*

 

Tác Giả Việt Nam
















Nguyễn Ngọc Tư vs Sơn Nam

Sự xuất hiện rất ư là lạ lùng của Cô Tư có gì giông giống với… Faulkner, hà hà!

Bởi là vì, chưa có cái gọi là chủ nghĩa Hậu Hiện Đại, chưa có đám cà chớn Hậu Vệ, chưa có chủ nghĩa Hiện Sinh, thì đã có nhà văn Faulkner rồi.
Có khác gì trường hợp Cô Tư?
Nhà phê bình đẹp giai nổi tiếng nhất [mà cũng tai tiếng nhất, nhờ đám Hậu Vệ] nước Mít, là CVD, chẳng đã có thời dè bỉu, Cô Tư mà “hiện sinh” nỗi gì!

Một trong những khôi hài, ở trong giới hàn lâm lạc hậu của những Thầy, như Thầy Kuốc, Thầy Đạo, Thầy Quân… là, ông ta [Faulkner/Cô Tư] có lẽ được đọc thật là rộng rãi, read more widely, nếu không muốn nói, ít hệ thống, less systematically, hơn là hầu hết những Thầy, most college professors.

Diễn viên Anthony Quinn của Hồ Ly Út, phán, mặc dù ông ta không viết kịch bản phim "cực" bảnh, nhưng, như một nhà trí thức, thì quá dư! [he had ‘a tremendous reputation as a intellectual’: cực nổi tiếng như là 1 nhà trí thức’].

Một tiếu lâm khác nữa là, ông được coi như là ông Trùm, bởi đám Phê Bình Mới, về văn xuôi, đáng đem vô lớp học để dậy [Faulkner was adopted by the New Crtics as master of a kind of prose ideally suited to dissection in the college classroom- Cô Tư đã được VC đưa vô sách giáo khoa chưa, nhỉ? - …

Như thế Faulkner trở thành “anh Zai đáng yêu” [chôm của Beo, để dịch từ the "darling"] của những nhà Hình Thức [formalists] New Haven, như ông đã là "anh Zai đáng yêu" của những nhà hiện sinh Tẩy [the French existentialists], trong khi Faulkner/Cô Tư có lẽ đếch thèm biết trang Hậu Vệ cũng như chủ nghĩa Hậu Hiện Đại [without being quite sure what either formalism or existentialism]!
Coetzee: William Faulkner, trong Inner Workings

Cái sự cay đắng trong câu phán của nhà văn thanh niên xung phong một thời, Nguyễn Đông Thức, sợ rằng cũng "cẩm" [comme, tiếng Tẩy] anh già Sơn Nam.

Đau thế!

Cả 1 dòng văn học lớn lên cùng với chiến thắng thần kỳ 30 Tháng Tư, chỉ đẻ ra được ba thứ làm xàm, láp nháp...  như NDT và đồng bọn ư?
Thì đúng như thế, và thế mới đau! 

Bởi vì, ai mà tiên đoán ra được, một thằng bé từ một miền khỉ ho cò gáy Mississipi, trở thành, không chỉ một nhà văn nổi tiếng, ở nhà cũng như ở toàn thế giới, mà còn một nhà văn đổi mới triệt để tiểu thuyết Mỹ, đến nỗi, đám tiền phong ở Âu Châu và Mỹ Châu La Tinh phải xin thọ giáo.

Coeztzee phán về Faulkner, và cũng là phán về Cô Tư.

Nhưng câu này, áp dụng cho Cô Tư của một Miền Nam nước Mít sau khi bị VC Miền Bắc làm thịt, mới tuyệt cú mèo:

Như là chất liệu, thì những gì Cô Tư nghe được ở xứ Cà Mâu miệt vườn - với Faulkner là Oxford, Mississippi - xem ra quá đủ, và như là 1 sử thi, thì là 1 sử thi được kể đi kể lại hoài hoài không bao giờ dứt, của Miền Nam, câu chuyện của độc ác, bất công, và hy vọng, và bất bình, Ngụy hóa, và đề kháng [the epic, told and retold endlessly, of the South, a story of cruelty, and injustice, and hope, and disappointment and victimization and resistance]

