*





 @ NMG's



Trong This I Believe, An A to Z of a Life, Carlos Fuentes đi một chuơng cho chữ N [Novel]. Bài viết tuyệt lắm. TV sẽ post và đi 1 đường “tự kiểm”: Liệu Mít có biết viết tiểu thuyết không, và nhất là, tiểu thuyết lịch sử?

Bởi là vì, theo như câu của em Hilary Mantel, thì tiểu thuyết lịch sử là, tưởng tượng ra 1 lịch sử khác, khác cái thứ mà mình đếch thích. Sông Côn Mùa Lũ,Mùa Biển Động của NMG là viết về cùng 1 thứ lịch sử nước Mít, về hai cuộc xâu xé, một, thời Tây Sơn, và một, thời VC/VNCH.

“Écrire un roman, c'est accomplir un acte révolutionnaire. Un roman est un acte d'espoir : il nous permet d'imaginer que les choses pourraient être differentes qu'elles ne sont. » C'est ce qu'affirmait Hilary Mantel dans son essai « Pas de passeport ou de carte d'identité requis : l'écrivain est chez lui en Europe! »

"Viết 1 cuốn tiểu thuyết, là hoàn tất 1 hành động cách mạng. Một cuốn tiểu thuyết là 1 hành động của hy vọng: Nó cho phép chúng ta tưởng tượng những vụ việc có thể khác, không như chúng là". Đó là điều Hilary Mantel khẳng định trong tiểu luận “Đếch cần thông hành hay căn cước: Nhà văn thì ở nhà của hắn ta, ở Âu Châu”.
*

Cái cuốn Điều mà tôi tin Gấu mua cũng lâu rồi. Những bài ngắn, cũng 1 thứ ABC của Milosz, gồm những entry, theo vần ABC, mà ông này nói, nó là đặc sản của Ba Lan.
Bài về Kafka, ngắn, cực thú, mở ra bằng giai thoại.
“Ông đọc Kafka chưa”, Milan Kundera hỏi tôi.
“Tất nhiên”, tôi trả lời. “Với tôi, ông ta là nhà văn thiết yếu của thế kỷ 20”.
K[undera] cười 1 cái cười rất ư là đểu - y chang văn Sến, đệ tử của K[afka]:
“Ông đọc bằng tiếng Đức ư”?
“Không”.
“Vậy mà dám nói đọc Kafka ư”?

Viết để tặng 1 ai đó, một sinh viên ban Văn, sau này, giả như mê Sến, và đi 1 đường “thèse” về Sến, thì sẽ đụng phải 1 vấn nạn, là, tại làm sao hai sư phụ của Sến là Nabokov và… Kafka.
Một ông cực độc, cực ác, và 1 ông cực thiện.  

Có cái gì đó, rất tương tự giữa Nabokov và PD, và làm nhớ đến Vi Bức Vương, con dơi xanh, cứ mỗi lần giở khinh công tuyệt đỉnh ra là phải hút máu người.

Đây là 1 đề tài lớn, làm nhớ đến câu của Walter Benjamin, mọi tài liệu về văn minh là 1 tài liệu về dã man.
Câu văn mặc khải của Walter Benjamin đổi hẳn phương thức phát Nobel những năm gần đây, theo Gấu.
Trước, chỉ vinh danh những thành tựu lớn lao.
Sau, vinh danh rác rưởi, nhục nhã, cay đắng, dã man…  mà con người đã phải chịu đựng, được nhà văn ghi lại.
Mạc Ngôn đợp Nobel là vậy. Ông nói về cái trường kỳ bất hạnh của dân Á Châu, dưới Cái Ác Á Châu.

Cũng không phải tự nhiên Nabokov khóc ròng vì không được Nobel, và coi mình là nhà văn Chống Cộng, “đầu tiên, trước cả Pasternak”! Ông thèm đau nỗi đau của dân Nga, được Pasternak mô tả, qua cuộc nội chiến giữa Hồng Quân và Bạch Vệ. Một cách nào đó, ông giống Steiner, thèm được chết ở Lò Thiêu!

Gấu đọc Lolita lần đầu, là không làm sao quên nổi, cái cảnh mở ra Lolita, ở bãi biển, anh già mắc dịch HH tính làm thịt "tiền thân" của Lolita, dưới sự chứng kiến của cặp mắt kiếng màu mà 1 du khách bỏ quên trên mặt cát.
Cuộc làm thịt em thất bại, vì hai ông "tiền sử" từ dưới đáy biển xuất hiện, hét toáng lên, cổ võ, "Dzô, Dzô"!

Đâu có phải tự nhiên mà cuốn sách bị cấm trong bao năm dòng dã.
Khi anh Mít dịch nó, và bây giờ còn trao giải thưởng cho bản dịch, là Gấu biết, hỏng rồi.

Cái giai thoại kể trên, của Fuentes, được kể ra đây, với câu kết khác hẳn:
Độc như thế mà dám nói đệ tử của Kafka, ư?

Hà, hà!

Trong văn Nabokov có 1 cái gì rất độc, rất ác. Điều này Pamuk nhận ra, trong 1 bài viết thần sầu của ông. Pamuk cũng là 1 đệ tử của Nabokov, mỗi lần giang hồ vặt, là phải mang theo Nabokov, để gối đầu.

Trên TV đã giới thiệu cuốn Điều mà tôi tin qua bài viết vinh danh đàn bà, đúng hơn, vinh danh Sister Benedicta & Anna Akhmatova & Simone Weil (1)

Tribute to Carlos Fuentes

Ông nghĩ sao về liên hệ giữa văn chương và chính trị, chúng xà nẹo với nhau?
Thì tất nhiên, văn chương luôn luôn xà nẹo với chính trị. Đôi khi tốt, đôi khi xấu. Theo tôi, văn chương đặt để trên thực tại cơ bản, được thiết lập bởi ngôn ngữ và sự tưởng tượng. Trách nhiệm của nhà văn là ở đó: mi làm gì với ngôn ngữ, với những từ, và với sự tưởng tượng. Khi ngộ ra điều này, thì là ngộ ra cái nền của sáng tác văn học. Nhà văn cũng có thể nói: tôi là công dân, tôi sẽ bầu cho cái này, ông này, tôi sẽ chấp nhận ý thức hệ này, nọ…. Nhà thơ Chile Pablo Neruda, một nhà thơ lớn, chuyện ông ta là Xì ta li nít, hay Cộng Xít, chỉ là thứ yếu, một chọn lựa của công dân. Céline bài Do Thái, thù Do Thái đến phát điên, nhưng những cuốn sách của ông mới bảnh sao.
Khốn nạn nhất là bắt văn chương phò 1 chủ nghĩa, 1 ý thức hệ. Hầu hết đám VC Liên Xô bắt văn chương phò Xì, phò Cộng xít, và họ viết ra toàn thứ cứt đái, là vậy.

Mượn câu của Fuentes áp dụng vô Mạc Ngôn, thật tuyệt.
Cái vấn nạn mà Mạc Ngôn đặt ra là, tại sao mi chửi ta, trong khi mi viết như kít ấy!

Hà, hà!

