to the supreme mystery" of man - a clue, could we but follow it up, to the singular structure and genius of the species].

Trước tuổi dậy thì?
Nhan sắc đó chớ nên tàn nhẫn vội! Đinh Hùng

Vẫn trong bài viết, Steiner cho biết Mozart viết những dòng ‘thần nhạc’ - thứ âm nhạc đầy thẩm quyền, không thể nào nghi ngờ được, và quyến rũ, khả ái - trước khi lên tám [Mozart wrote music of undoubted competence and charm before he was eight]. Mới lên ba, như người ta kể lại, Gauss đã biểu diễn những cuộc chơi toán học rất ư là rắc rối, phức tạp, và khi chưa được 10 tuổi, cậu đã chứng tỏ mình là 1 nhà toán học lanh lẹ thần kỳ và cũng khá sâu xa [At the age of three, Karl Friedrick Gauss reportedly performed numerical computations of some intricacy; he proved himself a prodigiously rapid but also a fairly deep mathematician before he was ten]…


Kỷ niệm, kỷ niệm

*

Đại Gia Gatsby
50 ngàn Kíp, tiền Lào. Mua tại Mường Luổng, Cố Đô Lào.


Xuất bản 'Đại gia Gatsby' ở Việt Nam


Nhìn mặt nổi, thì đúng như dịch giả, và đa số nhận định, The Great Gatsby (1925) là một tác phẩm phê phán xã hội Mẽo, giấc mơ Mẽo; ẩn tàng ở trong đó còn có cả chủ nghĩa bài Do Thái, nhưng đây chính là một câu chuyện tình thê lương, được viết bằng một giọng văn cay đắng ngọt ngào, doux-amer, chữ của Beigbeder, không thể nào bắt chước được, một giọng văn đạt tới đỉnh cao, sau khi tác giả của nó phải hì hục viết 160 cái truyện ngắn để mua áo dài cho bà vợ Zelda.

Cuốn truyện còn mang hơi hám tự thuật, vì Gatsby, một cách nào đó, chính là Fitzgerald. Sinh tại Saint Paul, Minnesota, [hình như đây là nơi trú ngụ và sau cùng an nghỉ của nhà thơ TTT?], ông chẳng bao giờ thành công trong cái việc lòn lỏi vào thế giới của những đại gia, những câu lạc bộ của các tỉ phú, và còn bị đội banh football Princeton khinh khi, và không bao giờ qua khỏi vết thương lòng này! Mặc dù không như nhân vật của mình, bị làm thịt, tuy nhiên, ông cũng ngỏm năm 44 tuổi, vì nhậu, vì chẳng còn ai biết đến mình, 8 năm sau, đến lượt bà vợ chết cháy trong nhà thương điên.

Những cuốn tiểu thuyết lớn ghét người ta kính trọng chúng. Chúng thích sống, nghĩa là được đọc, vò xé, nghiền nát, đối chứng, tranh cãi, nhận chìm. Đã đến lúc phạng cho Hemingway một hèo. Ông dám nói đùa: Một tác phẩm lớn là thứ mọi người đều nói tới nhưng đếch có ai đọc.
Frédéric Beigdeber [phê bình gia của một số tạp chí như Voici, Paris-Première, Lire…]

