*
Nhật Ký











Paris từ trên đỉnh Tháp Eiffel.
"Paris là phòng đọc sách lớn của một thư viện, có con sông Seine chảy qua."
Walter Benjamin: Những hình ảnh của tư tưởng
Thu Âu Châu 1 2
Album: Thu 2006

Đóa vạn sầu
Bao lần ngày sỏi đá
Nở những đóa vạn sầu
Đài Sử

Nhưng ông Lý nói cuộc chiến Việt Nam lại có “những lợi ích không ngờ đến” cho châu Á.
Cố vấn cao cấp của chính phủ Singapore cho rằng cuộc chiến Việt Nam đã “đem lại thời gian và tạo nên những điều kiện giúp khối phi cộng sản ở Đông Á theo con đường của Nhật và phát triển thành bốn con rồng, và tiếp theo là bốn con hổ.”
Nguồn
Nước Đông Nam Á nào không biết, riêng Đại Hàn, thì quả đúng như thế, nhưng đây là do tầm nhìn của nhà nước của họ.
Hồi đó, Gấu làm chung với mấy anh chuyên viên Đại Hàn, và có thân với một anh. Anh cho biết, đi làm thế này, lương trả bằng đô la, Mẽo "viện trợ", nhà nước giữ gần hết, khi chấm dứt chiến tranh, là có tí tiền cho quốc gia làm vốn đầu tư.
Tất cả những đồng minh của Mẽo tham dự cuộc chiến Việt Nam, đều đã hưởng lợi từ nó. Họ đều sửa soạn cho họ, khi cuộc chiến chấm dứt. Trừ kẻ thù của Mẽo là VC.
Chỉ nội sự phồn vinh giả tạo, cộng thêm sự giầu có của một miền đất, hoà bình đã được lập lại, là đã được hưởng lợi quá nhiều rồi.
Của cải nhiều, hàng họ ngon quá, toàn thứ có gân, lòng tham nổi lên, con heo thi nhau xổng chuồng, rồi cứ thế mà biến thành bọ, đâu phải do Mẽo?
Kế hoạch hậu chiến của VC là Lò Cải Tạo, là Vùng Kinh Tế Mới.

Trân trọng kính mời độc giả Tin Văn @ Mass ghé thăm phòng tranh
Nguyễn Trọng Khôi

Le jeudi 12 octobre 2006
BULLETIN SPÉCIAL
Le Nobel de littérature au Turc Orhan Pamuk
Agence France-Presse
Stockholm
Le prix Nobel de littérature a été décerné à au romancier turc Orhan Pamuk, 54 ans, a annoncé jeudi l'Académie suédoise.

"who in the quest for the melancholic soul of his native city has discovered new symbols for the clash and interlacing of cultures."
"Người mà trong khi tìm kiếm linh hồn sầu muộn của thành phố quê hương của mình, đã khám phá ra những biểu tượng mới cho cuộc đụng độ và quấn quít lấy nhau của những nền văn hoá."

Vòng hoa trao tặng Pamuk vinh danh nhà văn Nobel 2006
một cách nào đó, là kết hợp của hai vòng hoa, của Gấu, tặng Sài Gòn, viết khi ở nhà tù Bangkok và trại tị nạn Thái Lan:

Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể...
Nhìn bước đi của thời gian, của thành phố trong cơn tuyệt vọng chạy đua với chiến tranh, trong nỗi hối hả đi tìm ông chủ đích thực, sau những ông chủ thuộc địa, thực dân cũ, thực dân mới... cuối cùng khám phá ra đó chính là kẻ thù.
Lần Cuối Sài Gòn

