*

Diary

















  *
*
Những vết thương của Kabul
*
*
*

Gấu có nhớ nhà không?
Tứ Tấu Khúc Alexandria
Tứ Tấu Khúc Saigon

Khi gặp BHD, cô bé 11 tuổi, cũng là lúc nỗi nhớ Hà Nội không còn sôi sục như những ngày vừa mới di cư, nhưng đã lặn sâu vào trong xương trong tuỷ, đột nhiên sống dậy, và thế là những gì gì, người nữ muôn đời, thánh nữ… tất cả hiển hiện mồn một trên bộ mặt đen nhẻm với chiếc răng khểnh, cặp mắt thông minh, dò hỏi, tại sao mi nhìn ta như vậy? Mi nghĩ ta là Hà Nội của mi, hử?
Rồi những mối tình sau đó, hình như cũng bị ảnh hưởng bởi mối tình đầu với một cô bé con, thành thử chẳng có mối tình nào có tí mùi sex, mùi lá khô vì đợi chờ, mùi lá ướt tèm nhẹp, mùi cỏ ngai ngái…
Thảm thật, thảm thật!
Thánh thiện thật, thánh thiện thật.
Note: Gấu viết đoạn trên trước khi đọc Tình Cát, trên blog NQL.
*

Sài Gòn nghĩa là gì?
“Đời của mi, ngay ở đây, tại nơi chốn vất đi này, mi đã làm hỏng nó…”
“Hãy nói lời giã từ thành phố mà mi đã đánh mất”
(Lawrence Durrell)
-Sài Gòn nghĩa là gì?
-Thiếu. Nhớ.
Khi viết xong tập đầu của một bộ bốn cuốn, về thành phố Alexandrie (Quatuor d’Alexandrie: Justine, Balthazar, Mountolive, Clea, lần lượt xuất bản từ 1957 tới 1960), Lawrence Durrell (1912-1990) đã viết thư cho bạn mình là nhà văn người Mỹ, Henry Miller; bằng một câu nói nổi tiếng, ông định nghĩa tác phẩm của mình: “Đây là một thứ thơ xuôi gửi cho một trong những thủ đô lớn lao của con tim: Thủ đô của hồi tưởng.”
 Tất cả là giả tưởng. Chỉ có thành phố là có thực. Trong Lời Tựa cho cuốn Jusrine,  Henry Miller viết: Đây là một thành phố mà chỉ một người Anh lưu vong tự nguyện, sinh ra tại (dẫy núi) Himalaya, tìm thấy sự trưởng thành của mình tại Hy Lạp, chỉ người đó mới có thể làm cho nó tái sinh. Thành phố không chỉ đóng vai dàn dựng (décor): nó là một thực thể, một sinh vật sống động, mang hơi hám ma quỉ, được tạo nên bằng máu thịt, đất đá, tội ác, mơ mộng, và bằng cả huyền thoại.” “Những nhân vật làm nên cuốn tiểu thuyết cũng có một thực tại khác thường: tôi có thể đoan trước rằng họ sẽ gây sốc và hớp hồn một độc giả Âu châu. Trong họ, có tất cả bụi bặm và những cơn điên loạn của xứ sở Cận Đông.”
 Henry Miller coi câu chuyện kể trải ra, không phải như diễn tiến của một cuốn tiểu thuyết bình thường: nó như soi nhiều tấm gương cùng một lúc; nó uốn éo trong một chất thiêng: ánh sáng. Một thứ ánh sáng siêu nhiên, tắm đẫm hồi tưởng.
