*


 



*

*

By Richie
18.10.09


Obama [Nobel]
vs
Putin [contre les Droits de l'Homme]


Vượt quá tội ác và hình phạt

… cũng chẳng muốn được tái sinh thành người đàn ông da trắng giàu sang quyền lực như Bush cha/Bush con hoặc như mẹ Teresa suốt đời cần nhiều người bất hạnh để săn sóc, mục đích sau khi chết được vào nước Chúa sống đời đời.
Lê Thị Thấm Vân, Talawas

Note: Bà này, bài này, nhảm quá!
Làm sao bà biết
"mẹ Teresa suốt đời cần nhiều người bất hạnh để săn sóc, mục đích sau khi chết được vào nước Chúa sống đời đời"?
*
dẫu môi còn ngọt, đầu vú còn hồng thắm,

"Cái này", thì Gấu làm sao biết?
*
Cũng một thứ "Vượt quá...", chăng? NQT

*
*

Mother Teresa in a Calcutta orphanage, 1979.

Mother Teresa's Crisis of Faith

By David Van Biema
Thursday, Aug. 23, 2007
Jesus has a very special love for you. As for me, the silence and the emptiness is so great that I look and do not see, listen and do not hear.
— Mother Teresa to the Rev. Michael Van Der Peet, September 1979
Chúa Giê Su có một tình yêu đặc biệt cho bà Thấm Vân.
Còn với tôi, sự im lặng và trống rỗng thì quá lớn lao đến nỗi tôi nhìn mà không thấy, lắng mà không nghe.
*
Phùng Tường Vân nói:
19/10/2009 lúc 1:20 sáng
@ bài thơ đang đẹp…
sao bỗng dưng lại có “bush lớn, bush nhỏ…” mọc chen vào, tiếc quá!
talawas

Note: Khóm lớn, khóm nhỏ, Bush cha, Bush con tranh nhau chen vào... mà.. tiếc quá ư?
Hay chỉ mê thứ... bạch bản? NQT


Gọi người đã chết
Đánh máy: Nguyễn Học ( Mõ Hà Nội )
Nguồn: Nguyễn Học ( Mõ Hà Nội )
Được bạn: Ct. Ly đưa lên
vào ngày: 4 tháng 9 năm 2006

Note: "Cái này", của Gấu mà!
Đâu phải của Mõ Hà Nội?
Mới có hai chương, Gấu tính dịch tiếp nhưng bận quá!
Mấy đấng hảo hán giang hồ bên Việt Nam Thư Quán ẩu quá!
NQT

Gọi Người Đã Chết

Trên VN thư quán còn thấy cuốn The spy who came in from the cold, cũng của Le Carré.
Gấu mê cuốn này lắm, mỗi lần đọc nó, là nhớ đến cảnh, lần đầu gặp nó, bản tiếng Tây, ở nhà sách Xuân Thu, cầm lên một cái là thấy cái lạnh của Đất Bắc ùa tới.
Khủng khiếp thật.
Tác giả Z. 28, biết đầu đấy, cũng cảm thấy lạnh như Gấu, bèn phóng tác, và cho Tống Văn Bình, thay vì vượt Bức Tường Bá Linh qua Đông Đức, thì vượt Bến Hải, về Hà Nội....

