*

 
Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách

TƯỞNG NIỆM





Em thương anh như thương một ông trời bơ vơ...

Bùi Giáng

Auden: Gì nữa đây?

Ký giả: Tôi tự hỏi, nhà thơ số một hiện đang còn sống được coi là người bảo vệ sự vẹn toàn tiếng Anh của chúng ta, là ai theo ông?

Auden: Tại sao (không phải là) tôi, lẽ dĩ nhiên!

(Chuyện trò, Mùa Thu 1972).

Wilfrid Sheed, trong một bài giới thiệu tuyển tập Nhà văn khi viết, Writers at work của tạp chí The Paris Review, (Penguin Books, 4th series, 1979) đã coi đây như một dịp "xin lỗi người đọc", về một định kiến của ông đối với những bài phỏng vấn nhà văn/nhà thơ tạp chí này thường thực hiện. Bởi vì có lần tác giả viết: những thông tin ở trong đó chẳng khác gì chuyện ngồi lê đôi mách, làm xàm, bá láp về giới viết lách. Chuyện những cây viết chì-số hai của Hemingway, hay Aldous Huxley mặc áo ngủ loại nào, thì đâu có ăn nhậu gì tới văn chương? Nhưng rồi tác giả nhận ra, trong những câu chuyện tầm phào như thế, chứa đựng "nguyên liệu số một", materia prima, của văn chương.

Liệu chăng, chúng ta có thể vượt lên khỏi cõi đời thường, để hiểu được "một ông trời bơ vơ" ?

Bởi vì Bùi Giáng, là cả một kho tàng những giai thoại, thường rất đỗi đáng yêu, nhiều khi rất ngậm ngùi...

Trong một bài viết ở trong nước, "một thú vui tao nhã: thú đọc sách ở thành phố Sài-gòn" (cho phép tôi được sửa, một tên gọi ở đây), tác giả Hồng Minh-Hoàng Kim kể, khi tập thơ Lá (1988) của Văn Cao được xuất bản, người yêu thơ náo nức chờ đợi, nhưng dù được nhà xuất bàn Tác Phẩm Mới của Hội Nhà Văn in với số lượng lớn, vậy mà người viết không làm sao không tìm thấy ở đâu cả. Ông/bà không giải thích lý do, nhưng than, (ôi) nỗi thất vọng tràn trề.

Thế rồi một chiều Tr. phóng đến tìm tôi, tay vung vẩy tập thơ. Đúng là tập Lá, bìa của họa sĩ Trần Ngọc Quỳ đàng hoàng. Ở đâu? Văn Cao tặng tao, Tr. đáp, mặt vênh lên như tay chơi chính hiệu. Không tin hả. Thì đây, ở đầu tập thơ vẫn còn nét chữ Văn nguệch ngoạc, thứ chữ của một ông già bị nung đủ lửa. Mà lời đề tặng rất tao nhã, rất thơ: Gửi anh, một chiếc lá đầu - Văn. Cuối cùng Tr. mới thú nhận rằng nó nhặt ở... quầy sách cũ trên đường Điện Biên Phủ, góc đầu Hai Bà Trưng!

 

Và đây là đoạn về ông trời bơ vơ giữa chợ sách:

Người có nỗi chuân chuyên của người, sách có sự thăng trầm của sách. Tại khu sách cũ Nơ Trang Long một chiều mưa, tôi gặp thi sĩ Bùi Giáng đang chăm chú với một cuốn sách cũ. Cứ ngỡ bậc tiền bối như Bùi tiên sinh thì không còn gì đáng cho ông đọc nữa, nhưng khi ông bỏ cuốn sách xuống đi ra thì tôi lại thấy đó chính là cuốn Tư tưởng hiện đại của... ông. Giở lam nham thấy nhiều trang còn nguyên vết mực tươi, chữ viết ngoằn ngoèo. Thì ra ông tìm đến quầy sách cũ để tiếp tục sửa lại những điều chưa vừa ý trong cuốn sách của mình!

Cá nhân người viết không tin, chuyện "tìm, để"  nhưng cảnh tượng ông trời bơ vơ thưởng thức một buổi chiều mưa như thế, bằng những nét chữ còn tươi nét mực như vậy, chắc chắn là có thực. Tôi bỗng liên tưởng tới đoạn Zhivago về già, đi làm công cho một gia đình, gặp ông chủ nhỏ đang cắm cúi ghi chú lia lịa trên những trang sách, giơ tay vẫy vẫy ra ý xua đuổi, đừng làm rộn... nhân lúc vắng người, Zhivago tò mò lén coi: hóa ra là tác phẩm của mình! Hai hình ảnh, về cùng nhà thơ, một mơ tưởng một cuốn sách đẹp thật đẹp, cùng với nó là trách nhiệm của một người viết, và một (hình như) hài lòng vì thấy tác phẩm sống dai hơn mình...

Trong bài viết Bùi Giáng và nỗi lòng Tô Vũ (Thế Kỷ 21, Tháng 11, 1998), Phạm Xuân Đài nhớ lại, kỷ niệm lần đầu ông đọc Bùi Giáng, "vào thập niên 50 trên tờ Phổ Thông do ông Vũ Quốc Thúc chủ trương chủ trương, xuất bản tại Hà-nội trước cuộc di cư năm 1954. [Đây cũng là một chi tiết thật hiếm quí; đa số độc giả, theo tôi, chỉ biết ông lần đầu, qua tập Mưa Nguồn ]. Tuổi học sinh đọc là tôi mê bài ấy ngay, nỗi mê gần giống như khi đọc Những Vì Sao, Les étoiles, của Alphonse Daudet, có lẽ với nhiều cảm động hơn. Một bên là chàng chăn dê giữa rừng núi với tình yêu bầy dê của mình, một bên là chàng chăn cừu với mối tình chớm nở với cô con gái ông chủ. Tuổi thanh niên dễ "bắt" những rung động ấy lắm!...

Theo Phạm Xuân Đài, bài thơ Nỗi Lòng Tô Vũ, kỷ niệm một đoạn đời 15 năm chăn dê ở núi đồi Trung Việt - Nam Ngãi Bình Phú gây thắc mắc cho nhiều người. Ông đã từng gặp thi sĩ, nhưng quên nhờ giải thích: về thời gian, không làm gì có chuyện Bùi Giáng đi chăn dê trong 15 năm, về không gian thì cả vùng đồi núi Nam Ngãi Bình Phú là quá lớn đối với địa bàn chăn dê thật của thi sĩ. Và ông đành tự giải thích, xin tóm tắt đại khái: Thời gian và không gian, tuy có thật, nhưng được nới rộng ra. Mười lăm năm, có lẽ là mượn từ Kiều. Không gian, gợi nên không gian Liên Khu Năm thời kháng chiến chống Pháp. Thời gian ấy, không gian ấy sẽ hỗ trợ cho không khí và nỗi lòng của chàng Tô Vũ mới, và làm cho mối tình của chàng với bầy dê đượm một mầu sắc riêng... Mượn mười lăm năm luân lạc của Kiều để chỉ một thời gian ngắn hơn nhiều của đời mình, Bùi Giáng "có lẽ đã tiên cảm nỗi bất trắc lớn lao của dân tộc trong vòng vây không thoát được của chủ nghĩa CS... Nỗi lòng của Tô Vũ là nỗi lòng của một kẻ đi đầy". Và Phạm Xuân Đài kết luận rõ ràng đoạn đời 15 năm và đồi núi Trung Việt Nam Ngãi Bình Phú là một lối nói thậm xưng để thành một loại mật ngôn, nhằm chuyển tải một tâm sự. Ngay cả việc chăn dê cũng chỉ là một cái cớ. Nội dung bài thơ chỉ thuần túy nói về việc chăn dê và tình của tác giả với bầy dê, với hình ảnh ý tứ và ngôn từ đẹp, nên thơ, độc đáo. Duy tựa đề và nhất là câu đề từ hơi lạ... nhưng đó chính là một mấu chốt không thể giải của bài thơ Nỗi Lòng Tô Vũ.

Theo tôi những nhận định của Phạm Xuân Đài về bài thơ Nỗi Lòng Tô Vũ: nội dung bài thơ chỉ thuần túy... cho thấy rất nhiều, nếu không là tất cả về nhà thơ, và điều này được khẳng định qua tập Mưa Nguồn, qua những tác phẩm dịch thuật, qua cách ăn ngủ dầm dề với lục bát, cho dòng thơ này làm bạn với chuồn chuồn châu chấu, mẫu thân, người đẹp... Mượn hình ảnh rất đáng yêu, rất ngạo mạn, rất ngổ ngáo, rất "ngồ ngộ" của thi sĩ Anh, Auden, tôi nghĩ, Bùi Giáng cũng muốn trả lời như vậy, khi được hỏi ông muốn gì khi ăn ngủ đi đứng với thơ: ông muốn bảo vệ sự vẹn toàn của tiếng Việt, thoát ra khỏi mọi quyền lực nhằm lạm dụng nó, trước khi nó bị thương tổn nặng nề.

Hãy lấy một thí dụ, bây giờ những người tuổi trẻ ở trong nước, hỏi nhau trước khi đi thăm "em út": Mày có "đạn" không?

Ngay cả những tiếng nói thật bình thường, những danh từ xưng hô như Bác, Cháu, Anh Hai, Anh Ba.... nhiều khi người được gọi nghe thấy gai trên mấy đầu ngón tay...

Thời gian, không gian, và một chàng Tô Vũ chăn dê ở đây, là một vùng đất đã mất (lost domain), nơi tiếng Việt, chàng Tô ẩn náu cùng với bầy dê, trước Kinh Hoàng Lớn sẽ tới.

Lost domain, Vùng đất đã mất, là một trong những ẩn dụ lớn của văn chương. Một huyền thoại của đời sống: Vườn Địa Đàng, Tuổi Thơ, Nàng Công Chúa Xa Vời, hay dùng ngôn ngữ phân tâm học: người mẹ được thánh hóa, lý tưởng hoá của tuổi thơ (chúng ta gặp mẫu thân Kim Cương ở đây).

Thi sĩ như một ông vua, ông trời, như một kẻ sẽ chẳng bao giờ kinh qua địa ngục, sẽ chẳng bao giờ là nạn nhân...

Anh ta chẳng khác gì nhân vật thần thoại Gryphon [Nhân vật mình, chân sư tử. đầu cánh, tai chim ưng, tượng trưng cho sức mạnh, nhanh nhện, và cái nhìn sắc bén.được miêu tả trong Lò Luyện Ngục, Canto XXXI]. Không ngừng là chính mình, anh ta biến thành cái bóng của chính anh ta; Paz viết về thi sĩ. Về kinh nghiệm thi ca: chỉ là mặc khải phận người. [Thi ca và Lịch sử , trong The Bow and the Lyre].

Với Bùi Giáng, một phận người thật yêu thương, đôi khi thật ngậm ngùi. Và hình ảnh nhà thơ nhập vào, là ca dao, Truyện Kiều, lục bát, trên tất cả, là tiếng Việt với tất cả những thăng trầm của nó.

Nói về khùng điên, phải có tài của một thi sĩ.

[Bản dịch tiếng Anh: To speak of madness one must have the talent of a poet].

Michel Foucault

Xin vĩnh biệt nhà thơ.

NQT



Witness of Poetry

Bùi Giáng, Một Bài Thơ Lạc Vận
NDT
NXH Blog VOA
*

Em thương anh như thương một ông trời bơ vơ...
Bùi Giáng

Auden: Gì nữa đây?
Ký giả: Tôi tự hỏi, nhà thơ số một hiện đang còn sống được coi là người bảo vệ sự vẹn toàn tiếng Anh của chúng ta, là ai theo ông?
Auden: Tại sao (không phải là) tôi, lẽ dĩ nhiên!
(Chuyện trò, Mùa Thu 1972).

