*
Notes



















Bó thân về với triều đình
Một điều nữa rất đáng trân trọng ở tập sách này là, ngoài các bài viết về thơ cổ, thơ lãng mạn 1930-1945 và thơ của các thi sĩ miền Nam trước đây, các bài viết về mảng thơ chống Pháp và chống Mỹ của Đặng Tiến cũng rất ấn tượng. Có thể nói, tuy không "đứng cùng một chiến hào", tuy ít nhiều bị  "đầu độc" bởi quan niệm và ý thức hệ chính trị của một thời, nhưng Đặng Tiến vẫn không bị chi phối bởi các định kiến hẹp hòi mà anh đã vượt lên để tìm một chỗ đứng khách quan trong việc thẩm định và bình giá thơ của các nhà thơ trưởng thành từ chế độ miền Bắc. Những trang viết của anh về Chính Hữu, Trần Hữu Thung, Hồng Nguyên, Quang Dũng, Vũ Cao... không chỉ khách quan mà còn rất cảm động ở sự hòa nhập và đồng diệu tâm hồn giữa người bình- kẻ tri âm với thi sĩ-kẻ sáng tạo. Đồng thời, từ các trang viết này cũng cho thấy sự trong sáng trong tâm hồn của Đặng Tiến và sự nhất quán  trong tư tưởng của anh được hình thành từ đầu cuốn sách: thơ là tiếng lòng của thi sĩ, là tiếng nói của tâm hồn dân tộc. Nó cũng là cái mạch nối kết giữa những người Việt xa quê và người Việt đang sống trong xứ sở cùng hướng chung về nàng Thơ và đất nước yêu thương.
Nguồn: Phong Điệp
Note: Tính đi một đường lèm bèm về cuốn sách viết về thơ của Đặng quân, "bạn ta", ông "Chánh Tổng An Nam" ngụ tại Paris, nhưng chẳng may đọc phải bài này, thế là cụt hứng.
Đây là cái nhục người xưa nói, hổ xuống đồng bằng, còn bi giờ, hồi chánh!

Có thể nói, tuy không "đứng cùng một chiến hào", tuy ít nhiều bị "đầu độc" bởi quan niệm và ý thức hệ chính trị của một thời, nhưng Đặng Tiến vẫn không bị chi phối bởi các định kiến hẹp hòi mà anh đã vượt lên để tìm một chỗ đứng khách quan trong việc thẩm định và bình giá thơ của các nhà thơ trưởng thành từ chế độ miền Bắc:
Bị một thằng cha căng chú kiết vừa mắng mỏ vừa xoa đầu như thế này, thì đau thực.

Nhưng cũng đáng đời!
Chơi với chó bị chó liếm mặt, là vậy! NQT
*
Bởi vì cỡ Đặng quân, mà phải “bó thân về với triều đình”, thì phải cỡ đại đại giáo sư, lừng danh với câu phán “cái nước mình nó như thế”, đích thân hầu tiếp, thì mới tạm coi được! Tệ lắm, thì cũng cỡ Nguyên Đầu Bạc!
Bởi thế, Gấu đã từng phán, trong đám chóp bu, “tinh anh của tinh anh”, “cà rem của cà rem”, của Đất Bắc, có cái gì không được, không ổn, và không phải chỉ mình Gấu nhận ra điều này, trong đám đó, cũng có người nhận ra, thí dụ NHT. Ông bắt NH sống dậy, chỉ để nhờ Hoàng Đế Nguỵ ra Bắc, nhét cứt vào miệng tụi nó, là cũng mong có sự thay đổi.
Đọc hồi ký NDM thì biết, chúng nó đối xử với nhau ra sao! Có thể ngửi thấy mùi Đặng quân "muốn về", sợ mất miếng ăn, sợ “khách phạm chủ”, nên chúng cho một tên cà chớn ra hầu tiếp, cũng nên!
Cứ coi cách tụi nó đối xử với đại nhạc sĩ PD, là đủ hiểu. (1)
Ngay cả khi ra được hải ngoại, chúng cũng chẳng thể nào thay đổi được bản chất. Cứ coi những cuộc tử chiến giữa bọn chúng, trên chợ cá, trên cánh nhạn, cánh én...  Chúng tố nhau một cách thật khốn nạn, nào mê súng King Size, nào cái lỗ hổng chẳng bao giờ lấp đầy...
Bản thân Gấu, ngu quá, ngay ngày đầu, tự nguyện tham gia đóng góp bài vở, là đã bị  bọn chúng đòi phần xái, như là chiến lợi phẩm sau khi ăn cướp Miền Nam.
Có một cái gì đó thật thối rữa, trong cách ứng xử của chúng. NQT

