*
Ghi

1
















Có mấy Trần Đăng Khoa? (1)
Theo TTD, có hai
(1) Tít này, Gấu thuổng. NQT

Tôi đã từng nhiều lần không tin cái anh bạn đang ngồi nói chuyện với mình đây lại là do chú bé làm thơ Trần Đăng Khoa lớn lên mà thành. Những bài thơ ấy với con người này sao chẳng thấy tương xứng với nhau chút nào. Bản thân sự tương xứng ấy không liên can gì tới hình thức nhan sắc bề ngoài, nhưng ít ra nó cũng có liên can. Tôi ngờ rằng sau khi làm được một mớ thơ, nói theo cách nói của người nhà quê, thấy con mình nổi tiếng quá khiến bà mẹ lo lắng. Cái cách lo lắng đề phòng của người nhà quê cũng dân giã, bình thường, ấy là lo người ta lấy mất con mình, nên đem nó dấu vào trong bồ thóc như dấu củ khoai củ ráy. Sự thể không đơn giản thế bởi đất nước có chiến tranh. Gà mái mất con vì bom đạn thù, nó còn điên dại lồng lên đi tìm, như trong một bài thơ khá hay của Trần Đăng Khoa đã kể, huống chi bà mẹ đẻ ra được chú hài nhi người ta gọi là Thần Đồng! Khiếp lắm! Thôi thì dấu trong rương trong hòm không xong đành phải bày trò đánh tráo. Thằng anh con bác Cả hơn thằng em hai tuổi vốn tính cũng láu lỉnh thông minh, lại muốn bay nhảy nên cho nó thế vào chân em , vừa được tiếng vừa được miếng, lại giữ được con, lại lo được cho cháu! Thế là nghị quyết gia đình được đưa ra bàn bạc giữa hai nhà. Hai nhà nhất trí. Cái anh chàng Trần Đăng Khoa sinh năm 1956 chính là Trần Đăng Khoa bây giờ. Còn em bé làm thơ Trần Đăng Khoa hồi ấy (sinh năm l958) đã thành ông nội, ông ngoại, con đàn cháu đống ở làng. Từ ngày có người anh ra đi thay cho mình, "Khoa thật" trở nên buồn bã không thơ phú văn chương nữa. (Tất nhiên anh ta phải mang cái tên của ông anh họ). Còn "Khoa anh" thì lại cứ tưởng mình là thiên tài, là Trần Đăng Khoa thật, thành thử suốt ngày lo trau dồi văn thơ, chữ nghĩa, té ra anh ta cũng là tay có khiếu, sáng tác được khá nhiều thơ hay, được bộ đội cho đi học sĩ quan rồi cho đi vào thực tế đời sống, làm cán bộ ở Hải Quân, rồi lại đi học trường viết văn Nguyễn Du, hết Nguyễn Du tiếp tục sang Liên Xô học trường viết văn lớn nhất thế giới, ngôi trường mang tên văn hào Gooc-Ky... Sau bẩy năm du học ra trường về nước, đã có cơ quan văn học lớn nhất trong quân đội chờ sẵn để tiếp nhận.
Tôi đã đem câu chuyện "Cuội"này của tôi ra kể cho Trần Đăng Khoa nghe, nghe thấy có lý nên anh ta mới ậm ờ cho qua. Kết quả bao nhiêu năm đảng và quân đội chăm lo cho nhân tài, quả được anh đền đáp không đến nỗi nào, bằng những tập thơ tập văn sau này, với những bài thơ những câu chuyện về lính đảo và đặc biệt tập sách "Chân dung và đối thoại" của anh gần đây được những người hâm mộ cổ vũ nhiệt liệt, và cả những người không đồng ý với anh tranh cãi kịch liệt. Cái kịch liệt ấy tạo nên một không khí mới cho văn đàn tẻ nhạt nhiều năm qua. Mà thực chất bản thân những điều khiến nhiều người tranh cãi kịch liệt ấy cũng  chỉ xoay quanh mấy trò xiếc của anh chàng Cuội ngồi gốc cây... thơ, được Trần Đăng Khoa dựng lên. Âu đó cũng là một sự đóng góp rất đáng kể cho đời sống văn nghệ vậy.                           
Tháng 9 năm 2000

