*

TƯỞNG NIỆM

Kỷ niệm với nhà thơ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10





Kỷ niệm với nhà thơ.



*

Tôi muốn gọi tên họ
Nhưng danh sách bị tịch thu
Chẳng làm sao tìm thấy.

I will rememer them always and everywhere,
I will never forget them no matters what comes

Tôi sẽ, luôn luôn, bất cứ đâu đâu, nhớ họ.
Tôi chẳng bao giờ quên họ, dù bất cứ chuyện gì.
Anna Akhmatova

Thơ phải được đọc lên, phải được nghe, như đây là định mệnh cuối cùng của nó.
Định mệnh của một tiếng nói và cũng là định mệnh của hồi nhớ,
của biết bao nhiêu con người.
Thanh Tâm Tuyền

*
Thơ Ở Đâu Xa

Lần đó, ông em kể lại, trong cuốn DVD đám tang ông anh, hai anh em còn ở chung trại. Cùng đi vác nứa, chỉ tiêu mỗi trại viên là 10 cây. Không ai lo nổi cho ai. Ai về trước thì được ăn bo bo trước.
Thường, cỡ năm giờ chiều là về đủ. Bữa đó, thiếu một mình ông anh. Phải đến chín giời tối, ông anh mới về.

From:
Date: Thursday, June 08, 2006 6:45:53 PM
To:
Subject: Ve mot bai tho

Cau chuyen to ke lai vu hai anh em di vac nua hoi con o trai Viet Hong Yen Bai , chinh la de tai cua bai tho " nga tren nui Viet Hong khi di vac nua " . Mai cho toi sau nay , khi doc bai tho do , to moi biet ky do anh Tam bi te suyt chet . Va neu co chet cung chang ai biet ./.

Trong DVD, một ông bạn tóm tắt một câu về bạn thơ của mình: Vui thì chia, nhưng buồn thì chịu một mình.

Câu này làm Gấu nhớ, Coetzee cũng đã từng tóm tắt một câu, về nhà thơ Brodsky:" ... a refusal to exhibit his wounds was always one of his more admirable traits." (1)
Ôi cái sự từ chối phô bầy những vết thương của mình mới bảnh, mới đáng yêu làm sao, hỡi nhà thơ của chúng ta!

(1) J. M. Coetzee: Những tiểu luận của Brodsky, in trong Stranger Shores, Những Bến Bờ Lạ Lẫm Hơn, Những tiểu luận văn học, 1986-1999, nhà xb Viking.

Hay nửa đêm Hà Nội
Anh là thằng điên khùng
Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới.

Cung Tiến, trong DVD đám tang bạn mình, coi đây là một trong những dòng thơ kinh điển của Thanh Tâm Tuyền.

Nếu như thế, Gấu có lẽ là người đầu tiên làm cái việc đó, biến dòng thơ thành "kinh điển".

Chỉ có những người vội vã rời bỏ Sài-gòn ngay những ngày đầu, họ đã không kịp sửa soạn cho mình một nỗi nhớ Sài-gòn. Còn những ai ở trong tâm trạng sắp sửa ra đi, đều tập cho quen dần với cơn đau sẽ kéo dài. Đều lựa cho mình một góc đường, một gốc cây, một mái nhà... để cười hay để khóc một mình. Một mẩu đời, một đoạn nhạc, một bóng chiều, một giọt mưa, một sợi nắng... để gọi thầm trong những lúc quá cô đơn. Để mai kia mốt nọ, trên đường tha phương cầu thực, nơi đất khách quê người, những khi ngọn gió heo may bắt đầu thổi, những khi ngồi bó gối bên trời, nhìn lá vàng rơi đầy, lấy tay che thời gian không nổi, hay những đêm tàn nghe bếp lửa réo gọi... sẽ nhâm nhi những cọng cỏ tưởng tượng của quê hương. Ôi,"Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới". Hãy cho tôi thăm lại con phố Bonard, nơi có bót Hàng Ken [đúng ra là bót Lê Văn Ken], chú bé di cư ngày nào ngơ ngác, rụt rè làm quen, tự mình khám phá Sài-gòn. Gần gốc cây chỉ còn trong cậu bé ngày xưa, một người đàn ông đánh đập dã man một người đàn bà. Không quên bài học Công Dân, chú bé chạy vào trong bót. Chú bị ăn bạt tai, cùng những lời sỉ vả, người ta đánh vợ, mắc mớ chi tới mày. Đồ con nít Bắc kỳ di cư, vô đây làm tàng. Ôi bài học đầu tiên khi tìm cách làm quen thành phố, được thời gian gọt giũa trở thành một nốt ruồi son đáng yêu biết là chừng nào trên khuôn mặt cô bé. Trên khuôn mặt Sài-gòn.
Một thành phố mà tôi đã chết ở trong, nay sống lại, chỉ để kể về nó.
Lần Cuối Sài Gòn

