*
Nhật Ký









Trân trọng kính mời độc giả
Tin Văn @ Tiểu Sài Gòn
ghé thăm phòng tranh
Đinh Cường & Trịnh Cung & Rừng
& Nguyễn Trọng Khôi & Nguyễn Đình Thuần
tại Việt Báo Gallery
khai mạc ngày 25 Tháng 11 2006

*
Những cuộc đời của Bà Bovary
[Cuốn này Hoàng Hải Thuỷ đã từng phóng tác, với cái tên Bà Bô]
Tuổi trẻ mới của cuốn tiểu thuyết của Flaubert.
Trong, có thể có, tuổi trẻ của
 Bóng Đè, Lê Vân Yêu và Sống... ?

*
Tuyết, bản tiếng Pháp, giải thưởng Médicis của Tây.
Ohran Pamuk

"Người, mà, trong khi đi tìm hồn thiêng (1) buồn bã của thành phố quê hương của mình, đã kiếm thấy những hình ảnh tâm linh mới mẻ, cho cuộc chiến đấu và quấn quít lấy nhau, của những nền văn hoá".
"who in the quest for the melancholic soul of his native city has discovered new symbols for the clash and interlacing of cultures."
(1) Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể...
... Nhìn bước đi của thời gian, của thành phố, trong cơn tuyệt vọng chạy đua với chiến tranh, trong nỗi hối hả đi tìm ông chủ đích thực, sau những ông chủ thuộc địa, thực dân cũ, thực dân mới... cuối cùng khám phá ra đó chính là kẻ thù.
Lần Cuối Sài Gòn


Trong một lần về thăm nhà vào năm 2000, tình cờ tôi được đọc một số tài liệu cũ về thân thế và sự nghiệp của cụ Nguyễn Văn Vĩnh do ông Nguyễn Kỳ - một trong mười con trai của cụ Vĩnh - sưu tầm. Lần đầu tiên tôi được biết đến cái chết của ông Vĩnh (năm 1936) trong một con thuyền độc mộc trên một dòng sông gần Sepole (Lào) nơi ông sang tìm vàng sau khi toà soạn của ông vỡ nợ. Trong tay ông còn nắm chặt một cây bút và một cuốn sổ. Ông đang viết dở thiên phóng sự “Một tháng với những người đi tìm vàng”.

Thư Grass viết cho một học viện Israel giọi thêm chút ánh sáng về cái vụ ông không chịu bỏ chạy lịch sử mà không có tí cứt ở trên người.
Thư được viết khi học viện này rút bỏ quyết định phát bằng khen ông nhà văn Nobel, và yêu cầu ông giải thích về cái vụ hung hăng con bọ xít gia nhập SS.
Tí cứt đó, lần này, ông gọi là vết chàm "Cain" [nghĩa 'nôm na' là Yankee mũi tẹt làm thịt thằng em Abel Nam Bộ]

Chúc mừng 5 năm talawas
Con người, "mơ tưởng một thế giới, ở đó người ta có thể chết chỉ vì một dấu phẩy", nhìn thấy ở văn phong một phương cách hoà giải hồ nghi và cao cả. (1)
(1) l'homme... "rêve d'un monde où l'on mourrait pour une virgule", voit dans le style une facon de concilier le doute et la grandeur.
Patrice Bollon: Cioran: Le style, remède au désespoir?
Tạp chí Văn Học Pháp, số đặc biệt về Hư vô chủ nghĩa.
Gấu chép câu này để tặng mấy ông chưa từng tập viết văn, chưa từng có giấc mơ, làm sao viết ra một bài văn, chỉ để sửa đi sửa lại, nó.

Thử hỏi triết gia Cioran đọc, thí dụ, những câu sau đây, thì ông sẽ còn mơ tuởng sáng ngủ dậy biến thành người Việt, không phải thứ thường, mà là thứ... khoa bảng, nữa không ?
Trong một dip
trước đây chúng tôi đã có dịp giới thiệu nhà văn Mỹ Richard Powers và quyển The Time of Our Singing/Thời Chúng Mình Ca Hát xuất bản năm 2003. Không đầy 3 năm sau, vào tháng 6 năm nay, nhà văn này vừa cho ra mắt quyển tiểu thuyết thứ chín The Echo Maker. Ở Mỹ cũng như ở nhiều xứ sử dụng Anh ngữ cũng như ở Đức, Richard Powers thuộc loại nhà văn được giới độc giả văn chương cũng như văn giới chờ đọc tác phẩm mới. Nhà văn Mỹ lão thành John Updike cho rằng có thể coi Richard Powers có tầm cỡ của Thomas Mann và Thomas Pynchon. David Foster Wallace cũng cho rằng Richard Powers là người viết tiểu thuyết tầm cỡ nhất hiện nay của Mỹ. Nhiều nhà phê bình văn chương đặt câu hỏi tại sao cho đến bây giờ mà người ta vẫn còn chưa chịu trao giải Pulitzer về Văn cho Richard Powers. Trong giới phê bình có người tuy nhìn nhận quả thực Richard Powers là một nhà văn tài năng nhưng cũng chỉ ra một khuyết điểm là trong phần lớn những tiểu thuyết Richard Powers nặng phần tư tưởng và nhẹ phần nhân vật. [? ? ?] (1)Để đáp ứng lời phê bình này trong The Time of Our Singing. và kế tiếp trong tác phẩm mới nhất The Echo Maker Richard Powers đã cho người đọc thấy sự cân bằng giữa tư tưởng và nhân vật.
Nguồn
Đó là văn chương của giáo sư triết gia Đào Trung Đạo.
Gấu đã nói, tay này không mê tiếng Việt, hoặc bị bệnh nói lắp. Nhà văn lão thành Mỹ, thì nói lắp thành nhà văn Mỹ lão thành, "có dịp" xong rồi, lại "dịp có". Riêng đoạn " Ở Mỹ cũng như ở nhiều xứ sử dụng Anh ngữ cũng như ở Đức", thì quả là hết thuốc chữa !
Nói trộm vía Đào quân, đoạn ngắn trên, câu nào cũng phải sửa ! NQT
(1) Gấu đánh một đống dấu hỏi như vậy, là bắt chước nhà phê bình biên khảo khảo luận NVK. Ông này chơi cả một tràng liên thanh dấu chấm than, để tạo hiệu ứng 'tiếng vang", và, nếu như thế, ông ta cũng được coi là một "echo maker"?
Đã chót thì phải chét. Gấu cố dọn dẹp thật sạch, coi mấy ông này có còn bĩnh ra nữa hay không.

Liệu trong thế hệ chúng tôi sẽ có được một Tạ Chí Đại Trường?
Gửi 'bạn ta'. NQT

Cựu chủ viết về nhân viên cũ
Nhân nói chuyện Chiến Tranh Lạnh, một cuốn sách mới ra lò "ngợi ca" cái gọi là lý luận nhà quê của anh Sài, anh Lê, anh Lựu, tức đám Yankee mũi tẹt [thực ra, ở đây, của Ông Trùm Khrushchev], chính nó đã đưa đến chiến thắng Miền Nam.
Nhưng cái lý luận nhà quê của mấy ảnh là như thế nào?
Đó là: Dọa dẫm chúng vừa đủ, để chúng lòi ra, điều mình muốn.
[Scare your opponent enough, and he will give you what you want].

Thư tín
Khủng khiếp thật !
Cái cú bỏ chạy quê hương miền bắc, và cái cú chạy theo một em Bắc Kỳ nơi cổng trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn ngày nào, càng về già càng thấm.

Làm Thơ Ở Sài Gòn

Gấu, nhà văn