*


 



*

Richie đi học về


*

Tổng Thống Da Đen Đầu Tiên Của Mẽo được Nobel hòa bình
Tuyệt Cú Mèo!

Obama's Nobel: The Last Thing He Needs
O ăn Nobel: Điều cuối cùng ông ta cần!

Đọc mấy lời bình nói về chuyện Obama được giải Nobel, tôi thích lời bình này nhất
Thôi cứ cho Obama giải đi, nhỡ mà ông chết ngay lập tức – ông có quá nhiều kẻ thù và thời buổi này có quá nhiều nguy hiểm rình rập – mà nhân loại chưa thưởng gì cho ông thì sẽ tiếc!
Thôi được, nhà Phật nói cái chính là khởi tâm! Làm được hay không được, nhưng có khởi tâm là Trời thấu cho rồi!
*
Đúng như thế.
Khi O. được, tôi cũng nghĩ như vậy,
Vì ông ta đâu đã làm được điều gì có kết quả.
Nhưng đâu cần.
*
Phe Bảo Thủ Na-Uy còn đòi ông chủ tịch từ chức – một cách trao giải như vậy làm cho thế giới phải xem lại « thiện tâm ».
Ai cũng có thiện tâm là thế giới đi một bước xa đến hoà bình rồi.
*
Mẽo có chính sách Cái Roi và Củ Cà Rốt.
Cũng là "gậy đập lưng ông": Ông cho mày củ cà rốt, còn cái roi, thì chờ đấy.
Tờ Time phán, O được, chỉ vì không phải là Bush!


Nobel văn chương 2009

C'est sous la force de l'oppression qu'elle commence à écrire : "J'ai dû apprendre à vivre en écrivant et non l'inverse. Je voulais vivre à la hauteur de mes rêves, c'est tout."
Dưới sức ép của đàn áp mà bà bắt đầu viết: "Tôi phải học sống trong khi viết, và không có chuyện đảo ngược. Tôi muốn sống ngang tầm với những giấc mơ của tôi. Chỉ có vậy."

Herta Müller, Prix Nobel de littérature, l'écriture contre l'oubli

Viết chống lại Quên Lãng

Trong cuộc đua dành vương miện Nobel, ít người đặt cược cho cái tên Herta Muller. Gần như vô danh tiểu tốt trước những khổng lồ, vậy mà bà đã trở thành một trong 12 nữ văn sĩ thắng giải, sau Lessing, Đức, 2007, và Jelinek, Aó, 2004.
Chúng ta hẳn phải suy ra rằng, mấy ông Hàn rành tiếng của Goethe, bởi vì rất ít tác phẩm của bà được dịch sang tiếng Anh, hay tiếng Thuỵ Điển. Tại Pháp, chỉ ba cuốn được dịch, tại ba nhà xb khác nhau, và cũng nhờ vào sự sốt sắng của dịch giả, và họ đã giới thiệu bà trong hội sách tại Paris vào năm 2001, năm nước Đức là khách mời danh dự.

Why Herta Müller matters?
By awarding the 2009 Nobel prize for literature to Herta Müller, the Swedish Academy is not only honoring a beautiful writer, but also expanding our concept of Europe
Khi trao giải Nobel văn chương 2009 cho Herta Muller, Viện Hàn Lâm Thụy Điển không chỉ vinh danh một nhà văn xinh đẹp mà còn nới rộng thêm ra ý niệm của chúng ta về Âu Châu.

Born into exile; one might say, born almost as an exile. "It was four / in the afternoon / and I was five years old. / Even as a child I was in my mid-thirties"....
Sinh ra trong lưu vong, người ta có thể nói, sinh ra hầu như là một kẻ lưu vong. Đó là buổi chiều / Khi tôi năm tuổi / Ngay từ khi là một đứa trẻ /Tôi đã thấy mình già cằn, như là một người đàn bà ba mươi tuổi /, bà viết trong một bài thơ xuôi...

Muller, Tại sao?