*
Giữa Hai Thế Giới

 Trong cuộc chiến Việt Nam, vì quá sợ nó, tôi tìm đủ mọi cách để chạy trốn. Một trong những chỗ ẩn núp "khá" an toàn, là sách vở. Và trong đó, truyện trinh thám. Những cuốn tiểu thuyết đen, série noire, với những tác giả như nhà văn người Mỹ James Hadley Chase (ông này hiện rất đang ăn khách ở Việt Nam), nhà văn người Bỉ viết tiếng Pháp Georges Simenon, và John Le Carré, được coi là "ông vua" của tiểu thuyết gián điệp, với bối cảnh cuộc Chiến Tranh Lạnh.
Tôi tình cờ khám phá ra ông, nhân bữa ghé tiệm sách Xuân Thu, ở đường Tự Do Sài Gòn, thấy cuốn Gián Điệp Từ Miền Lạnh, (L’Espion qui venait du froid). Mấy chữ "Từ Miền Lạnh" đập ngay vào mắt. Như thể sợ, mà vẫn tò mò muốn biết, muốn thử! Y hệt nỗi sợ cuộc chiến! Biết chắc chạy trời không khỏi nắng, nhưng vẫn tìm đủ mọi cách để kéo dài thời gian "hoãn dịch" (sursis). Một cái sợ tiềm ẩn, ma quái, đâu đó từ góc sâu quá khứ. Lạnh, Đói, Cô Đơn, Tủi Thân…
 Chả là, tôi người Bắc, bố mất sớm, mẹ còn trẻ, một nách bốn con, cứ phải gửi hết đứa này đứa nọ đến ăn nhờ ở đậu nơi bà con chú bác, bên nội bên ngoại… Những chi tiết này chẳng liên quan gì tới Gián Điệp Từ Miền Lạnh , nhưng chính là cánh cửa mở vào tiểu thuyết của Le Carré.
 John le Carré là bút hiệu của David Cornwell, người Anh, sinh năm 1931, làm Bộ Ngoại giao (công tác gián điệp), do vậy, không được dùng tên thực. Cuốn The Spy Who Came in From The Cold là cuốn đưa ông lên đài danh vọng. Đã được quay thành phim, với tài tử Richard Burton. Đã được dịch ra tiếng Việt, nhưng thú vị nhất, đã được nhà văn chuyên viết truyện trinh thám nổi tiếng, Người Thứ Tám, phóng tác, với nhân vật "thần sầu quỉ khốc" Tống Văn Bình, bí số Z.28. Nội ngoại công thâm hậu; võ Hồng Mao, Thiếu Lâm vào hàng thượng thừa, Văn Bình được Ông Hoàng, thủ lãnh điệp viên Miền Nam phái ra Bắc (Hà Nội), để cứu một điệp viên Miền Nam nằm vùng, một cán bộ cao cấp CS. Anh được cung cấp đầy đủ tài liệu: nào là sổ băng của tên "ngụy đội lốt cách mạng" ở một ngân hàng Thụy Sĩ; ngày giờ, địa điểm những lần nhận tiền…
 Trong nguyên tác của Le Carré, câu chuyện xẩy ra tại nước Đức, bên này và bên kia Bức Tường (Bá Linh). Muốn cho chắc ăn, ông đã để cho nhân vật chính của mình bị cơ quan phản gián cho về vườn, sau khi thất bại trong một điệp vụ, thân tàn ma dại, đói, bịnh, rồi được một cô gái thương tình cưu mang, săn sóc cho hết bịnh, và sau đó được móc nối với "cách mạng" (Đông Đức).
 Mọi việc diễn tiến êm ru bà rù. Muốn chắc ăn, Phản Gián Anh vờ đi, cho gián điệp Đông Đức bắt cóc cô gái, người yêu của anh chàng điệp viên bị thất sủng quay đầu về với cách mạng.
 Bí mật bật mí: tất cả những tài liệu tố cáo đều là dởm. Người mà anh điệp viên tin là phe ta, lại là kẻ địch. Và kẻ địch này là một tay Cộng Sản thứ thiệt, theo nghĩa, rất tin tưởng chủ nghĩa Cộng Sản sẽ đưa thiên hạ tới "thái bường"! Còn cái người mà anh điệp viên "tởm" nhất, và tin rằng là kẻ địch, lại chính là phe ta!
 Phản gián Anh, qua nhân viên nhị trùng, tổ chức cho anh điệp viên vượt bức tường Bá Linh, cùng với cô bồ, nhưng lính gác đã được lệnh: bắn chết cô bồ. Phải có một kẻ "hi sinh" chứ!
 Cuối cùng anh điệp viên nhất định không bỏ người yêu, vả lại cũng quá chán sự tàn nhẫn của nghề điệp viên, quá chán "đế quốc Anh", anh cùng chịu chết với bồ.