*

Nhà văn Nguyễn Đông Thức (giữa) trong lần cùng ông Võ Văn Kiệt (phải) ra thăm nông trường dừa Đỗ Hòa của TNXP TP. HCM ở Cần Giờ, năm 1982. Bên trái là chị Võ Thị Bạch Tuyết, giám đốc nông trường, nhân vật chính trong truyện ký Hạnh Phúc

Gặp lại MN


Thời vô song

*

Bằng cách chọn Estelle làm vợ, bằng cách chọn nhà của chàng ở Oxford, giữa bộ lạc "Falkner", Faulkner tự chọn mình một thách đố khủng khiếp: Làm sao làm ông chủ, người được sự hỗ trợ của toàn thể gia đình, người cha, con đực đứng đầu cả một bộ lạc… giống như một đàn ruồi, xâu xé, từng đồng xu kiếm được, trong khi, cùng lúc, làm sao phục vụ con quỉ nằm ở nơi đáy sâu con người ông. Trường kỳ kháng chiến, cùng một lúc chịu đựng cả hai mặt trận như thế, sức voi cũng chịu thua, cho nên, như Parini gọi ông, “một con quỉ của sự hữu hiệu”, với khả năng của vị thần Appolon, cuối cùng, khối lượng công việc cũng quật ngã ông. Để cung phụng đàn ruồi, thiên tài chói chang của văn chương Huê Kỳ thập niên 1930 sau cùng đành phải để việc viết tiểu thuyết qua một bên - đây là thứ viết lách mà chàng quan tâm tới nhất, chàng sinh ra đời, là để viết tiểu thuyết – quay qua, đầu tiên là viết ba đồ làm xàm, bá láp cho mấy tờ lá cải, sau tới kịch bản phim cho Hồ Ly Út.

[Đây chính là điều mà Gấu Cái ca cẩm thường ngày: “Tài” của mi đâu phải để làm trang... nhà! Tài của mi, là để viết “tỉu thết”, thứ để đời, nhờ đó mà ta được thơm lây!]

*

Tác giả Cuốn Theo Chiều Gió:

Trắng, buồn và hơi khùng ?

*

Tình Lơ

V/v Tình Lơ

Hẳn là Cô Tư đọc Cuốn Theo Chiều Gió, và bởi vì cùng một nỗi ám ảnh về một Miền Nam sâu thẳm của một William Faulkner, một Margaret Mitchell, mà viết ra nó.
Scarlett và Melanie ở đây là hai chị em giống nhau như đúc. Và thầy giáo Thành trong Một Mối Tình, thì biến thành anh chồng ngớ ngẩn lầm cô chị với cô em, hoặc ngược lại.
Cái không khí chung của tất cả truyện của Cô Tư, vẫn là ảo tưởng về ông anh Bắc Kít ruột thịt cuối cùng hóa ra…  kẻ thù!
Scarlett khi vỡ ra, bèn đoạn tuyệt với ảo tưởng, quyết tâm xây dựng lại thiên đàng Tara, chờ ngày Rhett [chắc là đi học tập cải tạo] trở về! 

Một độc giả TV đã khều nhẹ Gấu, Cô Tư làm sao mà đẹp như ông Gấu tưởng tượng ra, như thế!

Gấu này đành phải thú thực, sợ Cô Tư còn đẹp hơn cả những W. Faulkner, những Margaret Michell!
Tất cả những sáng tác của Cô Tư đều bàng bạc trong đó, một Miền Nam đã mất, và gốc rễ của nó, phải tính từ thời Adam và Eva bị tống ra khỏi Vườn Địa Đàng, biến thành một lũ “giả-Do Thái” [giả ở đây giống như trong từ ‘giả cầy’], lang thang khắp miền trái đất, một nửa reo rắc tai ương, một nửa ăn mày lòng thương hại của nhân loại. 

Có lần Gấu phán "ẩu", không có cái sự ăn cướp Miền Nam thì không thể có những nhà văn như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, và ngược lại, không nếm mùi Cái Ác Bắc Kít, Cô Tư không thể nào viết ra được Cánh Đồng Bất Tận!
Đúng là bố lếu bố láo!

Nhưng bạn có nghĩ như... Gấu không?
[Câu này thuổng văn Thầy Kuốc!]

*

Đỗ Hải Yến trong Cánh Đồng Bất Tận [hình từ Bee]

Ui chao, nhìn là thấy hiển hiện ra tất cả những nhân vật nữ của Faulkner!
Nhất là cái em trong Giáo Đường, Sanctuaire, bị thằng liệt dương phá trinh bằng cái bắp ngô!