Beigdeber viết về Gatsby:
Những tiểu thuyết lớn đều có tính dự báo, prémonitoire. Colette phán, ‘tất cả những gì người ta viết thì sau cùng đều trở thành thực’ [‘tout ce qu’on écrit finit par devenir vrai’]. Cái nước Mẽo tham tiền hám của, ích kỷ mà Fitzgerald mô tả ngày càng tệ hại đi và trở thành người tình của Trái Đất. Những giấc mơ huy hoàng sau cùng biến thành những cái lưỡi bằng gỗ nhớp nhúa [do nốc nhiều rượu quá]. Thế giới là một bữa tiệc, party, của lạc thú, một bữa tiệc khởi đầu tuyệt vời, nhưng kết thúc thật thảm hại, giống như cuộc đời [một tiến trình phân huỷ]. Đừng bao giờ tỉnh dậy. Fitzgerald là một người ngoan đạo, với ông hạnh phúc, phải sòng phẳng với nó, và tội lỗi thì phải bị trừng phạt. Tất cả những thần linh thì đều đã chết; những cuộc chiến, đã thực hiện, những hy vọng ở con người, lầm lạc [Tous les dieux morts; toutes les guerres, faites; tous les espoirs en l’homme, trompés. Fitzgerald: This side of Paradise]. Chỉ còn có mỗi một việc để làm là mô tả đám trưởng giả, quí tộc New York, sáng ngời đến trở thành mù lòa, và sau cùng tắt ngấm, như những loài khủng long
NKTV

Qiu

Thầy Vũ

Gấu nhớ là, đã học được qua thầy Vũ, câu của Pascal, trong 1 trong những giờ học trên.
Chúng ta đã xuống thuyền. Nous sommes embarqués.
Câu ‘Chúng ta đã xuống thuyền’ của Pascal thường được dùng theo cái nghĩa của đám hiện sinh, chúng ta đã nhập cuộc, đã dấn thân. Bữa trước đọc một bài viết của một tay thi sĩ ở trong nước lèm bèm về câu này, nhưng ông ta hiểu theo nghĩa, chúng ta bị ép buộc, bị đẩy xuống thuyền, và hình như ông còn nhớ sai tên chủ nhân câu nói. (1)

(1)
Còn hơn thế, nhà văn hôm nay cần học chấp nhận sinh phận làm “kẻ bị đẩy xuống tàu”. Đây là từ dùng của Albert Camus. Không phải là nhập cuộc (engagement), bởi nhập cuộc ít nhiều còn mang tính tự nguyện, mà là bị đẩy xuống, theo nghĩa mạnh nhất của từ này. Ông thêm: Nhà văn như kẻ đi trên dây giữa hai bờ vực, một bên là tuyên truyền cho thế lực, bên kia là xa hoa giả trá. Hắn cần giữ thăng bằng giữa hai thứ quyền lực đầy cám dỗ đó. Hơn nữa, giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và đất nước, tổ quốc và thế giới, trách nhiệm công dân và ý hướng tính sáng tạo của nghệ sĩ trước vũ trụ vô cùng. Do đó, hắn luôn phải chấp nhận sống cùng bấp bênh và hiểm nguy thường trực. Vì chỉ như thế, hắn mới còn “sáng tạo” theo đúng nghĩa nguyên ủy của từ.
Insara 

Thú thực, ông nhà thơ này khủng quá, ông gán cho Camus nhiều câu, nhiều ý khủng quá.  Hơn nữa, câu gạch đít trên, hình như sái văn phạm, GNV đọc, mà thực sự không thể hiểu ý của nhà thơ định nói cái gì!
Camus quả là một nhà văn đi trên dây, nhưng một đầu dây là quê hương Algérie mà ông chỉ là 1 kẻ ăn cướp, một tên thực dân, một tên ‘chân đen’, và một bên là nước Pháp của ông, cái dây này được đưa vào ám dụ, như là một bên là sự bần cùng, và một bên là ánh sáng mặt trời, mặt trời Địa Trung Hải.

“Il y a la beauté et il y a les humiliés.”
“Le bonheur et l'absurde sont inséparables”

“Il y a la beauté et il y a les humiliés.”
Có cái đẹp và có những người bị sỉ nhục.

Ui chao sao mà đúng y chang tình cảnh Mít, trước và sau Anus Mundi [hậu môn của thế giới]
Trước, cả nhân loại nằm mơ ngủ dậy, biến thành Mít.
Sau, Mít, có nghĩa là, bị sỉ nhục! 