 Anh nghe một giọng nói tiếng Anh, từ phía Tây bức tường:
 -Nhẩy đi, Alec! Nhảy!
 Anh nghe tiếng Smiley, thật gần:
 -Cô gái, cô gái đâu?
 Đưa mắt nhìn xuống chân tường, sau cùng anh nhìn thấy cô gái, nằm bất động. Trong một thoáng, anh lưỡng lự, rồi chầm chậm bò xuống… cho tới khi đứng bên cô gái. Cô đã chết; khuôn mặt quay đi, mớ tóc đen phủ trên má, như để che những giọt mưa cho cô.
 Họ hình như ngần ngừ, trước khi nổ súng tiếp; một người nào đó ra lệnh, nhưng vẫn chưa có ai nổ súng. Sau cùng, họ bắn anh, hai hoặc ba phát. Anh đứng trơ, ngơ ngác, như một con bò mù giữa đấu trường. Rồi anh ngã xuống, trong khi ngã, anh nhìn thấy một chiếc xe nhỏ… và những đứa trẻ trong xe giơ tay vẫy vẫy anh, qua cửa xe.
Như trên đã nói, Gián Điệp Từ Miền Lạnh  là cuốn đưa Le Carré lên đài danh vọng, nhưng theo tôi, cuốn đầu tay của ông, Điện Thoại dành cho Người Đã Chết, Call For The Dead mới là cuốn hay nhất của ông. Và đây là một tác phẩm văn chương, thứ thiệt. Nó còn mang chất bi hùng của Kịch Hy Lạp.
 Đây là câu chuyện một nhân viên ngoại giao tự tử, sau khi bị sở cho người điều tra, vì nghi là "thân Cộng". Để lại thư tố cáo. Người lãnh đạn, là Smiley, nhân viên được sở cử đi điều tra. "Anh điều cha điều bố thế nào để cho con người ta cảm thấy nhục nhã, mất danh dự đến nỗi phải tự tử để minh oan?"
 Trước mắt, ngay sáng sớm hôm sau, Smiley phải tới gặp bà vợ, để thay mặt sở chia buồn. Đang nói chuyện, có điện thoại. Tưởng của Sếp, anh nhắc nghe. Hoá ra là của nữ điện thoại viên bưu điện, do người đã chết tối hôm qua đã dặn, " Tám giờ sáng, nhớ đánh thức tôi nhé!"
 Smiley tự hỏi: làm sao một người sửa soạn từ giã cõi đời, lại nhờ người đánh thức?
 Hoá ra là bà vợ mới là gián điệp nằm vùng. Bồ của bà, một điệp viên Đông Đức. Trong thời gian chiến tranh, anh này là nhân viên của Smiley. Cũng là một tay Cộng Sản thứ thiệt.
 Smiley vẫn còn nhớ, cách anh này hẹn gặp nhân viên dưới quyền. Anh thử làm theo, và thành công.
 Ông cho hai người gặp nhau tại một rạp hát. Khi nhân viên dưới quyền xin lệnh bắt, Smiley lắc đầu, không có chứng cớ, bắt cũng phải thả ra thôi. Nhưng anh ra lệnh: cứ để yên, sẽ có biến động. (Let them bolt, panic, anything… so long as they do ‘something’). Bởi vì theo anh, Dieter, nhân viên cũ của anh, khi gặp cô bồ, khám phá ra bị lừa, sẽ nghĩ rằng phản gián Anh đã biết tất cả.
 Vấn đề là: anh ta sẽ hành động như thế nào?
 The Last Act, màn chót của vở hát và cũng là màn chót của cuộc đấu trí, Dieter xiết cổ cô bồ, làm như đang ngủ, và rời rạp hát cùng với khán thính giả.
 Smiley và Dieter đụng độ trên cầu. Nhớ lại những năm tháng cùng chống Quốc Xã, anh tha chết cho tên bạn đế quốc, và chịu chết thay vì đầu hàng.
 Những đoạn đối đáp giữa bà vợ và Smiley, giữa Similey và Mendel, người bạn làm nghề cảnh sát… là những trang đẹp nhất trong truyện:

 (Mendel hỏi Smiley):
 -Bà ta có phải là cộng sản không?
 -Tôi không tin bà ta thích những nhãn hiệu. Tôi tin rằng, bà muốn xây dựng một thế giới có thể sống mà không có tranh chấp… Hoà bình là một từ dơ dáy, hiện nay, có phải không? Tôi nghĩ, bà muốn hoà bình.
 (I don’t think she liked labels. I think she wanted to help build one society which could live without conflict. Peace is a dirty word now, isn’t it? I think she wanted peace.)
 -Còn Dieter?
 -Trời biết Dieter muốn gì. Thanh danh, tôi nghĩ vậy. Và một thế giới xã hội chủ nghĩa. Smiley nhún vai. "Họ mơ tưởng hoà bình và tự do. Và bây giờ, họ là những tên sát nhân, những tên gián điệp."
 -Trời đất!
 Smiley im lặng một lát:
 -Tôi không hy vọng bạn hiểu. Bạn chỉ nhìn thấy tận cùng của anh ta. Tôi đã nhìn thấy khởi đầu. Anh ta là một trong những người xây dựng thế giới. Những người tưởng là xây dựng, nhưng thật ra là hủy diệt.
 Le Carré luôn tỏ ra "ưu ái", với những người Cộng Sản chân chính. Có vẻ như ông tin rằng, chính những người đó có lý hơn ông, như trong đoạn cuối ở trên, Smiley nước mắt ràn rụa, hét lớn, nhìn thân xác Dieter chìm xuống lòng sông, giữa sương mù Luân Đôn:
 -Dieter! Tại sao bạn không bắn tôi? Tại sao?…
Nguồn


Nobel văn chương 2009

The winner of the Nobel prize for literature 2009 recalls her treatment by the Romanian Securitate
Herta Müller on the legacy of the Ceausescu regime
Muller viết về di sản của chế độ
Ceausescu

The fact that I was now considered a spy because I had refused to become one was worse than the attempt at recruitment and the death threat. That I was libelled by precisely those whom I protected by refusing to spy on them. Even death threats you get used to. They are part and parcel of this one life one has. But the libelling robbed one of one's soul.
Một khi Muller cương quyết không chịu trở thành điểm chỉ viên cho Công An, bà bị chúng biến thành điểm chỉ viên dưới mắt đồng nghiệp, những người bà từ chối không chịu rình mò.
So với hai đòn trước - tuyển mộ, và dọa làm thịt -đòn này quả thật khủng khiếp: Nó trấn lột, cái gọi là tâm hồn, của bạn.


Bát Nhã


Nguyễn Du giữa chúng ta

Note: Bài viết này, nhờ talawas làm việc công đức, là post những tác phẩm văn học của Miền Nam trước 1975, mà Gấu lại được đọc nó.
Nhớ, khi bài đăng, nhà thơ DTL ngồi Quán Chùa, phán, đây là NQT gián tiếp trả lời nhà thơ NS, về nhận định của hắn ta: NS là một nhà văn dễ dãi và sung sướng [hay hạnh phúc, Gấu không nhớ rõ].

Quả thế, vì đoạn này:
Bây giờ đọc Truyện Kiều, chúng ta hy vọng sẽ khám phá thêm được những gì ở trong hơn ba ngàn câu thơ đó? Liệu những độc giả bây giờ và sau này sẽ hài lòng với những giải thích đã có về Kiều? Tại sao cái cửa sổ mở sang khu vườn tình ái thơ mộng (mở sang khu vườn Thuý), lại bị đóng chặt mãi mãi chỉ vì “một tên xưng xuất, tại thằng bán tơ”. Liệu chúng ta, ngoài mớ giải thích về nguyên nhân nhân quả lấy từ Phật, có thể chấp nhận có một thảm kịch ở trong Truyện Kiều, một thứ thảm kịch kiểu Hy Lạp, theo đó, thảm kịch là cái không thể giải thích được, là con mắt của Định mệnh mở trừng trừng, là gã Oedipe tuy biết nhưng không thể tránh khỏi phải giết cha, lấy mẹ, theo đó, thảm kịch là cái không chấp nhận bất cứ một giải thích nào.