*
Câu thơ trên, đến với Gấu, khi nằm trong nhà tù quốc tế Bangkok Thái Lan, trong chuyến vượt biên thành công. Lạ, là nó bật ra từ một dòng trong truyện của Le Carré, do quá nhớ Sài Gòn.
Gấu đã kể lại kinh nghiệm này.

"Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi lại tưởng đây là hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể."
Đêm Thánh Vô Cùng

Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới, là tâm trạng Gấu, những giờ phút sắp sửa bỏ chạy quê hương, rời bỏ Sài Gòn.
Em ở đây, là...  Sài Gòn.
Và cũng thế, Em của TTT, là...  Liên. Hay đúng hơn, Hà Nội.
Với nhà thơ, Liên tức là Hà Nội.

Nhân vật Liên, có thực ở ngoài đời, như ông em nhà thơ cho biết. Không phải là... liên khúc, như Ninh Hạ viết: "Có người quyết đoán Liên là tên một người yêu của nhà thơ. Theo Thanh Tâm Tuyền giải thích, Liên chỉ có nghĩa là liên khúc của thơ và thơ xuôi trong tác phẩm..."
Có thể như thế, nhưng không phải như thế!

Bởi vì, có lẽ Ninh Hạ quên không nhớ đến Liên, trong Ung Thư, chẳng hạn. Vả chăng, ngay cả trong trường hợp, nhà thơ đã từng giải thích, như Ninh Hạ cho biết, thì cũng vẫn không thể tin được.
Đó là lời cảnh cáo của D.H Lawrence: Đừng bao giờ tin người kể chuyện. Hãy tin câu chuyện." ["Never trust the teller. Trust the tale."]

Nửa đêm Hà Nội, "đuơng" ôm em ra riết như thế mà đã nghĩ đến những ngày xa cách, một khi ở... Sài Gòn!

Nhưng, đẩy cho đến tận cùng, cái gọi là kinh điển của thơ TTT, là kinh điển của thơ, của bất cứ thi sĩ, thứ thiệt
Nói rõ hơn, tâm trạng ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới, là tâm trạng của thi sĩ, theo cái nghĩa, thấy mình bất lực, trước thực tại, [... Bếp Lửa "miêu tả không khí Hà-nội trước 1954; đi và ở đều là những chọn lựa miễn cưỡng, chia lìa hoặc cái chết]. "Anh là thằng điên khùng", anh là thằng... bất lực!

Đoạn sau đây, của Brodsky giải thích tâm trạng nhà thơ vĩ đại Anna The Great, áp dụng vào trường hợp TTT, cũng "đặng đặng."
Brodsky: Với tôi, tính kinh điển, thực tại thực, the main thing, của Kinh Cầu [thơ Akhmatova], là đề tài về sự xẻ đôi, về sự bất lực của nhà thơ không có được một phản ứng toàn vẹn [trước thực tại]. Akhmatova mô tả những kinh hồn thất đảm, những ghê rợn của Đại Khủng Bố của Stalin. Nhưng cùng một lúc, bà nói hoài hoài về cái tâm trạng mấp mé biến thành khùng của mình....

Brodsky. No, the text of Requiem is anything but straightforward.
Volkov. Sure, there are two levels here: real biography—Akhmatova and the fate of her arrested son; and the symbolic—Mary and her son Jesus.
Brodsky. For me the main thing in Requiem is the theme of splitting, the theme of the authors inability to have an adequate reaction. Akhmatova describes in Requiem all the horrors of Stalin's "great terror," but at the same time she is constantly talking about how close she is to madness. Do you remember?
   Already madness dips its wing
   And casts a shade across my heart,
   And pours for me a fiery wine
   Luring me to the valley dark.