"Don't expect friendship. Friendship is a miracle."
Simone Weil

Đừng trông mong tình bạn. Tình bạn là một phép lạ.
Ui chao đọc một cái là lại thấy nhớ ơi là nhớ mấy đấng bạn quí của Gấu!
Mỗi ông là một phép lạ!

Simone & the Godfather:
No, Simone Weil didn't inspire Marlon Brando's famous line, "Make him a deal he can't refuse." Nor do I think Coppola and Puzo had Weil in mind when they wrote Al Pacino's memorable line about staying close to those who are important to you, "Keep your friends close, keep your enemies closer." It is true, however, that Simone Weil was just as tough minded about friendship. These words of hers have always been a lesson to me, "Don't expect friendship. Friendship is a miracle."

Simone & Bố Già
Không, Simone Weil không gợi hứng cho Bố Già Marlon Brando, khi phán câu tuyệt cú mèo:
“Hãy nhét kít vô miệng nó!”

“Hãy nhét kít vô miệng nó!”
Câu này, xin lỗi của Nguyễn Huệ của NHT, khi ra Bắc. Nhưng câu của Bố Già Marlon Brando, “Hãy làm cái deal với anh ta, 1 cái deal mà anh ta không thể từ chối”; deal, ở đây, chính là kít - không thể từ chối - mà NH của NHT nói tới, nếu bạn nhìn lại cuộc "sám hối" vừa qua của Đảng CS, và sau cùng “VC tha cho VC”.

V/v Đồng chi X.
Dân Mít tỏ ra rất bực khi anh VC/NPT mập mờ về đồng chí X, mà họ đều nghĩ, là anh y tá dạo Ba Dzũng.
Không phải, anh nào cũng là đồng chí X được hết. Miệng anh nào cũng có kít hết. Chính vì thế mà không thể nào có 1 kết thúc khác cho "sám hối & thanh trừng"!

Nhưng Akmatova đã từng tiên tri ra được, và gọi, đó là “thời không mặt”.
Như ông già của Cao Bồi, khi sinh ra Cao Bồi, bèn đặt là “ẩn mặt”.
Không mặt, ẩn mặt, khuất mặt, đồng chí X… Gọi là đồng chí X còn làm nhớ tới thời kỳ chiến tranh, mấy anh VC nằm vùng, vô bưng họp, nhận lệnh, đều phải che mặt.
Cao Bồi đã từng làm như vậy, nhiều lần, như trong Thời gian của Người, của Nguyễn Khải, viết về nhân vật Quân, 1 hóa thân của PXA.

Fuentes vinh danh Akhmatova mà chẳng bảnh sao:

[The word martyr, etymologically speaking, means witness]
Nếu vờ Osip Mandelstam đi, không tính tới, thì Anna Akhmatova (1889-1966) quả đúng là nhà thơ vĩ đại nhất của Nga, thế kỷ 20. Đàn ông mết bà, nhưng họ không hiểu được bà. Tất cả đám đực rựa cũng bẽn lẽn thú nhận điều này: Anna kiêu ngạo hơn, bảnh hơn, láu lỉnh hơn họ. Bên dưới cái vẻ mảnh mai, mảnh khảnh, là một ý chí sắt đá. Sự mảnh mai và ý chí sẽ mang đôi cánh đến cho những dòng thơ tuyệt vời của bà.

Nhưng đọc Simone Weil viết con người, mới tuyệt vời. Cái bài viết của Todorov về Cambodia, trong “Hồi nhớ là thuốc chữa cái quỉ ma”, đúng là nằm trong tinh thần này [TV sẽ giới thiệu, khi viết về Tô Hoài & Ba Người Khác]:

At the bottom of the heart of every human being, from earliest infancy until the tomb, there is something that goes on indomitably expecting, in the teeth of all experience of crimes committed, suffered, and witnessed, that good and not evil will be done to him. It is this above all that is sacred in every human being.




*

Receiving the prize, Mantel joked: "You wait 20 years for a Booker prize and then two come along at once."
“Bạn đợi hai chục năm để đợp giải, và đợp liền 1 lúc, cú đúp”.

Gấu đang đọc bài viết về bà này trên The New Yorker, Những người đã chết đều có thực, hy vọng, trong khi đọc, giải ra bài toán hắc búa về Sông Côn Mùa Lũ của Nguyễn Mộng Giác, 1 cuốn  tiểu thuyết lịch sử về 1 thời Mít xâu xé, Đàng Ngoài rước Mãn Thanh vô, tính dẹp Ngụy Triều Tây Sơn. Đàng Trong, Anh Hùng Áo Vải Cờ Đào Nguyễn Huệ cho binh sĩ ăn Tết trước, đợi vô Thăng Long ăn Tết thực sự....

*

 Books
N° 351 SEPTEMBRE 2012
BESTSELLERS
Royaume-Uni

DANS LA PEAU D' ANNE BOLEYN

Des neuf mois qui précèdent l'exécution de la reine, Hilary Mantel tire un roman sublime, qui fait revivre les intrigues de la cour d'Henri VIII au plus près de l'intimite des acteurs, et plus encore des actrices.
RUTH SCURR. The Times Literary Supplement.

“Écrire un roman, c'est accomplir un acte révolutionnaire. Un roman est un acte d'espoir : il nous permet d'imaginer que les choses pourraient être differentes qu'elles ne sont. » C'est ce qu'affirmait Hilary Mantel dans son essai « Pas de passeport ou de carte d'identité requis : l'écrivain est chez lui en Europe! »

Bài điểm “Đường Một Chiều”, của NMG, đợp giải Văn Bút PEN Việt Nam (Miền Nam trước 1975), trong đó Gấu phán, "tay này" không viết được truyện dài, Gấu chẳng hề nhớ, cho tới khi gặp Hồ Thành Đức, anh nhắc, Gấu vẫn không nhớ, chỉ đến khi hỏi NMG, thì ông xác nhận, có, và theo ông, 1 bài điểm sách rất đàng hoàng.
Tuy nhiên, tới lúc đó, thì Gấu lại bực mình tự hỏi, làm sao, cái gì, điều gì khiến mi phán…  khủng như thế?

Bây giờ thì Gấu lờ mờ hiểu ra, sau khi đọc hai bài viết về Hilary Mantel, chuyên gia viết tiểu thuyết lịch sử, đợp liên tiếp hai Booker, và bây giờ đang dưới sức ép, đợp thêm lần thứ ba, vì hai cuốn vừa rồi, là nằm trong 1 bộ ba.

Hai đã đợp Booker, thì tại sao không, cả ba?

Cái thiếu nhất của NMG là trí tưởng tượng. Chính vì thế, mà ông bệ đời thực vô đời giả. Tất cả những nhân vật của ông, thì đều có trong đời thực, hoặc hiện tại, hoặc quá khứ.

Điều này còn giải thích, ông viết 1 câu văn, chỉ 1 lần, là xong, không cần sửa. Ông viết cả 1 bộ Sông Côn Mùa Lũ theo kiểu này. Gấu đã từng chính mắt nhìn thấy bản thảo, do ông đưa cho coi, và sợ đến toát mồ hôi!
Đó là sự thực!