Nhân tiện, ghé thăm Phan Thị Vàng Anh một tị.
Cái tít Khi người ta trẻ, một trong những truyện ngắn khởi nghiệp văn của em, thiếu.
Đầy đủ, nó phải như thế này, theo Gấu:
Khi người ta trẻ, lại là một ẻn, lại thông minh, lại có tài, nhưng đau nhất, lại là con của một trong những công thần của chế độ, thì sao?
PTVA khởi nghiệp văn bằng cái mặc cảm đó, và em viết văn, là để rũ bỏ cái mặc cảm đó.
Khi đã có tí tiếng tăm, phần lớn nhờ tài năng của em, nhờ vậy, em 'sống sót', tới lúc đó, em quật ngược lại cái chế độ mà ông via của em là một trong những công thần, bằng cách chứng tỏ, con người cần có lương tâm, chứ không cần có tính Đảng.
Cái luơng tâm này, nhiều người lầm nó là cái tính công dân, nhất là ở PTVA, sau loạt bài "tạp ghi" [tản văn thứ sáu], nổi đình nổi đám của ẻn, nhắm vào những đề tài nóng hổi. Bài nào cũng nhức nhối, nhưng thông minh, thật tài hoa. Em như đi dây, ở trên đầu, tất cả.
Bởi vì đó là những đề tài gây bức xức đến đám đông, nên người ta nghĩ, em viết văn, như là một công dân, bàn về những vấn đề thiết thân đến người dân.
Sai.
Em viết văn như là một con người có lương tâm.
Tính công dân ở Việt Nam chưa có. Gọi như thế, là một cách đánh tráo danh từ.
Chỉ đảng viên mới có tính công dân, người dân thường, nếu có tính công dân, thì họ đã được hưởng tất cả những quyền lợi và trách nhiệm, như công dân của bất cứ một đất nước tự do dân chủ nào.
Tao không cần con công thần, tao không cần tính Đảng, lương tâm, tao có rồi, bây giờ, tao cần... thơ!
Theo ý đó, Auden đã từng phán, bạn làm thơ vào tuổi nào, chứ không phải vào năm nào.
Đó là thử thách bảnh nhất, nhưng gót hài còn mờ nhạt, so với những dấu ấn trước đó, của PTVA.

Nếu một mai
Thơ ĐLK

Les Bienveillantes

NGUYỄN LƯƠNG VỴ
HỐT NHIÊN
Gửi Nguyễn Đình Thuần

Giọt mưa trời khóc ngàn năm trước

Cựu chủ viết về nhân viên cũ
Bài viết Collector's Item, [tạm dịch: Hàng họ của tay thu gom] của Brodsky, trong On Grief and Reason, Về Khổ Đau và Trí Tuệ, mở ra bằng một câu thật khó nghe:
Bài viết về một đề tài tởm lợm, khùng điên, ma bùn như thế này [Given the lunacy this piece deals with], đúng ra nên viết bằng một thứ ngôn ngữ khác không phải tiếng Anh. Nhưng giải pháp độc nhất dành cho tôi, than ôi, là tiếng Nga, mà tiếng này thì đúng là "nguồn của nguồn", the very source, của tởm lợm, khùng điên, thần kinh.
Đề tài của nó, là về điệp viên.
Có những câu trứ danh như thế này:
Virtue, after all, is far from being synonymous with survival; duplicity is.
Đạo hạnh, nói cho cùng chẳng thể nào đồng nghĩa với sống sót. Nhưng nhập nhằng, bai ba mang thì đúng là cùng nghĩa với sống sót đấy.
Và ông nói thêm, thưa độc giả thân mến, quả là có vấn đề chiếu trên chiếu dưới, giữa yêu thương và phản bội.
[But you will accept, dear reader, won't you, that there is a hierarchy between love and betrayal].
Trong bài viết, có chi tiết về cái vụ ông ghé sạp tính mua tờ báo, thấy hình con tem điệp viên Kim Philby, mê CS, phản bội nữ hoàng Anh, chạy qua Moscow, đi chuyến tầu suốt, được phong tặng Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân, Brodsky tởm quá, tay thò sẵn vô túi, tính lấy đồng tiền lẻ, bèn rút tay không, nháy mắt xin lỗi anh bán báo, và bỏ đi.

Tiểu thuyết gia kỳ cọ quá khứ.