*


 




*

Richie Album

Lưới khuya, hồn ốc lạc thiên đường

NGỰA HỒNG
Tập thơ Cao Thoại Châu
200 trang/ 102 bài sẽ ra mắt bạn đọc trong ít ngày sắp tới
* Tranh của Vũ Hà Tuệ, một kiến trúc sư lần đầu tiên vẽ tranh
* Minh họa: Phạm Cung
* Lời giới thiệu: Đinh Thị Thu Vân
NXB TRẺ- In tại nhà in Lê Quang Lộc

Lò Thiêu như Văn hóa

Tại sao trộn lẫn chuyện tiểu sử, đời tư với chuyện phịa trong những cuốn sách của ông?
Thật vô phương miêu tả Lò Thiêu. Một nhiệm vụ bất khả. Ngược lại, người ta có thể tả những hậu quả về đạo đức, và về nhân văn của Lò Thiêu. Tôi hiểu như thế này, phải miêu tả cái nỗi sợ hãi trừu tượng, như chúng ta cảm thấy nó, khi đọc Kafka. Trong Không Số Kiếp, tôi gặp tình trạng đó, một khi mà con người bị tước đoạt cái sống của mình, cái căn cước của mình. Đây là sự thiếu vắng của chính cái gọi là số phần. Primo Levi, ông ta là một nhà nhân bản. Một người cảm thấy tởm lợm vì Lò Thiêu, về mặt đạo đức. Tôi, không. Với tôi, Lò Thiêu là một trường lớp.
Ông có trở lại
Auschwitz?
Một lần, vào năm 1999. Lò Thiêu trở thành điểm du lịch. Có những kỷ vật bảo tàng, những điêu tàn lò thiêu người, và những kẽm gai trại tù. Nhưng cú đập mạnh nhất, là cái gọi là sự thường trực của những nơi chốn. Khi bạn leo lên một cái tháp và nhìn một cái nhìn toàn cảnh, bạn hiểu ra liền tù tì cái gọi là Lò Thiêu, nói rõ hơn, Auschwitz được sử dụng vào việc gì. Cú đập mạnh nhất, cái sức nặng nặng nhất, chính là cái bầu khí Lò Thiêu, với những đường song song vạch ra thành những khu trại, hàng rào kẽm gai, những con đường, và những ống khói. Tất cả thì là như thế đó, vẫn còn như thế đó. Người ta có thể hích hích cái lỗ mũi, và ngửi ra những dấu vết.
*
Tại sao mấy anh Yankee mũi tẹt lại không biến những trại tù nhốt Ngụy ngày nào thành những điểm du lịch? Chắc chắn là ăn khách hơn địa đạo Củ Chi, Bảo Tàng Tội Ác Mỹ Ngụy!
Tờ Người Kinh Tế, trong bài viết "Từ phiá bên kia, quá nầm mồ" điểm cuốn "Ai sẽ viết lịch sử của chúng ta: Tái khám phá hồ sơ ẩn giấu từ Ghetto Varsaw", của Samuel D. Kassow, cho rằng, chế độ Nazi thành công trong việc làm cỏ hàng triệu người Do Thái, nhưng không thành công trong việc huỷ diệt lịch sử của họ. Gấu này tin rằng, điều này cũng đúng, đối với đám VC, và cái lịch sử mà chúng muốn huỷ diệt, của Miền Nam trước 1975.

