*


1
2



@ NMG's

*

Note: Mấy bài về Coetzee thật tuyệt. Khởi đầu của dã man của con người, là, khi nó nghĩ nó bảnh hơn loài vật. Ở cuối Vụ Án, Kafka cho K. chết, "như 1 con chó". Tên “Mít” K nhìn hai ông cớm VC [l'accusé regardait "les deux messieurs"] đâm lưỡi dao vô tim, như thể nỗi tủi hổ sẽ sống dai hơn anh ta.
Ngay từ "Những cảnh đời của 1 chú thanh niên", Scènes de la vie d'un jeune garcon, tập đầu của bộ ba có tính tự thuật, Coeztee đã nhận ra, tủi hổ là vấn đề trung tâm, la question centrale, của Nam Phi, và chỉ có chữ viết mới có thể làm cho nó sống động.
Chỉ 1 khi lũ Bắc Kít, lũ VC nằm vùng, cảm thấy xấu hổ, tủi nhục, khi ăn cướp Miền Nam, và đẩy xứ Mít vô tình trạng “đồng chí X”, thì may ra mới hé ra hy vọng.
Hà, hà!
Bài trả lời phỏng vấn của 1/10 tiếng nói lớn của văn chương ngoại [so với Tẩy], Mario Vargas Llosa, một bậc thầy kể chuyện, về cuốn mới nhất của ông, với nhân vật có thực ở ngoài đời, là Casement, cũng tuyệt.  TV sẽ đi mấy đường này, cũng là 1 cách tưởng niệm ông chủ chi địa một thời của GCC, là nhà văn NMG, và “nhân vật” của ông, là Nguyễn Huệ.

*

*

Trong cách viết, trong cái nhìn, của “một vài tên” Bắc Kít di cư 1954, sau chạy thoát ra hải ngoại, về trong nước, có cái sự "tủi hổ" khốn kiếp này.

Ngồi ở Quận Cam, nhấp ngụm Starbuck, và viết, ở Sài Gòn có người chết đói, ngay bên hông chợ Bến Thành!

Hay viết về Cái Đại Ác VC, huỷ bia tưởng niệm thuyền nhân ở những trại tị nạn Đông Nam Á, bằng 1 cái tít, chôm của Ông Số 1, mà Ông Số 2 chịu ơn:

Nguyễn Mộng Giác đã giúp tôi trở về với chuyện thơ và tiếng Việt. Sau khi tập sách in rồi, tôi còn đăng mấy bài khác cũng Nói Chuyện Thơ trên tạp chí Văn Học; đó là những bài tôi thích nhất, nhờ chúng mà tôi có dịp gặp lại, trò chuyện với Thanh Tâm Tuyền để chia nhau những cảm xúc thi ca. Tôi sẽ còn nợ Nguyễn Mộng Giác và Thanh Tâm Tuyền, sẽ phải san nhuận lại để in tập Tìm Thơ Trong Tiếng Nói để tưởng nhớ hai anh lần nữa. (1)

Chính là do không chịu nổi đám này mà TTT bỏ Cali. Ông có nói với GCC qua điện thoại, và tỏ ra rất ân hận, vì cầm hai ngàn đồng tiền nhuận bút tập Thơ Ở Đâu Xa, của tay Trầm Phục Khắc, và, nhờ số tiền đó, mà có chuyến đi.

Tao đâu có biết thơ ở hải ngoại đếch có ai đọc!

V/v sự khôn ngoan của Ông Số 2.
Có lần, GCC được hầu chuyện 1 ông Cựu Chủ Bút, hay Cựu Tổng Biên Tập cái con mẹ gì của tờ Người Vịt. Anh ta cho biết, Bác Tê, sau bao lần chỉnh lý, đảo chánh... ở băng Cờ Lăng, và ở tờ Người Vịt, "bèn" không đứt 1 sợi lông chân, và nay trở thành Thái Thượng Hoàng!

Kể cũng hơi bị lạ, khi hai vì “ơn nhơn” còn sống nhăn răng, không thấy Ông Số 2 “kám ơn”, bi giờ, chắc là tính đi 1 đường tái bản kiệt tác Tìm Thơ Trong Tiếng Nói, bèn đi 1 đường Pê E [PR], bằng cách "kám ơn" những kẻ không may chết trước Người chăng?
Tởm thật!

GCC chưa từng đọc kiệt tác Tìm Thơ Trong Tiếng Nói của Ông Số 2, nhưng cái tít thì nghe thật quen, vì có nhiều người sử dụng rồi, thí dụ Paroles của Prévert, hay Tiếng Nói Một Người, bài tựa của TTT cho tập thơ của Trần Lê Nguyễn.
Vả chăng, có thứ thơ tự nhiên như lời nói, cái thứ thơ mà Henri Lefebvre, một triết gia Tẩy đã từng nói tới, theo nghĩa, thơ là bề mặt của cuộc sống, bề mặt [lại] theo nghĩa, những thắc mắc, băn khoăn siêu hình, phải nhoi lên đó để mà thở. Ngay từ trước 1975, GCC đã từng viện hình ảnh trên, để viết về 1 đấng nhà thơ nào đó, nay cũng chẳng còn nhớ.

Có ghê gớm chi đâu.

Nếu có, thì là lòng biết ơn trời biển của Ông Số 2 đối với đại ân nhân đã chết rồi của ông ta:

Nguyễn Mộng Giác đã giúp tôi trở về với chuyện thơ và tiếng Việt

Chúng ta cứ giả như đếch có NMG, thì Ông Số 2 thành cái giống gì, mũi lõ hay mũi tẹt, nói cái thứ tiếng gì?

