Istanbul trình làng!

&

Sau cú 911, những cuốn tiểu thuyết của Pamuk được coi như là những sấm ngôn [oracles]


Những mối tình e ấp, sót lại những sợi tơ vương vướng đâu đó trong tâm hồn phần đông trong chúng ta, không giống như vết dao vẫn còn tươm máu mãi trong “Lan Hương” của NQT. Anh có thể lồng bóng mình và người yêu một thời (và một đời) của mình gần như vào bất cứ một mối tình văn chương nào mà anh đọc đến, chỉ cần mối tình ấy là một mối tình lý tưởng, trong trắng và mù quáng đến rũ rượi. Đọc truyện tình của anh, K. có cảm tưởng như nếu giả thử cần bắt đầu lại, thì anh cũng sẽ lao vào cuộc tình như thế, không ngần ngại chút nào, chỉ lại để được đau đớn một cách hạnh phúc.
K. [Thư luân lưu art2all]
Tks. NQT
*

Tôi thấy chán ốm cả người khi đọc Tên tôi là Đỏ, nhưng Istanbul quả đúng là một kiệt tác khỏi cần bàn cãi, cuốn sách, như mọi kiệt tác văn chương, duyệt lại quá khứ bằng một cái nhìn hiện tại không giống với bất kỳ cái nhìn nào đã từng có. Với Orhan Pamuk, nước Thổ đã có thiên tài văn chương của họ. Cũng giống như nhiều thiên tài văn chương khác, nhất là ở các nước nhỏ, địa vị của Pamuk luôn chênh vênh trên một lằn ranh giữa ngưỡng mộ và khinh thị, ghen tị, nhất là khi tư tưởng chính trị của Pamuk là tư tưởng chống đối, nhất là chống mọi biểu hiện Hồi giáo cực đoan.
NL 

Lời bàn của… MaoTC: Cuốn sách tuyệt vời về mặt văn học.
Nhưng đọc cuốn sách như vầy, mới đúng. Một tuyệt tác văn học, dù ai nói gì thì nói, phải được nhìn từ góc độ chính trị.
Nói rõ hơn, một tác phẩm văn học mà có cái nhìn thiên lệch về chính trị, và từ đó, lịch sử, và từ đó, triết học, thì vứt đi!
Chính trị ở trên văn học là vậy.
Để minh chứng, thử đọc Pamuk nhìn Camus, mà không hách ư:

Chính là từ một thứ lạc quan thời trẻ tuổi [của bất cứ ai trong chúng ta], đã khiến Camus tạo ra cú làm thịt anh chàng Ả Rập, và coi vụ “giết người không suy tư” này, the thoughtless murder, là một vấn đề mang tính triết học hơn là thực dân thuộc địa. Và khi một nhà văn sáng láng với một tấm bằng về triết học nói về một vị truyền giáo tức giận, hay một nghệ sĩ vật lộn với danh vọng, hay một người què leo lên một chiếc xe đạp, hay một người đàn ông đi ra bãi biển với người yêu, từ những tình huống đó Camus chiết ra những suy tư siêu hình sáng chói, mang tính giả dụ, đề xuất. Như một nhà luyện kim, ông biến đổi những chi tiết trần tục, những mảnh vụn của đời sống, chuyển hoá chúng vào một bài tản văn siêu hình. Nằm bên dưới nó, lẽ dĩ nhiên, là cả một truyền thống, cả một lịch sử dài của tiểu thuyết triết học của Pháp, mà Camus, cũng chẳng kém gì Diderot, thí dụ, đều thuộc về nó. Chẳng tỏ ra một chút cố gắng khi quyện mình vào truyền thống, đó là tài năng riêng của Camus. Và điều này là nhờ ở sự cực kỳ thông minh của ông, thêm một chút thông thái, một giọng nói quyền uy, có thể nói như vậy - với những câu văn ngắn giống như của Hemingway, và một cách tự sự mang tính hiện thực. Mặc dù những truyện ngắn của ông thuộc vào truyền thống truyện ngắn triết học trong có Poe và Borges, nhưng của ông, do mầu sắc, do sự sống động, do không khí truyện, khiến có thể coi ông là một tiểu thuyết gia miêu tả, Camus, the descriptive novelist.

Hai tuyệt chiêu của Camus, tạo khoảng cách giữa ông và đề tài, và giọng kể thầm thì. Như thể chính ông cũng không làm sao quyết định được, có nên đẩy độc giả lậm sâu vào câu chuyện, và sau cùng đành đem con bỏ chợ, nghĩa là bỏ mặc chúng ta lơ lửng giữa những âu lo, thắc mắc siêu hình của tác giả, và bản văn, chính nó. Đây có thể là sự suy tưởng về những vấn đề nhức nhối thương đau mà Camus gặp phải trong những năm cuối đời. Chúng ta có thể nhận ra điều này, ở đoạn mở ra Người Câm, khi Camus tự ý thức về tuổi già. Hay trong một truyện khác, Nghệ sĩ làm việc, The Artist at Work, chúng ta có thể cảm nhận vào những ngày tận cùng của ông, sống căng thẳng, và gánh nặng vinh quang đè lên ông mới khủng khiếp làm sao.

Tuyệt!

Ngay từ nhỏ, từ thuở chập chững đi những bước đi văn học, GNV đã được ‘trang bị’ bằng những bậc đại sư phụ, Camus, Faulkner, nhưng về già mới nhận ra, không có Koestler, vào lúc đó, thì hỏng cả!
Đành phải cám ơn ông Trời một phát!

Thầy của Pamuk cũng là... Faulkner.