Bài viết này thật tuyệt, nó cho thấy một con người vừa sinh ra là đã chịu đựng thân phận lưu vong. Bà Muller kinh nghiệm một thứ lưu vong kép, một, từ làng quê nơi bà sinh ra, và một, từ xứ sở, là cái xứ Romania, ngay cả trước khi bà bỏ đi Đức. Trong một ký sự về chuyến đi về miền bắc Romania, bà “đá phải” cái bia tưởng niệm [she comes across a monument] những người Do Thái ở trong vùng bị trục xuất. Bà ghi nhận, "Chẳng một cuốn sách chỉ đường nào nói đến cái bia tưởng niệm. Tôi bị nhục nhã bởi một người cha Đức, và sau đó, bị tự hạ mình và bị lừa bịp bởi sự câm lặng của lịch sử Romania." Cái ký có cái tít là: “Đâu đâu con người cũng nhìn thấy cái chết. Một chuyến đi tới Maramuresh.” Nhưng câu kết mới thật là tuyệt vời: “Đâu đâu con người cũng nhìn thấy cái chết. Và mỗi khi nhìn thấy nó, con người lại cảm thấy có một tí quê nhà của mình ở trong đó”.
Thảo nào mà mấy ông nhà văn khuyên chúng ta, mỗi lần đến chốn lạ, là nhớ thăm cái nghĩa điạ của nó.
Thảo nào mà một bà già Bắc Kít di cư 1954, khi nghe tin Mẽo oanh tạc đất Bắc, đã giật mình, chúng làm ồn như thế, thì làm sao ông bà nhà mình ngủ yên?
Sinh ký, tử qui, là vậy.
*

According to the permanent secretary of the Swedish Academy, Peter Englund, Müller's "moral momentum" means she fits the criteria for the award "perfectly".
Theo Thư ký thường trực của Viện Hàn lâm Thụy Điển, ông Peter Englund, bà Herta Mueller là khuôn mặt của đạo đức và hoàn hảo với các tiêu chuẩn của Giải thưởng Nobel Văn học năm nay.
BBC
Năm nay, thôi sao? NQT
Câu của... Gấu:
Theo Peter Englund, thư ký thường trực Viện Hàn Lâm Thuỵ Điển, “xung động đạo đức”, “moral momentum” [momentum: đà, xung động, lực đẩy về phiá trước], của Muller, khiến bà xứng hợp ‘một cách tuyệt hảo’, với tiêu chuẩn của giải thưởng.
*
Một cái còm của blog ông nhà văn Pierre Assouline. Ông này chưa từng đọc Muller. Nên nhớ khi Cao Hành Kiện được Nobel, cũng bị chê, rồi Jelinek, cũng bị chê, chẳng ai biết mấy ông bà này.
         L’automne de 2009 signifie 20 ans après la chute du communisme. C’est dans ce contexte, que Herta Muller a reçu le prix.
Pour l’Occident, familiarisé plutôt au nazisme et à l’Holocauste, la tragédie du communisme reste, malheureusement, une inconnue. J’ose dire que pour les Occidentaux la situation de l’Afrique est plus connue que celle des pays ex-communistes.
Cette catastrophe de l’humanité a fait que les individus ont vu leurs vies cassées, que des nations entières ont été mutilées (leurs élites détruites, leur histoire déformée).
La Roumanie est un pays qui a souffert énormément à cause du communisme et malheuresement l’Occident n’a jamais su offrir une main: même maintenent, vingt ans après la Securitate est toujours placée dans la politique, dans l’armée et l’Occident reste impassible!
Je salue donc la décision du Comité Olympique!

Mùa thu 2009 đánh dấu 20 năm chế độ cộng sản sụp đổ. Trong bối cảnh này, bà Harta Muller nhận giải Nobel.
Phương Tây quá quen thuộc với chế độ nazi và Holocauste, nhưng khổ thay họ vẫn chưa biết thảm kịch cộng sản. Tôi dám nói người phương Tây biết thực trạng Phi châu còn rành hơn là biết thực trạng ở các nước cựu cộng sản.
Nước Roumanie là nước chịu đau đớn rất nhiều với chế độ cộng sản và đáng tiếc là phương Tây chưa bao giờ biết đưa tay ra giúp đỡ: ngay cả bây giờ, sau 20 năm, Công An (Securitate) vẫn ở trong tay quyền hành chính trị, quân đội mà phương Tây vẫn không động lòng!
Tôi xin kính trọng quyết định của Hội Đồng Trao Giải!
Nguồn


Bát Nhã

Bát Nhã 'tạo ra tiền lệ nguy hiểm'

Ông Lê Hiếu Đằng nhận xét vụ Bát Nhã cho thấy sự "vô trách nhiệm" của chính quyền địa phương, tạo ra một “tiền lệ hết sức nguy hiểm" là bất cứ công dân nào cũng có thể bị côn đồ đe dọa, và cấp trung ương phải nhanh chóng giải quyết chuyện này.