Chân dung Trần Đăng Khoa
TTD
TDK by NQT
Lê Lựu đại náo Huê Kỳ
Tố Hữu: Phịa như thiệt

"Balzac mô tả cái nón, là bởi vì có người đang đội nó" (3). Đằng sau những loa dậy đất, đèn đuốc đỏ rực bản làng, có một giấc mơ - cái thật trong tương lai - mà cả một miền đất muốn vươn tới, muốn sở hữu. Chúng ta phải hiểu như vậy, thì mới giải thích được, dù chỉ một người ngã xuống ở mảnh đất Điện Biên.
Note: Gấu phán về trận đánh DBP bảnh hơn VC nhiều!

Văn chương sám hối?
Cái độc, cái ác trong văn chương.
"Đứng trước một đứa trẻ chết đói, cuốn Buồn Nôn, La Nausée, chẳng có ký lô nào", Sartre đã từng tuyên bố. "Người Nghệ Sĩ Đói" được giới phê bình đánh giá là "truyện ngắn độc ác nhất" của Kafka. Công chúng phải trả tiền để vào xem người nghệ sĩ đói, để mân mê thân hình trơ xương của anh. Người ta cũng đã từng nói tới những chi tiết tàn nhẫn, cái ác trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Tại sao lại có những chi tiết tàn nhẫn như thế? Bởi vì trong "thực tế" (đẻ ra tác phẩm của ông), ông đã "thực tế" cái điều: Đứng trước một đứa trẻ chết đói...
Balzac tả cái nón, vì có người đamg đội nó.
Một cách nào đó, Chân Dung và Đối Thoại là một phiên bản của Chân Dung Nhà Văn của Xuân Sách. Bạn không thể đọc một, bỏ một. Chúng bổ túc cho nhau một cách thật tài tình, như môn Lưỡng Nghi kiếm pháp, một âm, một dương của một môn phái võ học trong Kim Dung. Cái độc đẻ ra thiên tài văn chương, là ở Xuân Sách. Cái độc đẻ ra thảm họa, là ở Trần Đăng Khoa, bởi vì đi giữa, nghĩa là chẳng thuộc về bên nào: thái độ khôn ngoan này không chỉ một mình ông là người lựa chọn. Ngay Nguyễn Huy Thiệp mà còn tự khoe: tôi khôn hơn Dương Thu Hương.

*

Tâm sự của Xuân Sách

Những bài thơ chân dung các nhà văn của tôi ra đời trong trường hợp rất tình cờ. Hôi ấy bước vào thập kỷ 60, tôi đang độ tuổi và mới từ đơn vị được chuyển về Tạp chí Văn nghệ quân đội ở ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế, Hà nội. Ngoài công việc của toà soạn tờ báo ra thời gian của chúng tôi dành nhiều cho học tập chính trị. Những vấn đề thời sự trong nước, thế giới, những đường lối, chỉ thị, nghị quyết, những vấn đề tư tưởng lâu dài và trước mắt... đều phải học tập nghiêm túc, có bài bản. Học một ngày, hai ngày, có khi cả tuần, cả tháng. Lên lớp, thảo luận, kiểm điểm, làm sao sau mỗi đợt học, nhận thức và tư tưởng từng người phải được nâng cao lên một bước. Những buổi lên lớp tập trung tại hội trường gồm hàng ngàn sĩ quan, anh em văn nghệ, các nhà văn, các hoạ sĩ, nhạc sĩ... thường ngồi lập trung với nhau ở những hàng ghế cuối hội trường thành một “xóm” văn nghệ. Để chống lại sự mệt mỏi phải nghe giảng về hai phe, bốn mâu thuẫn, về ba dòng thác cách mạng, về kiên trì, tăng cường, nỗ lực, quyết tâm... mấy anh văn nghệ vốn quen thói tự do thường rì rầm với nhau những câu chuyện tào lao hoặc che kín cho nhau để hút một hơi thuốc lá trộm, nuối vội khói, nhiều khi ho sặc sụa. Nhưng rồi những chuyện đó cũng bị phát hiện, bị nhắc nhở phê bình. Vậy phải thay đổi chuyển sang “bút đàm”.