Trong bài The Telling of the Tale, trong tập This Craft of Verse, Jorge Luis Borges cho rằng, người xưa, khi nói tới thi sĩ, thì không phải là 1 người nhả ngọc phun châu, the utterer of those high lyric notes, nhưng còn như là 1 người kể 1 câu chuyện, the teller of a tale. Một câu chuyện mà ở trong đó tất cả những tiếng nói của nhân loại có thể tìm được – không chỉ có tiếng nói trữ tình, the lyric, ước muốn, khao khát, the wistful, buồn rầu, the melancholy, nhưng còn những tiếng nói của can đảm, của hy vọng. Và ông tiếp, ông đang nói về cái thể cổ nhất the oldest form, của thi ca: sử thi, the epic.

Vẫn Borges: Và có lẽ người đầu tiên chúng ta nghĩ tới, thì là Andrew Lang, người đã dịch tuyệt vời Câu chuyện thành Troy, The Tale of Troy. Và ngay ở dòng rất đầu, in the very first line, chúng ta có 1 điều gì như là: “Tell me, muse, of the anger of Achilles”, hay ngắn gọn hơn, một người  giận dữ, đó là đề tài của tôi, “An angry man – that is my subject”, theo cách dịch của Professor Rouse.

Mít chúng ta, cũng có “câu chuyện thành Sài Gòn”, nhưng thiếu 1 sử thi cho cả 1 miền đất. Chúng ta không có sự giận dữ, mà chỉ có những lời chửi rủa, hận thù.

Và tất nhiên, chúng ta có thi sĩ, nhiều lắm, trong có Ông Số 2, thí dụ, quảng cáo cho tập thơ sắp tái bản, bằng cái sự biết ơn hai người ơn đã chết của ông.

Hà, hà!
*

Trước 1975, Ông Số 2 hoạt động hăng lắm, nào đọc thơ cho đồng bào tôi, cho lính VNCH nghe, nào làm show, bàn tròn văn học trên Đài Số 9, nào CPS, nào tham dự Đêm Thơ Phản Chiến....
Gấu, mê Cô Ba, chẳng thèm để ý.
Cũng chưa từng coi ông đóng trò hề, chỉ có 1 lần ngồi Quán Chùa nghe 1 ông bạn quí nói, tối hôm qua, có nghe ông số 2 nói về “Bà” Maria Remarque!

Lần đầu tiên Gấu đọc ông, là khi đã ra được hải ngoại, 1 bài viết trên tờ Thế Kỷ 21, ông cho biết, Sài Gòn có người chết đói, ở ngang hông Chợ Bến Thành!

Hilary Mantel: how I came to write Wolf Hall.
Như thế nào tôi viết WH.

'It wasn't that I wanted to rehabilitate him. I do not run a Priory clinic for the dead'
“Tôi đâu có tính “phục hồi nhân phẩm” ông ta. Tôi đâu có điều hành một bịnh viện Priory dành cho người chết”

Nếu không nhờ có Nguyễn Mộng Giác thì chắc tôi chẳng bao giờ viết xong tập Tìm Thơ Trong Tiếng Nói. Đó là vào đầu thập niên 1980, tôi đang ở Montréal, với không khí sinh hoạt nghệ thuật, trí thức khích động trong tinh thần cởi mở nhất, một thành phố đẹp và đáng yêu nhất, theo kinh nghiệm tôi sống 37 năm ở Bắc Mỹ. Nhưng tôi sống và làm việc, kết bạn phần lớn với những người không nói tiếng Việt Nam.

Source

Cuốn NMG và bạn bè, PPM ra cóp xe lấy cho GCC, mang về, ông chủ nhà, lật ra đọc vài dòng, phán, Ông Số 2 này viết về ai thì cũng là về Ông Số 2.

Quả thế thực. Tưởng nhớ ơn, quý mến NMG ra sao, hóa là nhờ NMG mà viết xong tác phẩm, không phải của NMG, tất nhiên, mà của Ông Số 2!

Nhưng có lẽ, không chỉ Ông Số 2 tưởng nhớ, biết ơn NMG, mà toàn thể lũ Mít hải ngoại mới đúng, vì nếu không có NMG thúc vào đít Ông Số 2, thì hải ngoại làm sao được thưởng thức kiệt tác Tìm Thơ Trong Tiếng Nói?

Đểu giả nhất, là dòng chót khép lại đoạn mở ra ai điếu bạn văn: Nhưng tôi sống và làm việc, kết bạn phần lớn với những người không nói tiếng Việt Nam.

Nào những LH, HDN, ST, Vua viết ”Phén”, võ công Ba Tư, Càn Khôn Đại Nã Di gì gì đó, như Du Tử Táo thổi,. ... đọc, nghĩ sao?

Brodsky coi ai điếu là thuốc thử đạo hạnh của lũ viết văn - đa số - trước thiểu số, là kẻ không may chết trước họ, nhưng ông quên, nó còn là thuốc thử chính cái gọi là tình bạn giữa những kẻ còn đang sống sờ sờ!

Rắn độc cắn phải lưỡi, độc giả tự hỏi, cái thứ tiếng nói, mà ông số 2 này tìm ở trong thơ, là tiếng gì?
Tiếng của lũ mũi lõ, không nói tiếng Mít, bạn của ông số 2, hẳn thế?

Với một bài thơ tầm thường, chúng ta có thể sẵn sàng mang ra để bình luận hay giải thích. Nhưng nếu là một bài thơ hay, không cách gì chúng ta có thể bình luận được. Bởi vì những bài thơ hay là những bài thơ vượt ra ngoài ngôn ngữ thông thường. Nếu chúng ta dùng ngôn ngữ thông thường để nói, tức thị chúng ta đã làm hỏng bài thơ đó.
Source

Với 1 bài thơ tầm thường thì chúng ta vứt vô sọt rác chứ sao lại sẵn sàng mang ra để bình luận hay giải thích?

Với một bài thơ hay, không cách gì chúng ta có thể bình luận được.

Thật vậy ư? Nếu thế làm sao biết nó hay?
Quan niệm ấu trĩ, “mưa rơi không cần phiên dịch”, thơ hay đếch cần bình luận, "Xưa quá rồi, Ông…  Diễm ơi"! [Sẽ lèm bèm về cú phán nhảm của "Năm Bờ Two" sau]. 