*
Ông viết bằng tiếng Hung, nhưng sống ở Bá Linh. Tại sao?
Viết chúng bằng tiếng Hung, mà lại viết về Lò Thiêu, là bằng thứ ngôn ngữ không được chấp nhận. Người Hung bị tổn thương nặng nề trong cái gọi là tình cảm quốc gia, thành thử khó khăn vô cùng khi bàn bạc chuyện Lò Thiêu bằng tiếng Hung. Đó là một dân tộc phải nói là hàm hồ, mâu thuẫn, yêu ghét không rõ rệt. Một phía, họ dựng đài tưởng niệm, vinh danh những nghệ sĩ của họ, và một mặt khác, họ đếch thèm đọc, bằng mọi cách, không đi vô những nghệ phẩm. Nhà soạn nhạc vĩ đại Béla Bartók luôn luôn là đề tài chế diễu ở Hung, và sau cùng bị đám phát xít xua đuổi. Dưới thời kỳ Staline, người ta chỉ chơi độc những bản nhạc vô thưởng vô phạt [non atonales] của ông! Người Hung chẳng bao giờ nhận ra ông, trong khi nhạc của ông được chơi ở Berlin, nhiều hơn là ở Budapest. Tôi rất yêu Berlin. Một thành phố cởi mở, và văn hóa. Cái nét quyến rũ tuyệt vời của Berlin, đó là, không giấu diếm quá khứ.
Còn tụi Mẽo? Họ có khoái đọc ông?
Không số kiếp
đúng ra là ra lò tại Mẽo vào năm 1995, nhưng nhà xb nấn ná đúng một năm, và khi nó lò mò ra mắt thì là cùng lúc với cuốn “Những đao phủ tự nguyện của Hitler”, (2) đề tài của nó, coi toàn thể dân Đức đều có tội đồng loã với Nazi, thành thử, cuốn sách của tôi bỗng trở thành… vô hại, nếu không muốn nói thừa thãi!
Như bạn biết đấy, dân Mẽo chỉ khoái đọc chuyện bùi lỗ tai, đẹp con mắt! Họ đã từng phát giải [the] National Jewish Book Award cho Binjamin Wilkomirski, một tay sống sót Lò Thiêu, kể chuyện đời mình từ khi còn nhỏ đã bị  tống vô trại tù Majdanek và Auschwitz, và chỉ ít lâu sau đó, thì mới ngã ngửa ra là tay này phịa! Tôi đã từng được Elfriede Jelinek [Nobel văn chương] mời đi tham dự buổi nói chuyện và trình làng tác phẩm của anh ta, tại một nhà hát ở Vienne, và tôi bảo bà xã: Tay này phịa! (1)
Nhưng, như vậy đấy, tụi Mẽo chỉ thích nghe những lời dối trá.
Những tiểu luận của ông còn là suy tưởng về sự kiện là Do Thái mà đếch cần tin tưởng…
Người ta thật khó mà tìm thấy sự bình an.
Người ta bị xâu xé. Mọi chuyện đều trớ trêu. Một tên Do Thái sống ở Âu Châu thì không thực sự còn là Do Thái, bởi vì có một nhà nước Do Thái sẵn sàng vơ vét hết tất cả những người sinh ra là Do Thái. Tôi chẳng bao giờ là công dân Do Thái. Tôi chẳng bao giờ có niềm tin tôn giáo. Tôi sống ở Âu Châu và coi mình là công dân Âu Châu. Bởi vì nếu có một hy vọng độc nhất, thì đó là Âu Châu. Tôi yêu văn hóa đó. Tôi tin là tôi đã viết một tác phẩm Âu Châu. Và trong cái sự xâu xé vì mình là một tên Do Thái, tôi cố gắng làm bật ra từ đó một "mô típ" văn chương. Nhưng chớ quốc gia, chớ cuồng tín, chớ chính trị.
Chính vì lý do này mà ông tâm đắc với Camus?
Tôi yêu Kẻ Xa Lạ. Đúng là thứ văn chương can đảm, cơ bản. Đúng là một cuốn sách lớn.
Ông đang viết gì thế?
Tôi đang viết cuốn cuối cùng của tôi, về đề tài, phải chịu chết thôi!
Trang Kertesz
(1)
Tin Văn đã giới thiệu tay này: Người đàn ông có hai cái đầu
(2)
Địa ngục đã làm việc ra sao. Trong cuốn "Những Đao Phủ Tự Nguyện của Hitler: Những con người Đức bình thường và Lò Thiêu Người" (nhà xb Knopf, 622 trang, 1996), Daniel Jonah Goldhagen đã đưa ra một cái nhìn mới mẻ về bản chất chủ nghĩa bài Do thái. Ông nghiên cứu cách phát triển của thế kỷ 19, theo đó, đã cung ứng một xã hội đấy ứ hận thù Do thái, sẵn sàng, tự nguyện để được động viên vào bất cứ biện pháp, hành động nào chống lại Do thái, và hỗ trợ trò giết người hàng loạt sau đó. Ông tin tưởng, trái với quan niệm thông thường, vẫn được chấp nhận, theo đó, đại bộ phận những người Đức bình thường đã "bất bình" với chủ trương bài Do thái của Nazi, nếu họ phải tham gia là vì quá sợ hãi, do sức ép của xã hội, một sự vâng lời thái quá...
Không phải như vậy. Đa số đã chia sẻ trò giết người với Hitler, tự nguyện tham gia làm đao phủ. Việc cần thiết phải huỷ diệt Do thái là rõ ràng, đối với tất cả, tiếp theo quan niệm Do thái là kẻ xâm lăng, ngoại lai, đối với cơ cấu xã hội Đức.
Khi cuốn sách được xuất bản tại Hoa Kỳ, nó đã gây một phản ứng thù nghịch rất dữ dội tại Đức, trong cả hai giới truyền thông và sử học. Trớ trêu là, khi những bản dịch Đức ngữ đầu tiên xuất hiện, tháng Tám 1996, tất cả được bán sạch, vài tuần sau, 130 ngàn ấn bản được tung ra. Tháng Chín, 1996, khi tác giả xuất hiện tại Đức, chuyến đi "chào hàng" của ông đã là một "succès fou": Goldhagen đã chinh phục Đức quốc! Trong vòng 10 ngày, giở bất cứ một tờ báo, mở bất cứ một chương trình TV là đều thấy bộ mặt bảnh trai của nhà khoa học chính trị trẻ tuổi của Harvard ("Ông ta trông giống như Tom Hanks"). Buổi thảo luận về cuốn sách, lần đầu được tổ chức tại Hamburg, con số tham dự là 600 người. Lần chót tại Munich, 2500 vé, 10 Đức mã một, bán sạch. Công chúng Đức đến để nghe chính điều tác giả nói, trong 600 trang nguyên bản, 700 trang dịch bản, tóm tắt là: Lò Thiêu Người chỉ xẩy ra tại Đức, nhập thân vào chế độ Đệ Tam Reich, bởi vì đó là cách các người đã là (you were the way you were). Các người làm điều đó, chỉ các người thôi, bởi vì các người là một trong những quốc gia bị vò xé bởi lòng thù hận, phải huỷ diệt Do thái, và đều là đồng lõa, một khi thời gian chín mùi.
Đây là một người