INTERVIEWER
Dòng mở ra Cuộc đời mới, “Tôi đọc mỗi ngày một cuốn sách, và trọn đời tôi thay đổi”. Có cuốn nào tạo ép phê như thế ở nơi ông?
PAMUK

Âm thanh và Cuồng Nộ rất quan trọng đối với tôi, khi tôi 21 hoặc 22 tuổi. Tôi mua một cuốn của nhà Penguin và cứ thế đánh vật với nó, bằng cái vốn tiếng Anh ăn đong của mình. Nhưng nó có một bản dịch tiếng Thổ thật tuyệt, thế là tôi để hai cuốn kế bên nhau, và cứ chơi một đoạn bên này đổi lấy một đoạn bên kia. Cuốn sách để một dấu ấn lên tôi, phần còn lại thì là cái giọng mà tôi phát triển mãi ra….
The Paris Review

Đây là kinh nghiệm Gấu đọc Đêm Giữa Ban Ngày, của Koestler, bản tiếng Việt của Phòng Thông Tin Huê Kỳ, cùng với bản tiếng Tây, Le Zéro et L'Infini. Đọc và học tiếng Tây cùng một lúc!

Những ống khói tầu mệt lả 

Cách viết sóng sau đè sóng trước này, là được gợi hứng từ một kỹ thuật âm nhạc Ottoman có tên là ara taksim. Từ “taksim” có nghĩa chia ra, thu gom lại, chia nước ra thành từng dòng, từng khe, và đây là lý do tại sao những cánh đồng lớn, nơi Nerval nhìn thấy những người bán hàng rong và những nghĩa địa (và nơi này cũng còn được sử dụng như là một trung tâm phân phát nước), được những người dân thành phố Istanbul gọi là “taksim”.
Họ vẫn gọi nơi đó bằng cái tên như thế, ngay cả bây giờ, và đó là nơi tôi rong ruổi hết cuộc đời của tôi, là ‘một góc trời chỉ biết ăn chơi”, của GNV!
*
Nhân Istanbul ra mắt độc giả trong nước, TV "khuyến mãi", bằng cuộc phỏng vấn Pamuk, do The Paris Review thực hiện.

Orhan Pamuk
Nghệ thuật giả tưởng

Orhan Pamuk sinh năm 1952 tại Istanbul, nơi ông tiếp tục sống. Gia đình làm giầu trong nghề xây dựng đường xe lửa vào những năm đầu của nền Cộng Hòa Thổ, và Pamuk theo học ở trường Robert College, nơi dành cho con cái của giới tinh anh, sính ngoại. Khi còn nhỏ, ông mê hội họa, nhưng sau khi học kiến trúc, ông quyết định viết. Hiện nay, ông là một tác giả được đọc nhiều nhất của Thổ nhĩ kỳ.

Người phỏng vấn:
Ông cảm thấy sao về cái vụ phỏng vấn phỏng viếc như vầy?
Pamuk:
Đôi khi tôi cảm thấy không thoải mái, bởi vì tôi đưa ra những câu trả lời ngu đần cho một số những câu hỏi vô nghĩa. Chuyện này xẩy ra trong những cuộc phỏng vấn tiếng Thổ nhiều hơn là tiếng Anh. Tôi nói tiếng Thổ tồi, và thường phán những câu cực kỳ ngu xuẩn. Tôi bị phạng tơi bời trong tiếng Thổ, vì những phỏng vấn hơn là những cuốn tiểu thuyết của tôi. Đám bình luận, chính trị gia bằng mồm, những tay biếm văn đâu có bao giờ đọc tiểu thuyết, ở đó.
Đám Âu Châu, Mẽo nói chung đều gật gù với những cuốn sách của ông. Còn đám Thổ nơi quê nhà thì sao?
Những năm tháng tốt lành thì đã qua. Khi tôi cho xb những cuốn sách đầu tiên của tôi, đám già đều đã "Xưa rồi Diễm ơi", và đều đi theo TCS cả rồi, bởi vậy, tôi được vồ vập, vì là một tác giả mới.
Khi ông nói, thế hệ trước, đám đàn anh, ông nghĩ đến những tay nào ở trong đầu?
Những tác giả cảm thấy họ có trách nhiệm xã hội, những tác giả cảm thấy văn chương là để phục vụ đạo đức, và chính trị. Họ là những nhà hiện thực tầm tầm, flat realistics, không phải thứ thể nghiệm, not experimental. Như những tác giả trong rất nhiều xứ sở nghèo đói, họ phí phạm tài năng của mình trong cái việc cố gắng phục vụ quốc gia, dân tộc của họ. Tôi không muốn như họ, bởi vì ngay cả khi còn trẻ, tôi mê Faulkner, Virginia Woolf, Proust – tôi chưa bao giờ mơ trở thành một đấng hiện thực xã hội chủ nghĩa như là Steinbeck hay Gorky. Thứ văn chương được sản xuất vào thập niên 60 và 70 thì trở thành lỗi thời, bởi vậy tôi được chào đón như là một tác giả của thế hệ mới.

Đọc, thấy sao giống GNV và ‘thời của chàng’ quá xá quà xa: Cũng mê Faulkner, cũng mê Woolf, trừ Proust, vào đúng lúc mới lớn. Cũng được dán nhãn ‘tiểu thuyết mới’, hay ‘viễn mơ’, bởi đám VC nằm vùng, như Ngài Lữ Phương, thí dụ!

Ngay cái vòng hoa vinh danh Pamuk, khi ông được Nobel, đám Hàn Lâm Thụy Điển cũng thuổng của GNV, thế mới quái! (1)

(1) "Người mà trong khi tìm kiếm linh hồn sầu muộn của thành phố quê hương của mình, đã khám phá ra những biểu tượng mới cho cuộc đụng độ và quấn quít lấy nhau của những nền văn hoá."