Nói về khùng điên, phải có tài của một thi sĩ.
[Bản dịch tiếng Anh: To speak of madness one must have the talent of a poet].
Michel Foucault

Nhân bài viết về Bùi Giáng của NDT trên VOA
Nhân câu chuyện  NBC được ‘Nobel toán’ [Gấu  sợ rằng cái vụ ‘cả nước’ gọi giải thưởng Fields là 'Nobel toán', là do thuổng… TV, qua bài viết ‘Hôm nay nhân loại nói chung một tiếng nói’: René Thom cho rằng toán học gia là những người rất buồn vì họ không thể chia sẻ niềm vui với những người không phải là toán học gia, và ông tự hỏi, toán học có phổ thông không. Người da đỏ, người Trung Hoa có lý giải, raisonner, như những người Âu châu?
Ông là người Pháp, giải thưởng Fields, 1958, tương đương với Nobel. Sở dĩ không có giải thưởng Nobel về toán, chỉ vì mối giao tình giữa bà vợ của Nobel với một toán học gia Thuỵ Điển khi đó, và giải thưởng này nếu có, sẽ về tay ông ta, một điều không một ông chồng nào muốn.].

Nhân ý của Steiner về từ ‘đẹp’.
Nhân câu ‘những khám phá lớn lao dành cho thiên tài’

Chúng ta đặt vấn đề:

Liệu, trong âm nhạc, nghệ thuật.. có 'những khám phá lớn lao dành cho thiên tài'?
Gấu thực sự tin rằng, có, xẩy ra hoài hoài, có khi chẳng cần phải đợi!
Và có khi phải đợi, sợ còn lâu hơn, so với bên khoa học!
Theo nghĩa đó, Gấu sẽ chứng minh, Bùi Giáng là một nhà thơ đích thực.
Còn cái chuyện điên của Bùi Giáng, cũng đích thực như ông là nhà thơ đích thực.

Trước tiên, để chứng minh, thì cũng phải đưa ra những giả thiết, như bên toán.
Giả thiết đầu tiên, là bài viết của Yann Martel về Thư gửi thi sĩ trẻ của Rilke.

*

Artaud, 'Giàng Búi' Tây

Nếu chúng ta để ý, thì có thể nhận ra một điều là, những người chê BG, đều chưa từng làm thơ. Nếu có người viết văn, thì văn của họ không có tí thơ nào ở trong đó cả, và khi viết, họ ít sử dụng tới trí tưởng tượng, và thường viết thứ văn hiện thực, những loại ký, tự sự, truyện kể…
Đừng coi nhận xét trên là một lời chê bai.


*

Người ta định nghĩa, thi sĩ là kẻ nhìn thấy khía cạnh giống nhau của những sự vật bề ngoài không có vẻ gì giống nhau hết; và thơ là sự so sánh quá đáng [comparaison forcée] giữa những sự vật tưởng như không thân thuộc đó. Thi sĩ, kẻ ở giữa người thường và kẻ điên, bởi vì người điên nhìn mọi vật đều giống nhau hết. Michel Foucault định nghĩa, người điên là kẻ bị vong thân trong trò chơi tương tự, người của những giống nhau quá đáng đến trở thành man rợ.

Bùi Giáng điên, khi đang là thi sĩ, đi quá mép bờ, vượt qua cõi của những giống nhau đến trở thành man rợ: TTT gọi, đây là trường hợp tự huỷ của thiên tài, với BG, là thiên tài ngôn ngữ: tiếng Việt. Còn Foucault, như trên, gọi là, bị vong thân, aliéné, trong trò chơi tương tự.
*
Thụy Khuê viết: 

“Trong gần nửa thế kỷ làm thơ, Bùi Giáng đã để lại hàng ngàn bài, có những câu thơ tuyệt hay, nhưng chính sự lập lại những khám phá ngôn ngữ buổi đầu khiến thơ ông trở thành khuôn sáo về mặt từ ngữ cũng như tư tưởng. Những dạ thưa, tồn sinh, trùng lai, phố thị của Bùi Giáng,
tà huy của Nguyễn Gia Thiều, mù sa, trăm năm của Nguyễn Du ban đầu làm xao xuyến người đọc... Nhưng vì lập lại nhiều lần, chúng bị phá giá.” 

Còn Trần Hữu Thục trong một bài nhận định của mình đã viết rằng:

“Nói cho rõ ràng ra, thơ của Bùi Giáng dở. Trừ một số câu thơ hay, chưa hẳn là rất hay, còn lại hầu hết thơ ông đều dở. Tôi có cảm tưởng rất nhiều câu thơ của ông làm chẳng khác gì những câu thơ ngây ngô của mình khi mới bắt đầu tập tễnh làm thơ hồi còn học trò.” 

Nếu chúng ta để ý, thì có thể nhận ra một điều là, những người chê BG, đều chưa từng làm thơ. Nếu có người viết văn, thì văn của họ không có tí thơ nào ở trong đó cả, và khi viết, họ ít sử dụng tới trí tưởng tượng, và thường viết thứ văn hiện thực, những loại ký, tự sự, truyện kể…

Đừng coi nhận xét trên là một lời chê bai.
*

'Lòng người như đại dương, sâu thì thăm thẳm, rộng thì mênh mông. Nói lời đau lòng như ném chiếc kim vào chốn không cùng ấy, sau có muốn lấy lại thì cũng chẳng biết đâu mà tìm!' (1)
Bùi Giáng

Ui chao, nghe như Gấu Cái chửi Gấu, những lần Gấu quá nặng lời.
Khen đấy, mà chửi đấy, ‘uyên bác’ như mi, chửi câu nào nặng như chì, đâu phải cây kim?

Note: Câu thơ ‘Em  thương anh như thương một ông trời bơ vơ’, cũng là của Gấu Cái lọc ra, giữa những 'vần thơ ngây ngô hồi còn đi học'!

Chả là, thơ của TKH lẫn thơ BG!

(1) Lạ, là câu nói của BG, trên, cũng là của một nhân vật của Thảo Trần:

Uyên đã thực sự rời bỏ dòng sông để ra biển cả, không hề hiểu được một điều: biển cả, bởi vì mênh mông, cho nên thật khó mà nhận ra con đường ngày ra đi, hay tìm thấy được, con đường trở về...
Nơi giòng sông chảy về phía nam

Ui chao, tuyệt cú mèo!

Take care


*

*

Chúc Mừng Noel
Richie & Jennifer

Happy Christmas

Noel 2011

You who were born this night
To tear us from the Devil’s might

- TRADITIONAL POLISH CAROL

Đấng sinh ra đêm nay
Để kéo chúng ta ra khỏi quyền năng của Quỉ
Đồng dao Ba Lan
[Czeslaw Milosz trích dẫn]

Whoever considers as normal the order of things in which the strong triumph, and the weak fail, and life ends with death, accepts the devil's rule.
Kẻ nào coi trật tự sự vật, như là bình thường, theo đó, kẻ mạnh thì thắng, kẻ yếu thì thua, và đời thì chấm dứt bằng cái chết, kẻ đó chấp nhận luật của Quỉ.

Czeslaw Milosz


Thiên hà ngôn tai?
Khổng Tử

“That every question possessed a power that did not lie in the answer. Man raises himself toward God by the questions he asks Him. He was fond of repeating”
Elie Wiesel: Night

Mọi câu hỏi có trong nó quyền năng không nằm trong câu trả lời. Con người nâng nó lên về Chúa bằng những câu hỏi mà nó hỏi Người. Và con người hài lòng lập đi lập lại
[Trích từ bài viết “Steiner’s Fiction and the Hermeneutics of Transcendence”, trong “Reading George Steiner”, The Johns Hopkins University Press.]

chúng ta cần. (và) giáng sinh

những bóng. đèn con treo. đầy
khu shopping bóng. lộn
đồ. chất đầy. ụn
ai. cũng tất bật. vội vã
cười. nói. big sale
đứa bé gái. đứng giữa. khu shopping
trông lạ. cái chuông nhỏ. reo. vang
em cứ thầm thì. với mùa. lễ hội
tôi xa. vắng
những chiếc. xe hơi. nghẽn
trong khu shopping. chật ních
họ. merry chrismas. và xin. tiền
em cười. bầy con nít. ngất ngây
tiếng ca chim sẻ. ríu rít. mùa đông
họ. đang nói về mùa. bầu cử
trong năm tới. chiếc áo khoát
thất nghiệp. không đủ. ấm
có lẽ vậy. khói thuốc bay. nồng
mùi. giáng sinh
cả một năm. đi. làm
không gặp lại. người thân
đã một năm
tóc. đã bạc thêm. em. có thấy
đừơng nét nổi. trên những bàn tay. khuôn mặt
cái lạnh. ẩn núp. dưới xương. tủy
những đứa. loai choai. cặp kè
trông. chẳng muộn phiền. gì
cũng như. chúng mình. lúc trước
chúng đợi. giáng sinh. về
chúng đợi. những ngày. nghỉ
chúng đợi. những hôp. quà
chúng có. đầy ắp tình. iêu
gió lạnh. em. cắn môi đến. bật máu
ngày xưa. con dốc trượt. dài với tuyết
anh tìm. bàn tay. trong bóng tối
đốt sáng. bằng nụ. hôn
rối xa. đến vô cùng
ngây dại. buồn thê
mùa đông. tiếp. mùa đông
và em. phục sinh
và giáng sinh. về. đôi môi. đỏ
màu xám chì. trên bầu trời
ngày. dù ảm đạm
chiếc xe. vụt trên xa. lộ
tìm đường. về
trái tim. bỏ. ngỏ
tuyết trắng rơi. thay. cho lông ngỗng
mỵ châu. nhỏ nhoi. giữa bầu trời
xa. lạ. và tuyết. tan
thành. những giọt nước. mắt
tiếng chuông. chênh vênh
gọi. mùa giáng sinh
anh. gọi. em
cái chớp. mắt thời gian xa. vợi

Đài Sử

Trang thơ Noel 2011

*

Apollinaire: Zone
Bản dịch tiếng Anh của Beckett

Sáng nay tôi nhìn thấy 1 con phố thật đẹp mà tôi quên mất tên
Đây là con phố trẻ mà tôi là 1 thằng bé
Chúa chết Thứ Sáu và sống lại bữa Chúa Nhật


*

Rough Outline

The famous torturer takes a walk
Whom does he see standing there in the snow
A pretty girl in a wedding dress
What are you doing out there all alone in the cold 

You're the famous torturer much feared
I beg you to spare my love
Who is in your darkest prison cell
I wish to marry him etc. 

I will not give back your bridegroom
He must be tortured tonight
By me personally
You can come along and help him lament his fate 

She remained where she was
The night was cold and very long
Down by the slaughterhouse a, dog-like creature howled
Then the snow started to fall again

Charles Simic
 

Nan Đề

Tên tra tấn nổi tiếng làm 1 cú tản bộ
Ai đứng ngoài tuyết kia?
Một cô gái đẹp trong chiếc áo cưới
Làm sao mà đứng giữa trời tuyết một mình cô em?

Ông là tên tra tấn nổi tiếng và ai cũng rất sợ
Tôi năn nỉ ông tha cho người yêu của tôi
Đang nằm trong phòng giam âm u
Tôi mong được kết hôn với anh ta, vân vân và vân vân

Ta sẽ không trả lại chú rể cho cô bé đâu
Tối nay nó sẽ bị tra tấn
Cô có thể tới coi
Và giúp anh ta than thở số phận của mình

Cô gái đứng đó, nơi cô đứng đó
Đêm thì lạnh và thật là dài
Ở bên dưới phố, Phượng Trong Thành Nội,
kế bên căn nhà đ
ồ tể
một con vật giống như 1 con chó sói
tru lên.
Và tuyết lại bắt đầu đổ xuống

LINDENS

 
So much sweetness-
the city's been anesthetized;
a skinny boy, who barely
takes up space on earth,
and a dog,
and I, a soldier in an unseen war,
and a river I love.
The lindens bloom.

Đoan

Ngọt quá –
Thành phố lịm đi
Một đứa trẻ gầy gò, vừa mới ló ra với đời
Và một con chó
Và tôi, một tên lính trong 1 cuộc chiến không nhìn thấy
Và 1 con sông mà tôi yêu
Đoan nở rộ

SEPARATION


I read almost with envy my contemporaries' verse:
divorces, partings, wrenching separations; anguish, new beginnings, minor deaths;
letters read and burned, burning, reading, fire, culture,
anger and despair-the very stuff of potent poems;
stern verdicts, mocking laughter of the lofty moralists,
then finally the triumph of the all-enduring self.