Đọc cái câu phán ở trên, của Hilary Mantel, thì lại ngộ ra thêm 1 điều, với bà này, cũng như với Kundera, với Lukacs…  tiểu thuyết là sản phẩm của Âu Châu.
Thành thử Thầy Đạo bực mình, tụi mũi lõ, đọc Á Châu cứ tìm Faulkner, Rabelais, con hoang của Sartre… như thế là quá đểu, quá chua chát [chữ của Thầy], là đụng tới danh dự của Á Châu!
Không phải. Á Châu trước đây đếch có, cái gọi là tiểu thuyết!
Bản đồ tiểu thuyết, lại càng không!

Kundera có phán, đâu đó [trên TV], Gấu kiếm hoài không ra, tiểu thuyết là sản phẩm của Âu Châu, và dân Âu Châu, những đứa con của tiểu thuyết.
Nhưng kiếm ra khúc này:
Le roman est né avec les Temps modernes qui ont fait de l'homme, pour citer Heidegger, le « seul véritable subjectum», le «fondement de tout». C'est en grande partie grâce au roman que l'homme s'installe sur la scène de l'Europe en tant qu'individu. (2)
Tiểu thuyết sinh ra cùng với Thời Hiện Đại, và nó làm cho con người, nói theo Heidegger, trở thành le « seul véritable subjectum», cái “thành lập, nền tảng của tất cả”. Phần lớn nhờ tiểu thuyết mà con người ngồi bảnh tỏng trên sàn diễn Âu Châu, như là 1 cá thể.

Lukacs phán mới bảnh:
Tiểu thuyết là để diễn tả về cõi không nhà siêu việt
(The form of the novel is, like no other one, an expression of transcendental homelessness)
G. Lukacs, Lý thuyết về Tiểu thuyết. (1)

Kundera nhắc tới Heidegger làm Gấu nhớ đến Thầy Đạo và cuốn trường thiên tiểu thuyết về Heidgger của Thầy, trên Gió O!

Thú thực, vì là dân ngoại đạo, không phải khoa bảng, nên Gấu đọc Heidgger theo kiểu ghé mắt xem chơi, và, với Gấu, ông này có hai cuốn “đường được”, theo nghĩa, hợp với Gấu, là “Những con đường chẳng đưa tới đâu”, lèm bèm về Thơ, và cuốn “Thơ” của ông. Trong “Chemins qui ne mènent nulle part” thì hai bài bảnh nhất là Tại sao Thi Sĩ, “Pourquoi des poètes”, và bài “La Parole d’Anaximandre”


The Dead Are Real

Thứ người nào viết giả tưởng về quá khứ?
Mối liên hệ của nhà văn với một nhân vật lịch sử, theo cung cách nào đó, không thân mật, riêng tư, thầm kín bằng, nếu so với một nhân vật thuần giả tưởng: nhân vật lịch sử thì lảng tránh, khó nắm bắt, xa thật xa, thành thử có 1 quãng cách giữa họ. Nhưng cũng có nhiều sự bình đẳng giữa họ, và nhiều ước ao; và khi người đó chết, sự tưởng niệm thực sự có thể có.


*

Receiving the prize, Mantel joked: "You wait 20 years for a Booker prize and then two come along at once."
“Bạn đợi hai chục năm để đợp giải, và đợp liền 1 lúc, cú đúp”.

Gấu đang đọc bài viết về bà này trên The New Yorker, Những người đã chết đều có thực, hy vọng, trong khi đọc, giải ra bài toán hắc búa về Sông Côn Mùa Lũ của Nguyễn Mộng Giác, 1 cuốn  tiểu thuyết lịch sử về 1 thời Mít xâu xé, Đàng Ngoài rước Mãn Thanh vô, tính dẹp Ngụy Triều Tây Sơn. Đàng Trong, Anh Hùng Áo Vải Cờ Đào Nguyễn Huệ cho binh sĩ ăn Tết trước, đợi vô Thăng Long ăn Tết thực sự....

Những người đã chết đều có thực

Hilary Mantel’s imagination.
Trí tưởng tượng của Hilary Mantel

by Larissa MacFarquhar

*

Hilary Mantel viết về Cách Mạng Pháp.

Em Hồng Mao này, thuổng cái tít của TTT, đã từng bị Ông Số 2 thuổng, để viết về thuyền nhân. (1)

Gấu đang cực cần bài viết này, để đọc/viết song song về tiểu thuyết gia/sử gia/nhà giáo VNCH: NMG & Thời Của Gấu

Of “Wolf Hall,” Mantel says, “I knew from the first paragraph this was going to be the best thing I’d ever done. It began to unscroll before me like a film.”

Mantel phán, về “Wolf Hall” của mình: "Ngay từ đoạn mở ra là tôi đã biết, đây đúng là đại tác phẩm của ta, và nó cứ thế mở mãi ra, như 1 cuốn phim"

NMG nhìn lại SCML: "Một thời đại mà tất cả biến động của lịch sử và cái phức tạp của đời sống hiện ra trọn vẹn, giống như những phức tạp hiện ra trong thời kỳ cộng sản ở Việt Nam vậy, giống nhau lắm. Và vì giống như vậy, thay vì trực tiếp viết về cộng sản, tôi chuyển qua hai thế kỷ trước viết về thời Tây Sơn. Có nhiều hoàn cảnh mà tôi suy từ thời mình bây giờ sang thời trước."

Giống nhau lắm, là như thế nào?

Thời Tây Sơn, Mãn Thanh vô Đất Bắc, ngoài mặt phò Lê, nhưng thực sự là xực Mít
Thời CS, Bắc Kít ngoài mặt thì chống Mỹ Kíu Nước, nhưng sự thực là ăn cướp Miền Nam. (1)

Cái mà NMG cực thiếu, theo Gấu, là trí tưởng tượng.
*

le thi tham van viết:

Tôi không có cái “duyên may” như những nhà văn (Nguyễn Thị Thảo An, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Phan Thị Trọng Tuyến, Đặng Thơ Thơ, Phùng Nguyễn…) là được nhà văn kiêm chủ bút tạp chí Văn Học Nguyễn Mộng Giác chiếu cố văn chương của họ một cách ưu ái tận tình.

Truyện ngắn và trích đoạn tiểu thuyết của tôi gửi đến tạp chí Văn Học đều bị thẩy vào xọt rác.

lê thị thấm vân (1)

Note: Tuyệt!

Ít ra phải có 1 lời ai điếu như vầy.
Áo thụng vái hoài thì chán chết!
Gấu bị chửi, là vì cứ nói thực hoài, về bạn văn!

Nhưng, theo Gấu Cà Chớn, vứt thùng rác có cái lý của nó.

Bởi vì nếu đăng LTTV, thì phải vứt cả cái đống kia vô thùng rác!
Bà Vân này phải mừng, mới phải.
Khó thế!