Trong Lời Tựa cho toàn tập, ấn bản tiếng Anh, tác giả viết: Đây là một nhóm bốn cuốn tiểu thuyết, được đọc như là một tác phẩm đơn (a single work) dưới tiêu đề chung là Tứ Khúc Alexandria. Cũng có thể cho nó một tiểu đề là: một từ của sự liên tục (a word of continuum, liên tục không gian-thời gian theo Einstein). Theo G. Steiner, Durrell đã chuyển viễn tượng (thuyết) Tương Đối, vào ngôn ngữ và cách tự sự. Ông nhìn thành phố Alexandria theo bốn chiều.
Cuốn Justine xuất bản năm 1957. Đây là một thời điểm rất có ý nghĩa với những độc giả người Việt, nhất là người Việt di cư, và đã từng sống ở Sài Gòn vào thời kỳ đó. Justine đã là một trong những đề tài được đem ra thảo luận của nhóm Sáng Tạo, trong nỗ lực đả phá cái cũ (đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn), và cổ xuý cho một cái mới. Cá nhân tôi tin rằng, mấy ông trong Sáng Tạo “mê” Alexandria của Durrell, là bởi vì vừa mới mất Hà Nội! Phạm Công Thiện cũng rất mê Durrell, nhưng qua một bài viết của ông mà người viết đọc từ thuở nảo thuở nào, ông chỉ mê Justine, cô điếm thượng lưu của thành phố này thôi.
Nhưng đâu phải một mình ông!
Những trích đoạn, là về thành phố Alexandria, nhưng khi đọc chúng, Jennifer tôi tưởng tượng, đây là nói về Sài Gòn:
Chính thành phố phải chịu xét đoán; nhưng chúng ta, những đứa con (của Sài Gòn), phải trả giá.
(C’est la ville qui doit être jugée; mais c’est nous, ses enfants, qui devons payer le prix.)
Sài Gòn là một máy ép tình yêu; thoát ra khỏi, là những kẻ bịnh hoạn, những gã cô đơn, những bậc tiên tri, tất cả những kẻ dục tính bị tổn thương nặng nề.
(Alexandrie était le grand pressoir de l’amour; ceux qui en réchappaient étaient les malades, les solitaires, les prophètes, tous ceux enfin qui ont été profondément blessés dans leur sexe).
Nàng là ai? Cái thành phố mà chúng ta đã chọn lựa?
(Qui est-elle, cette ville que nous avions élue?)
Hãy chừa riêng ra cho anh, những vết thương tình mà anh chia sẻ với Sài Gòn.
(Épargne-moi les blessures de l’amour partagé avec Justine).
Lũ đàn ông chúng mình, đều được tạo ra bằng bùn và quỉ ma của Sài Gòn.
(Tout homme est fait de boue et de daimon (1), et la femme ne peut pas nourrir ces deux côtés de sa nature à la fois: Mọi người đàn ông đều được tạo nên bằng bùn và quỉ ma, và một người đàn bà do bản chất, không thể nuôi nấng cả hai khía cạnh này cùng một lúc).
Chú thích: Theo tiếng Hy Lạp cổ, daimôn có nghĩa là “thiên tài che chở” (le génie protecteur), từ này sau có nghĩa là quỉ ma (démon), và còn được chỉ những nhân vật “trung gian” giữa thần và người. (Chú thích bản tiếng Pháp, dịch từ nguyên tác tiếng Anh, của Roger Giroux, nhà xb Buchet-Chastel, 1959, lần tái bản tháng Năm, 2000)

*

Liz , do Avedon chụp tại Nữu Ước, 1958, thời kỳ được Oscar khi đóng "Mèo trên mái nhà nóng", "Cat on a Hot Tin Roof".