Vòng hoa trao tặng Pamuk vinh danh nhà văn Nobel 2006 một cách nào đó, là kết hợp của hai vòng hoa, của Gấu, tặng Sài Gòn, viết khi ở nhà tù Bangkok và trại tị nạn Thái Lan:

Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể...
Nhìn bước đi của thời gian, của thành phố trong cơn tuyệt vọng chạy đua với chiến tranh, trong nỗi hối hả đi tìm ông chủ đích thực, sau những ông chủ thuộc địa, thực dân cũ, thực dân mới... cuối cùng khám phá ra đó chính là kẻ thù.
Source
*

Chúc mừng Mr.Tin Văn
From:
To:
Bác Trụ,
Cháu rất vui vì bản dịch Istanbul đã in ở Hà Nội. Cháu ở Đức nên không có điều kiện mua cuốn này, nhưng qua những phần đọc được trên trang của bác, cháu rất thích văn phong dịch trong đó. Hi vọng đến lúc về Hà Nội chơi, cháu sẽ mua được một bản.
Cháu mong sẽ được đọc thêm nhiều bản dịch, cũng như các sáng tác khác, của bác.
Cháu kính chúc bác sức khỏe.
Một người đọc.

Tks. NQT

Mèo khen mèo dài đuôi.
Nói ra thì xấu hổ, nhưng Istanbul bản tiếng Mít phải nói là thần sầu, hay "khiêm tốn" một chút, một "kiệt tác", như NL giới thiệu.

Câu bảnh nhất để mà khen nó, chôm của Brodsky:
Cái phần đẹp nhất của Gấu thì đã ở đó, ở Hà Nội, rồi: Istanbul của Gấu! (1)
[Cái phần đẹp nhất của tôi, thì đã ở đó. Rồi: Thơ Của Tôi. Brodsky]
Source
*

Tks all of U.
Again
NQT

(1) Cái phần đẹp nhất của Gấu, thì đã có ở đó, ở Sài Gòn, rồi: Những Ngày Ở Sài Gòn

L'écrivain turc publie «D'autres couleurs», un recueil d'essais, et parle des rapports intenses et conflictuels entre son pays et l'Europe par Orhan Pamuk prix Nobel de littérature 2006

Âu Châu, một Đam mê Thổ
Nhà văn Nobel Pamuk viết về mối tình Âu Châu của ông, nhân dịp ra mắt Những Mầu Sắc Khác, bản tiếng Tây
*

Nhà văn là một cái phong vũ biểu của thời của mình. Hình như có một nhà văn mũi lõ phán như vậy.
“Gấu nhà văn”, tuy đã về nhà hai lần, và được đón tiếp cũng hậu hĩ ra trò, nhưng lần thứ ba, sắp sửa về, ngửi ra mùi khói ở nơi quê nhà có gì không thơm, thế là bèn đi một cái mail, và được phúc đáp, thời tiết bi giờ không được đẹp như là hai lần về vừa rồi! Đừng có vác cái mặt mo về mà khổ cái thân già, còn khổ lây đến tụi này!
Thế là bèn đếch về nữa!

Khi thằng cu Gấu lên tầu há mồm vô Nam, bỏ chạy quê hương Bắc Kít của nó, ngoài hai cái rương [cái hòm] bằng gỗ nhỏ, có thể để mỗi cái lên một bên vai, trong đựng mấy cuốn sách, thằng bé còn thủ theo, toàn là những kỷ niệm về cái đói.
Và nửa thế kỷ sau trở về, cũng mang về đầy đủ những kỷ niệm đó, và trên đường về, tự hỏi, không hiểu bà chị mình có còn giữ được chúng…

Bà giữ đủ cả, chẳng thiếu một, nhưng, chị giữ một kiểu, em giữ một kiểu.
Nói rõ hơn, cũng những kỷ niệm về cái đói đó, ở nơi Gấu, được thời tiết Miền Nam làm cho dịu hết cả đi, và đều như những vết sẹo thân thương của một miền đất ở nơi Gấu.

Ui chao, chỉ nội kể về hai chuyến trở về, cũng đủ vài trăm trang, dư dả một cuốn tiểu thuyết, "có đầu, có đuôi", làm mọi người hài lòng, nhất là "Bác Gái"!

Mais les circonstances m'ont aidé. Pour corriger une indifférence naturelle, je fus placé à mi-distance de la misère et du soleil. La misère m'empêcha de croire que tout est bien sous le soleil et dans l' histoire; le soleil m'apprit que l'histoire n'est pas tout. Changer la vie, oui, mais non le monde dont je faisais ma divinité. C'est ainsi, sans doute, que j'abordai cette carrière inconfortable où je suis, m'engageant avec innocence sur un fil d'équilibre où j'avance péniblement, sans être sûr d'atteindre le but. Autrement dit, je devins un artiste, s'il est vrai qu'il n'est pas d'art sans refus ni sans consentement.
Albert Camus: L’Envers et l’Endroit. Préface.
Nhưng hoàn cảnh đã giúp tôi. Để sửa chữa một sự dửng dưng tự nhiên, tôi để mình ở giữa sự khốn cùng và mặt trời. Sự khốn cùng ngăn cản tôi tin rằng mọi chuyện đều tốt đẹp dưới ánh mặt trời và trong lịch sử, mặt trời làm cho tôi hiểu rằng lịch sử không phải là tất cả.
Đúng là tâm trạng của Gấu, Bắc Kỳ di cư, bỏ chạy sự khốn cùng để tìm mặt trời!
NKTV