Liệt dương ư?
Hay là tay hiệu trưởng “gì gì” đó?

Nói về đặt tít, thì, nếu Sến cực độc, cực ngắn, gọn, thí dụ, sửa giùm Gấu những cái tít như Dịch Là Cướp, Miếng Cơm Manh Chữ… khi Gấu còn cắp rổ theo hầu Sến, và Chợ Cá còn, thì Cô Tư, cực thần sầu trong cái gọi là “chiều sâu tâm linh” của từ, thí dụ "Xác Bụi", "Cúi Xuống Là Đất"...
Gấu Cái lần đầu đọc, chỉ nội cái tít "Cúi Xuống Là Đất", là đã lắc đầu bái phục.

Nhưng, 1 cách nào đó, Gấu Cái bảnh hơn Cô Tư, ở cái phần “viết như không viết”, như em Sad Seagull của Gấu nhận ra, hà, hà!

Em phán, Miền Nam của Thảo Trần bảnh hơn Miền Nam của Cô Tư, vì chưa nhiễm độc Bắc Kít.  
Cô Tư, do gia đình hình như cũng có tí mắc mớ với Cách Mạng, nên khác Thảo Trần, có chồng là nhà văn Ngụy, đi tù VC nhiều lần!

Nói gì thì nói, vẫn thua đám cà chớn Hậu Vệ, Da Mùi!

*

Thua xa… Beckett.

Với ông này cái tít đúng là tử công phu. Gấu mới lôi cuốn về Beckett, trên, mua từ đời nào, ra đọc.
Hóa ra thì là Cioran cũng đã từng gọi Beckett là 1 vì phong nhã.
Trong bài viết ngắn của ông về bạn mình, Cioran viết về từ Lessness, của Beckett, dịch từ “Sans”, tên 1 tác phẩm tiếng Tẩy của Beckett. Cioran bị hớp hồn, ”envouté”, bởi từ này, và một bữa, un soir, ông biểu bạn, tôi không làm sao tìm ra 1 từ tiếng Tẩy nào tương đương với nó [tất nhiên, không phải từ “sans” mà nó được dịch từ đó ra].
“Tôi không thể nào ngủ được nếu không kiếm ra 1 từ ra hồn, honorable. Thế là cả hai bù đầu kiếm, bằng cách kết hợp những từ chung quanh hai từ sans, và moindre. Và khi từ giã, cả hai đều thất vọng.
Trở về nhà, Cioran vẫn khổ với nó, cho đến lúc ông bật ra ý nghĩ, hay là mò từ nguồn la tinh, và ngày hôm sau, ông viết cho Beckett, cái từ sinéité,  và tuyệt vời làm sao, cũng đúng lúc đó, Beckett kiếm ra từ này.
Đúng là 1 giai thoại thần sầu. TV post sau đây, để chứng minh, là không phịa ra.

Le texte francais Sans s'appelle en anglais Lessness, vocable forgé par Beckett, comme il a forgé l'équivalent allemand Losigkeit. Ce mot de Lessness (aussi insondable que l'Ungrund de Boehme) m'ayant envouté , je dis un soir à Beckett que je ne me coucherais pas avant d'en avoir trouvé en francais un équivalent honorable ... Nous avions envisagé ensemble toutes les formes possibles suggerées par sans et moindre. Aucune ne nous avait paru approcher de l'inépuisable Lessness, mélange de privation et d'infini, vacuité synonyme d'apothéose. Nous nous séparames plutôt décus. Rentré à la maison, je continuai à tourner et retourner dans mon esprit ce pauvre sans. Au moment ou j'allais capituler, l'idée me vint qu'il fallait chercher du côté du latin sine. J'écrivis le lendemain à Beckett que sineité me semblait le mot rêvé. II me repondit qu'il y avait pensé lui aussi, peut-être au même instant. Notre trouvaille cependant, il faut bien le reconnaitre, n'en était pas une . Nous tombâmes d'accord qu'on devait abandonner l'enquête, qu'il n'y avait pas de substantif francais capable d'exprimer l'absence en soi, l'absence à l'état pur, et qu'il fallait se résigner à la misère métaphysique d'une préposition.
E.M. Cioran: Quelques rencontres.