Kafka, trong một bức thư gửi cho bạn, viết: “Nhà văn là một bouc-émissaire của nhân loại. Nhờ hắn mà nhân loại có thể vui hưởng tội lỗi một cách ngây thơ vô tội”. Chính niềm hoan lạc ngây thơ vô tội này là sự đọc. Sự viết mang trong nó mầm bất hạnh, nhưng sự đọc lại là hân hoan, lại là ân sủng. Một nhân xấu cho một quả tốt. Viết là một sự vật ai oán (chose nocturne), là cái ngậm đắng, nuốt cay, là cái nghiệp, là cái sầu thảm. Nhưng đọc lại là ân huệ, là an hưởng tội lỗi một cách không tội lỗi, (một cách thơ ngây vô tội). Viết là một tác động xấu (activité mauvaise) nhưng đọc lại là cái bất động, cái tiêu cực sung sướng. Cái hữu của sự viết là bất hạnh trong khi bản tính của sự đọc lại là hạnh phúc, mặc khải…
Chúng ta phải hiểu cái tâm sự của Nguyễn Du (nếu có thể gọi đó là một tâm sự) như một niềm ao ước, một hy vọng cảm thông ở nơi người đọc. Bởi vì viết là chỉ mong được đọc, như Sartre nói, viết mà không mong được đọc, được biết tới chỉ là một thất bại. Được đọc, được thông cảm và được tha thứ. Bởi vì nhà văn là một kẻ phạm tội; một kẻ bị kết án phải viết. Nhà văn là gã Oedipe bị lời nguyền rủa độc ác phải lấy mẹ giết cha. Nhà văn là gã Sisyphe bị kết án suốt đời vác đá. (Chúng ta không có ý định, ở đây, nhằm đưa tới kết luận nhà văn phải có một đời sống vật chất hoặc tinh thần khốn nạn, khổ sở, để nhờ đó mà văn chương trở nên vinh quang, người đọc trở thành sung sướng). Hắn là một kẻ trầm luân, hắn là sự khổ, là bất hạnh. Hắn mang cái nghiệp viết bất hạnh đó vào thân. Hắn là một thứ bouc-émissaire. Một gã tội phạm.
Và kẻ tội phạm đó mong được đọc, được hiểu, được thông cảm, tha thứ, mong được hưởng những giọt nước mắt khóc thương. Tâm sự của Nguyễn Du mong gửi gấm nơi người đọc cũng chính là tâm sự, là nỗi lòng của chàng nhạc sĩ Orphée lặn lội nơi địa ngục để tìm kiếm nàng Eurydice thân yêu vậy.

Note:
1. Bouc-émissaire: Dê tế thần. Từ này của Kafka.
"The definition of a writer, of such a writer, and the explanation of his effectiveness, to the extent that he has any: He is the scapegoat of mankind. He makes it possible for men to enjoy sin without guilt, almost without guilt."
-- To Max Brod [Plana; postmark: July 5, 1922]

Nhà văn là một thứ dê tế thần của nhân loại. Nhờ anh ta mà con người tha hồ "enjoy" tội, mà chẳng lỗi gì ráo!
2. Kẻ tội phạm: Từ này, Gấu mượn của Lukacs, và áp dụng vào một anh chàng tên là Tâm ở trong Bếp Lửa:
Nhân vật tiểu thuyết là một kẻ vấn nạn (un être problématique), một gã khùng hay một tên tội phạm, bởi vì luôn tìm kiếm những giá trị tuyệt đối dù chẳng biết, sống "chúng" một cách toàn diện (chính vì vậy) mà không thể tới gần. Một tìm kiếm luôn tiến mà chẳng tới, một chuyển động Lukacs định nghĩa bằng công thức: "Con đường tận cùng, cuộc hành trình bắt đầu".
(Le chemin est fini, le voyage est commencé).
Lucien Goldmann: Dẫn vào những bản viết đầu tay của Georges Lukacs

Lưu vong và tiểu thuyết

Bài Nguyễn Du giữa chúng ta, thấy đề:
Nguồn: Tạp chí Văn, Nghiên cứu và Phê bình văn học, năm thứ nhất, đệ tứ tam cá nguyệt 1967, tập 3.
Như vậy là Gấu ngày xưa bảnh hơn Gấu bây giờ.
Gấu bây giờ sao mà tệ thế!
Hết mò vô Chợ Cá, ‘cà khịa’ với Sến Cô Nương, lại đòi ‘nắn gân’ nhà đại phê bình!
Tu đi thôi, ông Gấu ơi!