Vào năm 1962 có đợt học tập quan trọng, học nghị quyết 9, nghị quyết chống xét lại, chống tư tưởng hoà bình chủ nghĩa, và dĩ nhiên văn nghệ là một đối tượng cần chú ý trong đợt học này. Hội trường tập trung đông, trời nắng, hơi nóng từ cái sân láng xi măng hắt lên như thiêu như đất. Quân đội đang tiến lên chính quy hiện đại, ăn mặc phải tề chỉnh đầy dủ cân đai bối tử, đi giầy da, những đôi giẫy cao cổ nặng như cùm. Bọn tôi trừ vài trường hợp như Vũ Cao, Nguyễn Khải có đôi chân quá khổ, có cớ chưa có giầy đúng số để đi dép, nhưng cũng là những đôi dép có quai hậu, ngồi học cũng không được tụt quai. Nhân đây tôi xin nói thêm về Vũ Cao. Ông là người biệt danh “quanh năm đi chân đất”, ở nhà số 4 các phòng sàn ván đều được lau bóng để đánh trần nằm xuống mà viết. Quy định ai vào phòng phải bỏ giầy dép trừ... Vũ Cao, bởi để ông đi dép vào phòng còn sạch hơn đi chân trần. Giờ đây ngồi học được ưu tiêu đi dép vẫn là nỗi cực khổ đối với ông.

Trong buổi lên lớp căng thẳng như thế, Nguyễn Trọng Oánh xé vỏ bao thuốc lá Tam Đảo viết một bài thơ chữ Hán trao cho tôi. Ở Văn nghệ quân đội, Oánh được gọi là ông Đồ Nghệ giỏi chữ Hán và tôi được gọi là Đồ Thanh bởi cũng vỏ vẽ đôi ba chữ thánh hiền. Oánh bảo tôi dịch bài thơ Oánh viết vịnh Xuân Thiều. Xuân Thiều cũng ở lứa tuổi chúng tôi nhưng trông già dặn vì cái đầu hói, tóc lơ thơ. Con dường văn chương mới bước vào còn lận đận. Mới in được tập truyện ngắn đầu tay “Đôi Vai”, tập tiểu thuyết “chuyển vùng” viết về cuộc chiến đấu chống Pháp ở Bình Trị Thiên mà Thiều tham dự, đã sửa chữa nhiều lần, đưa qua nhiều nhà xuất bản chưa “nhà” nào chịu in. Tôi thấy bài thơ Oánh viết rất là hay và dịch:

Văn nghiệp tiền trình khả điếu quân

Mao đầu tận lạc tự mao luân

Lưỡng kiên mai hếu phong trần lý

Chuyển địa hà thời chuyển đắc ngân

Dịch nghĩa:

Con đường văn nghiệp khá thương cho ông

Lông đầu ông đã rụng trơ trụi

Đôi vai lầm lũi trên con đường gió bụi

Chuyển vùng đến bao giờ thì chuyển thành tiền được?

Dịch thơ:

Con đường văn nghiệp thương ông

Lông đầu rụng hết thư lông cái gầu

Đôi vai gánh mãi càng đau

Chuyển vùng nào nữa làm sao thành tiền?

Dịch xong tôi chuyển bài thơ cho anh em đọc. Oánh tỉnh bơ với bộ mặt lạnh lùng cố hữu còn mọi người phải nén cười cho khỏi bật thành tiếng. Nguyễn Minh Châu gục xuống bàn kìm nén đến nỗi mặt đỏ bừng và nước mắt dàn dụa.