Lưới khuya, hồn ốc lạc thiên đường

100 năm ngày sinh của Simone Weil
L'autre Simone
Trang Simone Weil
Bad Friday
Đọc & Dịch Weil
Thánh Simone - Simone Weil

“Tại sao đọc những tác phẩm cổ điển”

Note: Bài “Tại sao đọc cổ điển”, Gấu có bản tiếng Tây, trong tập tiểu luận cùng tên, nhưng tình cờ thấy nó, bản tiếng Anh, cũng trong tủ sách của Gấu, trong cuốn Những sử dụng của văn chương. Sẽ post lên để độc giả cùng thưởng lãm. Trong The Uses of  Leterature có mấy bài cũng thật tuyệt, [tuyệt  ở đây, có nghĩa, với Mít, có liên quan tới Mít].


Ngày xưa, nước tiểu
Thảo Trường

30.4.2009

V/v cái sự nhắc nhở công lao, đòi nợ…  Yankee mũi tẹt của những đấng đàn anh Liên Xô, Trung Quốc ngày nào, mi thắng Điện Biên, mi ăn cướp được Miền Nam, là nhờ súng đạn của chúng ông đấy nhé, càng làm Gấu nhớ đến con quỉ ở nơi chuồng lợn, trong truyện ngắn Y sĩ đồng quê của Kafka, sau khi biếu ông chủ cặp ngựa, bèn đòi ngay cô người làm Rose.
Tuy nhiên mấy đấng đàn anh không hề quyết định cái cú Lò Cải Tạo. Cái Ác Bắc Kít có từ đời nào đời nào, cùng một lúc với nền văn minh sông Hồng, cùng với viên đất đầu tiên ném xuống công trường xây dựng con đê ngăn lũ. Đỉnh cao chói lọi của nó chính là ngày 30 Tháng Tư, nhưng than ôi, “ở nơi nào có quá nhiều ánh sáng thì cũng có quá nhiều bóng tối”, ‘là où il y a beaucoup de lumière, il y a beaucoup d’ombre’ [Goethe].
Đó những ngày trên nông trường cải tạo Phạm Văn Cội, Củ Chi. Tất cả những bài hát cách mạng, Gấu nghe lần đầu tiên, sống cái không khí có quá nhiều ánh sáng, ở đó, như tất cả Miền Nam hừng hực sống cái không khí tưng bừng “Tổ Quốc ơi, ta yêu Người mãi mãi. Từ trận thắng hôm nay ta xây lại bằng mười!”
Câu trên, “ở nơi nào có quá nhiều ánh sáng thì cũng có quá nhiều bóng tối”, ‘là où il y a beaucoup de lumière, il y a beaucoup d’ombre’, Gấu đọc trong bài giới thiệu “Nhật ký một đời”, của Canetti, bản tiếng Pháp, trên tờ Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire, số Tháng Sáu 2005, đặc biệt về thành phố New York và những nhà văn của nó.
Có quá nhiều bóng tối.
Kinh Tế Mới, Lò Cải Tạo…  đã là những bóng tối.
Hang động Bô Xịt sẽ là một bóng tối.
*
Thật là rồ dại biết bao nếu lòng chúng ta vẫn còn nuôi nấng hận thù…
Vậy thì kẻ thù của nhân dân là ai? Đó chính là bọn cầm quyền của cả hai chế độ, bọn tướng lãnh đầu sỏ của cả hai chế độ. Và các thế lực ngoại bang đứng đàng sau cuộc chiến để thủ lợi. Chính chúng đã phát động chiến tranh, đã điều khiển chiến tranh, đã ra lệnh và đã làm chết hàng chục triệu người, làm tan nát bao nhiêu gia đình.
Nguồn
Cái kiểu đặt vấn đề như thế này, theo tôi, là theo kiểu…  huề vốn.
Gấu này chưa từng nuôi nấng hận thù, chưa từng nghĩ mình là nạn nhân, bảnh như vậy đó!
Cũng cùng một vấn đề, khi Grass được hỏi, đã trả lời, phải ôm riết lấy Lò Thiêu, nếu muốn thống nhất nước Đức.
Cũng thế, chúng ta phải ôm riết lấy… một cái gì đó, nếu muốn tiêu giải hận thù!
*
Kẻ phát động cuộc chiến Mít, theo Gấu, không phải chính “chúng nó”, bọn cầm quyền của hai chế độ…
Ló là kẻ lào? Mày phải lói cho "chúng ông" biết?