Đấy là một bài thơ mà tôi rất cảm động. Ý thơ rất đẹp, lập trường tốt nữa. Nhưng nếu bảo bài thơ đó tuyệt diệu hay không thì tôi thành thật nói rằng nó cũng không có gì là tuyệt diệu lắm. Đó là một bài thơ bình thường. Ai cũng có thể làm được. Tôi nghĩ cái đó không khó.
Source

Thơ mà…. lập trường tốt?
Có… thép ở trong đó không? Có xúi Bắc Kít xẻ dọc Trường Sơn đi kíu nước không?

Khen cũng đểu:

Đó là một bài thơ bình thường. Ai cũng có thể làm được. Tôi nghĩ cái đó không khó.

Sao Ông Số 2 không làm 1 bài "bình thường, ai cũng có thể làm được" như bài của DTL?

Bắc Kít có ba bồ, đểu, độc, và tên nào cũng tưởng mình là bố thiên hạ, Ông số 2 chiếm cả 3.
Hết
!
Từ “hết” cực bảnh này, Gấu chôm của thầy Kuốc!



*

Tác phẩm đầu tiên của Dos mà GCC “tấn công”, là Tội Ác và Hình Phạt, lý do là, biết đến nó, đầu tiên, qua hình ảnh của Thanh/Sonia trong Bếp Lửa, của TTT.

Đọc Tội Ác song song với những La Nausée, Le Mur, Kẻ Xa Lạ, trong những quán Tầu đặc biệt của Sài Gòn hồi mới lớn, sau 1954, của Gấu. Đọc một mình, với 1 ly hồng xà, ngồi suốt buổi, chẳng ai làm phiền, chủ quán có khi còn thú vị, giống như 1 cái "đề co" của quán!
Và sau này, đọc trong khi chờ BHD.

Trong số báo ML Tháng 10, 2012, Điều mà văn chương biết về khùng điên, có 1 bài về Dos, đúng hơn về Anh Khờ, thần sầu: Anh Khùng, ở đỉnh cao chói lọi của chứng thần kinh phân liệt Nga, "L’Idiot, au plus haut de la schizophrénie russe". Trong bài viết có 1 câu phán thần sầu về văn học Nga: Nhà thơ Nga Alexandre Blok (1880-1921) phán, một cái “note” khùng [….] chạy suốt văn chương Nga thế kỷ 19, và sau cùng trở thành gay gắt, tả tơi, [bởi là vì] qua nó, nhà văn diễn tả nỗi sợ hãi cơn điên khùng của chính anh ta/chị ả và của thế giới. Pouchkine, Lermotov, Gogol, Tourgueniev, Gontcharov, Tolstoi, Garchine, Tchekhov, Andreiev, Lesskov, Boulgakov,
Nguyễn Khải by TDA

“Mọi phê bình phải được đi trước bằng một phê bình tôn giáo”, “Toute critique doit être précédée d’une critique de la religion”. Marx phán [trong Crit. de la Phil. Du Droit de Hegel, Henri Lefebvre trích dẫn trong Duy vật biện chứng, Le Matérialisme dialectique, tr. 53].

Câu trên có thể áp dụng vào trường hợp Nguyễn Khải.

Ðọc NK là phải đọc trong cái tinh thần đó, đúng như ý của ông, trong 1 bài viết có tính tự kiểm, (1) không có Ðảng là tôi đã trở thành 1 vị linh mục, khi ông nhớ lại một lần tà tà đi mua thuốc lá tại một cái quầy chắc là gần Nhà Chung Hà Nội, và vị chủ quán đã lầm ông với 1 vị linh mục.
Hai cú đánh khủng khiếp trong đời NK, là đánh vào mật khu Ky Tô ở đất Bắc là Phát Diệm, và những tác phẩm viết về nó, khi ông được Ðảng tin cậy vì đã chọn Ðảng, thay vì Nhà Thờ, những ngày sau 1954, sau khi một nửa đất nước thuộc VC.
Cú thứ nhì là sau 30 Tháng Tư, đánh vào mật khu Cao Ðài, Tây Ninh.

Nên nhớ, lại nên nhớ, gốc gác của NK, là con quan, thuộc dòng thứ, và suốt đời ông bị mặc cảm bị bố bỏ rơi, nên đành chọn Ðảng. Ðó là cái thế 3 ngôi trong đời ông: Bố Bắc Kít, Ðảng VC, và Chúa Ky Tô [theo trật tự đại khái!]

(1)

Tôi cô độc bẩm sinh. Nếu không có cách mạng, chắc tôi là tu sĩ. Một lần tôi đến tìm ông cha tìm hiểu về Vatican 2 để viết sách tôn giáo. Trong lúc chờ, tôi ra mua thuốc lá. Người bán thuốc nhìn tôi hỏi: "Cha mua loại nào? Con biếu cha bao diêm". Chắc mặt tôi giống linh mục.
[NK trả lời phỏng vấn, NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI thực hiện, Tuổi Trẻ online]

Bây giờ chúng ta có thể hình dung ra được, đi tìm cái tôi đã mất của NK, là đi tìm một "cái tôi thần học", qua hình dáng nhập thế của 1 vì linh mục. Hai cú đánh vô tôn giáo của NK, là hai cú thất bại, có thể cuối đời ông ngộ ra điều này. Ông bị ông Bố Bắc Kít bỏ vô Nam, Chúa bỏ vô Nam, và đành chọn Ðảng. Nhưng Ðảng cũng chỉ coi ông là 1 thứ con rơi, con hoang, không thuộc giai cấp bần cố nông [đọc những gì ông cà khịa với đám nhà văn được Ðảng tin cậy, thuộc loại nồng cốt, chúng viết như kít, có đứa nào bằng tôi đâu!]. Ðó là bi kịch của nhà văn NK.

