*





*
@ Gate 7, Bangkok Airport.,
To Vientiane, 2005

Mạc Xịt ơi, Giã Biệt Nhé!
Goodbye to All That?

By Tony Judt
Main Currents of Marxism: The Founders, the Golden Age, the Breakdown
by Leszek Kolakowski, translated from the Polish by P.S. Falla
Norton, 1,283 pp., $49.95
My Correct Views on Everything
by Leszek Kolakowski, edited by Zbigniew Janowski
St. Augustine's, 284 pp., $32.00
Karl Marx ou l'esprit du monde
by Jacques Attali
Paris: Fayard, 537 pp., _23.00 (paper)
Nguồn: Điểm Sách Nữu Ước

Don't mention the war, Gunter
Đừng nhắc đến chiến tranh, Gunter
Ben Hutchinson
Sunday September 3, 2006
The Observer
The storm surrounding Gunter Grass's announcement that he joined the Waffen-SS towards the end of the Second World War shows no sign of abating. Modern Germany loves nothing better than a heated debate about its responsibilities towards the past, as many of the longest-running arguments of its brief post-reunification history illustrate: should the new Holocaust memorial in Berlin have been built, for instance, or should the 'ordinary German', cowering under the allied air raids, also have the right to see himself as a victim?

If schadenfreude were not already a German word, it would have to be invented.
Nếu trong tiếng Đức chưa có từ schadenfreude, đây là lúc bịa ra nó.
schadenfreude:  Sướng điên lên vì nỗi bất hạnh của kẻ khác

 Gửi Bi Bì Xèo
Nguồn
Bài viết, "Thái độ khó hiểu của đài BBC", của Nguyễn Đạt Thịnh, trên báo net Vietnam Daily, về mấy ông yankee mũi tẹt cứ tưởng sông Ta Mì là sông Hồng Hà, và đài Bi Bì Xèo là đài Hà Nội.
Cái vụ này thì Gấu đã ngửi thấy mùi hôi của nó từ khuya rồi.
Hôi nhất, theo Gấu, khi mấy anh này đánh tráo vòng hoa Viện Hàn Lâm Thụy Điển trao tặng Pinter, cùng giải Nobel văn chương.
*
"who in his plays uncovers the precipice under everyday prattle and forces entry into oppression's closed rooms". (1)
Viện Nobel [?] nói, 'các tác phẩm của Pinter tìm ra những điều ẩn dụ dưới những điều thường nhật và đẩy mở một lối vào phòng kín của uẩn ức.' [BBC dịch].
Hai Lúa dịch:
...người mà, trong những vở kịch của mình, làm bật ra hố thẳm ở bên dưới những câu chuyện tầm phào của mỗi ngày, và chọc lối vô những căn phòng kín, của áp bức.
Bây giờ mời bạn đọc một câu nữa, của chính Pinter, nói về 'dưới những điều thường nhật':
But it can also, as Harold Pinter has shown, be a means of creating resonant images of suffering; of checking our tendency, in Pinter's phrase, "to shovel the shit under the carpet" when it comes to the abuse of human rights.
Như vậy, "cái ở bên dưới" không phải ẩn dụ, mà là....  cứt!
Chọc lối vô căn phòng kín bưng của áp bức, kìm kẹp... thì mắc mớ gì tới uẩn ức?
Hay là muốn nhắc tới uẩn ức "Bóng đè"? NQT
TB: Hai Lúa thực sự không tin BBC lại dốt tiếng... Việt đến như thế! Lầm "áp bức" với "uẩn ức"?  Chắc là do sợ bóng sợ vía. Vừa dịch vừa ngó về đất mẹ, coi động tịnh. "Này các anh 'dịch' như vậy là muốn 'viser' gì đây?" "Căn phòng kín của áp bức" là tính ám chỉ... Đất Mẹ, hả?
Hai Lúa nghĩ, ông nào dịch câu trên, là theo kiểu hơi bị thoáng quá! Trong khi, chỉ nội mấy chữ đó, Viện Hàn Lâm Thụy Điển, Uỷ Ban Nobel đã phải nghĩ nát óc ra, mới có được! Dịch "his plays", những vở kịch của ông ta, thành "các tác phẩm", ở chỗ khác thì được, ở đây, không thể nào được.
(1): Bản tiếng Tây của tờ Người Quan Sát Mới giống y chang của Hai Lúa:
Le prix Nobel de littérature est attribué à l'écrivain anglais Harold Pinter "qui, dans ses drames, découvre l'abîme sous les bavardages et se force un passage dans la pièce close de l'oppression", précise dans un communiqué l'Académie suédoise: Giải Nobel văn chương được trao cho nhà văn Anh Harold Pinter, người mà, trong những vở kịch của ông, khám phá ra hố thẳm ở bên dưới những câu chuyện tầm phào, và quyết vạch một lối đi, vào căn phòng kín của sự đàn áp", trong một thông báo, Viện Hàn Lâm Thụy Điển đã rạch ròi như vậy.