Huế Mậu Thân Album

Trường hợp đại uý Scott

V/v nguỵ tạo sự kiện lịch sử, thì trong lịch sử thế giới không thiếu, còn trong lịch sử Mít thời cận đại, một đại uý Scott nhằm nhò gì so với cú đầu độc tù Phú Lợi. Từ "cú độc" này mà ra tất cả, ba triệu Mít chết, chất độc mầu da cam chỉ là những tí ti hệ lụy, ba cái lẻ tẻ!
Vụ Mậu Thân, rành rành ra đó, mà VC cũng đâu có nhận, còn đổ vạ cho VNCH, thì sao?
Lúc đó Gấu ở trên rừng, thành thử cũng có quyền phán, đếch có tớ!
Lò Thiêu cũng đâu có xẩy ra?
Nói vậy để cho thấy, đám đông ngu lắm, nhất là trong đám đông có những ông có bầu nhiệt huyết IQ đỉnh cao như những đấng VC nằm vùng DH!


Tản văn NNT
Dọn Kít

Chưng bày (Exposition) mùa Phật Đản: chum* vỡ, nước mưa* và hoa sứ*
Nguồn
Phải viết, trưng bày. Chưng, là bánh chưng.
*

Tôi không biết sau tôi, nhà văn Mai Thảo có nói với ai khác, về việc ông bị “khép tội” chủ trương phong trào văn chương “viễn mơ”? Với tôi thì không. Sau lần nói chuyện với nhau ở tiệm cơm Ngọc Hương, đường Gia Long, Mai Thảo dường đã quên, chuyện ấy. Tôi nói, Mai Thảo quên hay không đề cập nữa, vì, sau bài “Văn chương trước những mưu đồ bất chính của hệ thống chiến tranh lạnh,” Thế Nguyên và các bạn ông, tiếp tục “triển khai” trận đánh với cường độ “oanh kích” ngày một gia tăng bom, đạn...
Du Tử Lê
Theo như Gấu này còn nhớ được, thì Lữ Phương mới là người sử dụng từ “viễn mơ” để chỉ đám ‘tiểu thuyết mới’ ở Việt Nam, trong có Gấu, với hàm ý, trong khi đang phát động chiến tranh thần thánh chống Mỹ cứu nước mà bọn này nói chuyện bên Tây, chuyện văn chương thuần túy… đại khái như vậy. Đó là thời gian Gấu giới thiệu đám nhà văn hiện sinh, thí dụ loạt bài, "Thế nào là văn văn chương dấn thân” trên tờ Nghệ Thuật, đám tiểu thuyết mới ở Tây…
Thành thử từ ‘dấn thân’ ở đây, không có nghĩa là theo VC, lên rừng, nhưng theo nghĩa của đám hiện sinh, qua ý nghĩa của từ ‘engagement’, engager, dấn thân, xuống thuyền, nhập vào đời sống, hành động...
Nhưng nhóm Trình Bầy quả có tấn công, không phải Mai Thảo, mà là Thanh Tâm Tuyền. Gấu có một kỷ niệm về vụ này. Đó là sau khi tấn công đã đời, một bữa tình cờ Thế Nguyên và Gấu gặp nhau, ở một nơi chốn tình cờ nào đó, ở Sài Gòn, và trong câu chuyện tầm phào, Thế Nguyên đưa ý kiến, muốn nhờ Gấu nói lại với TTT, là TN muốn gặp, để hòa giải!
Gấu nói với TTT. Ông bực quá, tao có chuyện gì với tụi nó đâu mà hoà giải mới không hòa giải, mà TN là thằng cha nào?


Chim thiêng

Kỷ niệm, kỷ niệm