   I realize that to this madness
   The victory I must yield,
   Listening closely to my own
   Delirium, however strange. 

Khổ thơ sau có lẽ là tuyệt vời nhất của tất cả Kinh Cầu. Hai dòng chót nói sự thực lớn lao nhất. Akhamatova diễn tả tâm trạng của thi sĩ, khi nhìn mọi chuyện xẩy ra cho bà, như thể, bà đứng qua một bên, ["Ôm em trong tay mà đã", là theo nghĩa đó]. Với nhà thơ, sự kiện, viết ra, cũng quan trọng như, sự kiện, diễn tả nó: Nhà thơ bắt đầu trù ẻo mình: Anh là thằng điên khùng. Mi là một thứ quái vật chi, tại sao mi thản nhiên nhìn những sự ghê rợn như thế diễn ra trước mặt, như thể nó chẳng liên quan mắc mới gì tới mi
*

Gấu biết Cung Tiến, ngay những ngày đầu tập tành viết văn. Không chỉ viết văn, mà viết phê bình, biên khảo, giới thiệu trào lưu văn học thế giới!
Ông là bạn của Thanh Tâm Tuyền, thành thử Gấu khó mà thân, theo cái kiểu suy nghĩ, một ông anh là...  quá đủ rồi!
Được cái, Cung Tiến rất dễ chịu, "chỉ" với Gấu. Ông vốn nổi tiếng khó chơi, dễ nổi quạu, nghe nói vậy!
Cái cụm từ, "Et, enfin", mỗi khi say, của tay Kiệt, trong Một Chủ Nhật Khác, là của Cung Tiến.
Khi say, lẽ tất nhiên!

Ông phán một câu, ngay lần đầu gặp gỡ, nghe cũng... được:
-Cái kiểu viết của... anh [?], thật là Việt Nam. Tôi không có được cách viết đó.

Đúng như thế!
Những bài viết của Cung Tiến lúc đó, quả là có tính 'bác học, mô phạm', đúng dân "pro" [nhà nghề], viết. Khác hẳn Gấu, thí dụ như loạt bài "Thế nào là văn chương dân thân?", trên tờ "Nghệ Thuật" ngày đó.
Không súc tích, không trường lớp, không uyên bác..  như của Cung Tiến, nhưng đặc Việt Nam.
Thì, đúng như lời ông anh, mày học, đọc, đến đâu, viết đến đấy.

Bao nhiêu năm rồi, nhìn lại, đủ để đánh giá như vậy!

Ngoài ra, Gấu cũng có một cuộc SHVHNT hơi bị "quê một cục", với Cung Tiến.
Số là, cuối một tuần nào đó, thời đó, Cung Tiến có mời mấy người bạn của ông tới nhà ông để nhậu. Gấu không được mời. Và cũng chẳng hề biết tới cuộc nhậu đó. Nhưng, một tay nhà văn, biết. Tay này quen Gấu. Phải nói, là rất thân, thời đó. Gấu không hiểu tay này có được mời hay là không. Nhưng anh ta rủ Gấu tới.
Ngu như Gấu, Gấu cứ thế gật đầu, đi theo anh ta. Ham vui mà!
Tới, gặp Cung Tiến. Mặt ông có vẻ sượng, nhưng vẫn vui vẻ đón tiếp. Nhưng đến lúc gặp Thanh Tâm Tuyền thì thấy ngay là hố. Hố to.
Ông anh không nói gì. Nhưng cái nhìn như hạch hỏi:
-Thằng ngu kia, có ai mời mày đâu mà vác mặt tới?

Gấu nhớ hoài bữa đó, không phải vì ba cái chuyện lẩm cẩm trên, nhưng vì điều này:
Đó là lần đầu Gấu được thưởng thức thứ rượu Courvoisier [?], đựng trong một cái vò, vò đựng trong một cái ổ rơm. Một cái giỏ, đúng hơn
Đại khái vậy.

Nhìn ông, trong DVD đám tang ông anh, bỗng nghĩ, không hiểu ông có còn nhớ ba cái chuyện lẩm cẩm trên không?