Khi về, cô bé có thói quen để cô em vô nhà, còn cô chạy đến bên phông tên ngay bên đường cách nhà chừng mười bước để rửa chân, thật ra để đùa nghịch cùng những giọt nước. Những cử chỉ, dáng điệu của cô làm tôi sau này vẫn thường băn khoăn tự hỏi, không biết cô bé đi đón em tan trường về, hay ngược lại. Những giọt nước bị đôi bàn tay nhỏ bé ngăn chặn, bắn tung tóe, trầm bổng, trở thành muôn vàn nụ cười trên môi, trên má, trên tóc, càng thêm long lanh nhờ ánh mắt tinh nghịch, nhờ nụ cười, tôi gặp lại hình ảnh tuyệt vời này trong phim "Lần cuối nhìn Paris", như thể chính cô bé của tôi đã khám phá ra, đã tìm lại cho cả Châu Âu, cho cả loài người, một thành phố Paris bị chiếm đóng vừa được giải tỏa, và nữ tài tử Liz Taylor chỉ lập lại những cử chỉ thật đàn bà của một cô bé con-người nữ muôn đời ở trong tôi.
Lần Cuối Sài Gòn

Cảnh cô bé rửa tay chân ở máy nước trước nhà, cũng là vào năm 1958. Quái thế!
[Gấu nhớ rõ, vì đó là năm Gấu đậu Tú Tài, vừa mới quen cô bé].

*

Tribute
*

Ấu thời của Ông Trùm: Và Joseph trở thành Staline.
Giả như có một tay trong nước viết về thời thơ ấu của Bác, nhỉ!
Và cậu bé Làng Sen ngày nào trở thành Cha Già Của Dân Tộc Mít!


Dọn

Hà Nội không bỏ một chữ.
Nhưng giả như họ thiến vài chữ, liệu NMG có chịu không?
Giả như đám Hà Nội có tham chiếu bài viết của NMG, Nhìn lại những trang viết cũ, trong đó, ông so sánh đám hàng thần lơ láo Miền Nam, những ngày sau 30 Tháng Tư, với đám quan lại thời Tây Sơn, trước họa Bắc Phương, và từ đó, suy ra "thâm ý" của NMG, cái cuộc giải phóng Miền Nam thì cũng cùng một dã tâm ăn cướp như của Mãn Thanh ngày nào, và từ đó, bật ra cái sự hào hùng của Nguyễn Huệ ra Bắc, thống nhất đất nước, lật ngược căn cước lịch sử Mít?
*
Ui chao, liệu NMG thực sự có cái cao ngạo, có cái tham vọng ngất trời như thế chăng? Và nếu như thế, cái sự nhục nhã để cho VC sờ chim thì cũng chẳng thấm vào đâu so với Hàn Tín ngày nào!

Viết đến đây, Gấu lại nhớ những ngày Trần Trường, Gấu may mắn làm sao có mặt, và cũng túc trực, chen vai sát cánh cùng đám biểu tình, bằng cách hàng ngày ngồi đánh cờ tướng ở một tiệm cà phê ngay kế bên tiệm Hi-Tech. Và, đọc Thảo Trường viết về người tù binh nằm trong nôi. Bữa ghé NMG, hỏi đã đọc chưa, NMG gật gù, bảnh, bảnh thật, cả một cuộc biểu tình ghê gớm như thế, mà chỉ là “tuồng ảo hóa đã bầy ra đấy” trước cặp mắt ngây thơ của đứa con nít nằm trong nôi! [Đây là Gấu diễn ý của NMG, chứ thực tình, không nhớ đúng nguyên văn câu phán của ông]. Mấy bữa sau gặp TT, kể, bạn ta gật gù, ông NMG phán như thế, đến tai đám biểu tình, là bỏ mẹ thằng này!
*
Trước 1975, Thảo Trường thuộc loại đàn anh của tôi. Anh có tên trong tờ Sáng Tạo, nhưng theo "một nghĩa nào đó", anh chẳng mắc mớ gì với chủ trương "đạp đổ", làm cách mạng văn học của nhóm này. Cho tới giờ này, tôi vẫn không hiểu được tại sao anh có mặt "ở đó"?