Về cái từ “người phong nhã”, "l’homme noble", thì Cioran viện tới hai đấng, Maitre Eckhart và Nietzsche, cũng đã từng viết về từ này, tức là về Beckett và với Gấu, thì thêm vô, ông bạn Bạn!


Trong Quần đảo Gulag, Solz dành một chương viết về những quốc gia lưu vong, Tin Văn sẽ scan ấn bản rút gọn. So sánh với Mít, quả là toàn thể một miền đất - Miền Nam – sau 1975, xứng đáng được gọi là "quốc gia lưu vong". Những cú như 10 ngày cải tạo, kinh tế mới.. như được lấy ra từ sách lược của Người [Stalin]

Với mọi quốc gia toàn thể tự nguyện đi đầy như thế, một sử thi sẽ được viết ra một ngày nào đó - về cái sự nó bị xé ra khỏi đất mẹ của nó, và cái sự nó bị huỷ diệt tại miền Siberia. Chỉ những quốc gia như thế, chính chúng, mới có quyền cất lên tiếng nói của chúng, để nói về tất cả những gì chúng trải qua: Chúng ta không có những từ ngữ để nói giùm cho chúng.
Solz

Solzhenitsyn comes back to this theme at several points. "The imagination of writers is poverty-stricken in regard to the native life and customs of the Archipelago," he writes. How could a Western writer, in particular, describe the perturbation of a human soul placed in a cell filled to twenty times its capacity and with no latrine bucket, where prisoners are taken out to the toilet only once a day! Of course, much of the texture of this life is bound to be unknown to Western writers; they wouldn't realize that in this situation one solution was to urinate in your canvas hood, nor would they at all understand one prisoner's advice to another to urinate in his boot!
It takes a writer such as Shalamov to convey something, a tiny human fragment, of the reality of Kolyma. It takes Primo Levi to describe Auschwitz.

Applebaum: Gulag a history

Phải có nhà văn như Shalamov để viết về tí người còn sót trong trại tù Kolyma. Primo Levi để miêu tả Lò Thiêu.

Hậu hiện đại
Chuyện Tình Đặc Biệt Giáng Sinh 2012

Anh Môn

Cô gái ở tòa lâu đài Grand Palais

Ám ảnh thời mới lớn gợi hứng cho nhà văn cổ điển Tẩy bị thế nhân mắt trắng dã vờ

Sal Paradise, nhân vật của Jack Kerouac trong “Trên Đường”, mang theo cùng với anh ta chỉ một cuốn sách trong chuyến viễn du kéo dài ba năm lòng vòng nước Mẽo. Trên chuyến xe buýt Greyhound tới St Louis, anh ta sản xuất ra một ấn bản cũ, bản nhì, phó bản, của “Anh Môn”, mà anh ta chôm từ một quầy sách ở Hollywood.
Bị quyến rũ bởi phong cảnh Arizona, anh ta quyết định không đọc nó gì hết
Đó là số mệnh của cuốn truyện của Alain-Fournier, một trong những tiểu thuyết phổ thông nhất của Pháp, trong thế giới nói tiếng Anh.
Được yêu thật là nhiều nhưng ít được đọc gần như cả một thế kỷ, lạ kỳ, sôi nổi, không làm sao an ủi nổi, cuốn tiểu thuyết đã “điểm nhãn” – như điểm nhãn rồng, trong 1 truyền thuyết về 1 họa sĩ chuyên vẽ rồng, nhưng không điểm nhãn, vì điểm nhãn vô, là nó bay mẹ đi mất -  cho thế giới giả tưởng.

Henry Miller vinh danh nhân vật chính; Scott Fitzgerald chôm cái tít cho “Đại [gia] Gatsby” của ông [nhiều người còn phán, chẳng chỉ thế, mà nhà văn Mẽo còn dựng nhân vật chính của mình, Nick Carraway, từ nhân vật của Alain Fournier]. John Fowles thú nhận, nó ảnh hưởng lên tất cả những gì ông viết ra. “Tôi biết, cuốn sách có nhiều 'faux-pas',” [thuổng chữ của Gấu Cà Chớn, khi thổi bạn quí của hắn, qua cuốn Mù Sương], ông thở dài não nuột, như muốn rũ khỏi mọi ám ảnh của cuốn truyện, “nhưng nó lẽo nhẽo bám theo hết cả cuộc đời của tôi”.