(1) “Visiting Mrs Nabokov”, của Martin Amis, gồm những tản mạn về một số nhân vật, nhà văn. Cuốn sách mở ra bằng lần gặp Graham Greene. Amis cho biết, Greene đã từng vô Đảng Cộng Sản, cùng với Claud Cockburn, chỉ để "hy vọng có cái vé miễn phí đi thăm Moscow". Thời gian ông suy sụp, hết pin, đến nỗi phải đi gặp một ông bạn bác sĩ chữa bịnh tâm thần, để được sạc điện, [electric-shock treatment]. Thời gian lân la làm quen benzedrine, buổi sáng viết Điệp viên tin cẩn [The Confidential Agent], buổi chiều, The Power and the Glory.
-Bạn biết tỏng về tôi, và tôi cũng chẳng có gì để thêm vô. Tất cả đều đã đưa vào sách. Một lần tôi được mời nói chuyện về phim và sách. May quá, ngay bữa trước, tôi có một cuốn mới ra lò, về đề tài này. Thế là trúng tủ!
-Ông nói, ông đếch thích đến Mẽo, đếch thích sống ở Mẽo…?
-Đúng thế, tôi đếch thích Mẽo. Đếch thích New York. Đếch thích người Mẽo…
Tôi [Amis] bèn đế thêm, hình như ông đã có lần phán, thà chấm dứt những ngày tàn của mình ở Liên Xô thay vì ở Mẽo?
-Điều tôi muốn nói thực sự là như vầy: Tôi muốn chấm dứt những ngày của mình sớm sủa ở Liên Xô, bởi vì ở đó, họ biết quí trọng nhà văn khi coi nhà văn là một thứ nguy hiểm…. Tôi muốn chấm dứt đời mình ở trong Lò cải Tạo còn hơn là ở Tiểu Sài Gòn!
[I would rather end my days in the Gulag than in – than in California].
Gấu chép lại câu trên, để tặng mấy đấng nhà văn VNCH đã hồi chánh, nhân đọc bài viết của HHT về NMG!
*
“Tình cờ” đọc bài viết về PD, và bài phản hồi. Cũng thật thú.
Bài Phản hồi, tác giả cố gắng làm cho PD đỡ…  nhục, khi trở về.
Tính nhân bản, tính dân tộc của bài viết, thật tuyệt. Nhưng đám VC và nhất là đám Yankee mũi tẹt làm sao làm được như vậy?
Chính vì thế, mà thật khó về, trừ khi chịu nhục được như PD!
Thái độ của chúng đối với PD, sao có vẻ giống như thái độ của.. chúng ta, đối với TCS!
Chán thế!
Đều là do thù hằn người có tài hơn mình!
*
Steiner cũng nói như Amis, khi nhận định về vai trò của nhà văn trong thế giới toàn trị: Bảnh hơn nhiều so với xã hội tư bản!
Trong bài Nhà văn và chủ nghĩa CS, ông phán: Ngay dưới thời Stalin, nhà văn và những tác phẩm văn học giữ một vai trò sinh động trong chiến lược Cộng sản. Nhà văn bị bách hại, bị hành quyết chính bởi vì văn chương được coi là sức mạnh quan trọng, đầy tiềm năng nguy hiểm. Đây là điểm quyết định. Văn chương được đề cao, coi trọng, tuy theo một đường hướng độc ác, ghê rợn, hiển nhiên là do sự bất tín nhiệm vào nó, của Stalin. Tới thời kỳ băng tan, vai trò nhà văn trong xã hội Xô-viết lại một lần nữa trở nên khúc mắc, và mang tính vấn nạn. Khó mà có thể tin được một điều, một nhà nước Phát-xít bị chao đảo, vì một cuốn sách nhỏ nhoi; nhưng Bác sĩ Zhivago đã là một trong những cơn khủng hoảng lớn lao trong cuộc sống gần đây của giới trí thức tại nước Nga Cộng sản.
Do trực giác, hoặc do suy nghiệm, nhà văn luôn nhận ra vai trò đặc biệt của họ trong ý thức hệ Cộng sản. Họ nghiêm trọng với chủ nghĩa Cộng sản, bởi vì nó nghiêm trọng với họ. Từ đó, một lịch sử những liên hệ giữa chủ nghĩa Cộng sản và văn chương hiện đại, là lịch sử của cả hai, với những sự vị nể bắt buộc phải có.
*
Cuốn viết về Thơ của DT, quà tặng quê hương của khúc ruột ngàn dặm, không được các nhà xb sừng sỏ vồ vập, cuối cùng được bà mẹ Mít [nhà xb Phụ Nữ] giang tay đón nhận. Thú thật! Và cũng nơi đây đã viết những dòng giới thiệu thật trang trọng về nó.
Một an ủi cho Thơ và DT.