Ông chưa từng viết về con người, mà là về “một thứ con người” nào đó, “một thứ nhân danh con người” nào đó.
NK làm Gấu nhớ tới Graham Greene, nhất là, câu phán nổi tiếng của ông, nhớ đại khái: Suốt đời tôi đi tìm một đấng Thượng Ðế để cho Con Quỉ ở trong tôi uýnh lộn với ông ta!
Ðây cũng là bi kịch của NK, nhưng ở tầm mức thấp hơn, một phần có thể là do mặc cảm bị bỏ rơi của NK mà ra. Greene thanh thản hơn, theo nghĩa, bi kịch của ông là của chung con người.

Văn của NK độc. Và rất giống văn VP. Ðiều này do NMG nhận ra, không phải Gấu. Ông còn cho biết, hai đấng rất quí tài, và độc, của nhau. Ðiều này thì NMG, trong 1 lần đi tour văn học ở trong nước, có tuyên bố.

Nhân vật của NK hình như không có 1 tay nào lâm vào đường tự tìm cái chết như của Greene.

Cũng không phải tự nhiên mà NK viết về PXA, qua nhân vật Quân, trong Thời gian của người.

Tuy nhiên cái chết ngắc ngoải, không làm sao đi được của PXA ở ngoài đời, NK không làm sao tiên tri ra được!

Gấu đã từng có vinh dự được “nhìn thấy” nhà văn Nguyễn Khải, thời gian lui tới nhà xb Văn Học, bộ phận phía Nam, khi nhà này tính tái bản cuốn Mặt Trời Vẫn Mọc bản dịch của NQT trước 1975.

Tạ Duy Anh, người dám “bước qua lời nguyền” viết về Nguyễn Khải:

Nguyễn Khải, một người được theo nghiệp đèn sách từ bé, không thể không biết thực tế đó. Bài học về Cải cách ruộng đất, về nhóm Nhân Văn Giai Phẩm… buộc ông phải nhớ lại lịch sử. Và vì thế, giống như số đông những người được coi là trí thức cùng thời ông ở đất nước này (chỉ tính riêng miền Bắc, vì trí thức miền Nam có một số phận riêng), ông đã tìm thấy lý do vô cùng chính đáng để vờ quên bản thân mình, đó là lý tưởng vì tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Lý tưởng đó không hề xấu và không hề ít tính chất thiêng liêng, nếu người tin theo nó thật lòng. Nó chỉ đáng trách với những kẻ vờ vịt. Mà những kẻ đó phần lớn lại rơi vào thành phần trí thức. Bi kịch mang màu sắc hài kịch của trí thức Việt (tất nhiên không tính bọn giả danh trí thức), từ cổ chí kim, chính là luôn phải vờ vịt. Vờ vịt, tức là biết rõ nó không phải vậy, nhưng lại cứ phải làm ra rằng mình hiểu nó như vậy. Vờ trung thành, vờ kính trọng, vờ cúc cung tận tụy, vờ khép mình, vờ lắng nghe, vờ chăm chỉ, vờ ngoan ngoãn, vờ ca ngợi, vờ thán phục, vờ yêu… và những thứ vờ vĩnh ấy có thể làm bất cứ lúc nào, bất cứ chỗ nào, làm bao nhiêu cũng không sao ngoại trừ chỉ có lợi. Riêng một thứ không hề vờ, ấy là sự khinh ghét, thì phải nén lại, giấu thật kỹ kẻo hé ra có kẻ biết là tàn đời (mà kẻ rình rập để tố cáo, tâng công thì nhiều như ruồi, ngay trong giới trí thức); phải luôn tìm cách nhồi nó xuống, nuốt thật sâu, quên đi được thì càng phúc. Còn sống là còn phải quên. Chờ đến ngày sắp lìa đời, nếu còn lòng tự trọng, còn thấy hổ thẹn thì viết nó ra để thanh minh và sám hối.
TDA

Ðọc như thế là chưa nhìn ra thế 3 ngôi [Bố Bắc Kít, Ðảng VC, Chúa Ky Tô], ở Nguyễn Khải, và, “có một liên hệ tam giác giữa nhà văn Nga, độc giả của người đó, và sự hiện diện đâu đâu cũng có của nhà nước, cả ba quyện vào nhau, trong một sự đồng lõa quyết định”, như Steiner viết, trong UNDER EASTERN EYES:

Lịch sử Nga là một lịch sử của đau khổ và nhục nhã gần như không làm sao hiểu được, hay, chấp nhận được. Nhưng cả hai - quằn quại vì đau khổ, và ô nhục vì hèn hạ - nuôi dưỡng những cội rễ một viễn ảnh thiên sứ, một cảm quan về một cái gì độc nhất vô nhị, hay là sự phán quyết sáng ngời. Cảm quan này có thể chuyển dịch vào một thành ngữ “the Orthodox Slavophile”, với niềm tin của nó, là, Nga là một xứ sở thiêng liêng theo một nghĩa thật là cụ thể, chỉ có nó, không thể có 1 xứ nào khác, sẽ nhận được những bước chân đầu tiên của Chúa Ky Tô, khi Người trở lại với trần gian. Hay, nó cũng có thể được hoá thân vào trong chủ nghĩa thế tục thiên sứ [chúng ông đều là Phù Ðổng Thiên Vương cả đấy nhé, như anh VC Trần Bạch Ðằng đã từng thổi mấy đấng Bộ Ðội Cụ Hồ], với niềm tin, đòi hỏi sắt đá của CS về một xã hội tuyệt hảo, về một rạng đông thiên niên kỷ của một công lý tuyệt đối cho con người, và tất nhiên, tất cả đều bình đẳng, hết còn giai cấp. Một cảm quan chọn lựa thông qua khổ đau, vì khổ đau, là nét chung của cảm tính Nga, với thiên hình vạn trạng dạng thức của nó. Và điều đó còn có nghĩa, có một liên hệ tam giác giữa nhà văn Nga, độc giả của người đó, và sự hiện diện đâu đâu cũng có của nhà nước, cả ba quyện vào nhau, trong một sự đồng lõa quyết định. Lần đầu tiên tôi mơ hồ nhận ra mùi đồng lõa bộ ba này, lần viếng thăm Liên Xô, đâu đó sau khi Stalin chết. Những người mà tôi, hay một ai đó gặp, nói về cái sự sống sót của họ, với một sự ngỡ ngàng chết lặng, không một khách tham quan nào thực sự có thể chia sẻ, nhưng cũng cùng lúc đó, cùng trong giọng ngỡ ngàng câm nín đó, lại ló ra một hoài niệm, tiếc nuối rất ư là kỳ quái, rất ư là tế vi. Dùng cái từ “hoài niệm” này thì quả là quá lầm lẫn! Nhưng quả là như thế, tếu thế! Họ không quên những điều ghê rợn mà họ đã từng trải qua, nhưng họ lại xuýt xoa, ui chao, may quá, những điều ghê rợn đó, chúng tôi được Ðại Ác Nhân ban cho, được một Hùm Xám thứ thiệt ban cho, chứ không phải đồ gà chết! Và họ gợi ý rằng, chỉ cái sự kiện sống sót tại Nga dưới thời Xì Ta Lin, hay dưới thời Ivan Bạo Chúa là một bằng chứng hiển nhiên về nguy nga tận thế hay về lạ kỳ sáng tạo của số mệnh, Cuộc bàn luận giữa chính họ với sự ghê rợn thì mang tính nội tại, riêng tư, cá nhân. Người ngoài, nghe lén được thì chỉ biểu lộ sự rẻ rúng, hay đáp ứng bằng 1 thái độ sẵn sàng, dễ dãi.
Những đại văn hào Nga là như thế đó. Sự kêu gào tự do của họ, sự rất ư bực mình của họ trước cái lương tâm ù lì của Tây Phương, thì rất ư là rền rĩ và rất ư là chân thực. Nhưng họ không chờ đợi được lắng nghe hay được đáp ứng bằng một thái độ thẳng thừng, ngay bong. Những giải pháp thì chỉ có thể có được, từ phía bên trong, theo kiểu nội ứng với những chiều hướng thuần sắc tộc và tiên tri. Nhà thơ Nga sẽ thù ghét tên kiểm duyệt, khinh miệt lũ chó săn, đám côn đồ cảnh sát truy nã anh ta. Nhưng anh ta sẽ chọn thế đứng với chúng, trong 1 liên hệ có tính cần thiết nhức nhối, cho dù đó là do giận dữ, hay là do thông cảm. Cái sự kiêu ngạo nguy hiểm, rằng có một mối giao hảo theo kiểu nam châm hút lẫn nhau giữa kẻ tra tấn và nạn nhân, một quan niệm như thế thì quá tổng quát, để mà xác định tính chất của bàu khí linh văn Nga. Nhưng nó gần gụi hơn, so với sự ngây thơ tự do. Và nó giúp chúng ta giải thích, tại sao cái số mệnh tệ hại nhất giáng xuống đầu một nhà văn Nga, thì không phải là cầm tù, hay, ngay cả cái chết, nhưng mà là lưu vong qua Tây Phương, một chốn u u minh minh rất dễ tiêu trầm, may lắm thì mới có được sự sống sót.

Với đám cầm bút Bắc Kít, vấn nạn nghiêm trọng hơn nhiều.
Hơn cả “Dưới cái nhìn Ðông Phương” của Steiner!
Ðằng sau tất cả những cay đắng nhục nhã như thế, là giấc mộng thống nhất đất nước.

* 

Cơn mộng đời dẫn tôi tìm lại Koestler, qua bản dịch tiếng Pháp, những ngày học Chu Văn An, khi nhà trường còn nằm phía sau trường Pétrus Ký, miếng đất sau trở thành Trung Tâm Học Liệu. Đọc và gần như thuộc lòng một số câu văn, để trau giồi ngoại ngữ, thâu thập tri thức, tập tành suy tưởng. Rồi dần dà theo tuổi học, tuổi đời, tôi lần tới những câu của Camus, con người nổi loạn, những khẩu hiệu làm rung động loài người (Bí mật của Vô sản là cái chết của Tư bản, thí dụ vậy), những trang nhật ký của Roquentin... 

Cùng với những cuộc phiêu lưu của những tác phẩm lớn ở trong tôi, Sài-gòn trở thành một sân khấu cho tôi đóng vai những nhân vật-nhà văn. Thành phố thân yêu, một buổi sáng đẹp trời bỗng nhường cho một St. Petersbourg thời Dostoievsky với những cầu thang âm u, và cậu sinh viên, trong một góc bàn tại một tiệm cà phê Tầu nơi Ngã Sáu, một mình đi lại trong giấc mơ vĩ đại, biến đổi thế giới, làm lại loài người.

Hay một London của Dickens, một buổi chiều đầy sương mù, chú bé Oliver Twist đói lả người, như tôi, một ngày trong chuỗi ngày cắp sách đến trường, đêm đêm làm bồi bàn, thời người Mỹ chưa đổ quân ào ạt vào Việt Nam. Thành phố chưa có xa lộ, chưa có cầu Sài-gòn. Và tiệm chả cá Thăng-Long nơi tôi tối tối bưng xoong mỡ sôi đổ lên dĩa chả cá, nghe tiếng mỡ kêu xèo xèo, chưa biến thành nhà hàng Kontiki ở ngay đầu đường Phạm Đăng Hưng, nơi dành riêng cho đám quân nhân Hoa Kỳ. 

Ngày mai trời sẽ mưa trên thành phố Bouville
Demain il pleuvra sur Bouville
(Sartre, La Nausée) 

Ôi Sài-gòn, một Sài-gòn hư tưởng, một Bouville, một London, của riêng tôi đó!