Quái 1 cái, là TTT, hẳn là phải đọc, không phải "Đại (gia) Gát By”, của Scott Fitzgerald, mà là Tender Is The Night, cũng của ông, được Mặc Đỗ dịch ra tiếng Mít là Cuộc Tình Bỏ Đi [tuyệt cú mèo, đặt tít như thế, chứ đâu có "mù chữ Mít", như đám Hậu Vệ, Da Mùi!]

Đọc Một Chủ Nhật Khác, không làm sao mà không nhớ tới Cuộc Tình Bỏ Đi.

-Anh có biết tại sao em đến tìm anh không?
Kiệt khó chịu vì câu hỏi. Chàng nín thinh.
-Em tìm để từ biệt anh. Oanh ngừng đợi phản ứng của Kiệt - Trước khi không còn được gặp anh, em muốn...
Kiệt lặng người.... Oanh cúi mặt như người phạm lỗi...

-Về già nghĩ đến những lúc này mình có kỷ niệm đẹp biết là chừng nào..
-Em nghĩ thiệt giỏi. Kiệt chua chát, ngấm ngầm, cay đắng...

Ui chao, chẳng lẽ Sad Seagull của GNV, lập lại những cảnh này, bữa gặp ở Tiểu Sài Gòn?



Nguyễn Ngọc Tư

Nhu luôn chứng tỏ sự có mặt của mình bằng cái mùi giấm bâng quơ, mà nói thiệt, có thanh thoát lãng mạn gì cho cam, nó cứ chua lè chua loét. Trong mớ vũ khí mà Nhu vẫn thường tấn công vào những lúc em chập chờn nửa mê nửa ngủ, chỉ có hoa bần là mát lành nhất, nhưng cũng mỏng manh nhất. Nhu cần thứ gì đó xộc thẳng vào tim óc em, để cái nhớ phải nhảy dựng lên, chong lên ý nghĩ tìm Nhu, phải tìm Nhu. 

Đầu năm Tẩy, đọc truyện tình của Cô Tư, tuyệt thật.
Cái tít mới lại càng tuyệt. (1)

"Bản của Tư gửi", như thường lệ, có tí “hỏi ngã” chưa được chỉnh, Gấu Cà Chớn bèn bệ về, đánh bóng lại, post lên, để lấy hứng, viết về "mà nói thiệt, có thanh thoát lãng mạn gì cho cam":

Gấu cũng có 1 vài kỷ niệm cà chớn như vậy với BHD!

Hà, hà!

Không phải do đọc Xác Bụi mà nhớ ra: Vẫn nhớ, vẫn tâm niệm, sẽ có ngày viết ra, nhưng lại tiếc, sợ…  thế nhân mắt trắng dã, đọc không ra, lại còn về hùa với đám đệ tử Thầy Kuốc, chửi thằng cha Gấu Cà Chớn, cứ cái gì đính đến BHD là bệ về thờ, như...  vết bàn chân trên mặt ruộng của bà vợ của 1 nhân vật của Võ Phiến!

Hà, hà! 

Nhưng đọc Xác Bụi mà không lôi câu thơ thần sầu Brodsky đã từng trích dẫn, thì cũng nhảm, đại nhảm 

"Hãy nhớ Gấu Cà Chớn nhe", hạt bụi thì thầm. (2)

"Remember me,"
whispers the dust.

("Hãy nhớ đến tôi,"
Hạt bụi thì thầm.)

Peter Huchel (thi sĩ Đức) 

[Joseph Brodsky trích dẫn, trong "Ca ngợi buồn phiền", "In Praise of Boredom"]

Chừng đó thôi cũng đủ, chúng cứ đay đi đay lại thời con gái của em. Đôi khi mùi tương thoảng qua mặt, em mắc cười nghĩ Nhu chơi trò này thiệt nhảm. Nhưng em vẫn không kìm được rùng mình như vẫn luôn rùng mình mỗi khi Nhu ào về mang theo một cảm giác thân thiết gợi nhớ về mối tình đã cũ.
Nhu vẫn thường về trong chiêm bao của em, trong nhân dạng thằng con trai mười chín tuổi. Trẻ hoài. Nhu đu nhánh bần, nói vói xuống, “ê, nhớ anh không?”. Hoặc thò đầu ra khỏi đám bông lau trắng xốp thở dài sườn sượt, “ở đây lạnh quá chừng”. Hoặc khọt khẹt ho, “rễ cây nó xuyên qua cổ anh rồi”.
- Đừng quên anh, Dịu!