And for us? No elegies, no sonnets about parting,
 a poem's screen won't rise between us,
apt metaphors can't sever us,
the only separation that we don't escape is sleep,
sleep's deep cave, where we descend alone
-and I must keep in mind that the hand
I'm clasping then is made of dreams.

 Xa cách

Tôi đọc mà phát thèm thơ những người cùng thời:
Ly dị, bỏ đi, đau đớn mỗi người một ngả
Nhức nhối, khởi đầu mới, chết lãng xẹt;
Thư đọc, và đốt, cháy, đang đọc, lửa, văn hóa
giận dữ và chán chường - bảnh nhất thì cũng chỉ tới cỡ đó, thứ thơ ca mãnh liệt;
những lời tuyên án nghiêm khắc, cái cười chế nhạo của mấy đấng đạo đức kiêu căng
Và sau cùng là sự chiến thắng của cái tôi to tổ bố, vừa dai vừa dài vừa dở như hạch.

Và cho chúng ta ư? Không bi khúc, ai điếu, không trường đình, đoản đình tiễn biệt
Màn hình bài thơ không hiện ra giữa chúng ta
ẩn dụ oách hay không oách chẳng thể phục vụ chúng ta.
Cú chia cách độc nhất mà chúng ta không thể trốn thoát là… ngủ.
Cái hang sâu hoắm của giấc ngủ, nơi chúng ta xuống, một mình -
Và luôn tỉnh táo, ghi vô trong đầu, cái bàn tay
[Ở trong rạp xi nê, bữa trước khi đi trình diện
Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ, Quang Trung]
Cái bàn tay mà Gấu cầm bữa đó,
thì làm bằng những giấc mộng.


Chúc vui, khỏe, và thanh thản trong mùa lễ cuối năm .
Và gởi bài thơ cho GNV :

Đọc giữa hai hàng chữ

Hình như lúc em được tượng hình
Thượng Đế đang ngồi nhìn mông mênh
Lỡ tay đánh vỡ đôi mắt ngọc
Đành nhặt sương đôi hạt rơi quanh

Mắt em từ đó chẳng bao giờ
Nhìn cho thật rõ với người ta
Trần gian bỗng trở thành thi vị
Những hình, những bóng nhẹ nhàng qua

Thuở bé mẹ dắt tay cổ tích
Trong vườn đâu thấy những gai đâm
Đâu thấy sâu nằm trong tơ kén
Chỉ thấy hoa và bướm bâng khuâng

Anh cứ viết mực màu đen mướt
Chữ kẽm gai trên giấy đỏ tươi
Cứ việc nhắc những ngày lạnh buốt
Qua mắt em chỉ thấy mặt trời.

K

Tks. NQT


Date: Sun, 12 Sep 2010 16:48:26 -0700

Dear GNV,

How have you been? I hope you enjoy your vacation and take care.
Bac Gau oi, dung lien luy nhieu voi cay viet khac.
Enjoy your works, your life and family.
Your readers and your family need you and are more important.
Soon,

H/A

Take Care.
Merry Christmas to U and Family

Dec, 25, 2011

NQT


Bên sông chiều mưa tới
Bên ta cụm khói rời
Sau lưng ngày con gái
Môi son đừng biếng lười

Merry Christmas and Happy New Year to CM


NTK's


Thơ Mỗi Ngày

Tưởng Niệm Bùi Giáng

Trả lời tờ The Paris Review, tại sao ông bực mình cái chuyện “chúng” cho in những bản nháp của Hoang Địa của Eliot, thi sĩ Auden trả lời:
-Bởi vì không có dòng nào mà ông viết ra khiến một người nào đó mong ước, là ông muốn giữ lại dòng thơ đó. Because there’s not a line he left out which makes one wish he’d kept it.
Áp dụng vào trường hợp “chúng” in “Đười Ươi” mà coi là “Chân Kinh”, của BG, thì cũng rứa.
Auden chửi “chúng” tiếp:
Tôi nghĩ thật nhục nhã xấu hổ mọi người bỏ ra nhiều cho 1 bản nháp hơn là cho một bài thơ hoàn tất: “ I think it shameful that people will spend more for a draft than for a completed poem."


Holzwege:

.... Dans la forêt, il y a des chemins qui, le plus souvent encombrés de broussailles, s'arrêtent soudain dans le non-frayé.
On les appelle Holzwege.
Chacun suit son propre chemin, mais dans la même forêt.
Souvent, il semble que l'un ressemble à l'autre. Mais ce n'est qu'une apparence.
Bûcherons et forestiers s'y connaissent en chemins. Ils savent ce que veut dire: être sur un Holzweg, sur un chemin qui ne mène nulle part Trong rừng, có những con đường cồng kềnh, chằng chịt với những bụi cây, khi không khựng lại không sao nhúc nhích.
Người ta gọi là Holzwege.
Mỗi người con đường của riêng mình, nhưng cùng 1 khu rừng.
Thường là con đường này giống con đường kia. Nhưng đó chỉ là bề ngoài.
Mấy đấng tiều phu, mấy ông kiểm lâm rất rành chuyện này. Họ biết “ở trên một Holzweg”: ở trên 1 con đường chẳng dẫn tới đâu


January-22-10 4:55:05 AM
Kính gởi Gấu Nhà Văn,
Tôi được đọc bài thơ "Biển" cuả ông trong Tin Văn, nó làm cho tôi thấy buồn quá.
Xin gởi tặng ông hình cuả "tôi" bên bờ biển, như một lời chào.
Trang Tin Văn cuả ông thật bổ ích và thú vị. Chỉ có điều tôi không biết cái index, map cuả website Tin Văn như thế nào, vì trong "Nhật Ký" chỉ lưu từ 2003 đến 2007, mong ông chỉ cho. Tôi nhiều khi bị lạc vì các ngã ba ngã tư trong bài, nhưng lại bắt gặp thêm nhiều kỳ thú.

Chân thành cảm ơn ông.

Xuân

Tặng BG

Vẫn thấy trong mơ đời trở giấc
Cỏ cây rù quyến gió hoang đàng
Trời xanh cao vút giếng nước ngọc
Đất hiền thở hương nắng thênh thang
1976

TTT: Thơ Ở Đâu Xa 

Note: 1976, sau 1975  một năm.

V/v. Những con đường rừng

Đọc "Note préliminaire", bản dịch tiếng Pháp:

Cái tít tiếng Đức của tác phẩm này là Holzwege. Cái tít thì quá mờ hoặc. Cái nghĩa đầu tiên của Holzweg đúng là “con đường” (Weg) ăn vào “rừng” (Holz) để mang củi (gỗ được chặt, cắt, bois coupé (Holz) – như vậy nghĩa đầu tiên là “con đường rừng”, nghĩa này vẫn còn được sử dụng vào những ngày của chúng ta...


Date: Sun, 11 Jul 2010 12:38:54 -0700

Không những viết rất hay về Nguyễn Tuân, GNV còn viết rất hay, tuy không dài, về Bùi Giáng.
Một phận người yêu thương và ngậm ngùi...
Tks
NQT

Sau khi tìm ra bài thơ này in trong tập “Mưa nguồn” của thi sĩ “khét tiếng” họ Bùi, tôi gặp nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và đọc lại cho ông nghe. Tuy Hoàng Phủ Ngọc Tường nói chưa được rõ lắm, nhưng tôi nghe lời nhận xét của ông về bài thơ này, đại ý: “Đây là một bài thơ tóm gọn hiện tượng luận của Heidegger trong quyển Những con đường rừng: khách thể (ở đây là chân lý) có đặc điểm cởi mở (sẵn sàng để được nhận thức) và chủ thể thì hiểu bằng sự thông cảm. Hình như Bùi Giáng thích hiện tượng luận của Heidegger hơn là thuyết hiện sinh của J-P Sartre. Chả thế mà trong một cuốn sách viết về Heidegger (in năm 1963), Bùi Giáng đòi dùng roi quất J-P Sartre “để cho nó biết thế nào là triết học”, và khi có người chê quyển sách ấy thì Bùi Giáng đến sớm gõ cửa đòi đánh nhau”!

Ngậm ngùi.

GCC nhìn thấy BG, lần đầu tiên, khi ông đứng bên kia đường, tính qua đường, ghé quán cà phê, và bà vợ của vị chủ quán chạy xe qua mặt ông, cũng ghé quán. Ông đưa tay vỗ vào sau lưng bà chủ quán, và cũng là vợ 1 người bạn, cũng thi sĩ.
Đó là lần đầu tiên GCC hân hạnh được uống cà phê với ông. Gấu nhớ tới lần viết bài cho Thời Tập của Viên Linh, hình như là về Quang Dũng, cũng dân Sơn Tây như Gấu, và Gấu có đưa ra 1 nhận xét, người ta chỉ làm thơ khi còn nhỏ, vừa mới lớn, và khi về già, làm gì có thứ trung niên thi sĩ.
Gấu lúc đó không biết BG có cái nick là “trung niên thi sĩ”. Gấu nghe kể lại là, sau đó BG đi kiếm VL, tính hỏi tội, và, tất nhiên, qua VL, hỏi tội thằng viết bài.

BG làm thơ nhiều quá, dễ quá, cho nên có nhiều đấng coi thường thơ của ông. Nhưng đó là chuyện sau này. Khi ông làm “Mưa Nguồn”, thì quá bảnh, quả đúng là thi sĩ.

Nhân đây, nhớ ra, không phải tự nhiên mà GCC mò số báo cũ, có bài thơ về lần vượt biển tại Vàm Láng, ra tới cửa biển Vũng Tầu bị gặp bão, máy chết, nhờ vậy mà thoát chết, bởi vì nếu ra xa quá, là hết dạt vô bờ, được công an biên phòng tóm, cho đi tập trung cải tạo hai niên ở Trại Bà Bèo.

GCC kiếm số báo trên, để đọc bài viết của Charles Smic về Elizabeth Bishop. Theo Simic, Bishop làm thơ đã ít, mà in thơ lại càng ít, bà là 1 người cầu toàn, a perfectionist, chữ của Simic.
Ông viết: Bà chưa từng cho in 1 bài thơ tồi. She never published a bad poem.
Như bà trả lời 1 cuộc phỏng vấn, bà sửa soạn để đợi 40 năm, cho 1 bài thơ, để hoàn tất nó [trong túi luôn có 1 bài thơ đang làm dở, như Cô Tú phán], bởi vì một nhà thơ tốt chẳng bao giờ phải vội vã [since no good poet can afford to be in a rush].

Khi BG làm Mưa Nguồn, ông chưa điên. Sau đó, ông điên, và đa số thơ ông làm vào thời kỳ này, dở. Người ta cứ thổi cái sự điên của ông, nhưng điên làm hỏng ông.

Ngậm ngùi còn là như vậy nữa.
Cái gì gì "Đười ươi chân kinh"?
Nhảm vừa vừa thôi.
NQT

*

The art of Elizabeth Bishop

Poetry in paint

Elizabeth Bishop’s Other Art

Cũng vô lý như làn kia dưới lá
Con chim bay bỏ lại nhánh khô cành
Lá cũng mất như một lần đã lỡ
Trời đã xanh như tuổi ngọc đã xanh
Trời còn đó giữa tháng ngày lỡ dở
Hồn nguyên tiêu ai kiếm lại cho mình
Bờ trùng ngộ một phen này phen nữa
Tờ cảo thơm như lệ ứa pha hồng
Hồn hoa cỏ Phượng Thành Hy Lạp úa
Nghe một lần vĩnh viễn gặp hư vô. 

Đọc một lần, đọc hai lần những câu thơ ấy của Bùi Giáng, ai có thể cả quyết ông nói tới điều gì?
NDT

Bài thơ trên, nếu đừng cố tìm nghĩa của nó, thì lại nhận ra nghĩa của nó!

Nó "tự nhiên" vô cùng.