Lần Cuối Sài Gòn

Như vậy là anh cu Gấu đọc Tội Ác, ở Sài Gòn, trong khi chờ BHD!


*

 Dostoievski
L’Idiot

Le prince Muichkine arrive à Saint-Pétersbourg. Idiot de naissance parce qu'incapable d'agir, il est infiniment bon. Projeté dans un monde cupide, arriviste et passionnel, il l'illumine de son regard. Par sa générosité, tel le Christ, Léon Nicolaievitch revelera le meilleur enfoui en chacun.
Dostoievski voulait représenter l' homme positivement bon. Mais que peut-il face aux vices de la société, face à la passion?
Récit admirablement composé, riche en rebondissements extraordinaires, L'Idiot est à l'image de la Sainte Russie, vibrant et demesuré. Manifeste politique et credo de l'auteur, son ceuvre a été et restera un livre phare, car son héros est l'homme tendu vers le bien mais harcelé par le mal.

Nhân ghé tiệm, “tiện tay” GCC cầm cuốn này về, vì chưa có, vả cũng muốn tụng lại Dos, để giải ra "nan đề" NMG chọn thầy là Dos, cũng còn là Thầy của Sến.
Với Sến thì em nói thẳng, mới tuổi teen là đã mê bộ râu thật là rậm, của Dos.
Còn NMG, chắc chắc không mê râu Dos rồi, nhưng ông cũng không cho biết mê Dos, tại sao,và mê cuốn nào, Tội Ác, hay Chàng Ngốc, hay Lũ Người Quỉ Ám, hay Anh em nhà Karamazov?

Đây cũng là câu hỏi của ông, để lại cho lũ chúng ta, những bằng hữu của ông.

*

Bản PPM đưa Gấu.

Đọc, thì thấy chẳng ai nhắc tới Gấu cả - theo nghĩa, Gấu đã từng cộng tác với tờ Văn Học hai năm trời, khiến tờ báo, theo như lời của NMG trong 1 bài “ê đi tô”, báo cáo với độc giả, Văn Học đếch thèm xin lũ có tiền đăng quảng cáo nữa, và khi Gấu xin thôi việc, thì 1 vị độc giả và còn là 1 nhà văn, viết mail riêng cho Gấu, phán, như vậy là tờ VH bị thiến mất một nửa!
Nhưng đọc cái đoạn NMG viết về mình sau đây, thì Gấu lại nhớ đến 1 số báo Tây tưởng niệm Camus, trong đó cho biết, sở dĩ cuốn Kẻ Xa Lạ đứng đầu thiên hạ, trong giới học sinh, sinh viên thế giới, chỉ là vì nó mỏng quá, và viết bằng 1 thứ tiếng Tây "ai cũng đọc được".
Và Gấu lại nghĩ đến Gấu, khi đánh vật với nó, thay vì đọc, và mê... Dos, những ngày mới lớn!
Nhớ cả “giai thoại”, 1 vị phê bình Tẩy mừng cho dân Tẩy, được đọc Dos qua tiếng Tẩy, bởi vì nguyên tác khủng hơn nhiều!

 *

Đọc bài Ông Số 2 thì ông chỉ viết về ... Ông Số 2!
Quả là thuốc thử đạo hạnh của lũ cầm bút, cái trò ai điếu, tưởng niệm, đúng như Brodsky phán!

NMG nổi tiếng vì viết văn 1 lần là chung quyết, không cần sửa. Nhưng câu văn trên, cần phải sửa theo Gấu.

Sau 1954 tiếp tục việc học [không phải đi học, vì ông đã đi học ở các trường trong vùng quốc gia bao giờ đâu], tôi gặp trở ngại về ngoại ngữ, trình độ yếu hơn so với lớp mình theo học. Nhưng có thể nhờ yếu nên phải cố, để bắt kịp…

Câu văn trên, sự thực Gấu không phải là người đọc ra, mà là ông bạn vong niên NDB.
Bạn “Bạn” đọc, và phán, ông nhà văn kiêm nhà giáo này làm như chỉ có 1 mình ông ta học… ngoại ngữ!

Và sau đó, ông kể học tiếng Tẩy như thế nào.
Y chang GCC.
Cũng học tại trường, tại lớp, và học… thêm, tại Trung Tâm Văn Hóa Pháp, và cũng bệ bộ "Classes de Francais" của Phạm Tất Đắc, ông cụ thân sinh BHD. Ông, do ít tuổi hơn, học sau GCC vài năm.
Gấu hơn ông, chỉ ở cái khoản, ngoài bộ sách học tiếng Tẩy, còn bệ thêm ái nữ của Thầy, về tụng!
Nhận xét về bài viết của Ông Số 2 cũng không phải của Gấu, mà của ông bạn "Bạn".

*

*

Lại nói chuyện tiếng Tẩy. Trong bữa tiệc rượu đêm chót, sáng hôm sau rời Cali, giữa GCC và ông bạn mới quen Trần Minh khố chuối, NDB và NDT, cũng xổ toàn tiếng Tây: Lý do là ông bạn TM này, công tử Bạc Liêu, được gia đình cho đi Tây học, chẳng học gì, ngoài học nhảy đầm, và quá khứ Paris chỉ còn tí tiếng Tẩy. Thế là ông xổ ra, rồi tới NDB đáp lại, rồi tới GCC, tới NDT!
DC sau khi về nhà gọi phôn NDT, cám ơn, và nhắn, xin lỗi giùm hai ông NDB & GCC, vì không tham gia những bữa rượu được.
Nhưng kỷ niệm về rượu lần này, “bèn” bù vô, bằng sự xuất hiện của “Sad Seagull”, và nhà thơ trong nước VCC!

*

TM mang chai Remy tới, chê Cordon Bleu - cũng nòi Martin - thua xa Remy!