Tự nhiên trong đầu tôi lóe lên cái ý nghĩ mà người ta thường gọi là “tia chớp”. Thơ chân dung! Trong bài thơ của Oánh phác hoạ một Xuân Thiều với hình dáng và văn nghiệp bằng cách dùng nghĩa kép của tên tác phẩm: “Đôi Vai” “Chuyển Vùng”. Và sau chốc lát, tiếp tục trò đùa của Oánh tôi viết bài thơ về Hồ Phương, đang ngồi cạnh tôi, và bài thơ số một về chân dung các.. nhà văn ra đời. Hồi đó Hồ Phương đã là tác giả in nhiều tác phẩm, đã được một số giải thưởng các cuộc thi sáng tác văn học. Tôi dùng tên các tập truyện của anh: “Trên biển lớn” “Xóm mới” “Cỏ non” và tên cái truyện ngắn đầu tay vẫn được nhắc đến: “Thư nhà”. Tôi viết bài thơ ra mẫu giấy:

Trên biển lớn lênh đênh sóng nước

Ngó trông về xóm mới khuất xa

Cỏ non nay chắc đã già

Buồn tênh lại giở thư nhà ra xem

Tôi đưa bài thơ cho Nguyễn Khải.

Anh đọc xong trên mặt có thoáng chút ngạc nhiên và nghiêm nghị chứ không cười như tôi chờ đợi, anh bỏ bài thơ vào túi chứ không chuyển cho người khác. Đến giờ giải lao chúng tôi ra ngồi quanh gốc cây sấu già, Nguyễn Khải mới đưa bài thơ cho Hồ Phương đọc. Mặt Hồ Phương hơi tái và cặp môi mỏng của anh hơi run. Nguyễn Khải nói như cách sỗ sàng của anh:

-Thằng này (chỉ tôi) ghê quá, không phải trò đùa nữa rồi!
Chân Dung Nhà Văn & Lời Bàn: Gấu, Nhà Văn
Khi Chân dung nhà văn được phát hành, phản đối gay gắt nhất là một số nhà văn được đề cập trong đó. Nay số nhà văn đó cũng đã mất gần hết. Nhà văn VN chưa quen với chân dung biếm họa hay thơ biếm. Ở nước ngoài đấy là chuyện bình thường. Nhưng dần dần nhà văn VN phải làm quen thôi. Khi ấy Chân dung nhà văn được in lại cũng là chuyện bình thường.
Hoàng Lại Giang:
Tôi đang viết về ông Sáu Dân

*
Nhận xét trên, đúng, nhưng… không đúng, với trường hợp Xuân Sách.
Xuân Sách châm biếm nhà văn VC, nhưng "hơn thế nữa", nhục mạ chế độ.
Bởi chỉ có chế độ khốn kiếp như thế, mới đẻ ra những nhà văn như thế.
Hãy coi lại nhóm Nhân Văn đã bị nhà văn VC mượn nhà nước VC làm nhục họ như thế nào, thì hiểu ra tại sao có Chân Dung Nhà Văn, có Xuân Sách.
Chính vì nhận ra điều này, nên DTM mới muốn biết, nếu Xuân Sách vẽ chân dung của ông, thì nó sẽ như thế nào.
Đây là một cái "test" của DTM trước khi đi.
Một người, cứ tạm cho là không một vết dơ, nếu được Xuân Sách vẽ, thì nó sẽ ra làm sao, giữa một đống dơ đó!
Bởi thế, mà Xuân Sách mới viết, ông không làm sao viết về cụ DTM được!
Khó quá!