Nobel 05
Đọc Thằng Người Có Đuôi, của Thế Giang, người đọc thương cảm. Nhưng hoá ra, có những thằng người có đuôi không chỉ hơi bị tự hào về cái đuôi, mà còn chăm chút nó, tất nhiên, hơn cả cái gọi là con người, tính người, tình người của họ.
Quái đản thật! NQT

NGUYỄN LƯƠNG VỴ
QUỲNH HƯƠNG LẦN NỮA
Gửi Vương Từ
Trang thơ NLV

First Arab Nobel laureate dies, aged 94
Naguib Mahfouz, nhà văn người Ả Rập đầu tiên được giải thưởng Nobel văn chương, vào năm 1988 - những cuốn tiểu thuyết của ông miêu tả cuộc sống Ai Cập, trong một góc thân thương của ông tại thành phố cổ Cairo - đã mất, tại tư gia bữa nay, 30 Tháng Tám, 2006, thọ 94 tuổi.

Haruki Murakami
Rừng Na Uy
Dịch giả: Trịnh Lữ

Nguyễn Mai và Gấu
Sau này, mỗi lần đọc Một Chủ Nhật Khác, tới đoạn trung uý Kiệt đang nằm trong nhà thương chữa bệnh nhớ cô học trò nhí Oanh, bò ra ngoài, bò đến rừng thông Đà Lạt, bị tên sĩ quan khùng lầm là VC, bắn chết, là Gấu nhớ đến... Gấu, những ngày hạnh phúc bên em Bông Hồng Đen, nơi Hồ Than Thở, nơi Suối Cam Ly, và nhớ đến ông Nhàn, và, nghe như mình đang ngã xuống, nơi sàn nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, vì mìn VC.
Khỉ như vậy đấy, cái trí nhớ, và cái sự liên tưởng.

Bữa trước, có nhắc tới một truyện ngắn của Thế Lữ, nhân cú của bậc thầy của NMG, khi viết Sông Côn Mùa Lũ.
Nay đã tìm ra nguyên tác.
Câu Chuyện Trên Tầu Thủy
Ôi chao nó làm Gấu nhớ đến cái quyết tâm của Gấu, làm sao chứng minh cho nhân loại thấy, cái đói, cái giả, cái dởm, cá rô cây...  mới cứu chuộc thế giới, chứ không phải cái đẹp, cái no, cái thiệt.
Cá Rô Cây

Trang Thơ Nguyễn Tất Nhiên

Nòi Tình
Khế Iêm
Thơ tình từ tiền chiến đến tân hình thức
Thật ra thơ tự do không phải là phương tiện thuận lợi để chuyên chở thơ tình. Chúng ta biết rằng bài thơ tự do đầu tiên, Tình Già của Phan Khôi, là một bài thơ tình thất bại. KI
Khẩu khí thật. Có điều Ngài cứ phán, mà chẳng thèm giải thích, Tình Già thất bại ở chỗ nào, [thành thử Gấu đành phải đoán mò, thất bại ở chỗ... già?]. Tại sao thơ tự do đếch phải là phương tiện thuận lợi để chuyên chở thơ tình?
Hoá ra là vì lý do này mà thơ tình đi thẳng từ tiền chiến qua Khế Iêm, và những đệ tử của Người. NQT
Và đây là bài Tình Già của Phan Khôi

Tình Già
Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa.
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,
Hai cái đầu xanh kề nhau than thở:
- Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
Mà lấy nhau hẳn là không đặng,
Để đến nỗi, tình trước phụ sau,
Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau.
- Hay! mới bạc làm sao chớ?
Buông nhau làm sao cho nỡ!
Thương được chừng nào hay chừng nấy,
Chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!
Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng.
Mà tính việc thủy chung?