Đó là khoảng cách giữa Những ngày ở Sài GònIstanbul
NQT

Chiều một mình xuống phố, ghé tiệm sách báo Tây, mua tờ Điểm Sách London, có bài điểm cuốn tiểu sử Koestler. Tay điểm sách mở ra bài viết bằng một câu tuyệt cú mèo, để vinh danh K.
Rồi tiện ghé tiệm chuyên bán movies, loại hiếm, quí, cũ, xưa.
Thấy cái poster James Dean, với câu phán của chàng, bèn muợn luôn, để vinh danh Istanbul:
Dream as if you'll live forever. Live as if you'll die today.
Hãy mơ mộng như thể bạn sẽ sống hoài hoài. Hãy sống như thể bạn sẽ chết ngày hôm nay.
Câu thứ nhì, là để vinh danh Istanbul!
Tương tự câu: Hãy ghé thăm Venise rồi hãy chết.
Voir Venise et mourir!
Đọc Istanbul rồi hãy ngỏm!
*
Thua CM.
Crimson Mai: chú ý, kiệt tác!
ăn cắp cái title của bạn Nhị Linh.
@NQT: chúc mừng anh.
@all: chúc mừng những người muốn tìm 1 quyển sách hay và được dịch hay để đọc.
@Crimson Mai: lâu lắm mới có người sử dụng ngôn ngữ đến mức làm Crimson á khẩu.
Bao Anh: Ngôn ngữ như thế nào có thể làm Crimson á khẩu?
@BA: thêm 1 chữ thì thừa, bớt 1 chữ thì thiếu, dùng lệch đi thì sai, dùng từ khác thì dở; duyên dáng mà ko đến mức làm duyên làm dáng; chuẩn mực mà ko cứng nhắc; gần gũi ,địa phương mà ko quê mùa. Tất nhiên là ở 1 số đoạn thôi, người đẹp, nhưng đủ làm ta á khẩu.
Source 

Đọc Istanbul, á khẩu?
CM muốn nhắc tới giai thoại về bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu.
Tương truyền thi hào Lý Bạch đến lầu Hoàng Hạc, thấy bài thơ của Thôi Hiệu bảnh quá, bèn á khẩu, ú ớ phán:

“Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu”
(Cảnh trước mặt không thể nói ra được,
Thôi Hiệu đề thi ở trên đầu)

Tks. NQT
*

Doc bai dich tren blog hay qua .
Anh Tru dich "mướt" lam roi .
K
Biet khi nao VN moi co mot tac pham nhu the.

Tks NQT




*

To die for others is difficult enough.
To live for others is even harder.
G. Steiner: Errata
Giữa “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” và “Ngày mai đi nhận xác chồng” là chân lý:
Chết vì người đã khó, sống vì người còn khó hơn?
*
Nhà thơ Lê Thị Ý, người được độc giả đón nhận bàng hoàng khi biết chính là tác giả bài thơ dội vang tình cảm người đọc trong thời chiến tranh khốc liệt. Bài thơ được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc, được người đọc lấy câu thơ đầu trong bài để gọi tên: “Ngày mai đi nhận xác chồng.”
Thực ra, “Ngày mai đi nhận xác chồng” có tên nguyên tác là “Thương Ca 1” trong một chuỗi năm bài Thương Ca được ghi số Thương Ca 1, Thương Ca 4, Thương Ca 5, Thương Ca 6, và Thương Ca 8.
Nhắc chuyện cũ, tác giả Lê Thị Ý cho biết thêm, “Bài thơ được chọn đăng trên tờ Tranh Ðấu của sinh viên Sài Gòn. Học giả Nguyễn Ðức Quỳnh đọc được đã gửi cho bạn ông là nhạc sĩ Phạm Duy và Phạm Duy đã phổ nhạc rồi cho phổ biến trên các đài phát thanh lúc bấy giờ. Chỉ sau một thời gian ngắn thì bị cấm.”
Nói về hoàn cảnh bài thơ được khai sinh, tác giả Lê Thị Ý cho biết, “Nhà tôi ở gần nhà xác trên Pleiku. Khi ấy vào những năm 1969, 70 chiến tranh đang diễn ra thật khủng khiếp. Không ngày nào nhà xác không nhận thêm được xác những chiến binh QLVNCH hy sinh tại chiến trường. Và những người vợ trẻ thì đứng đầy quanh nhà xác với những vành tang trắng thê lương nên hồn thơ được nhập đầy những cảnh thê lương ấy.
“Em không thấy được xác chàng,
Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong?
Mùi hương cứ tưởng hơi chồng,
Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai...”

Cái chi tiết về NDQ đọc, và gửi cho PD, tuyệt!
Có lẽ đã đến lúc phải viết về cái kỷ niệm nghe bản nhạc trong tù VC rồi đấy. Gấu bảo Gấu.
Gấu đã lèm lèm vài lần về kỷ niệm này, nhưng chưa viết hết về nó, theo nghĩa, chưa báo cáo độc giả Tin Văn, để được nghe bản nhạc đó, Gấu phải trải qua những cơ may huyền diệu, sau những đau khổ khủng khiếp như thế nào!
Gấu có cảm tưởng, bản nhạc PD sáng tác là chỉ để dành riêng cho Gấu, trong cái dịp trọng đại đó.
Nó ra đời là để chờ gặp Gấu, vào bữa đó.
Cái món quà con K trao cho Gấu, khi Gấu đi vô tù VC để gặp nó!
*
Theo server, thì 3, trong số “top 10”, của 1011 search key phrases, của Tin Văn, là:
Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi
Tiếng hát ru em còn nuối trên môi.
Và:
Ngày mai đi nhận xác chồng.

Ui chao, sao mà tuyệt đến như thế, hở Trời!
Nằm mơ cũng không thể tưởng tượng ra được, một điều tuyệt đến như thế.
*
Nhà thơ Lê Thị Ý là em của Vương Đức Lệ, qua bài phỏng vấn trên báo Người Việt cho biết.
-ÐQAThái: Khi phổ thành ca khúc, hình như Phạm Duy có sửa vài lời trong bài thơ?
-Nhà thơ Lê Thị Ý: Ðúng vậy. Có lẽ ông Phạm Duy sửa vài chữ cho nó hòa hợp với âm điệu bài nhạc hơn. Có câu ông Phạm Duy cắt bớt. Thí dụ câu tôi viết, “Chiếc quan tài phủ cờ màu, hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng” thì Phạm Duy sửa thành “Bây giờ anh phủ mầu cờ” và cắt đi câu thơ kế tiếp.
-ÐQAThái: “Hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng”, tại sao lại phũ phàng ạ?
-Nhà thơ Lê Thị Ý: Khi đau đớn thì cái gì cũng phũ phàng cả. Phũ phàng là hình ảnh đau đớn, quằn quại.