Vẽ quỉ ma dễ, vẽ người khó, là vậy!
Thiên hạ mê coi Blog NQL, chắc là cũng cùng một lý do như vậy chăng?
*
Nhàn nói: “Những bài thơ này ông Sách viết ra khi có quỷ ám vào ông ấy”.
Nhận xét của VTN làm nhớ đến một câu của Gide, viết về Dos: Tác phẩm lớn có sự tham gia, participation, của Quỉ.
Nhưng cũng còn làm nhớ đến câu, cái độc cái ác là thức ăn của thiên tài.
Chúng ta tự hỏi, hai câu trên, câu nào đúng, với những bài thơ chân dung của Xuân Sách.
Theo tôi, câu sau. Và từ đó, là sự cách biệt giữa những bài viết của Thần đồng Trần Đăng Khoa, với những chân dung nhà văn của Xuân Sách. Tác giả Xuân Sách cũng nhận ra điều này, khi lọc ra một câu, và bàn về nó:
Câu thơ:: “Từ thuở tóc xanh đi vỡ đất. Đến bạc đầu sỏi đá chửa thành cơm” đâu chỉ là số phận của một nhà thơ. Hơn ai hết tôi nghĩ, nhà văn là đại diện của một thời, là lương tri của thời đại. Đã đành là khó ai vượt được thời đại mình đang sống, không dễ nói hết nói công khai những điều suy nghĩ. Nhưng cũng thật đau lòng và xấu hổ khi những nhà văn bán rẻ lương tâm, cong lưng quỳ gối trước quyền uy, mê muội vì danh lợi. Có lẽ đó là động cơ thúc đẩy tôi viết, nếu có nói quá cũng dễ hiểu, cái con “quỷ ám” nếu có thì cũng là ảnh hưởng của những cảm xúc ấy, nỗi đau chung ấy. Nhiều nghịch lý vốn tồn tại trong cuộc đời cũng như nghệ thuật. Tiếng cười nhiều khi xuất phát từ nỗi đau.
*
Đọc, không hiểu sao, Gấu lại nhớ tới thư nhà của Brodsky, viết cho bố mẹ của ông.
*
Tôi viết thư nhà này bằng tiếng Anh, bởi vì tôi mong cha mẹ tôi được hưởng một chút tự do, một chút tự do này, rộng hẹp ra sao, là còn tuỳ thuộc vào con số những người muốn, hoặc thích đọc thư nhà này. Tôi muốn ba má tôi, Maria Volpet và Alexander Brodsky, có được thực tại dưới “qui tắc ngoại về lương tâm”  [a “foreign code of conscience”]. Tôi muốn, những động từ tiếng Anh, về sự chuyển động, diễn tả những chuyển động của hai cụ. Điều này không làm cho hai cụ sống lại, nhưng văn phạm tiếng Anh ít ra cũng chứng tỏ được một điều, đó là con đường giải thoát tốt đẹp hơn, từ những ống khói lò hỏa táng của nhà nước, so với văn phạm tiếng Nga. Viết về họ bằng tiếng Nga chỉ có nghĩa kéo dài thêm sự giam cầm của họ, đẩy họ vào sự vô nghĩa, vô lý, do cái việc hư vô hóa một cách máy móc kia. Tôi biết, không nên đánh đồng nhà nước với ngôn ngữ, nhưng chính là xuất phát từ thứ tiếng Nga đó, mà hai người già cả, đã mò mẫm hết cơ quan này tới cơ quan kia, hết ông cán này tới ông cán khác, với hy vọng có được tờ giấy phép đi ra nước ngoài để thăm đứa con trai độc nhất của họ, trước khi họ chết, và liên tiếp được trả lời, trong mười hai năm trời ròng rã, là nhà nước coi một tờ giấy phép như thế, là “không thích hợp, không có mục đích” [“unpurposeful”]. Chỉ nội chuyện đó không thôi, sự lập đi  lập lại một “lời phán” khốn nạn như thế, nó chứng tỏ một sự quen thuộc nào đó, của nhà nước, với tiếng Nga. Ngoài ra, ngay cả