*

Tạp Ghi
1
2
3
4



















Vũ Thư Hiên vs Koestler
*
Vòng tròn ma thuật
*
Một ông bạn đi chợ cũ vớ được cuốn La Peau,
nhưng mất bìa, bèn gửi trang này qua, cho đỡ nhớ Sài Gòn!
Tks NQT
Cái bìa, tranh Nguyễn Trọng Khôi, lái sách vượt biên mang theo.
**
*
Note: Anh bạn mail, cho biết, có hai bản, một còn bìa, nhưng rách bươm, một, mới mua, còn tốt, nhưng mất bìa.
Tks again. Đúng là quá quí nhân ngày 30 Tháng Tư. NQT

Nỗi buồn Istanbul

Trong “Triết học về sự Soạn thảo”, Edgar Allan Poe, trong khi lan man suy tưởng theo cùng những dòng thơ máu lạnh như của Coleridge, đã viết, điều ưu tư số một của ông, trong khi loay hoay viết Con Quạ, là, làm sao tạo ra “một giọng buồn”. “Tôi hỏi chính tôi – trong tất cả những chủ đề buồn, cái nào, theo như sự hiểu biết của nhân loại, là cái buồn nhất, buồn ơi là buồn, buồn đến chết đi được? Cái chết, đích thị chính nó.” Và ông tiếp tục giải thích, bằng cái sự thành thạo của một viên kỹ sư, đó là cái lý do tại làm sao ông đặt ngay cái chết của một cô gái tuyệt đẹp ở trái tim của bài thơ.
Bốn nhà văn đụng con đường của tôi rất nhiều lần trong thời thơ ấu tưởng tượng của tôi, trong tâm tưởng của họ, chẳng bao giờ đi theo luận lý của Poe, nhưng họ tin tưởng, họ chỉ có thể tìm giọng đích thực của họ nếu họ nhìn vào quá khứ của thành phố và viết về nỗi buồn nó gợi ra. Khi họ nhớ lại vẻ huy hoàng của thành phố Istanbul cổ, khi con mắt của họ đặt lên cái đẹp chết nằm ở bên bờ đường, khi họ viết về những điêu tàn quanh quẩn chung quanh họ, họ đem đến cho quá khứ một niềm vinh quang thơ mộng. Và như vậy đó, cái viễn ảnh chiết trung này, mà tôi gọi là “nỗi buồn của điêu tàn” khiến cho họ có vẻ là những con người quốc gia theo một đường hướng thích hợp với mong muốn của nhà nước áp bức, trong khi cùng lúc đó, nó còn cứu họ thoát khỏi toàn sức mạnh từ những đạo luật của nhà nước, ứng xử với những người đồng thời với họ, khi những người này quan tâm, cũng như họ, tới lịch sử thay vì văn chương. Điều cho phép chúng tôi thưởng thức những hồi tưởng của Nabokov mà chẳng thèm bực bội gì với sự tinh khiết và giầu có của gia đình trưởng giả của ông, đó là, ông thật rạch ròi trong chuyện, các bạn đang lắng nghe một nhà văn nói một ngôn ngữ khác hẳn, về một thời khác hẳn.

Với chúng tôi, chúng tôi luôn biết rõ, cái thời đó đã biến mất từ lâu, và chẳng bao giờ trở lại.
Những trò chơi thời gian và hồi nhớ như vậy thật thích hợp với những kiểu của Bergson về thời đại, chúng gây ảo tưởng mơ mơ màng màng, quá khứ thì vẫn còn sống, ít ra, như một thú thẩm mỹ. Bằng những thủ pháp, kỹ thuật cũng như vậy, bốn nhà văn buồn bã của chúng tôi khơi lên một thành phố Istanbul cổ, từ những điêu tàn của nó.
Sự thực, họ trình bầy ảo tưởng này như một trò chơi. Một trò chơi trộn lẫn ở trong đó nỗi đau, nỗi chết và cái đẹp. Khởi điểm của họ, là, những cái đẹp của quá khứ đã mất. Vĩnh viễn, hằng hằng.

Khi Abdulhak Sinasi Hisar thổn thức nhớ thương cho điều mà ông gọi là “văn minh Bosphorus”, ông đôi khi ngưng lại, và (như thể tư tưởng sau đây chỉ thoáng hiện ra ở nơi ông), đưa ra nhận xét, “Tất cả những nền văn minh thì đều thoáng qua, như là những con người nay đang nằm ở nghĩa địa. Và cũng như thế, chúng ta phải chết, và vì vậy, chúng ta phải chấp nhận, không có cái gọi là trở về với một nền văn minh, tới và qua đi, từ đời nảo đời nào rồi.”
*
Ui chao 30 Tháng Tư mà đọc những dòng trên, bèn cứ nghĩ là Pamuk đang thổn thức về một thiên đàng đã mất:
Miền Nam. Sài Gòn! NQT