Thơ trí tuệ vs Thơ tình cảm

Tạp chí Talawas nặng học thuật hơn tôi hình dung. Điều này có lẽ cũng cần thiết trong hoàn cảnh sách vở học thuật rất ẹ của VN hiện nay. Nhưng có lẽ cần thêm bài của các tác giả Việt để cân bằng với số lượng các bài dịch. Chúc thành công.
Phan Nhiên Hạo
Cá hoá rồng!
Chúc mùng, chúc mừng! NQT


Đọc lại V[I]P


Kỷ niệm, kỷ niệm

Do đến trại tị nạn sau “tử điểm”, tức là sau thời hạn được “tự động” coi là tị nạn chính trị, những người như tôi phải trải qua một cuộc thanh lọc, qua đó nhà chức trách nước tạm dung sẽ quyết định coi đủ tư cách tị nạn chính trị, hay chỉ là di dân kinh tế.
Thời gian chờ đợi thanh lọc thường trên dưới một năm. Với chúng tôi, nó còn là thời gian “chạy thuốc”: liên lạc thân nhân ở nước ngoài, nếu có, hoặc bạn bè, cơ quan, đơn vị cũ… để xin tiếp tế và lo giấy tờ xác nhận, hoặc làm hồ sơ bảo lãnh.
Nhân đọc một số báo (hình như của lực lượng kháng chiến Hoàng Cơ Minh) ở trong trại, thấy tên nhà văn Trùng Dương, tôi viết thư tới bà, qua địa chỉ toà soạn.
“Thư của bạn tới tôi sau khi đã đi gần hết nửa vòng trái đất,” bà viết thư trả lời, từ một địa chỉ Hồng Kông, do đang được học bổng nghiên cứu về Trung Hoa lục địa. Bà than giùm, “Bạn qua trễ quá!”
Kèm, là thư của Nguyễn Ngọc Ngạn (khi đó là chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại), gửi cho Trùng Dương, chứ không phải cho tôi, “Bạn nhờ tôi can thiệp cho một ông bạn nào đó, nhưng lại quên không cho địa chỉ…”.
Tôi liên lạc. Anh trả lời, gửi tặng sách (cuốn Ý Trời, nguyên tác tiếng Anh, anh là tác giả, The Will of Heaven, chắc là muốn dặn dò khéo: hãy cố lo học tiếng Anh!).
Kèm giấy xác nhận. Là hội viên Văn Bút Việt Nam từ trước 1975.
Sau này gặp, anh cho biết, đã phải nhờ một  tờ báo địa phương lo in giùm, chỉ bốn giấy chứng nhận, với tiêu đề Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại thật tuyệt. Bốn tờ xác nhận, cho bốn người, lúc đó đang ở trại tị nạn vùng Đông Nam Á. Ở Thái Lan, có ký giả Hồ Ông và tôi.
Có thể, việc xác nhận là “bổn phận” của anh, với tư cách đương kim chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, nhưng cứ nghĩ đến cảnh anh loay hoay nhờ cậy người này người nọ “vẽ” giùm cho một “tác phẩm” đẹp tuyệt vời như trên, thật là đáng quí.
Thật sự, nếu gặp một người khác, không phải anh, có thể mọi chuyện không đơn giản như vậy.
Chả là, trước 1975, do viết ba thứ phê bình điểm sách, khi tuổi còn trẻ, ngựa non háu đá, như các cụ nói,  Gấu tui gây không ít ân oán giang hồ. Cứ nghĩ, nếu gặp một ông, hay một bà, đã từng bị Gấu tui phạng, chưa chắc người đó đã xử sự như Nguyễn Ngọc Ngạn. Hơn nữa, tôi còn nhớ, đúng thời gian đó, một số nhà văn hải ngoại đang vận động ký tên danh sách yêu cầu nhà nước Việt Nam thả nhà văn Dương Thu Hương [thời gian 1990 -1992, hình như vậy]. Trên tờ Làng Văn, có bài viết về trường hợp này, của Nguyễn Ngọc Ngạn. Anh cho rằng, cái việc khóc người hàng xóm, trong khi bà con thân nhân của mình đang bị kẹt ở trại tị nạn, và có nhiều nguy cơ bị trả về cho ông nhà nước xi-xi, là một việc làm cần xét lại.
Trong số những tài liệu dùng vào việc thanh lọc, nhằm chứng minh tư cách tị nạn chính trị của Gấu tui, có copy bài viết của Nguyễn Ngọc Ngạn
Sách Quí
Cái vụ này, bây giờ nhớ lại, thấy ra là cũng rất ly kỳ, và quả là có 'ý trời' ở trong đó!
Gấu này cứ thử tưởng tượng, giả như đúng lúc đó, một đấng bạn quí của Gấu mà ngồi ở chỗ NNN, thì sao, nhỉ?
*
Khi TD gửi thư cho NNN, nhờ can thiệp cho Gấu, NNN không hề biết Gấu này là ai, qua cái thư ông viết trả lời TD, đính kèm lá thư thứ nhất Gấu nhận được của bà, từ một địa chỉ ở Hongkong. Lá thư gửi tới toà soạn một tờ báo của lực lượng HCM, Gấu không còn nhớ tên, khi đó đầy rẫy ở trong trại, cùng với tờ Lửa Việt, của nhóm BBS ở Canada, rồi tờ Nắng Mới cũng ở Canada, rồi tờ Làng Văn cũng ở Canada. Những chi tiết này, sau Gấu mới biết, khi đã được đi tái định cư ở Canada.
Tờ Làng Văn thì hiếm hoi hơn, so với mấy tờ kia.
Khi gửi báo tới trại như thế, thường là tòa báo bỏ đi những trang quảng cáo. Giá mà để những trang đó, thì Gấu đã biết địa chỉ của ‘cô bạn’, và thể nào cũng gửi thư cầu cứu, cầu viện rồi.
Sau gặp, cô cho biết, có đọc cái truyện ngắn của Gấu trên tờ Làng Văn, viết lúc ở Trại, nhưng cô lại nghĩ, gửi từ Việt Nam!