chuyện, nếu tôi viết tất cả, bằng tiếng Nga, những từ này cũng chẳng mong chi có một ngày đẹp trời của nó, nhìn thấy ánh sáng mặt trời, dưới bầu trời Nga. Ai sẽ đọc chúng? Một dúm di dân Nga mà cha mẹ của họ, đã chết, hoặc sẽ chết, dưới những hoàn cảnh tương tự? Họ, chính họ, hiểu rõ chuyện này hơn ai hết. Họ hiểu, cái cảm tưởng đó là như thế nào, khi không được phép nhìn mẹ cha của họ, khi ông hay bà nằm trên giường chờ chết; sự im lặng tiếp theo yêu cầu của họ, về một giấy nhập cảnh khẩn cấp, để dự đám tang của người thân. Và rồi thì, mọi chuyện đều quá trễ, và người đàn ông, hoặc đàn bà đặt chiếc ống nghe điện thoại xuống, bước ra khỏi một cánh cửa, bước vào một buổi chiều ở nước ngoài, cảm thấy một điều mà chẳng ngôn ngữ nào có từ ngữ để diễn tả, và dù có la, rú, hét, khóc than cỡ nào cũng vô ích… Tôi sẽ phải nói với những người đó điều gì? Bằng cách chi, tôi có thể an ủi họ? Chẳng có một xứ sở nào đã luyện được cái tay nghề tài tình trong việc huỷ diệt linh hồn của dân mình như nước Nga. Và chẳng có một nhà văn nào lại có thể làm lành lặn linh hồn đó; không, chỉ có Trời, Phật, Thần Thánh mới có thể làm được điều này. Chính là vì lý do đó, mà Đấng Thiêng Liêng kia mới có mặt trong suốt Thời Gian Của Người. Xin cho tiếng Anh làm cái nhà cho những người thân quá cố của tôi. Trong tiếng Nga, tôi được sửa soạn để đọc, viết những dòng thơ, hay lá thư. Tuy nhiên, với mẹ cha tôi, bà Maria Volpert và ông Alexander Brodsky, tiếng Anh mới chính là thứ ngôn ngữ dâng cho họ một cõi sau xem ra tươm tất hơn và có thể đó là cõi duy nhất mà họ có được ngoài cái trí nhớ của bản thân tôi về họ ra. Còn về bản thân tôi, khi viết bằng tiếng này, thì cũng chỉ như là rửa chén dĩa mà thôi, rất tốt cho sức khỏe, như mẹ tôi đã mừng rỡ khi biết thằng con của bà vừa rửa một mớ chén dĩa xong, là bèn gọi điện thoại cho mẹ liền!
Thư Nhà
Chẳng có một xứ sở nào đã luyện được cái tay nghề tài tình trong việc huỷ diệt linh hồn của dân mình như nước Nga. Và chẳng có một nhà văn nào lại có thể làm lành lặn linh hồn đó; không, chỉ có Trời, Phật, Thần Thánh mới có thể làm được điều này.

*
Tatyana Tolstaya, trong một bài người viết tình cờ đọc đã lâu, khi còn ở Trại Cấm, và chỉ được đọc qua bản dịch, Những Thời Ăn Thịt Người (đăng trên tờ Thế Kỷ 21), cho rằng, chủ nghĩa Cộng-sản không phải từ trên trời rớt xuống, cái tư duy chuyên chế không phải do Xô-viết bịa đặt ra, mà đã nhô lên từ những tầng sâu hoang vắng của lịch sử Nga. Người dân Nga, dưới thời Ivan Bạo Chúa, đã từng bảo nhau, người Nga không ăn, mà ăn thịt lẫn nhau. Chính cái phần Á-châu man rợ đó đã được đưa lên làm giai cấp nồng cốt xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bà khẳng định, nếu không có sự yểm trợ của nhân dân Nga, chế độ Stalin không thể sống dai như thế. Puskhin đã từng van vái: Lạy Trời đừng bao giờ phải chứng kiến một cuộc cách mạng Nga!
Nơi người chết mỉm cười