Tuyệt! Thơ được trao cho thi sĩ, là như vậy đó. Đám thi sĩ dởm làm sao biết một chân lý đơn giản như vậy. Cái tay ký giả thì bị ám ảnh bởi mấy cái vạch cờ ba sọc, nên mới théc méc,"tại sao lại phũ phàng ạ"!

Cũng ý này, Lão Tử phán, thiên địa bất nhân dĩ vạn vật như sô cẩu [Gấu nhớ đại khái, không biết có đúng không, cái này là tán phó mát thêm!]
*
Thật tiện lợi, khi hồi nhớ làm việc được cả hai chiều”.
“Hồi nhớ của tôi chỉ làm việc một chiều”. Alice nói. “Tôi không thể nhớ chuyện, trước khi nó xẩy ra”.
“Quá nghèo nàn, thứ hồi ức chỉ nhớ chuyện đã qua”. Hoàng hậu nói.
“Bà nhớ rành rọt nhất, là những chuyện gì?”. Alice dò hỏi.
"Ồ! Những chuyện xẩy ra tuần lễ tiếp theo tuần tới”. Bà Hoàng thản nhiên nói.
(Through the Looking Glass).

Bài Ngày mai đi nhận xác chồng này Gấu đọc lại, mới nhớ ra đây là một bài viết bỏ lửng, tính viết tiếp, rồi quên luôn.
Vào lúc đang viết đó, Gấu đụng vô, cái gọi là sự “chúc dữ của nước”, tạm gọi như vậy, mô phỏng điều mà Koestler gọi là sự "chúc dữ của cái vòng tròn", la malédiction du cercle, giáng lên văn minh Tây Phương.
Vì quá mê cái vòng tròn mà văn minh Tây Phương mất mẹ nó mất hai ngàn năm, kể từ Pythagore cho đến khi Kepler khám phá ra quỹ đạo của các hành tinh là hình bầu dục [ellipse].
Khi Kepler khám phá ra điều này, ông nghĩ mình là thằng khùng, hay tên tội phạm, bởi vì đây là điều cách đây hai ngàn năm Pythagore đã biết rồi!

Nhà Gấu bị chúc dữ bởi nước! Vào năm 1946, ông bố bị một ông học trò làm thịt, đòm một phát, thẩy thầy xuống sông, kèm cục đá.
Thằng em trai của Gấu chết vì một viên đạn bắn từ bên kia sông, xuống mặt nước, giống như bắn thia lia, và viên đạn nhảy lóc cóc trên mặt nước, qua bên này sông, bay lên, lọt vào ót thằng em trai, lúc đó đang cùng tiểu đội tuần tra vòng đai phi trường Sóc Trăng, vào năm 1967, trước Mậu Thân một năm. (1)

Khi thằng em vô quân trường Thủ Đức, là Gấu đã ngửi ra cái chết của nó.
Và nó sẽ chết vì nước!
Lần Gấu thoát chết vì mìn claymore của VC ở bờ sông Sài Gòn, là Gấu biết, thằng em vô phương!

(1) Đây là Gấu phóng đại, làm gì có viên đạn nào đi thia lia, nhẩy lóc cóc, nhưng nếu bạn bắn một viên đạn xuống bước, thì bắt buộc nó phải trồi lên, theo một định luật về vật lý học. Thằng em Gấu quả là chết vì một viên đạn như thế. Khi nghe tiếng súng từ bên kia sông, theo phản sạ, cu cậu cúi đầu né, cái nón sắt, do ẩu tả, không cài dây, rớt xuống đất, và khi viên đạn bay hết đà, bèn ghé cái ót cu cậu nằm nghỉ!

Gấu đã từng gặp viên quân y sĩ, ông nói, nếu lấy viên đạn ra, thì sẽ nát bấy khuôn mặt, nên tôi để luôn trong đó.
Đến khi Gấu bỏ chạy quê hương, bèn đào mộ ông em, lấy xác, hoả thiêu, đem tro cốt vô chùa, vì cũng sợ, mấy ông VC chẳng tha người đã chết.
Và quả đúng như vậy, chúng cho ủi sạch nghĩa trang quân đội Gò Vấp.
Mới đây thôi, đứa con gái út của Gấu về Việt Nam, ghé chùa, mang tro cốt của bà cụ và đứa em trai ra Vũng Tầu, thả xuống biển.
Bà sư trụ trì chùa nói, Ông Tướng Râu Kẽm cũng vừa ghé, và cũng làm như Gấu!
*
Tiền nhuận bút Istanbul, được Cô Xì Lô dùng để lo lần chót cho Bà Nội và Chú, trong chuyến đi trên.

Tks all of U. NQT
NKTV
*

Orhan Pamuk
Nghệ thuật giả tưởng

Orhan Pamuk sinh năm 1952 tại Istanbul, nơi ông tiếp tục sống. Gia đình làm giầu trong nghề xây dựng đường xe lửa vào những năm đầu của nền Cộng Hòa Thổ, và Pamuk theo học ở trường Robert College, nơi dành cho con cái của giới tinh anh, sính ngoại. Khi còn nhỏ, ông mê hội họa, nhưng sau khi học kiến trúc, ông quyết định viết. Hiện nay, ông là một tác giả được đọc nhiều nhất của Thổ nhĩ kỳ.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện hai đợt, vào năm 2004, tháng 5,trùng thời gian ra mắt Tuyết, Snow, và 2005, tháng Tư, cùng tại London, cùng thời gian Istanbul ra lò.