Bởi vì truyện ngắn của Thảo Trường "hiền khô", lại không "mới". Cái cũ "nhất" ở anh, là kỹ thuật truyện ngắn. Thứ truyện ngắn không nhắm vào tiểu sảo, không mà mắt người đọc với những kỹ thuật mượn từ độc thoại nội tâm, điện ảnh... vốn rất được ưa chuộng hồi đó, kể luôn cả chuyện, cho nhân vật tuôn ra đủ thứ tư tưởng, hoặc ăn nói theo kiểu ba phải (nghĩa là lạm dụng nghịch lý, ra cái điều thông thái: Đời chẳng đáng gì nhưng đâu có gì đáng (như) đời, la vie ne vaut rien mais rien ne vaut la vie, André Malraux).
Ngay hồi đầu đọc anh, tôi đã ngạc nhiên, anh cứ một mình đi một đường, an nhiên tự tại, thong dong mà viết.
Bây giờ thì tôi hiểu. Với một chút tếu, với chút thong dong tự tại, vậy là có thể qua được địa ngục. Đá Mục cho thấy điều này. Như thể Sáng Tạo hô hào lật đổ, là để chờ tới giai đoạn hậu-Sáng Tạo: giai đoạn Đá Mục.

Câu chuyện như chỉ có hai nhân vật. Và ba đoạn đời.
Người ta có thể dựng một cuốn phim chỉ với những tình tiết "đơn giản" như vậy: Tên một cuộc chiến (tại sao không?)
Đoạn đầu: Anh chuẩn uý mới ra trường, trấn một đồn biên. Đệ tử, một anh lính truyền tin.
Đoạn hai: Họ gặp lại nhau trong trại tù.
Đoạn ba: Anh sĩ quan, sau 17 năm tù, tái ngộ vợ con, và đệ tử tại xứ người.

Phải luôn luôn nhớ rằng hãy quên đi tất cả (Đá Mục).

Trận chiến diễn ra trên đường Bolsa, thành phố Westminster. Một bên là Việt Cộng rất thủ đoạn nhưng có lực lượng cảnh binh sắc phục đẹp và oai phong nhất thế giới, trang bị bằng những khí cụ hiện đại tối tân cũng nhất thế giới, hộ tống. Một bên là dân di cư chạy loạn, nạn nhân của Việt Cộng...
Mẹ cháu cũng bị bắt trong nhấp nháy.... Và cháu cũng bị bắt dẫn đi. Cháu vẫn nằm trong nôi.... Cháu trở thành tù binh... Một thứ tù binh của hòa bình... Trận đánh cuối thế kỷ.
(Người tù binh nằm trong nôi).

"Có một bản thảo đưa ông đem về mà cũng đánh mất, đòi gửi tờ khác thì tôi gửi đây (Người tù binh nằm trong nôi)... tôi kèm thêm một ít trang bản thảo tập truyện sắp in, ông đọc đỡ buồn!
Tôi không hiểu sao các ông lại không ở "Saigon" này mà đi tuốt luốt sang mãi "Tây Ninh, Đồng Tháp" xa xôi chi vậy để rồi thỉnh thoảng lại phải "về phép" tốn tiền tốn sức. Sang "Saigon" này mà ở cho nó tiện việc ra quán cà phê cà pháo mỗi ngày. Xin gửi lời kính thăm quí bằng hữu ở bên đó.
Nói vậy chứ ở đây cũng chán bỏ mẹ!"
Littile Sài Gòn
*
Bây giờ thì tôi hiểu. Với một chút tếu, với chút thong dong tự tại, vậy là có thể qua được địa ngục.
Câu sau đây, cũng có thể áp dụng cho TT:

The book was also written as a treatise on the subject of survival. The tone had been set in Solzhenitsyn's first published masterpiece, One Day in the Life of Ivan Denisovich (not included in The Solzhenitsyn Reader). Unlike another genius writing in this genre, Varlam Shalamov  (a kind of Russian Primo Levi), who had exposed the prison camp as an unmitigated hell where man is stripped of any vestige of humanity, Solzhenitsyn's narrative is a moral fable of  the condemned soul seeking, in the grueling  experience of prison life, the light of spiritual rejuvenation. It gave hope.
The old days