[To U. GNV]

(1) Cái tít trên Sầu Riêng, Blog của Cô Tư, cũng thú lắm: Món gì giữa hai ngón chân cái?
Làm GCC nhớ "danh ngôn thần sầu": Đàn bà ưa gãi ngứa giữa hai ngón chân, nhất là giữa hai ngón chân cái!

Hà, hà!


Nhà văn Nguyễn Đông Thức cho rằng, cộng Nguyễn Ngọc Tư và nhiều nhà văn hiện nay viết về “Văn minh miệt vườn” cũng không thể bằng Sơn Nam. (1)

Phán như thế thì thật là nhảm.

Sơn Nam, cốt của ông, là 1 tên VC nằm vùng, chính báo chí VC sau 30 Tháng Tư cũng đã ban cho ông cái nick, “nhà văn của nhiều thời”, cũng 1 thứ cắc kè, thời Ngụy sống cũng bảnh, mà thời sau 30 Tháng Tư, cũng vẫn bảnh, và khi chết, đếch có đất chôn, phải nhờ 1 nhà hằng tâm hằng sản, thí cho một vuông đất.

Nghĩa là nhà nước VC coi ông như 1 múi chanh vắt sạch!
Cũng 1 thứ tà lọt như Osin mà thôi.

Vả chăng, thời của Sơn Nam là của 1 Miền Nam còn đang khai phá.
Thời của "Rừng Bất Tận". Dân tình thời đó, còn đầy chất giang hồ, nghĩa khí.
Truyện hay nhất của ông, với GCC, là Hình Bóng Cũ
Khác hẳn thời của NNT, sau Cách Mạng VC thành công, thời của "Cánh Đồng Bất Tận", chiều chiều bướm lượn, dầy như muỗi rừng Cà Mâu thời Sơn Nam.
Ông nhà văn VC nằm vùng này, tâm địa kém lắm.
Ghen với cả 1 đứa con nít viết văn, bởi vì so với tuổi của ông Cô Tư chỉ là 1 đứa con nít.

Hỗn

Có một dạo, “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư gây xôn xao dư luận. Nhà văn nhận xét thế nào về quyển sách này và về tác giả?
- Cô Tư viết hay nhưng hỗn. Văn phong của cổ hơi cà rỡn. Cái nhìn trong “Cánh đồng bất tận” không rộng, nông dân ở đó không nhìn hẹp như thế mà mỗi cái họ đều có lý của họ. Ngọc Tư thông minh, sẽ còn phát triển nữa nhưng cần người chỉ dẫn sau vụ lùm xùm về “Cánh đồng bất tận”.
Sơn Nam
Nguồn

Xác bụi

Truyện ngắn

Nguyễn Ngọc Tư

Cái tối trước khi Nhu đi, em cầm tay Nhu luồn vào ngực mình, giọng ríu lại “…nè”. Vì run rẩy mà nuốt mất chữ “Em cho…”. Nhưng Nhu kịp hiểu, bàn tay hấp háy. Rõ ràng là em chỉ hổn hển, không vùng vẫy tí nào vậy mà hai đứa vẫn đạp ngã hũ giấm. Sáng ra bước vô nhà củi, má em hết hồn tưởng đâu có trộm: mấy bó lá dừa khô dùng để nhen lửa bị tháo bung, giấm chảy chèm nhẹp ra đất, khạp tương thì rơi nắp.

Mùi giấm chuối chua khẳm lẫn lộn mùi đậu tương mằn mặn. Tiếng gà lục cục động ổ. Âm thanh lá dừa khô rột rẹt sột soạt lào xào theo mỗi chuyển động của đôi người. Mấy trái vú sữa chín cây rụng sau cú bay lên của đám chim đêm. Lùi xa hơn, là mùi cám ở nhà máy chà gạo, nơi em và Nhu lần đầu gặp nhau. Mùi bông bần ngát con đường xóm mà hai đứa thường về sau khi coi hát. Đó gần như là tất cả những gì Nhu có cùng em.