Nguyên phó chủ tịch ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia cùng gần 200 người khác, tính đến chiều 7/10, ký vào Bấm thỉnh nguyện thư (1) yêu cầu chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải can thiệp vụ Bát Nhã.

Note: Vụ này, ông LHD phải biết, là do Trung Ương quyết định, và không phải là một tiền lệ.
Nhưng ông không thể nào nói thẳng như thế.
(1) Thỉnh nguyện thư!
Tay nào dùng từ đểu thật. NQT
*
Xin cám ơn ông Đỗ Kh.
Tuy nhiên, mấy vụ đánh bom lửa xảy ra đã hai mươi năm trước, vào cái thời mà ta có thể coi như là còn chân ướt chân ráo “ăn lông ở lỗ” của người di tản trên đất khách. Nay thì cộng đồng đã tiến bộ hơn, đã văn minh hơn, đã biết tôn trọng luật pháp... Mỹ như chính ông cũng đã nhận thấy.
Xin thưa, dù muốn hay không, chúng ta cũng phải thành thật với chính mình để công nhận cái “tinh thần chống cộng hăng hái, can đảm, bền bỉ, có tổ chức hẳn hoi của cộng đồng Việt ở Nam Cali”.
Thiển nghĩ của tôi là đa số ở đó chống cộng vì thiện ý. Họ thành thực muốn có tự do, dân chủ, no cơm ấm áo cho đại đa số trên quê hương Việt Nam. Nếu không tham gia trực tiếp, thì ta cũng nên cho họ một cơ hội (a chance). Góp gió [chống đối] làm bão [dân chủ]. Rêu [tự do bác ái công bằng] sẽ bám vào tảng đá [phản đối] tiếp tục lăn.
Biểu tình là chuyện cực chẳng đã. Vì phải nghỉ việc. Vì phải nghỉ học. Có khi phải chạy từ tiểu bang này sang tiểu bang khác để xuống đường trong mùa đông giá buốt.
Cộng đồng Việt ở San Diego hiện là “kè thù” số một, mà cũng là “miếng mồi” béo bở nhất của Hà Nội.
Xin đừng đứng núi ngoài nhìn núi trong, đừng nghĩ cỏ nội xanh hơn cỏ ngoại, mà tôn vinh những “anh hùng” vào tù ra khám thực sự để chống chế độ trong nước, và miệt thị các “thằng hèn” ngoài nước chỉ biết chống cộng sản bằng cách la hét. Phải luôn luôn bền chí chống cộng bằng mọi phương tiện, mọi hình thức. Bây giờ chưa là lúc để thanh lọc, kỳ thị. Lúc này ai chống cộng thì đều là bạn của những người yêu dân chủ tự do. Đôi khi, có thể chỉ là những hành động “đâm cối xay gió”. Nhưng dù gì thì chúng cũng biểu dương (và nuôi dưỡng) “dòng máu anh hùng” bất khuất, thay vì nay đã trở thành “dòng máu anh hèn” lòn cúi với đám “lãnh tụ” đỉnh cao.
Thế nhưng kết quả đã ngó thấy: Mấy cái đầu [lâu] “vĩ đại” xuất khẩu xin xỏ ăn mày nọ kia đã phải vào ra bằng cửa hậu trốn tránh “khúc ruột ngàn dặm”, trông thê thảm buồn nôn chả ra cái thể thống gì cả.
Nếu chẳng may ngọn lửa chống cộng Nam Cali bị dập tắt thì trong tương lai các cộng đồng Việt hải ngoại dám trở thành những “Viet town” im hơi lặng tiếng, hệt như các “China town” vậy.
Và chắc chắn việc chống cộng, chống độc tài trên quê hương Việt Nam, nếu không chết hẳn thì cũng bị yếu đi, vì không còn hậu thuẫn.
Xin thưa, trên đây chỉ là những thiển nghĩ và góp ý chứ không để “chỉ dạy” cho ai cả. Xin đừng cho mũ vì tôi chỉ đội... trời.
Note: Thư này thật tuyệt. Không có tính hận thù, sát máu, và nói ra được cái điều, cực chẳng đã mà phải đi biểu tình.
Trong số những người biểu tình quả là vẫn còn đầy quá khích, phe phái, nhưng tựu trung, không làm sao bỏ được.
Khổ thế.
Cũng là điều sau cùng mà Mít phải làm.
Gấu mà cũng còn đi biểu tình, nữa là!
Nguồn
Trong một phụ trang văn học về Orwell của tờ Le Monde, ông này cũng nói giống như trên:
Phải chọn bên, phải có thiên kiến.
Phải đi biểu tình thôi!
*