*

Những trích dẫn trong tác phẩm của tôi thì cũng giống như mấy tay cướp đường. Chúng bất thình lình xuất hiện, gươm giáo thấy ghê, lột sạch niềm tin ở kẻ đi dạo.
Walter Benjamin: Đường Một Chiều
Đừng quên là cuốn sách thoạt kỳ thuỷ là một đồ dùng, và hơn thế nữa, một món ăn.
W. Benjamin: Dọn Tủ Sách
Sách cũng như bướm. Mỗi thứ có một loại đàn ông. Chúng sống trên lưng họ, và hành hạ họ.
W. Benjamin: Đường Một Chiều
Paris là phòng đọc sách lớn của một cái thư viện. Thư viện này, con sông Seine chảy qua nó.
W. Benjamin: Những hình ảnh của tư tưởng.
Những Kỳ Tích Về Benjamin
Cuốn sách "Thương Xá", cho dù chúng ta đánh giá nó như thế nào – điêu tàn, thất bại, một dự án bất khả, impossible project – đề nghị một đường lối mới, để viết về một nền văn minh: sử dụng những rác rưởi làm chất liệu, thay vì những nghệ phẩm của cái nền văn minh đóù; lịch sử từ đáy thay vì lịch sử từ đỉnh. Và lời kêu gọi của Benjamin (trong "Những luận đề" - "Theses"), cho một lịch sử xoáy vào đau khổ của những người thua, thay vì thành tựu của những kẻ thắng: lời kêu gọi này mang đầy tính tiên tri, về cung cách mà việc viết sử bắt đầu nghĩ về chính nó, trong quãng đời [còn lại ngắn ngủi của chúng] ta.