GCC gặp NDB đúng lần Nguyễn Tôn Nhan qua Mẽo, 2008, tới bây giờ, 2012, mới tái ngộ, dù GCC qua Cali sau đó cũng vài lần, vì chàng bận làm ăn ở xa, ở nơi quê hương nghìn trùng xa cách. Có lần, từ quê hương nhắn NDT, nói ông  ta qua đi, nếu kẹt, tôi sẽ gửi giấy máy bay cho, nhân tiện tôi mua giấy về lại Cali!

Ui chao, giấc mơ “giấy máy bay” quả trở thành hiện thực, nhưng tuyệt vời hơn nhiều, như 1 phép lạ!


 

Giả như phép lạ xẩy ra, tớ lại về Nga sống, và chỉ còn trần có một thứ tiếng để mà lảm nhảm, thì cũng chán lắm đấy!
[Were a miracle to occur and I were to return to Russia permanently, I would be extremely nervous at not having the option of using more than one language.]
Tolstaya, trong bài tưởng niệm Brodsky, viết, Nga là một xứ sở đáo để, càng rẫy ra, nó càng bám chặt. Riêng về trường hợp Brodsky, bởi vì ông không thể đến với nước Nga, nước Nga đành đến với ông.

Tương tự, bởi vì Vi Xi không cho nước Việt đến với các bạn ta, cho nên các bạn ta đành về với ... Vi Xi vậy! (1)


*

Xẻ dọc Trường Sơn đi cướp nước!
Lời nguyền của chữ S giáng lên dân Mít:
The Revenge of Geography: Sự trả thù của Địa lý
hay là:
Ma Hời đòi mạng!

Maps & Massacres: Can geography explain history?

Trên tờ Người Nữu Ước số mới, Oct 28 & Nov 5, 2012, có 1 bài, của Adam Gopnik, “Những tấm bản đồ và Những cuộc tàn sát”: Liệu địa lý giải thích lịch sử? Sự tái sinh của lịch sử địa lý.  

Bài viết gãi đúng chỗ ngứa của Gấu, đang loay hoay hì hục viết về Sông Côn Mùa Lũ & Mùa Biển Động & Nguyễn Huệ & NMG & NHT & Bình Định!

TV sẽ giới thiệu, cùng với 1 số bài viết về tiểu thuyết lịch sử, qua hiện tượng nóng hổi Man Booker, bài của Susan Sontag về Kis và vùng đất Đông Âu & Blood-lands….

Điều gì tiểu thuyết có thể nói mấy thứ khác không thể nói?
What can the novel say that cannot be said in other manner?
Câu hỏi trên của Hermann Broch, theo Fuentes, trong bài viết “Tiểu thuyết” của ông.

Ông đồng ý với ông bạn lớn lao của mình, là Milan Kundera, khi cho rằng tiểu thuyết là một sự tái định nghĩa hoài hoài con người như là 1 vấn đề: The novel is a perpetual redefinition of the human being as problem.

Vưỡn chuyện lịch sử:

Liệu trận đói “Trời cho VC”, do Nhật Lùn gây ra, năm Ất Dậu, châm ngòi nổ cuộc chiến Mít, đưa Đảng VC lên đỉnh cao?

China
Millennial madness
A shocking Chinese account of Chairman Mao’s great famine


"Don't expect friendship. Friendship is a miracle."
Simone Weil

Đừng trông mong tình bạn. Tình bạn là một phép lạ.
Ui chao, đọc một phát, là lại thấy nhớ ơi là nhớ mấy đấng bạn quí của Gấu!

Mỗi ông là một phép lạ!

Đám trí thức Miền Nam, lớp bỏ chạy, khỏi nói, đám còn lại, học là để trốn lính, thành thử sách đọc, là cũng nằm trong chương trình học, lấy cái bằng, đi dạy học, thoát kiếp lính.
Gấu may mắn hơn nhiều, học sớm, đỗ đạt sớm, ra trường sớm, đi làm sớm, được hoãn dịch vì lý do công vụ, chuyên viên tối cần thiết!
Bởi thế, đọc là đọc những tác giả mình thích, mình quan tâm, đa số liên quan đến, hoặc văn chương, hoặc cuộc chiến, hoặc Mạc Xịt, hoặc hiện sinh.
Mấy đấng Thầy, đậu đạt, lấy bằng, ra trường làm Thầy, là xong. Đâu có ai đọc được tiếp nữa. Do không đọc, mà cũng chẳng mê viết, thành thử đâu có tác phẩm?
Khó nhất là mê viết, mê ngôn ngữ. Ông nào thì viết 1 câu văn tiếng Mít cũng không nên hồn.
Đọc Thầy Đạo viết về Heidegger, khổ nhất là không luận ra câu văn tiếng Việt, hoặc biết rõ, nó có thể viết 1 cách khác dễ hiểu hơn, dễ đọc hơn.
Chưa nói chuyện tư tưởng của Heidegger! 

Thầy Giác thì cũng thế. Trong 1 lần nhìn lại những trang viết cũ, Thầy cho biết, hồi nhỏ, mê đọc truyện quá, mướn về đọc, lớn lên, bèn nghĩ, người ta viết được, thì mình cũng viết được. Thế là viết.
Đâu phải như thế. Rõ ràng là có những thứ, người ta viết được, mình không không thể viết được!
Nói rõ hơn, bạn phải mê viết, thì mới viết được!
NMG viết như thế, để giải thích ông đến với văn chương hơi muộn, nhưng giá đừng đến thì lại hơn.
Những gì ông trải qua, trong cõi văn, chỉ gây cho ông những bực mình. Nào là vụ HPNT, vụ cái tai người, và sau cùng, vụ đợp giải của VC. Qua bên kia mà vẫn còn bực mình!