Và đây cũng chính là thơ của E. Bishop, như chính thi sĩ khẳng định, qua Simic:
What she most admired in poetry was the naturalness of tone. "It takes great skill to make it seem natural," she said. She was never afraid of sounding flat, trusting ordinary words to make sublime poetry. Điều mà bà mê nhất trong thơ là sự tự nhiên của giọng. Phải cực có tài mới làm được điều này, làm cho nó tự nhiên. Bà chẳng hề sợ thơ của bà có vẻ sến, và tin cậy ở những từ bình thường để làm thơ siêu thoát, cao cả.

Mong ước của Bishop cũng có thể là mong ước của BG [ông đâu muốn trở thành trò hề "Đười Ươi Chân Kinh"]:

When you write my epitaph, you must say I was the loneliest person who ever lived," she told Robert Lowell in 1948.
Khi anh viết câu đề trên mộ của tôi, anh phải nói, tôi là 1 người cùng cực cô đơn đã từng sống ở trên đời này.

Nếu để ý đến cái trò hề người đời xưng tụng ông, thì BG quả là 1 người cùng cực cô đơn.
NQT

The Power of Reticence
Quyền uy của sự Kiệm lời

Charles Simic

Edgar Allan Poe & The Juke-Box:
Uncollected Poems, Drafts, and Fragments

by Elizabeth Bishop,

edited and annotated by Alice Quinn. Farrar, Straus and Giroux, 

367 pp., $30.00
....

When you write my epitaph, you must say I was the loneliest person who ever lived," she told Robert Lowell in 1948. Elizabeth Bishop's life started with a double tragedy. Born in Worcester, Massachusetts, on February 8, 1911, she lost her father when she was eight months old. He had been an executive in a construction company founded by his own father. Her mother, who came from Canada, never recovered from the shock and was committed to a sanitarium when Elizabeth was four. She never saw her again. From the ages three to six, she lived in Great Village, Nova Scotia, with her maternal grandparents, and then from 1918 to 1927 in various suburbs of Boston with her mother's older sister, who was married but childless. Kept from school often by asthma, eczema, St. Vitus's dance, and various nervous ailments, she was primarily educated at home until at the age of sixteen she was enrolled at the prestigious Walnut Hill School for Girls in Natick where she published her first poems in a student magazine.

It is marvelous to wake up
                together
At the same minute; marvelous to
                hear
The rain begin suddenly all over
               the roof,
To feel the air suddenly clear
As if electricity had passed
               through it
From a black mesh of wires in the
              sky.
All over the roof the rain hisses,
And below, the light falling of
              kisses.

An electrical storm is coming or
              moving away;
It is the prickling air that wakes
               us up.
If lightning struck the house now,
             it would run
From the four blue china balls on
              top
Down the roof and down the rods
             all around us,
And we imagine dreamily
How the whole house caught in a
            bird-cage of lightning
Would be quite delightful rather than
          frightening;

And from the same simplified
         point of view
Of night and lying flat on one's
         back
All things might change equally 
         easily,
Since always to warn us there
        must be these black
Electrical wires dangling.
       Without surprise
The world might change to
        something quite different,
As the air changes or the
        lightning comes without our
        blinking,
Change as the kisses are changing
        without our thinking. 

What she most admired in poetry was the naturalness of tone. "It takes great skill to make it seem natural," she said. She was never afraid of sounding flat, trusting ordinary words to make sublime poetry. There are a few awkward lines in this untitled poem that she may have wanted to fix, but most likely she kept it out of her first book because of its subject matter. It may not have mattered or been clear to the reader that this was a lesbian love poem, but it apparently did so to Bishop, who censored herself, being still uncertain about her sexual inclinations at the time. It was written, according to Alice Quinn's detailed and invaluable notes, either in the late 1930s for Louise Crane, a college friend, or for Marjorie Stevens, a woman she was living with in Key West between 1941 and 1946. A notebook from this period and a typed copy of the poem were given to a Brazilian friend who read no English and it was not discovered until the American poet and scholar Lorrie Goldensohn visited Brazil in 1986 and met the woman while doing research for her book on Bishop.

Thật là tuyệt cú mèo khi thức dậy, cùng nhau,
Cùng 1 phút; tuyệt cú mèo khi nghe
Mưa bất thình lình rơi trên mái tôn
Ngửi thấy mùi không khí bất thình lình sạch ơi là sạch
Như thể điện chạy qua nó
Từ mạng dây đen trong bầu trời
Suốt mái tôn mưa rả rích
Và để rớt xuống bên dưới một đợt hôn nhè nhẹ


*

NYRB April 27, 2006

Tình cờ đọc bài thơ trên, trong 1 số báo cũ.
Làm nhớ phép lạ đêm 23 Tết, ở ngọn hải đăng Vũng Tàu  (1)

(1) Viết là Khiếp

Đêm 23 tháng Chạp, năm 1985, cùng lúc với ông Táo chầu trời, trên một chiếc tầu vượt biển sắp sửa chìm gần ngọn hải đăng ở cửa biển Vũng Tầu, có một ông già bị cậu thanh niên đứng kế bên lầm là người yêu của anh.
Quá khiếp đảm trước cái chết có thể xẩy tới bất cứ lúc nào, cậu thanh niên điên cuồng vò đầu, vò tai người yêu, tức ông già, lảm nhảm những lời hoảng loạn. Tuy đang bận tâm vì một chuyện khác, ông già vẫn nhận ra, nước biển mặn, lạnh buốt, còn nước mắt của cậu thanh niên, mặn, nóng hổi, rát hằn một bên má. Những cột nước như từ trên trời đổ mãi. Con thuyền chúi sâu xuống khoảng không đen, sâu thẳm, rồi bị đẩy bắn lên cao, chót ngọn sóng.
Ông già đang nhớ lại những lần chết trước đó.

Kiểu Cổ

Tôi nhớ một bức họa cổ, được vẽ rất ư là chi li, tỉ mỉ.
Bị một con cá voi nuốt, một người đàn ông nhỏ con, mặc áo cà sa, ngồi trong bụng cá, ở 1 cái bàn nhỏ, có một ngọn đèn dầu.
Nhưng thỉnh thoảng, con cá mập bị đói. Và đây là bức họa thứ nhì.
Một lượng nước lớn lao từ cổ họng con cá voi ào vô bụng, trong có 1 lượng cá nhỏ.
Cái bàn với cây đèn dầu bị lật đổ, người đàn ông nhỏ con hụp lặn, vùng vẫy chống lại bức tường trơn trượt là 1 khối lượng khổng lồ ở trong bụng con cá voi.
Khi sóng rút đi, ông ta đặt cái bàn cho ngay ngắn trở lại, treo cây đèn lên, và bắt đầu làm việc.
Có lẽ ông ta đang nghiên cứu Cựu Ước? Có lẽ ông ta nghiên cứu những bản đồ?
Một người vượt biển, vào mùa biển động, may mắn thoát chết một cách kỳ diệu như ông ta, thì sẽ quan tâm đến cái sự gì ở trên đời, nhỉ?

GCC thường nghĩ đến mấy bức họa cổ đó, khi, hằng đêm, xếp mấy cuốn sách đang đọc dở lên bàn, để viết Tạp Ghi cho trang Tin Văn, sau khi đã cài cửa ngõ rất ư là cẩn thận!

*

*

Thì thầm muộn trong đêm từ Ba Lan

Note: Charles Simic điểm mấy cuốn mới ra lò của ba nhà thơ Ba Lan, trên NYRB, Dec 22,  2011.

Đọc câu sau đây, mà chẳng sướng & tủi sao?

It is truly remarkable how many fine poets Poland has given to the world in the last century. This is an extraordinary accomplishment for a country used as a short cut in two world wars by both German and Russian invading and retreating armies, who, in addition to redrawing its borders repeatedly and occupying it for years, slaughtered millions of its citizens and deported others. Perhaps, as Czeslaw Milosz speculated back in 1965, in the preface to his much-admired anthology Post-war Polish Poetry, a poet crawling out from under the historical steamroller is better prepared to assume the tasks assigned to him than his colleagues in happier countries. For us, he said, "history is extremely real. It may not be to American poets, but for us it is very, very much a part of reality."

This sounds plausible, although as Milosz himself noted elsewhere, only a small percentage of human suffering ever gets into literature, while most of it disappears without a trace. Many nations that had undergone similar horrors have remained comparably mute afterward, so the vitality of Polish poetry must be due to many other factors besides its history. Nevertheless, even a cursory look at the lives of the three poets under review here leads one to the inescapable conclusion that the despair and moral outrage provoked by what happened to their nation were decisive for each of them.

Thực sự đáng kể, là con số khá nhiều nhà thơ tuyệt vời Ba Lan đã đến với thế giới trong thế kỷ vừa qua. Quả là 1 thành tựu lạ kỳ của một xứ sở được coi như là một “short cut” [đường cắt ngắn, lối đi tắt…] giữa hai cuộc thế chiến, bởi cả hai quân đội Đức và Nga, xâm lăng, rồi rút lui, và, không chỉ vẽ lại bản đồ biên giới, và chiếm giữ đất nước trong nhiều năm, mà còn làm thịt hàng triệu người Ba Lan, tống xuất, lưu đầy hàng triệu người Ba Lan khác. Có lẽ, như Czeslaw Milosz phán, vào năm 1965, trong lời tựa cho 1 tuyển tập thơ của ông, rất được ái mộ, Thơ Ca Hậu Chiến Ba Lan, một nhà thơ bò lồm ngồm ra khỏi đáy của con tầu lịch sử, thì đúng là đã được sửa soạn đầy đủ, thông tri đầy đủ… để đóng cái vai nhà thơ, và thi hành OK những trách nhiệm được trao cho anh ta, hơn là ba thứ cà chớn khác, tức những đồng nghiệp văn hữu, thi hữu của anh ta, ở trong những xứ sở hạnh phúc hơn. Đối với chúng ta, ông [Milosz] nói, “lịch sử thì thực cực kỳ thực. Điều này chưa chắc đã đúng, đối với những nhà thơ Mẽo, thí dụ, nhưng đối với chúng ta [những nhà thơ Ba Lan], nó quá đúng, quá đúng, là 1 phần của thực tại”.

Nghe thì có vẻ thật là bùi tai, nhưng cũng lại chính Milosz, ở 1 chỗ khác, phán, chỉ một phần trăm rất nhỏ của nhân loại đau khổ cực kỳ may mắn được bò vô văn chương, thơ ca, trong khi đa số, hoặc hầu hết nhân loại, biến mất, chẳng để lại 1 tí dấu vết. Rất nhiều quốc gia trải qua rất nhiều đau thương tang tóc, kinh hoàng, man rợ… tương tự như Ba Lan, nhưng mà sau đó trở thành câm, hoặc cả nước bị Sáu Dân, Tấn Dũng…  bịt miệng, thành thử cái chuyện thơ ca bảnh tỏng như Ba Lan hậu chiến có thể còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác, ngoài yếu tố lịch sử của nó.
Mặc dù vậy, chỉ một cái nhìn thoáng qua cuộc đời ba nhà thơ Ba Lan được đề cập tới ở đây, là ngộ ra liền tù tì, là có ngay 1 kết luận không thể chệch đi đâu được: Sự chán chường, và sự vi phạm đạo đức, về những gì xẩy ra cho đất nước của họ, là yếu tố quyết định đối với mỗi một người trong cả ba.

What can poetry say?
Thơ để làm cái chó gì?
Thơ nói đư
ợc cái chó gì?