Dọn

Hoặc như năm ngoái, tôi được vài thân hữu cho biết Talawas có chuyển nguyên một tập truyện của tôi, Lập Đông (Văn, Saigon, 1972), sang dạng digital và đưa lên Web. Tôi nghe, cảm động, vào xem, nhận thấy có vài chi tiết người đánh máy tự ý thêm vào; tôi có viết thư cho người chủ trương, sau khi cám ơn (mặc dù chẳng ai hỏi xin phép mình để sử dụng tác phẩm của mình), có đề nghị xin sửa lại cho đúng với bản in. Thư đi, đã lâu rồi, không nghe hồi âm.
Trùng Dương. Nguồn: Tiền Vệ
Lại đâm bực bà chị Sến!
Nhưng, cũng...  chiến lợi phẩm, đâu còn là của bà TD?
V/v tìm tài liệu nghiên cứu văn học Miền Nam trước 1975. Đâu cần thư viện Mẽo. Đến nhà mấy ông như Đỗ Lai Thúi, hay bất cứ ông VC nào đã từng vô Sài Gòn những ngày sau 30 Tháng Tư là có đủ hết.
NQT
Note: Từ "cảm động", "đắt" quá! Chỉ nội từ đó, đủ "cứu tử" cả một nền văn học Miền Nam. Cái còn lại, thí cô hồn!
*
Mặc dù Cộng sản Việt Nam hô hào đốt sách để thanh tẩy “tàn dư Mỹ Nguỵ” từ ngay sau khi chiếm miền Nam, kho tàng văn hoá phẩm của miền Nam thực ra đã được “tẩu tán” ra nước ngoài, đặc biệt tại Mỹ, từ lâu rồi. Trước thời Internet, những văn hoá phẩm này nằm trong hai thư viện lớn bên Mỹ, đó là Thư Viện Quốc Hội ở Washington, D.C. và thư viện Kroch Asia thuộc hệ thống thư viện của Đại học Cornell ở Ithaca, New York. Muốn tham khảo những tài liệu này ta phải tới tận nơi.
TD
*
Làm gì có chuyện tẩu tán. Thư viện Mẽo sưu tầm, thu gom văn học Miền Nam Việt Nam là việc của họ đối với bất cứ một nền văn học, đề phòng chuyện, vì một lý do nào đó, nó đột nhiên biến mất.
Không ai có thể ngờ trước được vụ phần thư 30 Tháng Tư của VC. Vụ Kinh Tế Mới, đánh tư sản mại bản, và Lò Cải Tạo.
Đánh cho Mỹ cút Nguỵ nhào, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, đâu phải chuyện ăn cướp?
Đâu phải chuyện huỷ diệt cả một nền văn minh, văn hóa?  
Về cái vụ vô thư viện Mẽo này, Gấu đã từng đi một đường trên Việt Mẹc, do ông bạn quí làm phó tướng, dưới quyền thượng tướng Trần Độ [ấy chết xin lỗi Trần Đệ]. Nhớ, khi đó, chắc là lệnh trên, ông bạn quí của Gấu yêu cầu, cố kiếm được nguyên bản tiếng Anh bài Phượng Hoàng thì thật tuyệt. 
Nhật Ký Tin Văn

(**) Sau khi bài viết trên được phổ biến, tôi có nhận được điện thư của một người trong nhóm Talawas, xin lỗi về sự sơ sót, và hai bản điện tử truyện ngắn nhờ tôi xem lại. Tôi xin ghi nhận thiện chí của Talawas.
Trùng Dương: Blog NXH & Bạn hữu VOA

Note:
1. "Điện thư của một người..." là do đọc bài viết của TD, hay là đọc mẩu trên, của Tin Văn?
2. Cái phần văn học miền nam trên talawas, là cũng được tự ý post, vì mục đích "cứu tử một nền văn học", không cần xin phép các tác giả?