*
Nhật Ký









*
*
Chúc mừng sinh nhật cô Nút [Snooker]
14 Tháng Giêng 2007

Chúc Mừng Giáng Sinh và Năm Mới.

Nguyễn Ngọc Tư
Tạp Văn

Hình Tướng Loan

Absalom, Absalom!

Ba Người Khác

Chuyện này làm tôi nhớ đến vụ kiện William Joiner Center ở Đại học Massachusetts (Boston), khi Trung tâm này đề nghị giải quyết ngoài phạm vi tòa án, chịu đền bù vài chục ngàn cho nguyên cáo để khỏi tốn thì giờ ra tòa tranh chấp, thì nguyên đơn từ chối, muốn làm ra lẽ, để rồi kết cục tòa lại xử cho bị đơn thắng.
Nguồn
Cái vụ này, mà nói chuyện được thua như trên, rồi so sánh với vụ của tay TVB, thì thật là buồn cười.
Ngay từ đầu, mấy ông chủ trì chương trình đã nâng bi VC rồi, thành thử theo tôi, chỉ cần chửi toáng lên, khỏi cần kiện cáo.
Nhưng lỡ kiện rồi, thì đành chịu thua, chứ không thể nào điều đình ngoài tòa án được.
Sự thất bại của chương trình, [về phiá trong nước, và những người tham gia, không nói, để riêng ra], cái sự tham gia của toàn ba thứ phế phẩm ở hải ngoại, là cái thắng ngoài tòa án của văn chương, không phải của chính trị, rồi.
*
Đúng ra, nên tổ chức tại một Đại học ở bất cứ một nước nào khác, trừ Mẽo. Hai thằng khốn nạn, cùng  là ăn cướp, cùng phường mạt cưa mướp đắng, cho tiền mấy anh cò mồi, mấy thằng Miền Nam bỏ chạy cuộc chiến, ra lệnh, tụi mày thí cho tụi nó, mỗi đứa tí đô, cho tụi nó làm cái vụ lưu vong lưu viếc này cho dzui cho tao coi!
Nhà văn Nhật Murakami, hồi còn trẻ, khi chiến tranh Việt Nam đang hồi gay cấn, đã từng có ý tưởng, lớp tuổi trẻ Nhật Bản có thể đưa ra những ý tưởng mở ra một cuộc đàm thoại chấm dứt cuộc chiến.
Có thể xuất phát từ ước muốn của ông, một Đại học ở Nhật đã làm một việc như WJC, nhưng mời toàn thứ thực sự sống sót cuộc chiến, như Bảo Ninh, Phan Nhật Nam tham dự.
Cứ tưởng tượng, hai ông trên ngồi chén chú chén anh, có anh chàng Bá Kiến gì đó làm bồi rượu, thì cũng thú.
Biết đâu đấy, đây có thể là đề tài cho một cuốn tiểu thuyết Hậu Nỗi Buồn Chiến Tranh, hay Hậu Dựa Lưng Nỗi Chết?
*
Gấu mới đọc một cái thư độc giả của tờ báo lá cải, ở Tây, viết về trái bom Víp Va Ka nổ ra ở Quận Cam.
Có tí ti thắc mắc.
-Nếu báo chí hải ngoại bỏ chữ CSVN, thay bằng VN, thì quá tốt chứ. Chẳng lẽ bây giờ tụi Chống Cộng điên cuồng hối hận, xin về với Cách Mạng, cũng không được?
-Giả như chỉ còn VN không thôi, cả trong lẫn ngoài, thì quá quá tốt, có gì đâu mà hằn học?
Chính giọng điệu hằn học của thư khiến người đọc nghĩ, đây là trò cò mồi. Thư dởm.
*
Cách đây chỉ khoảng vài năm, tờ THỜI BÁO ở San Jose, chỉ vì tội phỏng vấn ông tổng lãnh sự ở San Francisco mà bị biểu tình suốt 6 tháng, suýt phải dẹp tiệm. Vừa mới tết ta năm trước đây, tờ NGƯỜI VIỆT lỡ tay đưa một câu đối tết có thể bóng gió ngợi ca "Việt Cộng", cũng bị biểu tình, phải khấu đầu xin lỗi, cải chính tùm lum.