THEODOR ADORNO hiển hách phán, vào năm 1951, rằng, làm thơ sau Auschwitz thì “dã man”. Tuy biết thừa đi rằng thì là chữ thì ra cái chó gì, đâu có làm chết nổi ai, nhiều thế hệ những nhà thơ sau đó vưỡn làm thơ, vưỡn sử dụng chữ để diễn tả "điều không thể".
“Thơ ca và Nhà nước”, một sự kiện xẩy ra vào ngày 20 Tháng Chín cũng bị ám ảnh bởi vấn đề này:
Làm thế nào đưa vào chữ những sự kiện làm bạn...  á khẩu?
Nẩy ra từ sáng kiến "Thi sĩ trong thành phố", được tổ chức bởi tạp chí “Thơ hiện đại trong dịch thuật”, và Ân xá Quốc tế, đêm thơ trên nhắm chứng tỏ chỗ đứng của thơ trong việc “đưa ra một lời phán trước công chúng, có tầm vóc phổ cập”. Năm nhà thơ xuất hiện trong buổi lễ  thì đều mắc míu với nhau, cách này cách khác, qua những động cơ nhân đạo: Timothy Allen, một cựu nhân viên của 1 cơ quan cứu trợ, Zuzanna Olszewska, chủ trì những nghiên cứu nhân chủng học với những phụ nữ tị nạn Afghan; Carlos Reyez Manzo, thi sĩ thường trú đầu tiên của Amnesty, đã từng sống sót tra tấn dưới thời Pinochet ở Chile.
Toàn những lý do nhân đạo, thành ra thật khó mà chỉ trích! Chưa kể những khoảnh khắc tưng bừng, "nổi lửa đi em", khi nghe đọc thơ, thí dụ, những dòng thơ tù, bằng tiếng Mít của Bác H. được Mr. Allen dịch qua tiếng Anh: Nay thì trong thơ phải có thép/ mỗi dòng thơ là 1 hành động kháng chiến, chống lại – tuy nhiên trên mức độ trọn gói, buổi đọc thơ kể như hỏng.
Ngày hội thơ cho thấy, có vẻ như những nhà thơ được chọn lựa, thì là do những vấn đề mà họ viết, hơn là họ làm thơ bảnh như thế nào!
Thất bại của ngày hội thơ, là do thiện ý của nó, muốn trình ra 1 cái nhìn t
ự mãn, hài lòng về thơ, một liên hệ giữa thơ và chủ nghĩa nhân đạo, rằng, thơ thì tốt, OK, ngon cơm, và là 1 sức mạnh, trước những đề tài đa dạng, nào là Thơ Tù của Bác H, nào là Pinochet…
Thơ  như là 1 cõi tâm, một môi trường dễ chịu, đưa con người lại mí nhau,…
as an inherently ethical or comforting medium that brings people together.
Nhưng nếu thơ tốt, chỉ đến mức như thế, thì làm sao dung nổi những người làm thơ, chẳng vì lý do gì?
Thơ chẳng hiểu tại sao?
Thơ, những con đường rừng, chẳng dẫn tới đâu: Chemins qui ne mènent nulle part [Heidegger]? (1)
But in doing so, the evening undermined the power of any one poet to say much of anything:
Nhưng làm như thế, là tụi mi coi thường quyền uy của bất cứ một nhà thơ, nói rất nhiều, về bất cứ 1 chuyện gì, dù cà chớn tới mức nào!

(1)

*

Tôi thấy người mừng rỡ xiết bao
Trời xanh hơn lá ở trên cao
Con chim nhảy nhót trên cành nhánh
Người nắm tay tôi rủ bước vào 

Ngôi nhà người dựng giữa rừng xanh
Cửa gió bằng cây có nhánh cành
Để kiếp sơ sơ và cũng để
Mở mời anh chị bước vào nhanh 

Hôm nay tôi kiếm củi trong rừng
Lạc mất đường về chợt bỗng dưng
Sực nhớ rằng đây, rừng rú thẳm
Là quê thân thiết biết bao chừng.

Sau khi tìm ra bài thơ này in trong tập “Mưa nguồn” của thi sĩ “khét tiếng” họ Bùi, tôi gặp nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và đọc lại cho ông nghe. Tuy Hoàng Phủ Ngọc Tường nói chưa được rõ lắm, nhưng tôi nghe lời nhận xét của ông về bài thơ này, đại ý: “Đây là một bài thơ tóm gọn hiện tượng luận của Heidegger trong quyển Những con đường rừng: khách thể (ở đây là chân lý) có đặc điểm cởi mở (sẵn sàng để được nhận thức) và chủ thể thì hiểu bằng sự thông cảm. Hình như Bùi Giáng thích hiện tượng luận của Heidegger hơn là thuyết hiện sinh của J-P Sartre. Chả thế mà trong một cuốn sách viết về Heidegger (in năm 1963), Bùi Giáng đòi dùng roi quất J-P Sartre “để cho nó biết thế nào là triết học”, và khi có người chê quyển sách ấy thì Bùi Giáng đến sớm gõ cửa đòi đánh nhau”! 

Thì ra nhiều bài thơ “lơ ngơ” của Bùi Giáng lại thấm đẫm tinh thần triết học.
Các nhà phê bình thường kêu thơ ta ít tính triết học, và thiếu vắng những tư tưởng lớn. Tôi nghĩ, đọc lại thơ Bùi Giáng, phần nào chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi đó.

Blog NTT

Hình như HPNT có tí lầm ở đây.
Heidegger và Sartre là cùng 1 nguồn, hiện sinh. (1)
Có thể nói, do đọc Heidegger [Hữu Thể và Thời Gian] mà Sartre viết Hữu Thể và Hư Vô, L'Être et le Néant].

Hiện tượng luận là của Husserl.
Bởi thế, khi vinh danh bạn mình là Merleau-Ponty, Sartre đã than thở, trong khi tôi loay hoay mò mẫm với hiện sinh thì bạn tôi đã bước qua hiện tượng luận rồi.

Hơn nữa, đọc bài thơ của BG, thì không thể nói là, nó ấm ớ liên quan tới Những con đuờng rừng được!

Nguyên tác, Holzwege:

 .... Dans la forêt, il y a des chemins qui, le plus souvent encombrés de broussailles, s'arrêtent soudain dans le non-frayé.
On les appelle Holzwege.
Chacun suit son propre chemin, mais dans la même forêt.
Souvent, il semble que l'un ressemble à l'autre. Mais ce n'est qu'une apparence.
Bûcherons et forestiers s'y connaissent en chemins.
Ils savent ce que veut dire: être sur un Holzweg, sur un chemin qui ne mène nulle part.

Dịch "Những con đường rừng" [Miền Nam đã từng dịch như vậy] thực sự không đúng. "Những con đường chẳng dẫn tới đâu"

Bài thơ của BG đâu có nghĩa... “chẳng dẫn tới đâu”?

Sực nhớ rằng đây, rừng rú thẳm
Là quê thân thiết biết bao chừng.

(1)

Heidegger cũng “từ chối” sự mắc míu giữa chủ nghĩa hiện sinh của Sartre, và Être et Temps của ông. Như trong Thư về chủ nghĩa nhân bản, Lettre sur l’humanisme, ông viết, qua trích dẫn của Bernard-Henry Lévy, Thế kỷ của Sartre, Le siècle de Sartre:

La réaction de Heidegger à ces malentendus, et aux autres qui en procèdent, ne se fera guère attendre. Déjà, dans la lettre de 1931 à la Société française de philosophie, il avait coupé court à l'interprétation existentiaaliste de sa pensée par Jean Wahl. Mais, là, face à l'opération sartrienne et à l'écho considérable qu'elle rencontre, il va plus loin encore et sa mise au point est des plus fermes. Il y a les concessions mondaines d'un côté : telle lettre de janvier 1944 où on feint d'être reconnaissant à « un penseur autonome qui connaît à fond le domaine à partir duquel je pense ». Mais il y a l'œuvre, de l'autre, où, tout à coup, on ne plaisante plus. « Tout ceci », disait-il dans le Nietzsche (2), tout cet effort théorique qui portait le titre de Sein und Zeit, était situé, et doit encore être pensé comme situé, « en dehors de la philosophie de l'existence et de l'existentialisme ». Et, dans la Lettre sur l'humanisme : « rien », pas « le moindre point commun» entre ce que j'entendais, dans Sein und Zeit, par « Existenz » et ce qu'entend ce Sartre par « existence ». J'ai dit, dans le paragraphe 9 de mon livre, que « l'essence du Dasein réside dans son existence» ? Oui. Mais « Eksistenz » ne voulait pas dire « vécu », ou « existence» au sens français, mais évoquait « l'homme dans l'Ouvert », la « clairière de l'être dans laquelle il se tient au milieu de l'étant ». Et quant au mot « essence », il était en italique et cet italique changeait tout - il aurait dû interdire à ce jeune littérateur, adepte et ultime héritier de la métaphysique de la subjectivité, de traduire aussi sottement par “l’existence précède l’essence”.

B-H Lévy: Le Siècle de Sartre p.185-186

Bài thơ của BG, quá dễ hiểu, có mắc mớ gì tới triết học ghê gớm chi đâu, và, làm sao mà tóm gọn được hiện tượng luận của Heidegger?
Như trích dẫn cho thấy, giữa mấy đại gia Heidegger, Sartre, Husserl… cũng trùng trùng những ngộ nhận, làm sao mà 1 bài thơ của BG...  tóm gọn nổi?

Vừa vừa thôi. I CAN U. [Tôi xin can mấy ngài. NQT]

What are poets for?
Thi sĩ để làm cái quái gì cơ chứ?
Pourquoi des poètes en temps de détresse?
Tại sao thi sĩ trong thời điêu đứng?
Heidegger

"... and what are poets for in a destitude time?", Holderlin hỏi, trong bài điếu "Bánh mì và Rượu vang".
Thời của đêm thế gian là thời điêu đứng: The time of the world's night is the destitude time.
*
Is Rainer Maria Rilke a poet in a destitude time? How is his poetry related to the destitution of the time? How deeply does it reach into the abyss? Where does the poet go, assuming he goes where he can go?
Liệu có phải Rilke là nhà thơ của thời điêu đứng?
Như thế nào, làm thế nào, thơ của ông móc nối với sự điêu đứng của thời gian? Sâu thẳm cỡ nào, thơ của ông với xuống vực thẳm? Nhà thơ đi đâu, giả dụ như có một nơi chốn nhà thơ có thể đi?
*
Từ 'thời gian', ở đây có nghĩa, thời gian mà chúng ta còn thuộc về nó. Với kinh nghiệm lịch sử của Holderlin, sự xuất hiện và hy sinh của Đấng Ky Tô Christ đánh dấu bắt đầu và chấm dứt ngày của những vị thần, the day of the gods. Đêm xuống, và kể từ đó, ba ngôi nhập một, the 'united three' - Herakles, Dionysos, và Christ - rời bỏ thế gian, buổi chiều của thế gian chìm dần vào đêm tối của nó. Đêm thế gian trải dài bóng tối của nó. Đây là thời thần linh trễ hẹn [The era is defined by the god's failure to arrive], thời khiếm khuyết thần linh, default of god. Thời khiếm khuyến thần linh mà Holderlin kinh nghiệm không có nghĩa chối bỏ liên hệ giữa thần và người và nhà thờ. Khiếm khuyết thần linh có nghĩa, chẳng còn thần linh tóm thâu người và vật thành một mối, và bằng một mối thâu gom như thế, lịch sử thế gian được đặt để, và con người dong duổi cùng với nó.
*
Ngay từ những ngày 1973, khi chưa chấm dứt cuộc chiến, Gấu này đã nhìn ra, thơ TTT, đúng là thứ thơ của thời điêu đứng, đúng như Heidegger coi Rilke là thi sĩ của thời điêu đứng:
Là thi sĩ của thời điêu đứng , có nghĩa là: hát, chú tâm đến dấu chân để lại của những vị thần trong khi bỏ chạy. Chính vì thế, vào thời gian của đêm tối, thi sĩ nói điều thiêng. Chính vì thế, trong ngôn ngữ của Holderlin, đêm thế giới là "đêm thiêng" (1)
Être poète en temps de détresse, c'est alors : chantant, être attentif à la trace des dieux enfuis. Voilà pourquoi, au temps de la nuit du monde, le poète dit le sacré. Voilà pourquoi, dans la langue de Holderlin, la nuit du monde est la « nuit sacrée ».
Pourquoi des poètes en temps de détresse? Heidegger
*
(1) Trong Mảng Lưu Vong, La Part d'Exil, Le Huu Khoa coi Trịnh Công Sơn là chim thiêng hót lời mệnh bạc
[Trinh Cong Son: L'oiseau sacré chante le destin tragique]
*
Holderlin phán:
Ở nơi nào có nguy nàn,
Ở đó có cứu rỗi
Mais où est le péril, là
Croit aussi ce qui sauve
Holderlin, IV, 190
*
Coetzee viết về Brodsky:
Những nhà thơ gân guốc, dũng mãnh, luôn tạo ra dòng của riêng họ, và trong khi làm như thế, viết lại lịch sử thơ ca.
Strong poets have always created their own lineage and, in the process, rewritten the history of poetry.