Đến ngay tờ Nữu Uớc Thời Báo mà cũng ‘tham gia biểu tình’, bằng bản tin AP dưới đây.
Gấu sợ rằng, cái vụ cho Nobel văn chương năm nay, là cũng 'cùng một dòng' liên quan tới Bát Nhã, chăng? (1)

(1) Có hai sự kiện khiến Gấu phán ẩu như trên đó là: Làng Mai, thiên đàng do Nhất Hạnh sáng tạo ra, và Đất của Những Trái Mai Xanh, tên tác phẩm của Muller.
Những tên độc tài thì được gọi là những tên mút trái mai [plumsucker], những kẻ bước lên cả xác chết, theo như bài điểm sách trên The Washington Times.
a/ Nhat Hanh has sold millions of books worldwide and now lives at the Plum Village monastery in southern France, where thousands visit each year to practice his progressive brand of ''engaged Buddhism,'' which stresses meditation and good works.
AP News
b/The title of the book [THE LAND OF GREEN PLUMS] says much, but it needs a little explanation: "Plumsucker was a term of abuse. Upstarts, opportunists, sycophants and people who stepped over the dead bodies without remorse were caled that. The dictator was called a plumsucker, too."
In a country run by such people, it got you labeled as a dangerous dissident if you were even mildly lacking in enthusiasim for the communist future and wished to maintain some sense of ordinary decency and privacy. Once singled out, the characters in the novel can never escape the attentions of the police and their accomplices.
The Washington Times (17/11/1996)
*
Sư phụ Thiền công khai lên tiếng chỉ trích nhà nước VC về cách đối xử với các tu sĩ.
Sài Gòn, Việt Nam (AP)
Thích Nhất Hạnh, vị thầy Thiền nổi tiếng, người đã phổ cập hóa Phật giáo ở Tây Phương, tuần vừa rồi, đã viết một lá thư cho chủ tịch Nguyễn Minh Triết, trong thư, ông thầy Thiền này chỉ trích cớm VC tống 400 đệ tử của Thầy ra khỏi chùa, nơi họ đang tu hành, - đây là lần đầu tiên Thầy lớn tiếng về sự kiện này.

Zen Master Decries Vietnam's Treatment of Monks
By THE ASSOCIATED PRESS
Published: October 9, 2009
HO CHI MINH CITY, Vietnam (AP) -- A renowned Buddhist teacher has decried the eviction of his followers from a monastery in southern Vietnam, and Vietnamese intellectuals have issued a petition to support them, an unusual move in this communist country where free speech is restricted.

Thich Nhat Hanh, a Vietnamese-born Zen master who popularized Buddhism in the West, wrote a letter last week to President Nguyen Minh Triet in which he criticized the police who evicted nearly 400 of his followers from a monastery -- the first time the teacher has spoken out about the incident. His followers say a mob including undercover police descended on the Bat Nha monastery in Lam Dong province on Sept. 27, damaged buildings and forced the monastics out, beating some with sticks.
The dispute at Bat Nha has raised questions about Vietnam's record on religious freedom, which has drawn criticism from human rights groups.