Bó thân về với triều đình

Cái sự kiện DT khệ nệ ôm thơ về với quê hương, và bị đám Yankee mũi tẹt vờ, làm Gấu nhớ tình cảnh của Gấu, khi về lại Hà Nội, đi tham quan bướm thủ đô, và bị em mắng, mi là thằng Xút Đít ]Sudiste], bầy đặt nói giọng Bắc Kít, hay ho gì cái tiếng Kít Kít mà cũng cố bắt chước!
Lần đó, Gấu đau quá. Mình là Bắc Kít, vậy mà về quê hương, quê hương đếch nhận, nhưng sau đó, mới ngộ ra, đúng rồi, mình có được cái gì đó khác đi rồi, nhờ mưa nắng Miền Nam!
Nhưng phải đến khi đọc Sebald, bài viết Sự hối hận của con tim: Về hồi ức và sự độc ác trong tác phẩm của Peter Weiss, và nghe ông người Đức 100 phần dầu này [Weiss] phán: “Hạnh phúc biết bao, tớ đếch phải là Đức” [How glad I am that I am not a German], thì mới sướng điên lên được!
Đúng, đúng, chỉ thằng cha Gấu Bắc Kít này mới có quyền phán như Weiss:
Sung sướng làm sao tao không là Yankee mũi tẹt!
Bài viết của Sebald về Weiss tuyệt, thật tuyệt, Gấu cứ hăm he dịch, giới thiệu trên Tin Văn, mà già quá, già quá, sợ không còn thì giờ, lại thêm thằng Cu Lùn Richie, càng lớn càng quậy, chẳng cho dư một chút thì giờ, chán thế, sướng thế, khổ thế, chán “phiên phiến” thế thế! (1)
(1) "Chán phiên phiến", là thuật ngữ của một độc giả của K, chủ trang net
Art2al
*
Coi trọng chức năng thi ca của ngôn ngữ, nhưng Đặng Tiến thực ra không phải là nhà phê bình hình thức luận. Cứ xem những gì ông viết về thơ Thế Lữ, Xuân Diệu, Quang Dũng, Văn Cao, Lê Đạt, Bùi Giáng, thì thấy ông còn tiếp cận những chân dung sáng tạo đó từ góc độ biểu cảm cá nhân và góc độ quy chiếu về chân dung xã hội. Một thái độ cân bằng như vậy về khoa học cũng đi liền với một thái độ công bằng đối với những giá trị, đồng thời là công bằng với chính thị hiếu và sự cảm thụ đa dạng của bạn đọc. Điều đó cắt nghĩa cách viết uyển chuyển trong những đề tài có thể là khó viết đối với một người ở xa xôi cách trở - cả về không gian lẫn về tâm thức - như thơ kháng chiến chống Pháp, thơ Chính Hữu, Vũ Cao, Phạm Tiến Duật.
Nguồn
Nhận xét đúng ý Gấu: DT hiểu thơ nhờ "vốn trời cho" (1)
Đặng Tiến là Trùm bình thơ, Gấu này nể ông, từ hồi còn đi học, hoặc mới tập tành viết lách, và, tuy mê thơ, nhưng chẳng bao giờ dám để mắt tới. Chẳng thế, một lần hung hăng dọa, sẽ viết về thơ TTT, và ông ngạc nhiên, trợn tròn con mắt, rồi bật cười, ừ, thì viết đi!