@ NMG's 1998

27 TẾT

Ngày lạnh giá. Mặt trời mùa đông. Hơi thở trắng
Nhưng vào Thứ Sáu này chúng ta không biết
Ăn mừng cái gì, và than khóc cái gì –
Đó là ngày Tưởng Niệm Lò Thiêu
Và sinh nhật Mozart.
Trí nhớ của chúng ta lúng túng.
Trí tưởng tượng trật đường rầy
Ngọn nến nơi cửa sổ khóc
(chúng ta được yêu cầu thắp nến)
Nhưng nhạc êm dịu của Mozart khi còn trẻ
tới lỗ tai chúng ta từ mấy cái loa, cổ lỗ sĩ,
thời tóc giả màu bạc, không phải tóc xám
mà chúng ta biết từ Lò Thiêu,
thời quần áo, không phải khỏa thân
Hy vọng, không phải thất vọng.
Trí nhớ của chúng ta lộn tùng phèo,
Trí tưởng tượng của chúng ta lạc lối về.

Năm nay nhà nước VC chơi nhiều đòn thật là ngoạn mục, và “băng” VH không biết nên buồn, vì 100 ngày NMG ra đi, hay là nên vui, vì sách của VP được in ở trong nước, và SCML của NMG được trao giải tiểu thuyết hay nhất trong năm, xứng đáng đứng bên Trăm Năm Cô Đơn của Garcia Marquez! (2)

Chưa kể cú mời KL về hát "Người di tản [hết] buồn"!

ON PASTERNAK SOBERLY

Về Pạt, thật nhã

Với những ai quen thuộc với thơ của ông, trước khi ông nổi tiếng thế giới, thì giải Nobel ban cho ông vào năm 1958 quả là có 1 cái gì tiếu lâm ở trong đó. Một nhà thơ mà thế giá ở Nga, người ngang hàng với ông chỉ có 1, là nữ thần thi ca Akhmatova; một đại gia về dịch thuật, nếu không muốn nói, "thiên tài dịch dọt", [hai từ đều thuổng cả!], thì mới dám đụng vô Shakespeare, vậy mà phải viết một cuốn tiểu thuyết to tổ bố, và cuốn tiểu thuyết to tổ bố này phải gây chấn động giang hồ, cả Ðông lẫn Tây, cả Tà lẫn Chính, và trở thành một best-seller, [có lẽ phải thêm vô, phải có bàn tay lông lá của Xịa nữa] tới lúc đó, những thi sĩ của những xứ sở Slavic, mà ông ta nhân danh, mới được Uỷ Ban Nobel ở Stockholm, thương tình để mắt tới.
Giá như mà ông được Nobel trước đó vài năm, thì lại chẳng sao. Chính vì thế mà mùi vị Nobel mới cay đắng làm sao, và thật khó coi đây là một bằng chứng về một sự quan tâm thực sự của giới độc giả Tây Phương với những nền văn học Ðông Âu, và điều này nằm ngoài những thiện ý của Hàn Lâm Thụy Ðiển.
Sau khi được Nobel, Pạt mới hiểu ra được, và thấy mình, ở trong một đại ác mộng! Một đại ác mộng về sự hồ nghi, chính tài năng của mình! Trong khi ông khăng khăng khẳng định với chính mình, tác phẩm của ta là một toàn thể, thì cái toàn thể bị bẻ gẫy vì những hoàn cảnh.

Nhân dân Nga, chắc là có cả nhà nước VC Nga khốn kiếp, hè nhau bịt mũi, mi được Nobel vì 1 cuốn tiểu thuyết chẳng ai biết tới, đếch ai thèm đọc….

Tôi không kiếm thấy trong tác phẩm của Pasternak tí mùi vị của sự chống đối triết học của ông, với lý thuyết của nhà nước, ngoại trừ cái sự ngần ngại khi phải đối đầu với những trừu tượng – và như thế, thuật ngữ “trừu tượng” và “giả trá”, với ông, là đồng nghĩa – và đây là chứng cớ của sự chống trả của ông. Cuộc sống của công dân Xô Viết là cuộc sống của ông, và trong những bài thơ ái quốc, ông không chơi trò chơi chân thực. Ông chẳng nổi loạn gì hơn bất cứ 1 con người bình thường Nga Xô.

Dr Zhivago là 1 cuốn sách Ky Tô, tuy nhiên chẳng thấy có tí dấu vết nào của thứ khẩu khí làm nên sức mạnh của Dos, về 1 quan điểm con người chống-Ky-tô.

Ky Tô giáo của Pasternak là vô thần, [atheological]. Pasternak là 1 người bị hớp hồn bởi thực tại, đối với ông, thực tại thì thật là lạ lùng như một phép lạ. Ông chấp nhận khổ đau vì ở nơi thâm sâu của yếu tính của cuộc đời là đau khổ, chết chóc và tái sinh. Và ông coi [treat] nghệ thuật như là một quà tặng của Chúa.
Czeslaw Milosz

Đọc lại những dòng trên, quái làm sao Gấu nhớ đến giải thưởng VC trao cho NMG. Có cái gì tiếu lâm, và hơn thế nữa, thê lương, ở trong. Rõ ràng là, vào những ngày tưởng niệm 100 ngày ra đi của ông, chẳng ông bạn quí nào hân hoan nhắc tới sự kiện trọng đại trên!

Cuốn Sông Côn Mùa Lũ cũng có 1 số phận ly kỳ chẳng kém Dr Zhivago, và nếu như thế, nó có thể đứng giữa cả hai cuốn cùng được Nobel văn chương là Dr Zhivago Trăm Năm Cô Đơn!
Trước khi được bà vợ NMG lén VC mang ra hải ngoại, thì nó đã được VC [Vũ Hạnh, đúng hơn], cho phép xb, và NMG đã đi 1 bữa tiệc nhỏ, với vài chai bia ăn mừng, cùng với một số bạn văn, trong có NTV.
Bằng 1 cú ngoạn mục, vượt biên trước mắt hải quan VC, qua hành động can đảm cứu sách của bà vợ NMG, trong chuyến xum họp cùng chồng nơi xứ Mẽo, những tưởng số phận của nó, là được viết ra, để được cất tiếng gáy sang sảng, ở thế giới tự do, oái oăm làm sao, NMG lại khệ nệ mang về xin phép Hà Nội, “lần thứ nhì, chính thức”, và được phép xb, “không bỏ 1 chữ”, được VC o bế hết cỡ thợ mộc, nào đọc trên đài phát thanh, nào làm phim, nào, nào… và bây giờ, đợp giải thưởng VC.

Bác sĩ Zhivago so với nó, đâu bằng?

Bác sĩ Zhivago bị nhà nước Liên Xô lên án, tác giả bị làm nhục, không dám đi lãnh giải, vì sợ không về được Đất Mẹ, trong khi SCML thì lại được VC nâng niu, dù tác giả viết nó, để chơi một phát, chết hai con chim, Tẫu và Bắc Kít
VC Bắc Kít ăn cướp Miền Nam vs Mãn Thanh làm thịt nước Mít!


Giải thưởng Sách hay về Văn học năm 2012:
Trăm năm cô đơn Sông Côn mùa lũ

Lịch sử đếch đón chúng ta như Ngày Hội Lớn của Mít
Nó ném kít vào mặt chúng ta!