Vào thời cực thịnh của Camus tại miền nam Việt Nam, trên tờ Sáng Tạo của nhóm, Thanh Tâm Tuyền đã coi Camus muốn làm một kẻ "juste", đứng ở lưng chừng trời, ngó xuống thế gian... và kết luận: cái chết của Camus đã nhốt chặt ông vào quá khứ.
Khi gọi Camus là một "juste", Thanh Tâm Tuyền gợi đến kịch phẩm "Những người công chính" (Les Justes) của Camus, (bản tiếng Anh dịch là Những Tên Sát Nhân Chính Trực, The Just Assassins); người viết đọc, vẫn những ngày đầu, thời mới lớn, trong một thành phố Sài Gòn đang còn thanh bình, và chỉ còn nhớ mài mại, đây là về một tay khủng bố không chịu ra tay khủng bố, chỉ vì có những đứa trẻ tại hiện trường.

Ui chao, lại nhớ đến tên khủng bố, VC nằm vùng DH, tà tà chạy Honda, tà tà thẩy bom vô trạm gác Ngụy, tà tà đi tiếp!
DH đã từng tuyên bố, do đọc Camus mà đi làm Cách Mạng!

Có vẻ như, trong khi vinh danh Vũ Hoàng Chương, TTT đã vinh danh Camus, như là một lời tạ lỗi:

Làm thơ. Làm thơ hành động tối thậm phi lý, mở mọi ngõ ngách phi lý, đẩy đưa đời người vào cõi phi lý. Ngõ ngách phi lý ấy là chính chúng ta, cõi phi lý ấy chính là đời chúng ta. Như đêm nay không giống mọi đêm đã qua và sẽ chẳng bao giờ giống một đêm nào ở mai kia. Làm thơ như rong chơi, quên lãng, hay làm thơ như tận tụy với một mối duyên tình hay làm thơ như đốn ngộ hốt hoảng thì vẫn là cái “không thể làm” được ở đời người, ở kiếp sống. Tri kỷ khả nhi vi chi, biết không làm được mà lại cứ làm. Tại sao? Tại sao vậy?
Trầm trọng phải không? Tự nhiên cái sự thể nó như thế. Trầm trọng cũng là tự nhiên của thơ và của việc làm thơ.
*
Nhưng, liệu có ai bị đẩy xuống tầu không nhỉ?

Ui chao, Gấu có một kỷ niệm thật là tuyệt vời về một kẻ bị đẩy xuống tầu, là, bà cụ thân sinh của Gấu, những ngày tù cải tạo tại nông trường Đổ Hoà, Cần Giờ, chiến khu Rừng Sát ngày nào.


Thầy Chương

Lần cuối mà miền Nam tự do có buổi sinh hoạt để vinh danh Vũ Hoàng Chương là vào Tháng Ba năm 1975, tại phòng trà của Khánh Ly, do Mai Thảo và Thanh Tâm Tuyền tổ chức. Ðã 35 năm tròn rồi. Sau đó là cảnh chia ly tan tác. “Vàng tung cánh hạc”... như ánh chớp chợt lóe rồi vụt tắt.
Dư âm còn lại là tiếng nhạc lãng đãng trong chiều tà. Sau đấy là cõi tối đen của thơ và nhạc...
QD

Tác giả nhớ lộn, vì theo bài viết trên Diễn Đàn Thế Kỷ, post lại bài viết trên Văn, thì đó là ngày 16.1.1975.

Nhưng câu phán, "Sau đấy là cõi tối đen...", thì quả là thần sầu, bởi vì, một cách nào đó, từ đó vọng lên câu của Holderlin:
Tại sao thi sĩ trong thời khốn kiếp?
Và cùng với nó, là những lèm bèm của Heidegger về đêm đen, về hậu kỳ, mạt kỳ của thơ, và nhất là những lời lèm bèm của ông, về Rilke: Thi sĩ của đêm đen.