Người phỏng vấn:
Ông cảm thấy sao về cái vụ phỏng vấn phỏng viếc như vầy?
Pamuk:
Đôi khi tôi cảm thấy không thoải mái, bởi vì tôi đưa ra những câu trả lời ngu đần cho một số những câu hỏi vô nghĩa. Chuyện này xẩy ra trong những cuộc phỏng vấn tiếng Thổ nhiều hơn là tiếng Anh. Tôi nói tiếng Thổ tồi, và thường phán những câu cực kỳ ngu xuẩn. Tôi bị phạng tơi bời trong tiếng Thổ, vì những phỏng vấn hơn là những cuốn tiểu thuyết của tôi. Đám bình luận, chính trị gia bằng mồm, những tay biếm văn đâu có bao giờ đọc tiểu thuyết, ở đó.
Đám Âu Châu, Mẽo nói chung đều gật gù với những cuốn sách của ông. Còn đám Thổ nơi quê nhà thì sao?
Những năm tháng tốt lành thì đã qua. Khi tôi cho xb những cuốn sách đầu tiên của tôi, đám già đều đã "Xưa rồi Diễm ơi", và đều đi theo TCS cả rồi, bởi vậy, tôi được vồ vập, vì là một tác giả mới.
Khi ông nói, thế hệ trước, đám đàn anh, ông nghĩ đến những tay nào ở trong đầu?
Những tác giả cảm thấy họ có trách nhiệm xã hội, những tác giả cảm thấy văn chương là để phục vụ đạo đức, và chính trị. Họ là những nhà hiện thực tầm tầm, flat realistics, không phải thứ thể nghiệm, not experimental. Như những tác giả trong rất nhiều xứ sở nghèo đói, họ phí phạm tài năng của mình trong cái việc cố gắng phục vụ quốc gia, dân tộc của họ. Tôi không muốn như họ, bởi vì ngay cả khi còn trẻ, tôi mê Faulkner, Virginia Woolf, Proust – tôi chưa bao giờ mơ trở thành một đấng hiện thực xã hội chủ nghĩa như là Steinbeck hay Gorky. Thứ văn chương được sản xuất vào thập niên 60 và 70 thì trở thành lỗi thời, bởi vậy tôi được chào đón như là một tác giả của thế hệ mới. Tới những năm thuộc nửa sau thập niên 1990, khi sách của tôi được bán ra ào ào, tới mức độ mà chưa có ông nhà văn Thổ nào dám mơ tưởng, thì cũng là lúc tuần trăng mật giữa tôi và đám báo chí Thổ chấm dứt. Luôn cả với đám trí thức. Kể từ đó, phản ứng của mấy đấng phê bình thì nhắm vào công chúng vào số lượng sách bán ra, chứ không vào nội dung. Bây giờ, bất hạnh thay, tôi nổi tiếng vì những cái còm chính trị hầu hết được đám báo chí Thổ cóp nhặt từ những cuộc phỏng vấn quốc tế, và được chúng nhào nặn, cắt xén, để biến tôi thành một thứ ‘cà chớn’, ‘khùng điên ba trợn’, không đúng con người thực sự là tôi.
Vậy là có một sự thù nghịch đối với cái tiếng tăm bình dân của ông?
Quan điểm mạnh mẽ của tôi về vấn đề này, là, đó là một thứ trừng phạt đối với con số lớn lao những cuốn sách bán ra, và những lời lèm bèm phạng nhà nước về chính trị của tôi. Nhưng tôi không muốn tiếp tục lải nhải theo đường hướng như vậy, vì nghe ra có vẻ chống đỡ, biện minh, phân trần. Có thể, tôi trình bầy sai bức tranh toàn thể những sự kiện.
Ông viết ở đâu?
Tôi luôn luôn nghĩ, cái chỗ bạn ngủ, và chia sẻ, chung chạ với bạn đời phải tách ra khỏi cái chỗ bạn viết.

Ui chao, lại y chang GNV!
Hồi còn trẻ, còn Sài Gòn, nhà thì nhà nước cấp, đâu có chia ra thành phòng ăn, phòng ngủ, phòng làm việc, tất tất chỉ có một phòng, GNV cứ phải đợi cả nhà ngủ ngon, rồi mới len lén bò dậy, ra cái bàn, bật cái đèn bàn nhỏ xíu chiếu sáng vừa đủ trang giấy, rồi cắm cúi viết, như một tên trộm!

Nỗi buồn Istanbul

*

Tác giả: Orhan Pamuk
Dịch giả: Nguyễn Quốc Trụ
Nhà xuất bản: Văn học
Số trang: 544
Kích thước: 14 x 20.5cm
Giá bìa: 90.000 VND
Năm xuất bản: 2010

Đây chính là cuốn sách biến Pamuk trở thành nhà văn của thành phố Istanbul, đúng như cách thức đã từng làm cho James Joyce là nhà văn của Dublin và Paul Auster thuộc về New York. Trong một viễn tượng hội họa, Istanbul tỏa khói những con phà, trầm lắng một nỗi buồn đế chế giữa ngổn ngang đổ nát thành quách cũ và đọng mãi trong tâm tưởng người đọc hai màu đen trắng, màu của quá khứ, của một ký ức hoang phế nhưng cũng đầy sức mạnh. Người ta chỉ có thể thực sự hiểu năng lượng văn chương của Orhan Pamuk khi thấm đẫm từng dòng ông viết về thành phố của ông, và khi ấy, sẽ không còn ai thấy kỳ lạ việc ông dành cả đời sống ở đó, trong ngôi nhà tuổi thơ, ngồi viết tại cái bàn nhìn ra mưa nắng trên mặt biển vịnh Bosphorus, điểm mốc phân chia ranh giới Đông và Tây.
Với Istanbul, có thể nói rằng Orhan Pamuk đã viết cuốn sách ám ảnh nhất, đau lòng nhất, tuyệt diệu nhất về một thành phố.”
 The San Diego Union-Tribune
Orhan Pamuk, “một trong những tiếng nói mới mẻ và độc đáo nhất trong văn chương đương đại” như lời Independent on Sunday nhận xét, đã viết nhiều cuốn sách trong đó có Pháo đài trắng và Cuộc đời mới. Năm 2003, ông nhận giải International IMPAC Dublin cho cuốn Tên tôi là Đỏ, và năm 2004, Faber ấn hành bản dịch tiếng Anh cuốn Tuyết của ông, được Margaret Atwood ca ngợi là “cuốn sách không thể thiếu của thời đại chúng ta”. Istanbul, một ghi chép của ông về cuộc sống nơi thành phố này, đã được đề cử giải Samuel Johnson của BBC4, được Katie Hickman trong New Statesman gọi là “đẹp đẽ một cách phi thường và siêu việt”. Orhan Pamuk hiện đang sống ở Istanbul.
Nguồn