Dù khác nhau về tầm vóc, Trăm năm cô đơnSông Côn mùa lũ cùng thể hiện những chủ đề lớn về dân tộc và thời đại trong ngôn ngữ sống động của tiểu thuyết. Trăm năm cô đơn trở thành mẫu mực của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, một trào lưu văn học đặc sắc nửa cuối thế kỷ 20. Sông Côn mùa lũ là một đóng góp mới cho thể loại tiểu thuyết trường thiên ở Việt Nam, sau những Dòng sông Thanh Thủy của Nhất Linh, Cửa biển của Nguyên Hồng và Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi… Hai tác phẩm được Giải thưởng Sách hay năm nay chắc chắn sẽ còn tiếp tục chinh phục nhiều thế hệ độc giả nước ta trong tương lai.
HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

Dòng Sông Thanh Thuỷ, là câu chuyện tụi VNQDD làm thịt VC đấy! (1)
Báo cáo đồng chí HNP
GCC!

NMG nhìn lại SCML:
"Một thời đại mà tất cả biến động của lịch sử và cái phức tạp của đời sống hiện ra trọn vẹn, giống như những phức tạp hiện ra trong thời kỳ cộng sản ở Việt Nam vậy, giống nhau lắm. Và vì giống như vậy, thay vì trực tiếp viết về cộng sản, tôi chuyển qua hai thế kỷ trước viết về thời Tây Sơn. Có nhiều hoàn cảnh mà tôi suy từ thời mình bây giờ sang thời trước."

Giống nhau lắm, là như thế nào?

Thời Tây Sơn, Mãn Thanh vô Đất Bắc, ngoài mặt phò Lê, nhưng thực sự là xực Mít
Thời CS, Bắc Kít ngoài mặt thì chống Mỹ Kíu Nước, nhưng sự thực là ăn cướp Miền Nam.

(1)

Chúng ta đã biết tác giả có ghi trên bản thảo Giòng sông Thanh Thủy rằng bộ truyện này bắt đầu ngày 28-11-60, viết xong ngày 28-1-61: Hai tháng. Bộ truyện gồm ba cuốn: cuốn đầu (Ba người bộ hành) dày 192 trang, cuốn sau (Chi bộ hai người) 135 trang, cuốn chót (Vọng quốc) 147 trang. Non năm trăm trang sách ấy viết trong một hoàn cảnh đặc biệt: Trước khi Nhất Linh bắt đầu bộ sách 17 hôm là ngày xảy ra chính biến 11-11-60. Truyền đơn Mặt trận Quốc Dân Đoàn Kết do ba nhân vật đứng tên: Phan Khắc Sửu, Nguyễn Xuân Chữ, Nguyễn Tường Tam. Mặt trận thất bại, Nhất Linh bỏ nhà trốn lánh, hơn một năm trời nay đây mai đó, gia đình không rõ tung tích. Xóm Cầu Mới là sách viết chạy, Giòng sông Thanh Thủy là sách viết chui. Tình cảnh cùng gian truân cả. Cuốn sách viết nhanh lại là cuốn được tác giả thích ý. Ông ước mong sách được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp. Trên trang đầu của bản thảo, ngoài bốn chữ Giòng sông Thanh Thủy ông còn tự mình dịch sẵn nhan sách ấy ra ba thứ tiếng khác: Thanh Thủy Hà (chữ Hán), La rivière claire (Pháp) và Limpid water river hay Clear water river, hay Clear river (Anh).

Về Nhất Linh, Gấu có 1 kỷ niệm thần sầu vì thê lương, cực thê lương. Khoảng thời gian trước khi ông tự tử ít lâu, ông ghé thăm ông anh của Gấu, là Nguyễn Hoạt, ở hẻm, gần Cổng xe lửa số 6, Trương Minh Giảng.
NH không có nhà, ông đứng ngần ngừ 1 lúc, rồi run rẩy [đúng là run rẩy] viết mấy chữ vô 1 miếng giấy, đưa cho bà vợ NH, đi ra, chừng được mươi bước, ông quay lại, xin lại miếng giấy.
Sau đó thì đọc báo.
Khủng nhất, là về già, nhớ lại, Gấu không làm sao mà nhớ ra được, lúc đó, Gấu đứng ở chỗ nào, mà được nhìn ra hết 1 xen thê luơng như thế


Trong bài viết về Kẻ Xa Lạ, nhân cuốn sách được dịch lại qua tiếng Anh, người viết có dùng 1 từ thật là tuyệt, và áp dụng thật là thú, vào trường hợp của Gấu, khi đọc Camus, hay nói chung, 1 số tác giả thời mới lớn:
Existentialism had its great theorist in Sartre and its great novelist in Camus, and this is still the book students turn to when they need a fix of me-against-them. (1)

Chủ nghĩa hiện sinh có lý thuyết gia lớn của nó, trong Sartre, và tiểu thuyết gia lớn, trong Camus, và vẫn là cuốn sách đó [Kẻ Xa Lạ], những sinh viên viện tới khi họ cần "xác định mình chống lại họ".
Cụm từ “fix of me-against-them”, quá đúng, nếu áp dụng cho Gấu, theo nghĩa, Gấu đọc họ để hiểu Gấu.
Sartre cũng có 1 câu tương tự ý trên, Gấu đọc thời mới lớn, và bèn nhập tâm liền tù tì. (1)

Cả 1 đời Gấu sống [chiến đấu, học tập theo gương Bác H vĩ đại], là để biến câu trên thành hiện thực!
XHCN!

Nhưng chỉ đến khi đọc Steiner, thì hiểu thêm được 1 điều, thời của chúng ta là Thời Chung Cuộc, khác hẳn mọi thời. (2)

(1)

 Vào mỗi thời đại, con người nhận ra mình khi đối diện với tha nhân, tình yêu, và cái chết.
A chaque époque l'homme se choisit en face d'autrui, de l'amour et de la mort.
Sartre, Situations.
Câu đó, và một câu nữa, của Camus.
Tôi lớn lên cùng với những người cùng tuổi, cùng với những tiếng trống inh ỏi của cuộc thế chiến thứ nhất, và lịch sử, từ đó, chỉ là không ngừng những sát nhân, bất công, và bạo động.

(2) Nous qui vivons à l' "ère de l'Épilogue", sur les ruines de l'Auschwitz et du Goulag, devons-nous "réapprendre à être humain"? Faut-il inventer un nouvel humanisme?: Chúng ta sống thời kỳ Chung Cuộc, trên những điêu tàn của Lò Thiêu và Lò Cải Tạo, liệu chúng ta phải lại học làm người? Phải phát kiến ra một chủ nghĩa nhân bản mới?
Francois L'Yvonnet phỏng vấn Steiner, trong Man Rợ Dịu Dàng, La Barbarie Douce, thực hiện tại Paris, ngày 3 Tháng Hai, 2000.

Tôi nghi rằng Steiner cũng tiên đoán ra được sự xuất hiện của con bọ VC, hay hiện tượng Chúa Sẩy Thai. Ông viết, chủ nghĩa Marx không giản dị chỉ là một lầm lẫn, mà nó còn là một đánh giá quá cao, hơi bị quá chắc mẩm có tính cứu thế [une surestimation messianique], về những khả năng của con người, [đúng theo cái kiểu của mấy ông VC: Với sức người sỏi đá cũng thành cơm]. Theo ông đây là từ tư tưởng Do Thái giáo mà ra. Người Do Thái đã từng lầm lẫn với Chúa Ky Tô, [Le Juif s'est trompé avec le Christ], như nó lầm lẫn với Karl Marx... Nó cứ luôn luôn lầm lẫn, tất cả là do, nó đánh giá quá cao con người.
Cái họa con bọ VC theo Gấu là do những "chúng ông" đánh giá quá cao "chúng ông", chứ không phải đánh giá quá cao con người, hay nói riêng, con người Việt Nam.