Bởi thế, mà Heidegger, trong "Tại sao thi sĩ, trong thời điêu đứng?", coi Rilke là thi sĩ của đêm đen, của mạt kỳ, của thời điêu đứng.
Chỉ có triết gia, thì mới lèm bèm về thơ, tới chỉ, và chỉ có Heidegger, với kinh nghiệm, đã từng phò Nazi, thì mới phán về thơ thời mạt kỳ, tới chỉ. Bài "Tại sao thi sĩ trong đời điêu đứng?", quả là bảnh nhất trong những bài phán về thơ, và nhất là, thơ tù.

Giả như không có những ngày tháng điêu đứng, cay nghiệt đó, liệu anh có yêu em nhiều như vậy không?
Cầm Dương Xanh



*

Spy Hook, bản tiếng Tây, trong bộ ba [Spy] Hook, Line & Sinker

Prélude…  truyện điệp viên, nhưng trên hết, còn là một cuốn tiểu thuyết, thứ thiệt, có riêng cho nó một sự tự chủ, un vrai romnan, ayant sa propre autonomie.
Len Deighton, một văn phong, thật duyên dáng, thật sang trọng, với chất hài bí mật, đặc Anh...

Berlin Xanh 

Berlin-Kreuzberg: Mùa Đông 1987. Qua những con phố xám xịt, Quân Cảnh Anh truy lùng Bernard Samson - cựu điệp viên dã chiến, bị thất sủng, bị ô nhục, và có lẽ, kẻ độc nhất cả hai bên đều hài lòng trừ khử, nếu tóm được.
Với Bernard, thành phố quê hương tuổi thơ của anh có quá nhiều chỗ trú ẩn, cho một tên điệp viên khi bị săn đuổi.
Nhưng trong thành phố của những mặt nạ và những bí mật, nơi có quá nhiều kẻ thù - cả hai thứ, nhìn thấy, hoặc không nhìn thấy – một điều kể như hơi bị chắc: chẳng chóng thì trầy, Fiona, bà xã của Bernard, phải đi bước đi kế tiếp, trên bàn cờ gián điệp. Bỏ ngũ, phản bội, nhân viên KGB, nhưng dù thế nào, dù cái gì đi chăng nữa, thì vưỡn là.. bà xã!
Và cái sự tái xuất hiện bất ngờ, sững sờ, ngất ngư… của  Fiona sẽ tạo ra một xen hứa hẹn nhiều gay cấn, và sẽ là xen tàn cuộc cho tất cả. 

Nếu cứ tin mấy dòng tóm tắt nội dung ở bìa sau, như trên thì bạn sẽ thật ngỡ ngàng, khi đọc hết, chỉ chương đầu của cuốn Spy Line. London có thể không, nhưng tay trùm MI6 ở Berlin nếu thực sự muốn khử Samson, thì thực dễ ợt, vì chính ông ta đã cho một tay đánh xe đến chỗ trú ẩn của Samson, mời tới dự một xen hỏi cung một anh KGB trở cờ, để tham khảo ý kiến, vì Samson vốn là một tay nhà nghề, trên cả nhà nghề, trong vai trò điều tra này. Xong, còn mời về nhà, giới thiệu bà vợ tuyệt đẹp của anh ta, và cái xen ở nhà này mới thê luơng làm sao, chứng tỏ Deighton, quả đúng thi sĩ của truyện điệp viên, và có lẽ phải thêm, một thi sĩ buồn!


Ghi chú trong ngày

"Vĩ Đại Thay, Là Đồn Công An!
Đó là nơi tôi có hẹn với Nhà Nước."
'What a great thing is a police station!
The place where I have the rendez-vous with the State'.
[Phu quân tôi, nhà thơ] Mandelstam thường nhắc câu trên, của Khlebnikov.

Nadezhda Mandelstam: Hy Vọng Chống Lại Hy Vọng