Chừng đó thôi cũng đủ, chúng cứ đay đi đay lại thời con gái của em. Đôi khi mùi tương thoảng qua mặt, em mắc cười nghĩ Nhu chơi trò này thiệt nhảm. Nhưng em vẫn không kìm được rùng mình như vẫn luôn rùng mình mỗi khi Nhu ào về mang theo một cảm giác thân thiết gợi nhớ về mối tình đã cũ.

Nhu vẫn thường về trong chiêm bao của em, trong nhân dạng thằng con trai mười chín tuổi. Trẻ hoài. Nhu đu nhánh bần, nói vói xuống, “ê, nhớ anh không?”. Hoặc thò đầu ra khỏi đám bông lau trắng xốp thở dài sườn sượt, “ở đây lạnh quá chừng”. Hoặc khọt khẹt ho, “rễ cây nó xuyên qua cổ anh rồi”.

- Đừng quên anh, Dịu!

Sau này, Nhu chỉ nói mỗi câu đó, bằng lời nhẹ như gió, hoặc bằng vẻ mặt buồn rượi, da diết, sương khói… làm em choàng dậy, mồ hôi đầm đìa bết dính tóc vào gối. Hôm em lấy chồng, đêm tân hôn Nhu thả vú sữa lơi lịch bịch, mang bao nhiêu mùi giấm mùi tương mùi cám vào buồng, em không biết có nên rên lên để chồng vui hay thôi. Em rên thể nào Nhu cũng mếu máo nghĩ, thôi rồi, em ấy quên mình rồi, quên sạch.

Nhưng em đâu có quên Nhu dễ dàng như vậy. Có thể vì Nhu không để em quên. Từ Nhu chết, em nghĩ mọi thứ quanh mình không có gì là bâng quơ hết, lá xóc nóc nhà xào xạc cũng là bước chân của anh bồ cũ. Những mùi hương phảng phất nửa đêm. Một đóm sáng nhói lên trong đêm tối, tan nhanh như một thứ ảo ảnh. Những giấc mơ mang bóng dáng Nhu buồn rượi. Những hình ảnh quen thuộc trong góc nhà xuồng như đóng cọc vào lòng mỗi khi em bước vào đó lấy trứng gà trên ổ. Cái cảm giác Nhu ở quanh đây làm em cười giòn cũng ngại. Chồng em đã quen việc nửa đêm vợ tự dưng ngồi dậy ngó quanh, thuộc cái nỗi ám ảnh của thằng bạn cùng xóm tên Nhu, nhận ra nỗi đắn đo hổn hển hay không hổn hển của vợ.

Chồng ít chạm vào người em, và hay đi đánh cờ đêm với ông láng giềng. Cửa nẻo lạnh lẻo. Em nghĩ tìm thấy Nhu đã, đưa anh về đất quê nhà, rồi không còn ngoái lại nữa, nhà cửa chắc ấm lên.

Anh Hai của Nhu vẫn thường nói lạ lắm, nhà bên đó toàn người ruột thịt, nhưng không ai mơ thấy Nhu lần nào. Em nghe, vừa thích vừa nặng nề. Nhu chỉ tin cậy và trông đợi vào mình thôi. Mình mà không tìm Nhu thì mặt mũi nào.

Ý tưởng đó bị hoãn đi hoãn lại nhiều lần, khi thì vì em có bầu, rồi mẹ chồng bệnh, kế tới sinh con, nuôi đứa đầu vừa dứt mũi dãi lòng thòng thì lại nghén đứa thứ hai… Cũng có khi vì manh mối về Nhu mỏng quá, lúc đi thì bảo đi cạo mủ cao su, nhưng tin tức lần cuối là ở bãi vàng. Nhu về thường hơn. Lần gần nhất Nhu lẻn vô chiêm bao khoe cánh tay xăm ba chữ “hận mụt măng”. Tỉnh dậy, em suy đoán trên thân xác Nhu có một bụi tre.

Đàn bà ở xóm Lung hình như ai cũng lấn bấn với người thân xiêu lạc. Mẹ chồng kể hồi đi lấy cốt ba chồng, mẹ cứ khăng khăng với đám thợ đào bới là mất khúc xương giữa hai đùi, “tôi đếm kỹ rồi, còn thiếu khúc đó”. Em cười đến chảy nước mắt. Mẹ lấy ba khi mới mười sáu tuổi, khờ căm, vẫn nghĩ sinh con từ bên hông. Ba bị pháo dập nằm ở miệt Trảng Bom, mẹ chưa kịp gần gũi đàn ông khác, nên không biết cái đoạn xương ấy chỉ là mẫu sụn thỉnh thoảng huênh hoang ta đây dũng mãnh.