Hai mươi bốn năm sau. Tình cờ đất khách gặp nhau.
Đôi cái đầu đều bạc.
Nếu chẳng quen lung đố nhìn ra được.
Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi,
Con mắt còn có đuôi.
Phan Khôi
(Phong Hóa, 24 janvier 1933)


Roland Barthes
Jakobson biến văn chương thành một món quà tuyệt vời, bằng cách, ông đem đến cho nó môn ngôn ngữ học. Lẽ dĩ nhiên, Văn chương chẳng chờ đợi, để biết, nó đã là Ngôn ngữ; tất cả Tu từ học cổ điển, mãi cho tới Valéry, khẳng định sự kiện này; nhưng, một khi mà người ta cầy cục tìm cho được, một khoa học của ngôn ngữ, (thoạt kỳ thủy, dưới dạng một môn ngôn ngữ học, mang tính lịch sử và so sánh, về các ngôn ngữ), điều kỳ cục, lạ lùng, là, những "hiệu quả", effects, của cái nghĩa, the meaning, đã bị bỏ qua. Sở dĩ có sự lơ là này, là do, vào thế kỷ của chủ nghĩa thực dụng, tích cực [thế kỷ muời chín], người ta dễ rơi vào chuyện, coi những lãnh vực chuyên biệt là cấm kỵ: một bên, người ta có, Khoa học, Trí tuệ, Sự kiện, còn bên kia, là Nghệ thuật, Cảm tính, Ấn tượng. Ngay từ khi còn trẻ, Jakobson đã lưu tâm tới chuyện sửa đổi tình trạng này: bởi vì nhà ngôn ngữ học đã dâng hết đời mình cho mối tình lớn dành cho thi ca, hội họa, nghệ thuật thứ bẩy; bởi vì, ở trái tim của sự tìm tòi khoa học của ông, ông không bao giờ kiểm duyệt niềm vui như một người có văn hóa; và ông nhận ra, hiện tượng khoa học chân thực của hiện đại tính không phải sự kiện, fact, mà là sự liên hệ, relationship.

Nhà văn - Thứ lương tâm đồng loại có thể  tin tưởng
Tôi [Manea] chẳng hề muốn cái tít ["Gấu, nhà văn", nếu hiểu], nhà văn, như là thằng thợ [Bưu điện] về ngôn ngữ. Còn về ông thợ săn, hì hục đặt bẫy rồi nằm chờ thu gom những chứng liệu, proofs, về sự chân thực - theo kiểu được gọi là văn chương tài liệu, the so-called documentary literature, thí dụ vậy, sự chân thực vốn được coi như là nhiều văn chương hơn, nhiều thú vị hơn, và chỉ là như vậy - tôi thực sự không tin, nghệ thuật hiện hữu ở bên ngoài sáng tạo. 


Tưởng niệm Trịnh Công Sơn
Anh một đời rong ruổi,
Em tay bế tay bồng.
Kỳ trước ngưng lãng xẹt ở cái đoạn, Gấu bị bắt, đưa đi nông trường lao động cải tạo Đỗ Hải, giữa một vùng đầm lầy thuộc khu Rừng Sát ngày nào, gia đình chẳng ai hay, Gấu cũng chẳng có cách nào bắn tin về nhà, đói quá, bèn ngu dại làm cái chuyện trốn trại, ngay giữa ban ngày ban mặt, và liền tức thì bị tóm lại, bị tống vô tổ trừng giới, và đúng lúc đó, Gấu được bảo vệ kêu lên, báo tin mừng, có người nhà lên thăm, đem theo đồ tiếp tế, tất nhiên!
Người đi thăm là nữ văn sĩ Thảo Trần, tức Gấu Cái.

Gấu, nhà văn
"A book is the writer's secret life, the dark twin of a man: you can't reconcile them."
William Faulkner: Mosquitoes [1927] (1)
Một cuốn sách là cuộc đời bí ẩn của nhà văn, cái thằng anh em sinh đôi u tối của hắn ta: bạn đừng hòng hoà giải hai thằng chả này.
(1) Coetzee trích dẫn trong bài viết trên tờ Điểm sách Nữu Ước, Thời Vô Song