Một cách nào đó, chúng tôi đã không "ôm lấy" cuộc chiến đó, cả trong ý nghĩa, "chống lại" nó.
Chúng tôi tởm nó, trong khi chúng tôi chỉ có nó, như là phần đời đáng thương nhất, và cũng đáng yêu nhất, của chúng tôi.
Thử tính lại đi, bao nhiêu bạn thân, người thân, đã nằm xuống, vì nó?

NQT: Thư gửi bạn ta 2

Lần đầu qua Cali, 1998, do chưa quen NMG, nên vợ chồng Gấu tính tá túc nhà Khánh Trường, và vì vậy, bèn phải viết cho Hợp Lưu, trước đó chưa từng viết!
Và cái bài viết cho Hợp Lưu, là hình như cũng lờ mờ đoán ra, tờ Văn Học sẽ không chịu nổi Steiner!
KT khác, ông bạn này mù tịt về văn học, cứ thấy tên tuổi nào hách, là đăng thôi!
Đúng như thế!
Và cái bài đầu tiên giới thiệu Steiner với độc giả Mít, là bài Nhà Văn và Chủ Nghĩa Cộng Sản.

Một nữ văn sĩ ra đi từ Miền Bắc, sau này kể lại, trong mail, đọc, cứ nắc nỏm, hay quá, đến khi đọc đến tên người dịch thì bèn “Vòa là”, tưởng ai, phải là ông này, thì mới dịch được như thế này!

Tks. NQT

Gặp KT, anh cho biết, mới mua 1 tấm nệm, dành cho ông bà.
Tuy nhiên, do chẳng quen biết ai ở Cali lúc đó, và do đang viết cho Tạp Chí Thơ, mà ông chủ nhiệm, chủ biên, Trùm, Giáo Chủ Tân Hình Thức, thì lại nghe nói “bạn” của TTT, tức ông anh, thì như vậy, cũng chỗ người nhà, bèn nhờ đón, dù cả hai chưa từng gặp.
Gặp, anh cho biết, ông bà ở nhà Lê Giang Trần là tốt nhất.
Mobile Home, sống 1 mình, chẳng phiền hà ai.
Thế là vợ chồng Gấu bèn cám ơn KT, qua LGT.

Sáng hôm sau, gặp NMG tại tiệm phở Nguyễn Huệ
Anh mời tới ở nhà anh.
Và vợ chồng Gấu lại dọn nhà!

*

Bé Ký & Thảo Trần @ NMG's, 1998

**

Quà tặng của Khánh Trường, lần gặp đầu tiên, tại Cali, 1998

Đứng trước giá  [tủ?] sách, toàn tiếng Tây, hình như đều do ông “Ê Khánh Trường” dịch, Gấu nhỏ nhẻ, ông giữ cái này làm gì, để tôi mang về Canada đọc, viết, giới thiệu trên Hợp Lưu.
Chàng nghe, khoái quá, OK liền.
Bữa sau, nghĩ sao, chàng tặng có 1 cuốn, là cuốn tính tặng vợ chồng Ngài Tiên Chỉ, nhưng Ngài đếch chịu ghé lấy, chắc thế!
VHQ chứng kiến trò hề, cười hề hề, buông 1 câu, nó phải trưng bày Hợp Lưu, và bịp thiên hạ, làm sao cho ông được!
Ha, hà!



NMG là 1 độc giả tri kỷ của GCC. Khi Gấu viết cho Văn Học, báo tăng độc giả, ông phán, bây giờ chân ông chạm đất rồi, hết còn viễn mơ, và nói thêm, tôi không ngờ ông viết mà lại ăn khách! Khi nghe tin MT sắp đi xa, Gấu vội viết bài cho ông đọc kịp, NMG cũng vội mang vô bên giường ông, đọc, ông gửi lời cám ơn, và phán, bây giờ nó viết dễ đọc, hồi xưa không làm sao đọc được!
Có vài kỷ niệm viết, khi viết cho Văn Học, cũng thú vị, xin kể ra đây.
Lần Gấu viết bài tạp ghi về Nguyễn Tuân, NMG mê lắm, ông biểu Gấu, ông sáng tác bằng viết tạp ghi. Tôi không viết được như ông.
Gấu coi lại bài viết, và nghĩ, chắc là cái chi tiết thần sâu sau đây, hợp ý ông:

Chữ người tử tù

Cá nhân người viết làm quen với Nguyễn Tuân rất sớm, phải nói là quá sớm. Mới biết đọc, biết viết, "thằng bé" đã nghe đọc văn ông, ở những bậc cha chú trong gia đình. Người bác trong lúc tâm đắc với một người bạn về những viên ngọc vương vãi, trên con đường từ giếng trời trở về trần, vô tình để mãi những viên ngọc trong trí tưởng của đứa cháu. Thế đấy, cậu bé đã dùng những viên ngọc như vậy để đánh dấu những trang Sách Hồng, Ông Đồ Bể, Cái Ấm Đất, của Khái Hưng.
Đánh dấu những trang sách, của một chuyện tình: chúng làm cho những lần chia ly bớt nặng nề, thê thảm, có thể chịu đựng được...; của một cuộc chiến: như những viên đất ném theo, ném theo mãi, xuống lòng huyệt...

Đó là kỷ niệm thực, lần đứa em trai mất

*

Alexandre Đại Đế!
Par Veronika Dorman

Alexandre Soljenitsyne en Suisse en 1975, après avoir été déchu de sa citoyenneté et expulse d'Union soviétique.
Solz ở Thụy Sĩ, 1975, sau khi bị mất quyền công dân và bị tống khỏi Liên Xô 

Alexandre Soljenitsyne, Lioudmila Saraskina, traduit du russe par Marilyne Fellous, éd. Fayard, 938 p., 39 €.
Tiểu sử Solz, bản tiếng Nga, in tại Nga, đầy đủ nhất, được dịch qua tiếng Pháp.

Bao giờ thì có “tiểu sử của GNV”, được Hà Nội chính thức cho in, "không bỏ một chữ"! (1)

(1) Gấu chôm của NMG, phát biểu sau khi tác phẩm SCML của ông được VC cho phép xb ở trong nước, không bỏ 1 chữ so với bản phu nhân của ông lén lút mang ra hải ngoại, và xb sau đó!
Hà, hà!

Note: TV là trang nhà, GNV có huênh hoang bốc phét, thì kệ cha nó, đừng ghé mắt coi, rồi lại chửi, xin nhắn đám đệ tử của Thầy Cuốc như thế nhé!

Cái cú ‘trải đệm’ là bắt buộc, sau bao ngày đêm suy tư đến…  bạc tóc, vì chỉ có cách đó, may ra mới thay đổi diện mạo của văn học hải ngoại được.