Tuy nhiên, cái tài thẩm thơ của họ Đặng, theo Gấu, là nhờ trời phú, bẩm sinh đã có, nhiều hơn, là do tu tập, hoặc, phần tu tập của ông, tuy cũng chẳng kém gì ai, nhưng không lấn được phần bẩm sinh.
Nhân tiện, trong khi chờ [Godot] mail M, Gấu thử lèm bèm về thơ, chăng?
(1)

**

Gấu đang sinh hoạt VHNT, lé xệch, trợn ngược cả mắt lên, vì nền VHNT hải ngoại!
To be a litterateur is to live under the sign of mere intellect, just as prostitution is to live under the sign of mere sex.
[W. Benjamin: Schriften II, 179]. Just as a prostitute betrays love, a litterateur betrays the mind.
Hannah Arendt: Tựa, cho cuốn Illuminations của Walter Benjamin.
[Nhà văn sống với chữ, thì cũng giống như bướm sống với cái số ta.
Và nếu như thế, bướm phản bội tình yêu, cũng như nhà văn phản bội cái đầu của mình].
Gấu nhà văn

Cái sự vờ DT, của đám Yankee mũi tẹt, một phần là còn do mặc cảm tự ti, bởi vì, trong nước không thể nào có được một tay Trùm về thơ như ông.
Đây cũng là thái độ của đám này đối với văn học Miền Nam trước 1975. Nhà nước kết án nó, nhưng từng cá nhân đám nhà văn nhà thơ Miền Bắc, vờ nó.
Phan Nhiên Hạo, trong một bài viết trên Tiền Vệ, đã chỉ ra điều này, khi phải nhận định về bài viết của Nguyễn Quang Thiều, về thơ.
Đây không phải là vấn đề tài năng. Cái tự ti của đám nhà văn Yankee mũi tẹt đối với văn chương Miền Nam, là do cái gọi là “thiên tài của nơi chốn” mà ra. Miền đất “địa linh nhân kiệt”, sau khi dính chàm “ăn cướp” Miền Nam, anh nào anh nấy đều có tí chiến lợi phẩm, và bị kết án, đời đời biến thành Sisyphe, vác cục đá chiến lợi phẩm!
Phải tưởng tượng Sisyphe hạnh phúc!
Chỉ một khi chúng thú nhận, quả chúng tôi có... ăn cướp thì may ra, thoát!
Cái đó mới đúng là thứ văn chương tự vấn!
Tự vấn phải là ý thức khởi đầu của văn học Mít, sau 1975. Cả ở trong lẫn ngoài nước.
Trang Tin Văn được lập ra, là từ ý thức đó: Suy nghĩ, Cái Ác Bắc Kít có phải là nguồn cơn của Cuộc Chiến Nồi Da Sáo Thịt Mít, là trả lời câu hỏi về sự sống còn của giống dân Mít!
*
Ba trăm năm sau liệu có ai khóc Tố Như?
Liệu có thể suy ra từ câu đó, Nguyễn Du viết cho độc giả cách thời của ông 300 năm?
Bởi vì có những nhà văn phải đợi dài người mới dám thỏ thẻ về thời của mình.
Tại sao như thế? Nhiều lý do do lắm.