Làm sao TTT không tiên cảm, thứ thơ tự do của ông, mãnh liệt như thế, hũ nút như thế, không giống ai như thế, sẽ gặp phản ứng dữ dội từ phía độc giả, chắc chắn khác hẳn, "làm mặt lạ", như thế?
Hãy nhớ lại phản ứng dữ dội của tầng lớp thưởng ngoạn, khi thơ tự do vừa xuất hiện.
Những dòng cảnh báo, ở đây, tôi là vị hoàng đế, của vương quốc thơ của tôi, là theo ý đó. Vô là phải thần phục vị hoàng đế với đầy đủ quyền uy.
Trường hợp ngược lại, bạn có thể vứt tập thơ vô thùng rác.
Cao ngạo đấy, nhưng cũng rất là khiêm tốn đấy.
Nhà thơ nào, khi muốn tạo riêng dòng, cũng nói như vậy, nếu tự tin vào thơ của mình, đâu riêng gì TTT?

Nguồn

TTT gọi thơ của ông, và của những nhà thơ cùng thời với ông, - thay vì thơ của thời “détresse”, như Holderlin gọi - thì là [thơ] “giữa chiến tranh và trại tù”.

Nhưng nếu Heidegger coi Rilke là nhà thơ của đêm đen/đêm thiêng, thì, với Mít chúng ta, ai là... Rilke?
TTT?
BG?

VC chọn BG, và ban cho ông cái nick mới, nhà thơ “Đười Ươi”!

Bruce Weigl

The Metaphysician in the Dark: An Interview
Nhà Siêu hình trong Bóng tối: Một cuộc phỏng vấn

BW: Liệu là do cuộc hành trình từ Yugoslavia, một cuộc hành trình sau cùng đưa ông tới New York, làm ông thành nhà thơ? Liệu kinh nghiệm di dân, 1 cách nào đó, thúc ép ông đề ra những câu hỏi mà chỉ thơ ca mới có thể trả lời?

Charles Simic: Có thể. Nhưng bố ai mà biết được, who can tell? Tôi biết những gã cùng một cái nền y chang, trở thành kỹ sư, thợ sửa máy bưu điện. Về một mặt khác, kinh nghiệm di dân quả là có thúc ép tôi hỏi, và tiếp tục hỏi, một vài câu hỏi về lịch sử thế kỷ 20.

BW: Làm sao mà ông hòa giải, reconcile, những hình thức lớn rộng hơn của lịch sử, và lời cầu nguyện về những điều ghê rợn, the litany of terrors (kể cả những điều mà ông chứng kiến khi còn là 1 đứa con nít trong chiến tranh ở Yugoslavia) với những hình thức dành riêng, độc nhất, là những hình thức nghệ thuật?

CS: Nhà thơ Holderlin đã hỏi như vậy rồi: Tại sao thi sĩ trong thời kỳ đốn mạt? Và Heidegger trả lời: Vào thời đại đêm đen của thế giới, hố thẳm phải được kinh nghiệm, và chịu đựng. Và để làm được điều này, thì phải có người xuống hố thẳm, reach into the abyss. Tôi tiếp tục tin là, thơ nói nhiều hơn về cuộc sống tâm linh của 1 thời đại hơn là bất cứ 1 nghệ thuật khác. Thơ là cái chỗ, ở đó những câu hỏi cơ bản khác được đưa ra, về phận người.

Hố thẳm phải được kinh nghiệm và chịu đựng. Thơ giữa "chiến tranh và trại tù". Chim thiêng hót phận bạc.
Ở nơi nào có nguy nàn, Ở đó có cứu rỗi [Mais où est le péril, là Croit aussi ce qui sauve]

TTT, khi phán về thơ MT, là cũng mô phỏng ý của Holderlin:
Trong nhiều năm anh viết văn, bằng lòng làm nhà văn, không làm thơ.
Như mọi thi sĩ của một thời điêu đứng, anh chạy trốn thơ cho đến lúc không thể trốn được nữa…

Thơ đến từ đâu?

Từ hố thẳm phải bò xuống, phải kinh nghiệm, phải chịu đựng.
Đâu có phải đến từ xứ Bắc Hà, từ thi sĩ HC, vừa mới được lịch sử lọc ra là đã lắc đầu quầy quậy ngoan ngoãn ngồi viết Tự Kiểm, để về nhà tìm lá diêu bông?

Từ cái khoảng giữa ‘chiến tranh và trại tù’.

MT sở dĩ phải đến cuối đời thì mới làm thơ được, ở nơi xứ người, là cũng theo nghĩa hố thẳm phải kinh nghiệm và chịu đựng, chứ không phải theo nghĩa mà TTT phán:

Cõi không là thơ, Không còn gì hết là Thơ. Nơi không còn gì nữa hết là Thơ. Một xóa bỏ tận cùng. Từ sự xoá bỏ chính nó. Tôi xoá bỏ xong tôi. Không còn gì nữa hết. Tôi thơ.

Et le poète reconquiert son invisibilité.
Jean Cocteau 

Soure

TTT nói lên cái hậu quả, không phải cái duyên do, của Ta thấy hình ta những miếu đền.
*

V/v Heidegger.

Nhận xét của Paul Ricoeur về Heidegger và Hữu thể và Thời gian:

Heidegger đã đánh dấu tác phẩm của ông, khỏi phải lèm bèm thêm. Nhưng ra thế nào, nàm sao mà 1 triết gia bảnh tỏng như ông ta mà lầm lạc như thế, và đem thân phò Hitler? Đúng là 1 lời thú nhận sự bất lực về mặt triết học!

Văn hoá như tôi biết được, chưa hề ngăn ngừa, phòng chống sự man rợ. Một xứ sở với 1 nền văn minh đỉnh cao chói lọi như Đức, vậy mà ngập chìm trong tủi nhục, và đó là 1 thí dụ nhức nhối, đau thương. Nhưng tôi chưa bao giờ buộc tội Heidegger, như là 1 triết gia. Chỉ điều này, triết học của ông không sản sinh ra cả đạo đức lẫn chính trị, và gây ra ở trong ông ta, vào một thời kỳ, sự hồ nghi trí thức, và điều này được biểu lộ ra bằng sự bất lực của ông khi không thể tiếp tục Hữu thể và Thời gian, một thứ khoảng trống tư biện, mà ông ta nghĩ rằng, có thể làm đầy bằng hình tượng một con người coi mình như là vĩ nhân của lịch sử, cha già của dân tộc. Chính vào lúc đó, ông bị trúng bả Quốc Xã. Nhưng hãy minh bạch 1 điều, Hữu thể và Thời gian không phải là 1 cuốn sách Nazi, nó là, và đây là sự khác biệt rất ư khác biệt, một tác phẩm không phòng vệ chống chủ nghĩa Nazi. Trong khi đó, Karl Jaspers, ông ta không ngã gục như Heidegger, là bởi vì triết học của ông sản sinh ra một nền đạo hạnh và chính trị học.

Être et temps n'est en rien un livre nazi, il s'agit, et toute la différence est là, d'un ouvrage qui ne protège pas contre le nazisme.

Một cuốn sách không phòng chống Nazi.

Tuyệt.

Thơ Miền Nam trước 1975 không phòng chống VC.

Theo nghĩa đó, đỉnh cao chói lọi của cõi thơ MN, thì lại đúng là cái khoảng đêm đen, hố thẳm phải bò xuống, kinh nghiệm và chịu đựng, và đó là Thơ Ở Đâu Xa, Ta Về, Tôi Cùng Gió Mùa, (1)... Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền.

Paul Ricoeur & Heidegger

(1)

Mới đọc ai tín trên Blog HH.
Xin thành thực chia buồn.
NQT


 

THE WORLD'S PROSE 

Die Prosa der Welt

-Hegel, of course

 

Imagine a day begun in Le Bon Cafe;
colored newspapers on tables and Aznavour's songs come
drifting from the speakers. A brief moment of attention:
the coquettish French "r" whirls like a child's plaything
within the mighty city, the empire's hub,
and seems about to thaw the winter's queen.
Nervous bureaucrats in narrow suits
gulp scalding coffee, the liquid of oblivion.
Four solitary airplanes circle overhead.

I stand before the picture Rilke talks of:
a family of acrobats has turned up in a desert.
No one's watching, and their many tricks
and songs, concealed in tambourines and supple muscles,
their leaps and jokes all go for nothing here.
They gaze uncertainly, they look around;
the young woman on the far right would like
to leave the painting (she stands apart).
They look around, but what is there to see?

Snow lies around us, covering the architecture of power.
Snow wraps the monumental shapes with slipcases
and even the narrow heads of obelisks have turned white.
Provincial trees breathe quietly beneath the snow,
and fresh leaf buds sleep tight, waiting for a sign.
You pay with life for every moment of snow, for
what is white and what is black, for happiness, for seeing.
The prose of life spreads out around us,
while poetry crouches in the heart's chambers.

Dòng đời

Hãy tưởng tượng một ngày bắt đầu ở Le Bon Café
Những tờ nhật báo màu sắc ở trên bàn,
và tiếng hát lang thang trôi dạt của Aznavour
từ những loa. Nè, hãy để ý, cái âm “r” của Tẩy mới nhõng nhẽo làm sao,
như một thứ đồ chơi của con nít trong thành phố lớn lao, trung tâm của đế quốc,
như làm tan lớp giá băng của nữ hoàng mùa đông.
Những viên chức bồn chồn trong những bộ đồ chật cứng,
Nhấp cà phê nóng bỏng, thứ nước của quên lãng.
Bốn chiếc máy bay cô đơn vần vũ ở trên đầu

Tôi đứng trước bức tranh Rilke nói về:
một gia đình nghệ sĩ nhào lộn ở sa mạc
Chẳng ai thèm nhìn họ,
và rất nhiều những mánh khoé trình diễn, những bài ca,
được giấu ở trong những cái trống, những bắp thịt mềm mại, dẻo dai.
Những cú nhẩy, những câu chuyện tiếu lâm, khôi hài
Tất cả đều vô dụng ở đây
Họ nhìn quanh, lơ đãng;
Một người đàn bà trẻ ở tít xa phiá bên phải,
có vẻ như muốn rời bức tranh (nàng đứng riêng ra).
Họ nhìn quanh, nhưng có gì ở đó đâu?

Tuyết chung quanh chúng ta, che phủ kiến trúc của quyền lực
Tuyết bao đền đài tưởng niệm
bằng những cái hộp,
và ngay cả những cái đầu của những đài tưởng niệm
thì cũng biến thành màu trắng
Cây cối thở im lặng dưới tuyết
Và những chồi lá non ngủ, chật, cứng, đợi dấu hiệu
Bạn trả bằng đời của mình, cho mọi khoảnh khắc tuyết
Cho cái thì trắng, cái thì đen, cái thì hạnh phúc,
cái thì để nhìn ngắm,
chiêm ngưỡng và kính trọng (1)
Dòng đời trải ra chung quanh chúng ta
Trong khi thơ "ngoạ hổ tàng long"
ở trong những căn phòng của trái tim.

(1) Thứ tình yêu Platonique, chiêm ngưỡng và kính trọng...

Tứ tấu khúc

Ui chao, đọc bài thơ thì lại nhớ đến lần đầu, 1994, đến thành phố lạnh, xứ lạnh, tuyết lạnh, bão tuyết lạnh, và cái bàn tay của cô bạn, lấy ra khỏi cái bao tay, ấm thật ấm, bắt tay anh cu Gấu đang run rẩy...

Hà, hà!

Cái cô bạn, cùng ngồi xuồng ngày nào, năm lụt, trong xuồng có đủ khổ đau dành cho 3 người...