Viết lách như kít, chẳng làm sao nhập vô được dòng chính của thiên hạ, rồi cứ áo thụng vái nhau, nhà văn nhà thơ nhà phê bình số 1 Mít hải ngoại, rồi theo nhau bò về trong nước, xin xỏ VC kiểm duyệt, cầu cạnh “bạn văn VC” viết cho 1 bài, tổ chức cho 1 buổi nói chuyện ra mắt sách… Nhục đến như thế mà cũng chịu được… Vậy mà không chửi ư?

Đâu có cần phải viết bằng tiếng nước ngoài, nhưng rất cần đọc tụi mũi lõ, nhất là những tác giả liên quan tới Mít, rồi viết, từ kinh nghiệm đọc đó, là có thay đổi.

Ngay những ngày đầu ra hải ngoại, bị cú “Lò Thiêu” choảng trúng đầu, GNV đã muối mặt cầu thân với “cả một lũ” tên tuổi, nào Ngày Mới, báo của Mặt Trận Khiến Chán, nào báo Vịt của lũ nhóc con Hậu Vệ, nào Chợ Cá của Sến, nữ thủ lãnh Bắc Kít…. đủ nơi, đủ thứ mặt mũi, bị chúng chửi, mà vẫn “cố đấm ăn… oản”, sao lại có thể coi GNV phách lối, kiêu ngạo, cho được?
Hiền đi rồi lẳng lặng mà đi tầu suốt, mà chuồn, thì… dễ quá! (1)


Thế Giới Bốn Thôi

Thế giới truyện ngắn Võ Phiến

@ NMG's 1998


Cái lầm lẫn vô cùng lớn của NMG, là ông coi đời thực như đời trong tiểu thuyết.
Nếu không, ông không bệ nguyên con những nhân vật ngoài  đời vô trong tiểu thuyết của ông.
Khi trả lời vị độc giả/tác giả rất quí cả hai, NMG và GCC (1) Gấu đã chỉ rõ ra điều này, khi viện dẫn Nabokov (a)
Với ông này, như những người đã từng đọc ông, đời thực đếch có, hay dùng từ của ông, thực tại nếu có, thì phải để trong ngoặc kép.
Nhưng đời chơi lại ông ta 1 cú khá thú vị, như Vargas Llosa chỉ ra:

Nhưng chỉ đến sau 1958, khi ấn bản ỡ Mẽo ra lò, cùng với cỡ trên chục ấn bản khác, trên toàn thế giới, thì cánh bướm của em nhí Lô mới tỏa rộng ôm choàng lên quá cả con số những độc giả của cuốn sách. Trong khoảng một thời gian ngắn, cái từ mới “Lolita”, vẫn như 1 cánh bướm [hai mới đúng chứ nhỉ], mở ra một khái niệm mới: người đàn bà-con nít, được giải phóng mà không cần nhận ra, một biểu tượng vô thức của cuộc cách mạng đã xẩy ra trong xã hội đương thời. Tới một chừng mực nào đó, thì Lolita chính là cái mốc lịch sử đó, cái cột cây số đó, milestone, và là một trong những nguyên nhân của một thời đại dễ dãi, khoan dung cho cái bướm, thằng cu, con hĩm, sexual tolerance, thách đố, coi như pha, những cấm kỵ, của tầng lớp thanh thiếu niên tại Mẽo, và Tây Âu, và trào lưu này lên đến đỉnh cao vào thập niên 1960.

Nàng “nymphet” không ra đời với nhân vật của Nabokov. Nàng có, hẳn nhiên, chẳng chút nghi ngờ, ở trong những giấc mơ của những tên “dâm loàn, đồi bại” [chữ của TTT, trong Một Chủ Nhật Khác, đúng ra, chữ của bà vợ Trung Uý Kiệt, chửi...  Cô Hiền, người đàn bà chỉ có thể làm tình nhân, không thể làm vợ], và ở trong sự mù lòa và những xao xuyến run rẩy của những cô gái ngây thơ, và sự thay đổi khí hậu đang bắt đầu đem đến cho nó sự tin cậy. Nhưng, nhờ cuốn tiểu thuyết, nó mang một cái dáng riêng, rũ khỏi sự hiện hữu giấu diếm nóng nẩy, bồn chồn của nó, và thâu đoạt chùm chìa khoá của thành phố. Điều lạ thường, là, cuốn tiểu thuyết của Nabokov đã gây ra cơn cuồng phong, địa chấn, ồn ào, náo nhiệt đó, thấm vào, ảnh hưởng tới, cách cư xử, thái độ, sự nhạy cảm của hàng triệu triệu con người, và trở thành một phần của huyền thoại học hiện đại.

Bởi vì thật khó mà tưởng tượng, một ông nhà văn Nga, lưu vong, chuyên mê bướm [bướm thiệt nhe], như là Nabokov, một nhà văn trong số những nhà văn của thế kỷ, chẳng bao giờ thèm để ý đến những vấn nạn, những giải pháp phổ thông, đương thời, lại tạo ra cơn địa chấn đó, một nhà văn đếch thèm để ý đến, ngay cả cái gọi là thực tại: thực tại là cái chó gì, như ông ta viết, nếu nó không được đặt ở trong mấy cái ngoặc kép.

Vargas Llosa: Lolita Thirty Years On (1)

Bữa nay, tiếp tục tưởng nhớ ông chủ chi địa một thời của GCC, mà, nếu không có ông, có thể GCC chẳng có dịp tái xuất giang hồ, sống cuộc đời văn học của mình lần thứ nhì, TV giới thiệu bài viết của Pamuk, cũng liên quan đến đời thực và đời giả, trong cuốn Nhà tiểu thuyết ngây thơ và tình cảm, The Naive and The Sentimental Novelist.

(a) Sến Cô Nương cho biết, hai tác giả gối đầu giuờng của cô nương, là Kafka và Nabokov.
Thú thực, đọc văn Sến, Gấu không thấy 1 tí Kafka, và Nabokov ở trỏng.
Thành thử Gấu mới nhớ ra trường hợp NMG, và sư phụ của ông, là Dos.
Và Dos, cũng có 1 thời là…  người yêu của Sến, khi cô nương mới lớn, vừa mới mê đọc.
Quả là những giai thoại thú vị của cõi văn Mít.

Nhân nói chuyện giai thoại, ảnh hưởng, gối đầu. GCC mới đọc trên net, một giai thoại thú vị, liên quan tới sư phụ của Gấu, trong 1 bài viết về ảnh hưởng của Faulkner lên một tác giả được Booker; khi được hỏi, ông này trả lời:

“Tôi rất ngưỡng mộ Faulkner, và hiển nhiên là có những tương tự giữa hai giọng kể - tuy nhiên, tôi có cái bình đựng tro cốt của tôi, còn Faulkner có những xác chết thối rữa của ông ta…”

"I admire Faulkner very much, and there are obvious similarities between the narrative – although I have my jar of ashes, Faulkner has his rotting corpse, and the setting is clearly very different. So without my having begun the book – or continued writing it – with that novel constantly in my mind, I think there is a little homage at work." (1)



NMG vs LV [lưu vong]

Tôi nghĩ HL dường như có thành kiến về... cá nhân NMG

Ý kiến nhỏ

Hai Lúa xin trích lại một đoạn đã viết về NMG, và sau đó, xin hầu chuyện thêm.