Những ông nhà văn Mít ở trong nước còn khuya mới dám viết về thời của các ông bà ấy. Yêu ai thì ta cứ bảo là ghét thậm tệ người đó, hoặc vờ đi, đừng thèm nhắc đến. Bố bảo mấy anh chị đó dám nhắc tới thằng cha Gấu thí dụ, meo miếc ngày nào còn dám, nhưng bây giờ thì cạch!
Nhưng có thể, suy từ vụ DT khệ nệ bưng quà về tận nhà của chúng để mà tặng, vậy mà chẳng thằng nào dám hó hé một tiếng, cám ơn, cái sự vờ này, còn là do dốt. Dốt thì đứng dựa cột, nói ra lòi cái dốt cũng khổ!
Alberto Manguel, trong Thành phố của những con chữ, viết, đôi khi, những tai ương thảm họa lớn, thí dụ, Đệ Nhất thế Chiến hay Lò Thiêu, bèn có ngay tác phẩm văn học để khạc nhổ vào mặt nó. Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh của Erich Maria Remarque, 1929, Liệu đây là một người của Primo Levi, và Tẩu khúc của Thần Chết của Paul Celan cùng ra lò 1947. Nhưng khi khác, tiếng dội chậm hơn. Phải cả nửa thế kỷ, mới lòi ra một ông Sebald , để viết về nỗi đau của thường dân Đức, dưới những trận oanh kích của Đồng Minh: Cuốn Lịch sử tự nhiên của huỷ diệt ra lò năm 1999.
Ở vùng Mỹ châu La tinh cái sự đáp ứng như trên, lại đẻ ra một thứ văn chương đặc thù, đặc sản. Vào năm 1968, Carlos Fuentes có sáng kiến thực hiện một tuyển tập những chuyện kể hoang đường [fictional accounts] về những nhà độc tài mà ông gọi là Những Vì Cha Già Của Dân Tộc, Đất Nước [The Fathers of the Fatherlands], và đề nghị một số nhà văn viết về những đấng Bác Hồ của quốc gia họ. Than ôi, họ đụng đầu với một sự cố nho nhỏ mà Tây mũi lõ [và NMG] gọi là nỗi băn khoăn của sự chọn lựa [l’embarras du choix]
.


Lò Thiêu như Văn hóa

Biển và Chim Bói Cá

Khi cuốn Chuyện Kể Năm 2000 ra tới hải ngoại, và được khen um lên, văn chương trác tuyệt - mà trác tuyệt thật - hoảng quá, Gấu đi một đường đột xuất, khẩn tốc, tức tốc… báo động, không, không được, và viện dẫn Walter Benjamin, mỗi tài liệu về văn minh là một tài liệu về dã man: Ở dưới cái nền trác tuyệt của Chuyện Kể Năm 2000 là một núi man rợ, “tác phẩm, sản phẩm” - toàn là cứt đái - của chế độ Nhà Tù Vĩ Đại Bắc Kít thải ra!
Có thứ văn chương bất khả cho những kẻ sống sót. Nếu coi CKN2000 là “trác tuyệt”, thì đám sống sót không thể nào đọc, nói gì, viết nó!
Nhưng Chim và Cá, là một chuyện khác. Tuy chưa đọc, nhưng đọc những lời phán của mấy ông phê bình gia trong nước, thì có vẻ như mấy ông này lại “không đọc được” Chim và Cá, khi chê nó “không trác tuyệt”!