Nghĩ, mẩu giữa hai ngón chân cái Nhu chắc thành đất lâu rồi. Nhớ thân thể Nhu và những va chạm vừa hoảng loạn vừa bổi hổi, vừa xa xôi vừa máu thịt, cảm giác đó em không tìm lại được ở chồng. Nên nhiều khi tiếc đến chảy nước mắt ra chớ không phải vừa. Rắn rỏi, chắc nụi, Nhu đã làm em tê mê ú ớ, ngay lần đầu tiên của hai đứa. Thích quá chừng. Hồi chưa có tin báo Nhu bị vùi đâu đó ở bãi vàng, em cứ nghĩ mai kia Nhu về, lại ôm nhau ấy nhẩn ấy nha vào nhẩn ra nha lên nhẩn xuống nha bù cho đêm nào vội vã. Em nhớ đầu gối Nhu bị xước khi quỳ trên nền đất cứng đanh. Nhớ tấm lưng Nhu hay đưa cho em gãi, xuýt xoa khen đã ngứa quá. Gương mặt xương có đôi môi dày, và mớ tóc cháy nắng cứng đờ khi gại trên ngực em làm em kêu nhột… dần rã đi ở nơi nào đó, những ý nghĩ ấy gợi cho em nỗi tuyệt vọng âm thầm.

Nhưng em không cho mình cái quyền được quên. Cảm giác em nói rằng Nhu đang ở bên mình. Kệ em đã là mẹ của hai con vợ của ông chồng hiền lành cộc tính, Nhu luôn chứng tỏ sự có mặt của mình bằng cái mùi giấm bâng quơ, mà nói thiệt, có thanh thoát lãng mạn gì cho cam, nó cứ chua lè chua loét. Trong mớ vũ khí mà Nhu vẫn thường tấn công vào những lúc em chập chờn nửa mê nửa ngủ, chỉ có hoa bần là mát lành nhất, nhưng cũng mỏng manh nhất. Nhu cần thứ gì đó xộc thẳng vào tim óc em, để cái nhớ phải nhảy dựng lên, chong lên ý nghĩ tìm Nhu, phải tìm Nhu.

Có lần, trong lúc cho con ăn, em bận nối những ảo ảnh tìm một manh mối nào đó, lơ đãng để con mắc xương gà. Vừa khóc vừa vác con chạy lại trạm xá, em nghĩ chuyện này phải kết thúc ở đây. Phải kết thúc.

Em đi tìm những ông thầy Ba cốt cô Bảy, nhờ họ vẽ cho một con đường tìm Nhu. Lúc đầu xách nón đi hai thằng con kêu khóc. Sau này tụi nó vẫy tay cười rất tươi. Sau nữa tụi nó hỏi sao lúc này má không đi thầy?

Hôm người nhà Nhu bày mâm cúng vái để bật gốc bụi tre gai ở bãi đất hoang cách quê nhà hơn một ngàn cây số bới tìm xương cốt thằng con trai yểu mạng, em cũng rủ chồng con đi cùng. Hai đứa trẻ đẻ năm một phá như quỷ sứ, thấy người lớn không để ý, liền cầm hai đoạn xương ống làm vũ khí đánh nhau choang choang, miệng còn giả âm thanh chém gió của phim kiếm hiệp. Giây phút đó, dù rất cố gắng, nhưng em vẫn không tìm được chữ nào tử tế, sang trọng để gọi tên mấy thứ bày ra trên tấm vải liệm kia ngoài hai chữ: đống xương.

Cả mùi người, chúng cũng không còn giữ lại.

Mấy đoạn cốt tanh bùn này đã làm cho em đổi tóc xanh thành tóc trắng. Lúc em kêu la chạy theo tụi nhỏ đòi lại hai cái xương, chúng cứ tưởng mẹ giỡn, vì nghĩ thứ này mà quan trọng gì. Cho đến khi nhìn mẹ đổ sụp ra đất, tụi nhỏ cũng chưng hửng. Có gì đâu mà khóc lóc ghê vậy.

Giây phút đó, em tự hỏi mình đã làm chi cuộc đời mình?