Dòng đời trôi quanh ta.
Thật.
Thơ ở trong đầu.
Thật.

Cô bạn thân ơi
Nẻo về tuyệt lối
Hồn tôi điên cuồng réo gọi

Đi trong gió
Nỗi nhớ Sài Gòn buốt trên đầu ngón tay

Biển

A KING

In memory of Jozef Czapski

 

He was very old. But his spirit held.
Of one acquaintance (old as he) he said:
"That famed Petersburg beauty; observe
her face." He still painted. Lived. Wrote. Thought.

He knew Akhmatova. Spoke with de Gaulle,
Andre Malraux also took note.
Gide (too Parisian) disappointed him.
A penniless count, he helped the poor. 

So tall (and good), as if proud
nature wished to put him on display.
Mary McCarthy once glimpsed him in a crowd
at a museum and jotted down: a righteous man 

Beauty thrilled him. He spoke
more often though of ugliness and pain -
things it seems he scarcely knew
(but how can we be sure?)

What's the moment when divinity appears?
How can we tell, since we always keep it
in the past tense or the future (hopefully!)
We describe it from a distant country, 

where we've been carried by a wild express train
with no stops at that small still station
we call Beauty, a resting place
too modest for its taste. 

But we can talk of ugliness
at length, and pain will still fill
many tomes; our quick sightseeing trip
becomes a humble tortoise city tram. 

His death was long and patient; perhaps those
who rule the earth and play at chess demurred:
should such a splendid upright shape, a king,
be made a horizontal form, a line of print?

Adam Zagajewski

Một Vì Vua

Tưởng nhớ Jozef Czapski 

Ông rất già. Nhưng tinh thần bảnh lắm, cứng lắm, vững như trụ.
Về một mối thân quen [cũng già như ông], ông nói:
“Cái đẹp Petersburg nổi tiếng, hãy quan sát mặt của bà".
Ông vẫn vẽ. Sống. Viết. Nghĩ. 

Ông biết Akhmatova. Nói chuyện với de Gaulle.
André Malraux ngồi loay hoay ghi "notes".
Gide (quá Paris), ông không ưa.
Một vị bá tước không 1 đồng xu, ông giúp kẻ nghèo 

Dáng thật cao (và tốt), như thể thiên nhiên cao ngạo
muốn đưa ông ra trình diễn.
Mary McCarthy có lần thoáng nhìn thấy ông trong đám đông
ở một viện bảo tàng và phán thật là ngắn gọn:
một người đàn ông chính trực 

Cái đẹp làm ông hồi hộp. Tuy nhiên ông nói nhiều về cái xấu và cái đau –
điều mà ông hầu như không rành
(nhưng làm sao chúng ta chắc chắn về chuyện này?) 

Khoảnh khắc, khi tính thần thánh xuất hiện, là gì?
Làm sao chúng ta biết, kể từ khi mà chúng giữ nó
trong thì quá khứ, hay thì tương lai (may mắn thay!)
Chúng ta miêu tả nó, từ một xứ sở xa 

Trong khi chúng ta bị mang đi bằng 1 chuyến xe lửa tốc hành man dại
Đếch thèm ngưng ở một cái nhà ga nhỏ xíu có tên là Cái Đẹp,
Một trạm nghỉ quá tầm thường, khiêm tốn nên đếch hợp với cái gu của nó.

Nhưng chúng ta vưỡn có thể nói về sự xấu xí dài dài,
và cái đau thì cũng được đưa vô trong nhiều chương, hồi, tập;
cuộc cưỡi ngựa coi hoa của chúng ta trở thành 1 chuyến cưỡi rùa dạo chơi thành phố
rất ư là khiêm tốn.

Cái chết của ông thì dài, và kiên nhẫn;
có lẽ những kẻ trị vì trái đất và chơi cờ, lưỡng lự:
Liệu dáng đứng cao sang, tuyệt vời như thế, một vì vua
Có thể trở thành một dáng nằm ngang,
như một dòng mực?
  

Ui chao bài thơ mới tuyệt vời làm sao. Làm Gấu nhớ tới giai thoại một họa sĩ Tầu không hợp lòng vua, bị Cớm đến nhà tính đưa đi cải tạo, bèn đi vô luôn bức tranh của mình! (1)
Ông bạn của thi sĩ như vậy là cũng từ biệt cuộc đời, và biến thành một dòng thơ! (2)

(1)

Hiếm nhà văn được như Borges: ông đi vào truyền thuyết, ngay từ khi còn sống, không như một nhà văn nổi tiếng, mà là một huyền tượng. Trong chuyện Tàu có trường hợp tương tự: Để trốn tránh cơn giận dữ của nhà vua, và cái chết tiếp theo đó, Wang Fo rời cuộc đời, bước vào bức tranh ông vẽ.
Source

(2)

GCC cũng đã từng viết về Nguyễn Tuân, như trên!

Cảnh Huấn Cao viết bức tranh chữ cuối cùng của đời mình rồi quay sang nói với viên cai ngục, hãy kiếm một nghề khác mà nuôi thân, (con người như ông, những chữ như thế này  phải tìm đất khác để mà tụ lại); chẳng đợi người cai tù nói hết câu: xin bái lĩnh, ông đã nhập vào những chữ chưa khô mực.

Chữ người tử tù


Wislawa Szymborska's "Vermeer"

A poem against the apocalypse
Một bài thơ chống lại Tận Thế

Aug 27th 2010, 16:53 by More Intelligent Life, A.R. | NEW YORK

I HAPPENED upon this poem on the New York Review of Books's website, and was startled by how beautifully Wislawa Szymborska captures the dance between motion and stillness in Vermeer's "The Milkmaid"—a moment frozen yet continually happening.

Vermeer

So long as that woman from the Rijksmuseum
in painted quiet and concentration
keeps pouring milk day after day
from the pitcher to the bowl
the World hasn’t earned
the world’s end.

I love the shape of the poem—it thins like a stream of milk, pouring itself out. I also love the tension she sets up between the "W" and the "w", which appears hierarchical but is also slippery.

"Vermeer", Wislawa Szymborska, translated from the Polish by Clare Cavanagh and Stanislaw Baranczak

Note: Bài thơ này, TV đã post, nay chỉ post thêm lời bình của tay Prospero.
Bản tiếng Việt, của TV, cũng phân biệt ra hai từ "W", và "w".
GNV cũng đọc nó trên tờ NYRB, như Prospero.
Thế mới thú chứ!

Một khi mà người đàn bà ở trong bức tranh ở viện bảo tàng Rijksmuseum
vẫn trầm lắng và chú tâm
rót sữa mỗi ngày từ cái bình ra cái bát,
thì Thế Giới vưỡn chưa có được cái sự tận cùng của thế giới.
Source

I love the shape of the poem—it thins like a stream of milk, pouring itself out. I also love the tension she sets up between the "W" and the "w", which appears hierarchical but is also slippery.
Tôi mê cái dáng của bài thơ - mỏng như sợi sữa, tự nó đổ nó ra, chẳng cần tới ai. Tôi cũng mê sức căng mà thi sĩ tạo ra, giữa W và w, nó làm lộ ra đẳng cấp nhưng cũng còn làm lộ ra sự trơn trượt.

Ui chao, phán như thế mới là phán chứ, nhỉ?

Nhưng bạn đã nhận ra sức căng của thời tiết, vào lúc trời đất rơi vào thu phân?

… tóc em rối giữa hai đầu ngọn gió
hình như rừng rơi vào thu phân.
TMT

Tiện thể đi thêm 1 đường Prospero, về Thơ Ca và Chủ Nghĩa Vác Ngà Voi: Thơ có thể nói cái gì?

Books, arts and culture

Prospero

Poetry and humanitarianism

What can poetry say?

Sep 23rd 2011, 10:06 by E.H. | LONDON

THEODOR ADORNO famously declared in 1951 that to write poetry after Auschwitz was “barbaric”. Mindful of the limits of words, generations of poets still strive to use them to describe the impossible.  

“Poetry and the State”, an event that took place on September 20th, was haunted by this problem: how to put into words events that leave you speechless. Organized by the poetry initiative “Poet in the City”, the magazine Modern Poetry in Translation and Amnesty International, the evening aimed to show the relevance of poetry in making “a public statement with a universal reach”. The five poets who gave readings were connected, in some way or another, to humanitarian causes. They included Timothy Allen, a former aid worker, Zuzanna Olszewska, a fellow from Oxford who conducts anthropological studies with female Afghan refugees, and Carlos Reyez Manzo, Amnesty’s first poet in residence, who survived torture under Pinochet’s regime in Chile.

 This makes it a difficult event to criticize. But although there were moments of joy in the readings—for instance, the concluding lines in Mr. Allen’s translation of Ho Chi Minh’s “Prison Diary” from the Vietnamese, “my poems are made of steel / and each is an act of resistance”—on the whole, the evening did not hold together. It felt as if the poets had been chosen more for the problems they wrote about rather than how well they wrote. The question of translation only seemed pertinent when Amarjit Chandan read from his poems both in Punjabi and English, creating a delightful interplay between the two languages.

Swamped by the various causes they were connected to, and only speaking for an average of 12 minutes each, the poets were unable to stand out as individuals. They were gathered together under an umbrella of worthiness, but there was no examination of the relationship between poetry and humanitarianism. We were meant to take it for granted that poetry is a force for good against subjects as diverse as Pinochet, Britain’s cuts in arts funding (which David Constantine of Modern Poetry in Translation decried for making the country the “philistine place we’re in”), and the state of the environment.  

“Poetry and the State” seemed to hold a complacent view of poetry as an inherently ethical or comforting medium that brings people together. But in doing so, the evening undermined the power of any one poet to say much of anything.

THEODOR ADORNO hiển hách phán, vào năm 1951, rằng, làm thơ sau Auschwitz thì “dã man”. Tuy biết thừa đi rằng thì là chữ thì ra cái chó gì, đâu có làm chết nổi ai, nhiều thế hệ những nhà thơ sau đó vưỡn làm thơ, vưỡn sử dụng chữ để diễn tả "điều không thể".
“Thơ ca và Nhà nước”, một sự kiện xẩy ra vào ngày 20 Tháng Chín cũng bị ám ảnh bởi vấn đề này:
Làm thế nào đưa vào chữ nhưng sự kiện làm bạn cấm khẩu, ú a ú ớ, không làm sao nói lên lời?


 

THE WORLD'S PROSE 

Die Prosa der Welt

-Hegel, of course

 

Imagine a day begun in Le Bon Cafe;
colored newspapers on tables and Aznavour's songs come
drifting from the speakers. A brief moment of attention:
the coquettish French "r" whirls like a child's plaything
within the mighty city, the empire's hub,
and seems about to thaw the winter's queen.
Nervous bureaucrats in narrow suits
gulp scalding coffee, the liquid of oblivion.
Four solitary airplanes circle overhead.

I stand before the picture Rilke talks of:
a family of acrobats has turned up in a desert.
No one's watching, and their many tricks
and songs, concealed in tambourines and supple muscles,
their leaps and jokes all go for nothing here.
They gaze uncertainly, they look around;
the young woman on the far right would like
to leave the painting (she stands apart).
They look around, but what is there to see?

Snow lies around us, covering the architecture of power.
Snow wraps the monumental shapes with slipcases
and even the narrow heads of obelisks have turned white.
Provincial trees breathe quietly beneath the snow,
and fresh leaf buds sleep tight, waiting for a sign.
You pay with life for every moment of snow, for
what is white and what is black, for happiness, for seeing.
The prose of life spreads out around us,
while poetry crouches in the heart's chambers.