This week, a group of Vietnamese intellectuals, artists, former Communist Party members and dissidents began circulating a petition calling on Vietnam's top leaders to investigate events at Bat Nha and allow the media to report on the standoff, which Vietnam's state-controlled media has ignored.
Hoang Hung, a journalist and poet from Ho Chi Minh City who initiated the petition, is asking the government to launch an independent investigation. The document has been signed by over 200 people, roughly half from inside Vietnam and half Vietnamese living overseas, Hung said.
Supporters are also asking the U.S. ambassador to the United Nations to help them arrange a meeting with Vietnam's U.N. ambassador. Vietnam currently holds the presidency of the United Nations Security Council.
On Thursday, Foreign Ministry spokeswoman Nguyen Phuong Nga described the standoff at the as a nonviolent dispute between two Buddhist factions.
''The reports claiming that there were clashes and that some monks were arrested or injured are completely false,'' Nga said, speaking at a regularly scheduled press briefing. She said local authorities had protected everyone's ''security, dignity, life and property.''
The events at Bat Nha represent a remarkable turnaround from 2005, when Nhat Hanh returned to his homeland after nearly four decades in exile. He was warmly welcomed by Vietnamese authorities, and the abbot at Bat Nha, Duc Nghi, invited Nhat Hanh's followers to settle there.
But the monastics' relationship with authorities began to deteriorate about a year ago, after Nhat Hanh called on Vietnam's government to disband its religious police and remove the word ''Socialist'' from the country's official name.
In his letter to President Triet, Nhat Hanh said the behavior of the police was contrary to the spirit of the revolutionaries who ousted French colonialists from Vietnam and brought the communists to power.
''These police and public security officers are certainly not children of the revolution,'' Nhat Hanh wrote, using the pen name Nguyen Lang. ''These actions are contrary to the traditional ethics of our Motherland.''
Nhat Hanh has sold millions of books worldwide and now lives at the Plum Village monastery in southern France, where thousands visit each year to practice his progressive brand of ''engaged Buddhism,'' which stresses meditation and good works.
Nguồn

Tình Yêu Trong Chiến Tranh
Nguyễn Thị Hải Hà
Da Mầu
Note: Bài viết quá hay, nhưng giá mà có cho đăng kèm những truyện ngắn được nhắc tới thì thật là tuyệt.


Đọc bài viết, rồi đọc còm của Bùi Văn Phú, thì có vẻ như vấn đề thật rõ ràng, ấy là nói về sự băng hoại ở trong nước.
Không phải như vậy.
Cái sự băng hoại của Mít ta, nó có một cái nguồn xa xôi hơn nhiều, có thể nói, từ tội tổ tông của dân Mít mà ra!
Và thật vô phương cứu chữa!
Nó đã có một cơ may thoát ra được, là cái ngày 30 Tháng Tư, nhưng do tội nặng quá, thành ra càng khốn nạn thêm.
Thảm thế.
Từ từ Gấu sẽ trình bầy rõ ra thêm.
*
Để có một ý niệm sơ sơ, về những gì Gấu sắp sửa trình bầy, liên quan tới Chúa và Quỉ đổi chỗ cho nhau [Cứu Tinh biến thành Kẻ Cướp], và từ đó đưa đến kết luận, “hết thuốc chữa”, xin mời quí bạn thưởng thức chương “Những Con Quỉ”, trong cuốn viết về cuộc đời của Solz. của D.M. Thomas: Solz: Thế kỷ ở trong ta


Charles Dickens by Michael Slater
Simon Callow welcomes an incomparable portrait of an awesome writer


Tuệ Sĩ, điệp khúc Dương Cầm
Đặng Tiến

Lướt Tin Văn Cũ


If you'd seen his green eyes

[Nếu bạn nhìn vô cặp mắt xanh của xừ luỷ]

Người Kinh Tế đọc Wolf Hall, Booker Prize

Hilary Mantel, nữ tác giả là người chuyên bắt những ông Trùm trong quá khứ đội mồ sống dậy. Ở đây, là cánh tay phải của Henry VIII, Thomas Cromwell, đại ma đầu, vị thủ tướng nổi tiếng nhất. Trước đó, là cuốn viết về Trùm Cách Mạng Pháp Robespierre, “A Place of Greater Safety”, Một chỗ an toàn hơn. Bà còn là người điểm cuốn tiểu sử của Robespierre mà chúng ta đang bàn tới.
Một cuốn tiểu thuyết lịch sử với một khác biệt. Bà không tin tưởng một thứ lịch sử với những tự sự lớn và những hoành tráng, những đỉnh cao của chúng. Thay vì vậy, ở đây là một thứ tiểu thuyết sử kể từng ngày, như thể nó đang trải ra trước mắt tác giả, và được kể bằng thì hiện tại.