Bây giờ VIET WEEKLY ngang nhiên làm chuyện này mà toàn mạng... là dấu hiệu gió đã xoay chiều. Quan điểm của tờ báo này là biến Quận Cam thành... Hongkong của Việt Nam, bớt chính trị không tưởng. Mà hình như bây giờ đó là khuynh hướng thực sự. Các "đại gia" về VN  xoành xoạch, không như mấy năm trước phải run run sợ. Họ về làm ăn, trở sang chỉ cần đóng góp tí tiền lẻ cho "tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ" hay "đền Hùng Vương" là... an tâm. Bởi thế tôi nghĩ ông "Sáu Dân" và tờ VIET WEEKLY đã làm một chiêu "tiếp thị" khá ngoạn mục. Một cú "nắn gân" có ý nghĩa. Mà các tờ báo giữ "lập trường" thì êm ru hay phản ứng yếu ớt. Mấy tờ báo lớn như NGƯỜI VIỆT, VIỆT BÁO, VIỄN ĐÔNG... thì không "bình luận" gì hết đối với "chiêu" này. Riêng NGƯỜI VIỆT cũng cử Vũ Quý Hạo Nhiên về nhân dịp VN vào WTO thì biết là có thể họ cũng lăm le... đổi chiều.
Theo dõi ngôn từ của báo chí Quận Cam cũng có thể nhận ra rõ nét một xu hướng. Cách đây không lâu, mấy chữ CSVN (Cộng sản Việt Nam) tràn đồng [hay tràn đầy?]. Các từ Việt Nam tất thảy phải "edit" thành CSVN, "tuyên bố" thành "thú nhận"... Thủ tướng Việt Nam, Bộ y tế Việt Nam dứt khoát phải thành Thủ tướng CSVN, Bộ y tế CSVN thú nhận rằng...  Hôm nay, lướt một vòng trên mạng, thấy hiện tượng này có vẻ đang chấm dứt. Giá có ai lập trình "scan" các báo Việt ngữ ở Cali, tìm tỉ số xuất hiện CSVN / Việt Nam, chắc sẽ tìm ra những điều thú vị. Nó là "chỉ số lập trường" đấy !
LT (Westminster, Calif) (1)
(1) Đoạn trên, trích từ báo lá cải, có sửa lại mấy lỗi chính tả. Đọc, thấy khác hẳn văn phong của Víp Va Ka.
Ông độc giả này, không phải người của VietWeekly, làm sao biết: Quan điểm của tờ báo này là biến Quận Cam thành... Hongkong của Việt Nam, bớt chính trị không tưởng.?
Tờ báo này, theo như Gấu được biết, thuộc nhóm trẻ, nhờ vậy, họ không bị rằng buộc nhiều vào biến cố 30 Tháng Tư 1975 như mấy tờ báo được nêu tên kia. Tờ báo, vốn liếng chẳng là bao, chẳng có chút quyền lực, thế lực nào ở phía sau, làm sao biến Quận Cam thành... Hồng Kông của Việt Nam?
*
Milosz, khi trốn "VC Ba Lan", ở Paris, đã từng kể, cảnh Sartre và đồng bọn ôm nhau khóc ròng, khi những dấu hiệu đầu tiên của trại tập trung cải tạo Stalin phơi bầy ra trước Tây Phương:
Tụi mình bây giờ biết làm gì đây?
Gấu sợ rằng, đám khốn nạn kia, cũng đang khóc ròng, vì gió đổi chiều.

Riêng về tay Sáu Dân, Gấu được nghe kể, khi ông ta còn đang hét ra lửa, có hobby, mỗi khi cảm thấy buồn buồn, là kêu Trịnh Công Sơn tới hầu rượu.
Người kể cho Gấu nghe chuyện này, là một thi sĩ, cũng rất thân với TCS. Anh kể, có một lần, TCS kêu anh đi cùng. Anh ta lắc đầu, than, tưởng tượng cảnh mày ngồi đờn cho thằng chả nghe, là hết muốn đi rồi.
Cái cảnh Bá Kiến hầu rượu hai đàn anh "kiệt xuất", là được gợi hứng từ cảnh TCS ngồi hầu đàn "Hồ Tôn Hiến" Sáu Dân.

Làm Thơ Ở Sài Gòn
Sài gòn, lần đầu

Oanh kích vs Pháo kích