Dòng đời

Hãy tưởng tượng một ngày bắt đầu ở Le Bon Café
Những tờ nhật báo màu sắc ở trên bàn,
và tiếng hát lang thang trôi dạt của Aznavour
từ những loa. Nè, hãy để ý, cái âm “r” của Tẩy mới nhõng nhẽo làm sao,
như một thứ đồ chơi của con nít trong thành phố lớn lao, trung tâm của đế quốc,
như làm tan lớp giá băng của nữ hoàng mùa đông.
Những viên chức bồn chồn trong những bộ đồ chật cứng,
Nhấp cà phê nóng bỏng, thứ nước của quên lãng.
Bốn chiếc máy bay cô đơn vần vũ ở trên đầu

Tôi đứng trước bức tranh Rilke nói về:
một gia đình nghệ sĩ nhào lộn ở sa mạc
Chẳng ai thèm nhìn họ,
và rất nhiều những mánh khoé trình diễn, những bài ca,
được giấu ở trong những cái trống, những bắp thịt mềm mại, dẻo dai.
Những cú nhẩy, những câu chuyện tiếu lâm, khôi hài
Tất cả đều vô dụng ở đây
Họ nhìn quanh, lơ đãng;
Một người đàn bà trẻ ở tít xa phiá bên phải,
có vẻ như muốn rời bức tranh (nàng đứng riêng ra).
Họ nhìn quanh, nhưng có gì ở đó đâu?

Tuyết chung quanh chúng ta, che phủ kiến trúc của quyền lực
Tuyết bao đền đài tưởng niệm
bằng những cái hộp,
và ngay cả những cái đầu của những đài tưởng niệm
thì cũng biến thành màu trắng
Cây cối thở im lặng dưới tuyết
Và những chồi lá non ngủ, chật, cứng, đợi dấu hiệu
Bạn trả bằng đời của mình, cho mọi khoảnh khắc tuyết
Cho cái thì trắng, cái thì đen, cái thì hạnh phúc,
cái thì để nhìn ngắm,
chiêm ngưỡng và kính trọng (1)
Dòng đời trải ra chung quanh chúng ta
Trong khi thơ "ngoạ hổ tàng long"
ở trong những căn phòng của trái tim.

(1) Thứ tình yêu Platonique, chiêm ngưỡng và kính trọng...

Tứ tấu khúc

Ui chao, đọc bài thơ thì lại nhớ đến lần đầu, 1994, đến thành phố lạnh, xứ lạnh, tuyết lạnh, bão tuyết lạnh, và cái bàn tay của cô bạn, lấy ra khỏi cái bao tay, ấm thật ấm, bắt tay anh cu Gấu đang run rẩy...

Hà, hà!

Cái cô bạn, cùng ngồi xuồng ngày nào, năm lụt, trong xuồng có đủ khổ đau dành cho 3 người...

Dòng đời trôi quanh ta.
Thật.
Thơ ở trong đầu.
Thật.

Cô bạn thân ơi
Nẻo về tuyệt lối
Hồn tôi điên cuồng réo gọi

Đi trong gió
Nỗi nhớ Sài Gòn buốt trên đầu ngón tay

Biển

A KING

In memory of Jozef Czapski

 

He was very old. But his spirit held.
Of one acquaintance (old as he) he said:
"That famed Petersburg beauty; observe
her face." He still painted. Lived. Wrote. Thought.

He knew Akhmatova. Spoke with de Gaulle,
Andre Malraux also took note.
Gide (too Parisian) disappointed him.
A penniless count, he helped the poor. 

So tall (and good), as if proud
nature wished to put him on display.
Mary McCarthy once glimpsed him in a crowd
at a museum and jotted down: a righteous man 

Beauty thrilled him. He spoke
more often though of ugliness and pain -
things it seems he scarcely knew
(but how can we be sure?)

What's the moment when divinity appears?
How can we tell, since we always keep it
in the past tense or the future (hopefully!)
We describe it from a distant country, 

where we've been carried by a wild express train
with no stops at that small still station
we call Beauty, a resting place
too modest for its taste. 

But we can talk of ugliness
at length, and pain will still fill
many tomes; our quick sightseeing trip
becomes a humble tortoise city tram. 

His death was long and patient; perhaps those
who rule the earth and play at chess demurred:
should such a splendid upright shape, a king,
be made a horizontal form, a line of print?

Adam Zagajewski

Một Vì Vua

Tưởng nhớ Jozef Czapski 

Ông rất già. Nhưng tinh thần bảnh lắm, cứng lắm, vững như trụ.
Về một mối thân quen [cũng già như ông], ông nói:
“Cái đẹp Petersburg nổi tiếng, hãy quan sát mặt của bà".
Ông vẫn vẽ. Sống. Viết. Nghĩ. 

Ông biết Akhmatova. Nói chuyện với de Gaulle.
André Malraux ngồi loay hoay ghi "notes".
Gide (quá Paris), ông không ưa.
Một vị bá tước không 1 đồng xu, ông giúp kẻ nghèo 

Dáng thật cao (và tốt), như thể thiên nhiên cao ngạo
muốn đưa ông ra trình diễn.
Mary McCarthy có lần thoáng nhìn thấy ông trong đám đông
ở một viện bảo tàng và phán thật là ngắn gọn:
một người đàn ông chính trực 

Cái đẹp làm ông hồi hộp. Tuy nhiên ông nói nhiều về cái xấu và cái đau –
điều mà ông hầu như không rành
(nhưng làm sao chúng ta chắc chắn về chuyện này?) 

Khoảnh khắc, khi tính thần thánh xuất hiện, là gì?
Làm sao chúng ta biết, kể từ khi mà chúng giữ nó
trong thì quá khứ, hay thì tương lai (may mắn thay!)
Chúng ta miêu tả nó, từ một xứ sở xa 

Trong khi chúng ta bị mang đi bằng 1 chuyến xe lửa tốc hành man dại
Đếch thèm ngưng ở một cái nhà ga nhỏ xíu có tên là Cái Đẹp,
Một trạm nghỉ quá tầm thường, khiêm tốn nên đếch hợp với cái gu của nó.

Nhưng chúng ta vưỡn có thể nói vế sự xấu xí dài dài,
và cái đau thì cũng được đưa vô trong nhiều chương, hồi, tập;
cuộc cưỡi ngựa coi hoa của chúng ta trở thành 1 chuyến cưỡi rùa dạo chơi thành phố
rất ư là khiêm tốn.

Cái chết của ông thì dài, và kiên nhẫn;
có lẽ những kẻ trị vì trái đất và chơi cờ, lưỡng lự:
Liệu dáng đứng cao sang, tuyệt vời như thế, một vì vua
Có thể trở thành một dáng nằm ngang,
như một dòng mực?
  

Ui chao bài thơ mới tuyệt vời làm sao. Làm Gấu nhớ tới giai thoại một họa sĩ Tầu không hợp lòng vua, bị Cớm đến nhà tính đưa đi cải tạo, bèn đi vô luôn bức tranh của mình! (1)
Ông bạn của thi sĩ như vậy là cũng từ biệt cuộc đời, và biến thành một dòng thơ! (2)

(1)

Hiếm nhà văn được như Borges: ông đi vào truyền thuyết, ngay từ khi còn sống, không như một nhà văn nổi tiếng, mà là một huyền tượng. Trong chuyện Tàu có trường hợp tương tự: Để trốn tránh cơn giận dữ của nhà vua, và cái chết tiếp theo đó, Wang Fo rời cuộc đời, bước vào bức tranh ông vẽ.
Source

(2)

GCC cũng đã từng viết về Nguyễn Tuân, như trên!

Cảnh Huấn Cao viết bức tranh chữ cuối cùng của đời mình rồi quay sang nói với viên cai ngục, hãy kiếm một nghề khác mà nuôi thân, (con người như ông, những chữ như thế này  phải tìm đất khác để mà tụ lại); chẳng đợi người cai tù nói hết câu: xin bái lĩnh, ông đã nhập vào những chữ chưa khô mực.

Chữ người tử tù

Master of Disguises

Surely, he walks among us unrecognized:
Some barber, store clerk, delivery man,
Pharmacist, hairdresser, bodybuilder,
Exotic dancer, gem cutter, dog walker,
The blind beggar singing, O Lord, remember me,

Some window decorator starting a fake fire
In a fake fireplace while mother and father watch
From the couch with their frozen smiles
As the street empties and the time comes
For the undertaker and the last waiter to head home.

O homeless old man, standing in a doorway
With your face half hidden,
I wouldn't even rule out the black cat crossing the street
The bare light bulb swinging on a wire
In a subway tunnel as the train comes to a stop.

Tổ sư Hoá trang

Hẳn rồi, hắn đi giữa chúng ta mà không ai nhận ra
Một anh thợ hớt tóc, một viên thư ký, một người giao hàng
Nhà bào chế thuốc Tây, thợ làm tóc, lực sĩ thẩm mỹ
Người khiêu vũ điệu Ba Tư, Ả rập
Thợ kim hoàn, người dẫn chó đi dạo,
Người ăn xin mù ư ử, Ôi Chúa, hãy nhớ đến tôi

Một cửa sổ trang hoàng Noel “bục” 1 phát, khởi sự đám cháy dởm
Ở một đám lửa dởm, trong lúc bà via và ông via nhìn,
Từ giường nằm, với nụ cười đóng băng
Con phố trống dần, đã tới lúc người chủ nhà hòm và tên bồi cuối cùng về nhà

Ôi tên già không nhà, đứng ở lối đi vô nhà
Với bộ mặt giấu mất một nửa,
Ta sẽ không ra lệnh cho con mèo đen vượt qua đường
Ngọn đèn nơi đường hầm lắc lư khi xe điện ngầm tới trạm

Summer Light

 

It likes empty churches
At the blue hour of dawn

The shadows parting
Like curtains in a sideshow,

The eyes of the crucified
Staring down from the cross

As if seeing his bloody feet
For the very first time.

Charles Simic

Ánh Sáng Mùa Hè

Nó thích nhà thờ trống rỗng
Vào cái giờ xanh của buổi sáng tinh mơ

Những cái bóng bỏ đi
Như những bức màn trong 1 buổi diễn phụ

Con mắt của Người bị đóng đinh
Nhìn xuống từ cây thập tự

Như thể Người nhìn thấy máu của Người
Ở chân
Lần đầu

Private Miseries

More than this crippled veteran playing the banjo,
I have no right to grumble,
More than this old woman cracking open her purse
To give him a quarter,

Lest they both take offense and beat me
On the head with one of his crutches.
My own anguish must remain unspoken,
Hidden behind a firm stride and a smile.

One day I knelt down and cursed God
For all the suffering and injustice he consents to.
Since then, I have felt even more alone.
Like a lifelong widower forever unconsoled

I pass the homeless huddled in doorways
Upon a winter morning and dare not
Grouse about my own sleepless night,
And my cold feet that make me hurry past them.

Những nỗi khốn khổ mình ên

Hơn cả cái anh cựu binh VNCH,
già què, đang từng tưng với cây đàn băng dzô
Tớ đếch có quyền càu nhàu
Hơn cả cái bà già đang cố mở bóp
lấy mấy nghìn Cụ Hồ cho ông lính Ngụy già què

Cứ để cho họ cảm thấy bị tổn thương và đập vào đầu tớ
Với một trong những cây nạng
Cái nỗi thống khổ của riêng tớ phải được nín khe,
Và được giấu ở bên dưới bước đi mạnh mẽ, và nụ cười.

Một bữa tớ quỳ xuống và nguyền rủa Thượng Đế
Về bao đau khổ và bất công mà ông ta cứ nhè tớ mà trút xuống
Kể từ đó, tớ cảm thấy cô đơn còn hơn bao giờ hết
Như một bà goá cả đời không hề được an ủi.

Tớ đi qua một đám người vô gia cư láo nháo ở hành lang
Một buổi sáng mùa đông và không dám
Càu nhàu về một đêm mất ngủ của riêng tớ
Và đôi chân lạnh giá của tớ càng khiến tớ vội vã đi qua họ

And Who Are You, Sir?

I'm just a shuffling old man,
Ventriloquizing
For a god
Who hasn't spoken to me once.

The one with the eyes of a goat
Grazing alone
On some high mountain meadow
In the long summer dusk.

Nhưng Ngài là Ai, hử Ngài?

Tớ chỉ là một tên già lê lết
Nói chuyện bằng bụng
Về một ông trời
Chưa từng nói với tớ một lần
Kẻ có đôi mắt dê
Thả dê một mình
Trên cánh đồng cỏ trên núi cao
Vào một hoàng hôn dài mùa hè

Charles Simic