Tribute to PCL & VHNT


Ngày mai đi nhận xác chồng

*

Ảnh: Tiếc Thương - Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh
Nguồn: Đặc Trưng

Bài hát Ngài Mai Đi Nhận Xác Chồng thực sự không liên quan gì tới Gấu, và gia đình, nhưng, có vẻ như, chỉ để cho Gấu được thưởng thức, lần đầu tiên, bản nhạc này, thì Ông Trời quả là đã mất quá nhiều công phu, quá châu đáo, và thật là đặc nhỡn, thật là mắt xanh, với Gấu.
Nhưng, ông cũng chơi lại Gấu một cú thật đau, quá đau, vào lúc cuối đời, khi, chỉ nghe một giọng nói qua điện thoại, từ một người đàn bà, đã từng gặp cảnh như bức hình trên đây, mà đã tưởng tượng ra, rằng là mình có thể làm sống lại người đã chết.
Ui chao sao mà khùng đến như vậy!
Liệu có phải đó vẫn là hậu quả vết thương Bắc Kít, từ hồi còn thơ, từ một cô gái Bắc Kít bị cả một miền đất bỏ đói?...


Tủ Sách Xìn Phóng (1)

Gấu này cũng có vài kỷ niệm về Trần Phong Giao. Và luôn cả về đấng bạn quí của Gấu, là người viết bài này.
Những kỷ niệm liên quan tới cả hai, và tới một vài chi tiết trong bài viết.
Bảo là vui thì cũng được và bảo là buồn thì cũng vẫn được.
Cũng chẳng tính viết ra, bởi vì, như người ta nói, người chết rồi, thì kể như xong, xấu tốt gì cũng xong. Nhưng lại nghĩ lại, đã chắc gì những điều sắp viết ra đây, làm xấu đi hình ảnh một đấng TPG.
Và một đấng bạn quí!

(1) Xìn Phóng, như DTL viết, là nick của TPG.


Hi Thiên Thai 1 2

Bài số 1, của Gấu
Bài số 2, của Quỳnh Dao, đăng trên Người Việt.

Theo Gấu, PD không thể nào với tới VC [Văn Cao, hay VC thì cũng được].
Lý do, Văn Cao ở lại, mà PD bỏ chạy, rồi lại quay về.
Lý do, nữa, Văn Cao đóng hai vai, vừa là nhạc sĩ thi sĩ, vừa là đao phủ, theo nghĩa Kundera phán, Cách Mạng Nga cần cả hai ông, một thi sĩ Maia, một Trùm Mật Vụ Dzherzhinsky.
PD không làm được cả hai: Chưa phải là thi sĩ, và chưa từng là đao phủ.
Làm thịt gái thì giỏi nhưng làm thịt người thì không thể!


NHQ Blog VOA
Nhà đại phê bình, viết một bài thật công phu, lôi hết từ điển này từ điển nọ ra, để tỏ ra là mình uyên bác, chỉ để gài một câu chửi xỏ xiên thằng cha Gấu, thì thật...  chó quá. Ông làm nhục không phải chỉ mình ông, với cái tít 'lại' [lại bị đuổi ra khỏi nước], mà còn làm nhục chính bài viết thật công phu của ông.
Chán thiệt.
Đây là đòn "gậy ông đập lưng ông", nức tiếng giang hồ của dòng họ Mộ Dung đất Cô Tô.
Hay ông cũng là một hậu duệ của Mộ Dung Công Tử?
Nhiệm vụ của nhà phê bình: Ông muốn độc giả đọc, bài viết công phu, hay câu chửi xỏ của ông?
Bởi vì một độc giả, nếu tấm tắc với bài phê bình, biên khảo công phu, thì phải tởm câu chửi xỏ; và ngược lại.
Căng thật!