Một anh bạn ở Cali, trong những ngày ông nằm nursing, ghé thăm, và gặp một NMG khác. Một ông thầy giáo. Ông nói, tôi quả là chỉ “tham gia” cõi văn thôi. Và ký ức những ngày sau cùng của ông, là của 1 vị thầy giáo, nhớ trường, nhớ lớp, nhớ học trò cũ.

Có người sẽ thắc mắc, nếu không mê viết, làm sao có hai trường thiên tiểu thuyết?
NMG viết hai đại tác phẩm, không phải vì mê văn chương. Ông mê cái gì khác, vượt ra ngoài, ở ngoài cõi văn, đúng hơn, và nó liên quan đến câu của Susan Sontag viết về Kis: “Địa lý là định mệnh”.
Nói rõ hơn NMG viết hai đại tác phẩm đều là lịch sử tiểu thuyết, là vì ông là người Bình Định, quê hương của Nguyễn Huệ.
Hai cuốn, nhưng tuy hai mà là một, chúng bổ túc cho nhau. Cái tay rể quí của Râu Kẽm, lạ làm sao, lại nhìn ra điều này, như trong bài viết của anh, trên VOA.

Sông Côn Mùa Lũ là tác phẩm có Nguyễn Huệ.
Mùa Biển Động, không có Nguyễn Huệ, và thay vì NH, thì là HPNT!

Gấu có nhiều kỷ niệm với NMG, thời gian viết cho Văn Học của ông. Có lần ông tỏ ra rất ngạc nhiên, vì cái chuyện Gấu đem độc giả cho Văn Học, và phán, ông bây giờ đặt chân xuống đất rồi, không còn viễn mơ nữa.
Quả có thế, suốt cuộc chiến Gấu ở trong cõi mơ, gọi là địa ngục, là thiên đường gì cũng được. Trong cõi đó, có 1 cõi gọi là cõi bạn quí. Ngủ dậy, một phát, là đã thấy mình đang ngồi Quán Chùa, giữa đám bạn quí rồi!

Và Nguyễn Huệ. Một nhân vật, một anh hùng mà tôi nghĩ tác giả muốn gói ghém tất cả những gì cao đẹp nhất cần phải có ở một nhà lãnh tụ quốc gia trong thời loạn lạc. Ông là một tướng giỏi nhưng hơn hết ông là một nhà chính trị gia đại tài. Ông khoan dung nhưng dứt khoát. Biết là xã hội nào cũng cần phải có nề nếp, kỷ cương nhưng vẫn sẵn sàng gạt bỏ quá khứ để hướng đến tương lai.

Và đó cũng là thông điệp được gửi gấm qua trên 1500 trang giấy của bộ trường thiên tiểu thuyết ‘Sông Côn Mùa Lũ’ mà tác giả đã bắt đầu nghiên cứu để viết lại trong suốt những năm tháng đầu tiên tại Sài Gòn sau năm 1975 trước khi ông vượt biên sang Mỹ định cư. Đó là thái độ các nhà khoa bảng, của giới trí thức, của các nhà nho ngày xưa khi có những cuộc tranh chấp, thay đổi giữa các triều đại lúc hưng suy. (1)

Rể quí của Râu Kẽm viết về Nguyễn Huệ của NMG trong Sông Côn Mùa Lũ.

Gấu tự hỏi, khi anh viết như thế, liệu hình ảnh của một Râu Kẽm có hiện ra trong trí tưởng tượng của anh?
Bởi vì Râu Kẽm có thể làm được những việc NH làm.
Người chẳng đã lái máy bay ra Bắc bỏ bom là gì?
Và, giả như có 1 Nguyễn Huệ đúng ý của anh ta, thì liệu thằng Yankee mũi lõ có tha không làm thịt?  

Câu hỏi này căng thật.

Vì thằng Mẽo không cần 1 NH như thế, mà chúng chỉ những tên như Râu Kẽm thôi!

Mẽo không cần NH, nhưng Bắc Kít lại cần lũ HPNT, TCS, TDBC, DH...

Chán thế!

Cái kinh nghiệm Mẽo chỉ cần những tên như Râu Kẽm thôi, Gấu trải qua rồi, và hình như cũng đã từng lèm bèm trên TV, và… talawas nữa!

Xin kể lại ở đây:

Vào cái thời chủ nghĩa thực dân đang cực thịnh, chuyện học tiếng Tây tiếng U chỉ là để "tồn tại", theo nghĩa của câu "bây giờ ông đổi lông ra sắt, cách kiếm ăn đời có nhọn không?" Nhìn rộng ra, cả một nền văn chương dịch thuật, hoặc "bảnh" hơn, viết văn bằng tiếng Tây tiếng U, trước đây, đều qui vào chuyện "cách kiếm ăn đời có nhọn không". Thời Tây thuộc còn khá, vì còn có những bậc tiền bối dám mầy mò tới cõi văn Tây. Thời Mỹ thuộc thì thật quá tệ. Nhưng đây là do quan thầy chứ không phải do đầy tớ: Người Mẽo chỉ muốn có những thằng đầy tớ biết nghe răm rắp lời của chủ: tao là thằng chi tiền! Tây thì còn muốn "làm bạn" với một tên cô lô nhần nào sáng sủa một chút.

Lần đó, Dirck Halstead mới qua làm Sếp phòng hình UPI. Oai lắm. Anh ra lệnh cho Gấu gửi hình. Gấu đếch làm theo, nhưng làm theo ý Gấu. Hình gửi đi đẹp hơn nhiều, so với, nếu gửi như anh ta ra lệnh.
Anh gật gù khen Gấu, và phán:
-Lần sau tao biểu mày làm sao thì làm y như vậy. Mày làm theo ý của mày, là tao đá đít ra khỏi UPI!

Râu Kẽm sở dĩ còn có ngày lèm bèm với rể quí, và còn có ngày về lạy lục VC, là vì ngoan ngoãn làm theo ông chủ chi địa Mẽo!
Đám DVM, Mẽo ra lệnh đảo chính, làm thịt Diệm, đâu có dám cãi?