Nguyễn Mộng Giác, ở ngoài đời, là một người rất chí tình với bè bạn. Tôi sở dĩ viết lại được, và lại có được tí tên tuổi, là nhờ “bạn ta”, qua tờ Văn Học của ông.
Thời gian giữ mục Tạp Ghi, tình trạng của tôi rất khó khăn về nhiều mặt, vật chất, tinh thần, và sức khoẻ. Khi đó, tôi ở Vancouver, sau một thời gian làm công nhân cho một hãng chế biến đồ biển, do suốt ngày ngâm hai chân trong nước lạnh, tôi bị bịnh tim, phải nghỉ việc, ăn trợ cấp xã hội, và...  viết tạp ghi cho VH. Căn hộ tôi mướn, thuộc một building đa số là dân nghiền, hở một chút là mất cắp, hộp thư chung của building, không hiểu làm sao, bọn đó mở được, và chôm hết thư từ, ngân phiếu..
Ngân phiếu, money order, của ông Giác gửi cho tôi, một lần lọt vào tay chúng, cho dù tôi thường xuyên ở nhà, mỗi ngày mỗi đợi nhân viên bưu điện ghé building, ông ta vừa đi là bèn mở hòm thư riêng trước khi kẻ cắp họp chợ.
Lần đó, NMG đã phải gửi một ngân phiếu thứ nhì.
Tức là trả tiền bài viết tới hai lần.
Thư gửi bạn ta

Ông bạn quí của Gấu chắc là không biết cái chuyện NMG trả tiền nhuận bút, và có thể, ông cho rằng Gấu viết chùa cho VH, cùng lúc viết chùa cho Văn, bèn ra lệnh, mi không được viết cho VH của NMG, mà chỉ được viết cho Văn thôi.
Chả là, VH, "nhờ Gấu viết", lên quá, đến nỗi NMG phải xoa đầu Gấu khen, ông kéo không biết bao nhiêu là độc giả cho VH, và bi giờ tôi đếch cần phải năn nỉ mấy thằng tài phiệt xin chúng đăng quảng cáo trên VH nữa.
Còn bà xã của ông thì phán, anh phải viết thế nào thì nhà tôi mới trả tiền chứ!

Tks all of U - I mean VH's clan-
And take care

NQT

Sự thực lúc đó, Gấu, không có tiền, là không thể viết được, còn mấy đấng bạn, như Trúc Chi, Tạ Chí Đại Trường, Thạch Hãn... họ đâu cần đến tí tiền nhuận bút, và coi tờ VH như là 1 góc trời chỉ biết rong chơi của họ.

V/v "Gấu viết VH, báo lên quá". Một lần NMG phôn viễn liên cho Gấu, mừng rỡ thông báo, và kể mấy cas "feedback" rất thú vị, Gấu kể ra rồi, đâu đó trên TV. Ông còn gửi cho Gấu những bức thư feedback nữa, nhưng mấy “bạn ghiền” của GCC, ở building trên, xé thư lục tiền, ngân phiếu, dục bỏ hết cả.

Tiếc thật

"Nhà văn nào nổi bật nhờ sự khác biệt của chế độ chính trị thì thường không bền...".
Nguyễn Mộng Giác
[trích bài viết "Tản mạn", của Nguyễn Khắc Phê, trên talawas]

Bền, chịu được sự sàng lọc khắc nghiệt của thời gian, theo một nghĩa nào đó, có nghĩa là trở thành cổ điển.
Nhưng thế nào là đương thời, thế nào là cổ điển?
-Là một nhà văn đương thời, có nghĩa là, sẽ có hai nhà phê bình, nếu ngồi cùng bàn, một khen hết lời, một chê chẳng kém, cuốn sách bạn vừa mới xuất bản, trong khi cả hai đều mê Truyện Kiều của Nguyễn Du, hay gần hơn, tuỳ bút  Nguyễn Tuân.
Tôi không dám nghĩ tới trường hợp, cả hai ông đều chửi um lên!]
- Cổ điển, có nghĩa là sống sót được cả hai thằng cha phê bình đó!

Ý trên, mô phỏng Virginia Woolf, trong How it strikes a contemporary. Riêng về cụm từ "chê chẳng kém", bà nữ sĩ Anh này cay độc hơn nhiều: cái thứ đó chỉ đáng giấy chùi đít (waste paper), và nếu lửa đốt không cháy, thì phải dí vào tận đáy lò.
Ý dưới, từ Coetzee, trong What is a Classic?

Nhà văn Nam Phi này nhắc tới một bài diễn thuyết cùng tên, của T.S. Elliot, vào tháng Mười 1944, tại London, khi Đồng Minh đang quần nhau với Nazi tại đất liền (Âu Châu). Về cuộc chiến, ông chỉ nhắc tới, bằng cách xin lỗi thính giả, rằng chỉ là tai nạn của hiện tại (accidents of the present time), một cái hắt hơi, xỉ mũi, đối với cuộc sống của Âu Châu, và nó làm ông không thể sửa soạn chu đáo cho bài nói chuyện.

"Nhà là nơi một người bắt đầu" [Home is where one starts from], "Trong cái bắt đầu là cái chấm dứt của tôi" [In my beginning is my end], nhà thơ [Eliot] cho rằng, để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta phải trở lại với nhà thơ lớn lao nhất, "cổ điển của chính thời đại của chúng ta" (the great poet of the classic of our own times), tức nhà thơ Ba Lan, Zbigniew Herbert.

Với Herbert, đối nghịch Cổ Điển không phải Lãng Mạn, mà là Man Rợ. Với nhà thơ Ba Lan, viết từ mảnh đất văn hóa Tây Phương không ngừng quần thảo với những láng giềng man rợ, không phải cứ có được một vài tính cách quí báu nào đó, là làm cho cổ điển sống sót man rợ.
Nhưng đúng hơn là như thế này: Cái sống sót những xấu xa tồi tệ nhất của chủ nghĩa man rợ, và cứ thế sống sót, đời này qua đời khác, bởi những con người nhất quyết không chịu buông xuôi, nhất quyết bám chặt lấy, với bất cứ mọi tổn thất, (at all costs), cái mà con người quyết giữ đó, được gọi là Cổ Điển.

Như vậy, với chúng ta, cuộc chiến vừa qua, cũng chỉ là một cái hắt hơi của lịch sử. Không phải viết từ những đối nghịch chính trị, như một hậu quả của cuộc chiến đó, mà trở nên bền. Muốn bền, là phải lần tìm cho được, cái gọi là nhà, liệu có đúng như Eliot nói đó không: Nhà là nơi một người bắt đầu.

Hay nhà là nơi cứ thế sống sót những xấu xa của chủ nghĩa Man Rợ, đời này qua đời khác, bởi những con người nhất quyết không chịu buông xuôi, nhất quyết bám chặt lấy, với bất cứ mọi tổn thất...

Câu trên, Nhà là nơi một người bắt đầu, có vẻ như áp dụng cho một nhà văn Việt nam ở hải ngoại.
Câu dưới, có vẻ như dành cho nhà văn trong nước.