The Paris Review:
Ông làm việc ở đâu?
Pamuk:
Tôi luôn cho rằng, nơi mà bạn ngủ hay nơi bạn chia sẻ với bạn đời nên tách ra khỏi nơi bạn viết. Ba thứ lẩm cẩm của cuộc sống thường nhật trong gia đình, một cách nào đó, giết chết tưởng tượng. Chúng giết con quỉ ở trong tôi. Cuộc sống thường nhật, vẻ thảm hại của nó khiến cho nỗi ước mong vượt thoát cuộc đời này tới một thế giới khác, nơi trí tưởng tượng tha hồ mà tung tẩy, trở thành nhạt nhòa. Bởi thế trong nhiều năm tôi có một cái văn phòng, hay một nơi chốn ở bên ngoài nhà mình để làm việc. Tôi luôn có những căn hộ khác nhau.

The Paris Review:
Ông có bao giờ làm thơ?
Pamuk:
Tôi thường bị hỏi như vậy. Tôi làm thơ khi 18 tuổi, và có cho xb vài bài, nhưng rồi thì tôi chừa [quit]. Câu 'giả nhời' của tôi là như vầy: Tôi nhận ra là thi sĩ là một người nào đó, mà qua người này, Thượng Đế nói [someone through whom God is speaking]. Bạn phải bị chiếm hữu bởi thơ ca, giống như bị quỉ bắt mất hồn vía. [You have to be possessed by poetry]. Tôi cố thử tay nghề thơ của tôi, nhưng kịp thời nhận ra Thượng Đế không nói với tôi. Tôi thật buồn vì chuyện này, và rồi tôi lại tưởng tượng – giả như Thượng Đế nói với tôi, thì Người nói gì?
Tôi bắt đầu viết thật tỉ mỉ, thật chậm rãi, cố làm bật cái điều đó ra. Đó là văn xuôi, thơ xuôi, là viết giả tưởng. Như vậy là tôi làm việc như một anh thư ký. Một vài nhà văn, coi điều viết trên đây, là một sự sỉ nhục. Ti tí thôi. Nhưng tôi chấp nhận nó; tôi làm việc giống như một anh thư ký.

Bạn phải bị chiếm hữu bởi thơ ca, giống như bị quỉ bắt mất hồn vía. [You have to be possessed by poetry].
Thảo nào thi sĩ Mít nhiều như thế!


Đọc sách: Thành phố “được” suy tàn 

SGTT - Người Do Thái lang thang (Le Juif Errant, như nhan đề một cuốn sách của Eugène Sue – tác giả Bí mật thành Paris), thích cho vay cắt cổ, hay người Thổ hung hiểm giảo hoạt thích dùng thanh gươm cong, chỉ văn học mới tạo ra được những hình ảnh ăn sâu đến vậy. Và cũng chỉ văn học mới giải trừ được các huyền thoại dân gian lan truyền nhiều đời.

Orhan Pamuk của cuốn hồi ký Istanbul (Nguyễn Quốc Trụ dịch, Nhã Nam & NXB Văn Học) là nhà văn của phân tích kỹ càng và của sự giải thích mềm mại; sự chừng mực trong cách nhìn và sự phê phán của ông (nhất là phê phán cách nhìn Istanbul của người phương Tây và sự Tây hoá vô lối của người Thổ Nhĩ Kỳ) thu hút sự ngưỡng mộ cho những người Thổ đặc biệt nhưng ít được biết tới, Ahmet Rasim “nhà bỉnh bút” hay Koçu nhà bách khoa, nhưng không nhận chìm Edward Said vào sự thù ghét hoặc phóng đại sự sai lệch trong tác phẩm quá nhấn mạnh tính “kỳ hoa dị thảo” của Pierre Loti.
Cách nhìn không phi thường về một thành phố phi thường như Istanbul, bờ cõi của cả Đông phương và Tây phương, nơi mọi cái tên đều thuộc vào lịch sử kỳ vĩ của một nền văn hoá: Byzance, Ottoman, Hagia Sophia, pasha (*)… không những tạo ra những góc quay thật đẹp về mùa đông Istanbul, khói phà toả trên mặt vịnh, những con tàu cháy ngoài biển, mà còn tạo ra được một hiệu ứng đặc sắc: ngay cả trong cái kỳ vĩ vẫn có thể tìm ra được điều giản dị của đời thường và sự kỳ lạ của những mẩu tin trên báo chí (chương Đừng vừa đi ngoài đường vừa há hốc miệng ra), miễn là có đầu óc sáng suốt.
Một trong những điều đặc biệt của Istanbul (cuốn sách có quá nhiều điều đặc biệt, tất cả đan cài xâu chuỗi móc xích vào nhau giống như một bức tranh nhiều hoạ tiết phức tạp trong hội hoạ Hồi giáo) là suy nghĩ của Pamuk về sự suy tàn.
Không thể nói là một con người say đắm với thành phố quê hương như Pamuk lại thoải mái và vừa lòng với sự suy tàn cứ ngày ngày diễn ra trước mắt ông, một cách vật chất chứ không hề trừu tượng, lẩy ra từ trong sách vở: chương Phá huỷ dinh cơ của các pasha: nỗi buồn dạo phố mô tả những dinh thự bằng gỗ của Istanbul cứ thi nhau cháy rụi: “Vào những năm cuối thập niên 1950, hầu hết những dinh cơ này bị đốt rụi hoặc phá huỷ, dọn đường cho các khu căn hộ” (tr. 48).
Thế nhưng, những đoạn tả cảnh hay nhất (gồm những câu văn thật dài, nhiều chục dòng không dấu chấm) lại là khi Pamuk đưa cái nhìn chầm chậm theo những đổ nát, hoang phế đế chế, những bức tường không còn đứng vững, những vết nứt, những vỉa hè lát đá vỡ. Với suy tàn cái nhìn ấy ve vuốt, dịu dàng hơn nhiều so với những khi nhìn vào đổi thay cuộc sống và phong tục, hay sự hiện đại hoá. Thành phố Istanbul được suy tàn, chỉ đống đổ nát của một nền văn minh mới có sức mạnh gợi hứng cho một cái nhìn mới, của một con người tự nhận mình “thuộc thế hệ thứ nhất của một nền văn minh mới” thay thế cho những người Ottoman từng chinh phục Byzance.
Chương Chinh phục hay suy tàn? Constantinople trở thành Thổ Nhĩ Kỳ là nơi sự lưỡng lự đẹp đẽ nhất trong trí tuệ Pamuk này được hé lộ và phân tích kỹ càng. Sống ở một thành phố như Istanbul, người ta không được phép không lưỡng lự, nếu muốn xứng đáng với tinh thần thành phố của mình.
Istanbul vẫn cứ là thành phố kỳ lạ ấy, mà Pamuk đã cống hiến toàn bộ tài năng để cảm nhận, và sống, cái thành phố mà Dario Moreno đã phác hoạ thật khái quát và đơn giản đầy hiệu quả bằng một bài hát: “Istanbul, đó là Constantinople… Istanbul đó không còn là châu Âu nữa. Hoặc là Istanbul hoặc là Constantinople”.
Cao Việt Dũng
(*) Pasha: tổng trấn – từ chỉ một giới được kính trọng thời Ottoman. Trong nhiều thập kỷ, các sĩ quan cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ – tự xưng là người bảo vệ truyền thống của đất nước – được gọi là pasha
Nguồn

Crimson Mai
22:48 22-09-2007
Cháu đọc entry của bác từ lúc nó chưa đổi tên cơ, khi còn là "SG mùa này thì cứ triền miên buổi chiều và rả rích đêm khuya" ấy. Nhưng mà quả thực là không biết nói gì thêm, hihi.
Hôm nào cháu viết tặng bác 1 entry nhé, vì cháu rất thích cái nhận xét của bác "cái hồn của văn chương Miền Nam, là ở trong nhạc vàng, nhạc sến"...
*
Cái hồn của văn chương Việt Nam...

D.H Lawrence diễn tả bảnh hơn Gấu nhiều. Ông gọi là "Nỗi Nhớ Bùn" [La nostalgie de la boue].
Gấu thuổng chữ của ông, viết được một đoạn thật là tuyệt vời về Sài Gòn:

"Sao không hát cho những người vừa nằm xuống..."
Đã có một thời, tôi không sao chịu nổi. Chúng rũ rượi, mệt lả. Đầy sũng nước mưa, nước mắt. Chúng gọi tên thảm kịch. Thảm kịch của những cái vô ích. Của cuộc chiến điêu đứng, rồ dại. Chúng gợi tâm trạng nhớ. Nhớ bùn. Nhớ đời sống thảm hại, nhàm chán. Nhớ những kỷ niệm chẳng đáng nhớ. Nhớ ngã tư đường Lê Văn Duyệt-Phan Đình Phùng gần nhà cô bé, khi chưa có tượng Thích Quảng Đức. Cô bé hớt hải chạy ra, hớt hải lắc đầu, rồi lại hớt hải chạy về. Nhớ những ngày nhà cô bé dời lên đường Gia Long. Buổi sáng, cô đưa em đi học trường Kiến Thiết gần khu Chợ Đũi, đưa mắt nhìn người yêu đang chờ đợi trong quán cà phê Tầu ở ngay đầu đường. Khi về, cô tha thẩn giữa những hàng cây nơi vườn Tao Đàn. Mùa Thu theo chiếc lá nhẹ nhàng đậu trên vai cô bé đang mơ mộng, đang trở thành người lớn.
Nhớ, nhớ..."Nếu mai không nở, anh đâu biết Xuân về hay chưa...", em tôi vẫn thường nghêu ngao một mình trước khi bỏ đi.
Như những lời chúc dữ, chúng báo trước một Miền Nam mòn mỏi, suy sụp, trước một Miền Bắc lì lợm, dai dẳng.
Trong mỗi chúng ta đều có một Sài-gòn âm ỉ cháy. Tôi khơi cục than hồng của tôi, để cho Sài-gòn của bạn sáng ngời.

Tình cờ đọc câu "SG mùa này thì cứ triền miên buổi chiều và rả rích đêm khuya", trên lưới, nhớ mưa SG quá, bèn viết tiếp.
Nhờ vậy quen CM. Rồi từ CM ra NL.
Không quen, nhưng thấy trong friends list của CM.

Thế rồi một bữa đẹp trời nhận được cái mail, đề nghị dịch Istanbul, của một tay lạ hoắc. Nhờ CM hỏi giùm, thật không đấy?
CM hỏi NL. Thật đấy.
Thế là dịch.
Tks all.

Quái nhất là cái tay lạ hoắc.
Rất rành ‘văn phong’ của Gấu!
Để rảnh kể tiếp.