Cuốn sách còn được viết như là một luận đề về sự sống sót. Giọng  văn thì đã có từ tuyệt phẩm đầu tiên được xb, Một ngày (không có trong ấn bản The Solz Reader). Không giống một thiên tài khác cùng loại, Varlam Shalamov (một thứ Primo Levi của Nga), ông này coi trại tù là địa ngục hết thuốc chữa, nơi chất người kể như tiêu, giọng kể chuyện của Solz, là của một ngụ ngôn đạo đức của một linh hồn bị kết tội tìm kiếm, bằng kinh nghiệm nhọc nhằn của cuộc sống tù đầy, ánh sáng của sự tươi trẻ trở lại. Quần đảo Ngục tù trở thành một cuốn best-seller trên toàn thế giới, cùng với hai cuốn trước đó, Tầng Đầu và Khu Ung Thư, thuộc dòng bi kịch chính trị có tính truyền thống, giọng văn và cách suy nghĩ của hai cuốn này không khác gì dòng văn chương hiện thực xã hội chủ nghĩa chính thống, theo Shalamov. ...

Có lẽ đây là dịp để người Nga đọc nó, The Solz Reader, từ viễn tượng lịch sử của chính họ.
*
Thành thử, những "phát giác", "những ám ảnh chiến tranh", trong "Miểng" của TT, tiếng 'kêu thương chấp chới"... là 'phỉnh nịnh' bạn ta cả đấy!
Từ 'phỉnh nịnh' này, Gấu mượn của Steiner, khi ông chửi mấy anh nâng bi ông, là 'tản mạn'. Steiner giải thích: Suốt đời tôi, chỉ băn khoăn có một điều, có hay không có Thượng Đế.
Sự tươi trẻ trở lại? Bạn đọc TT, cái đoạn anh tù lầm quả trứng bồi dưỡng cho con heo nọc, là của em nữ quản giáo tặng cho anh, mà chẳng thấy tuơi trẻ trở lại sao?
Cái con heo nọc của anh tù trong truyện Đá Mục của TT, mới đây thôi, Gấu nhớ lại, khi đọc NQL.
Ông này cũng có một con heo nọc chuyên phục vụ mấy bà vợ liệt sĩ, bộ đội vào Nam chiến đấu.


Tư tưởng gia tân thiên niên kỷ: Karl Marx

NQL:  Libido vs Marxism
Cái gọi là sex ở trong những gì được viết ra bởi NQL sự thực không phải là sex, y hệt như khi ông viết về chân dung những con người, thì lại nổi lên chân dung của chế độ: ngón tay chỉ mặt trăng là như vậy.
Thành thử một bạn đọc Tin Văn coi ông là bậc thầy là đúng quá:
NQL tả chân quá siêu. Liên minh các chế độ hà khắc tạo ra những con người ẩn ức, để mặc bản năng hướng dẫn, đọc thấy thương, không thấy tục.
Một độc giả khác, cảnh cáo Gấu, để yên cho người ta viết, chưa viết ông đã lật tẩy lên rồi!

Sơn Nam: Phu Loi's survivor

*
Miểng
*
Đặng Phú Phong trò chuyện cùng Thảo Trường

Ông là Bắc Kỳ di cư đi tầu há mồm sao lại không biết cơm tám? Đảng ta muốn khoe Miền Bắc giầu có sang trọng nên mới đãi tôi cơm tám. Lần ra thứ hai, Đảng ta đãi củ sắn là đúng thực chất biện chứng.
Ông ráng giữ gìn sức khỏe kẻo Bà Gấu bà ấy phải tế thiệt chứ không phải tế sống nữa đâu. Bọn mình bây giờ sinh đủ thứ bịnh. Tôi, cái chỗ đầu bể, nay tự nhiên nó lại đau đau.
Phúc đáp: Đây là do đổi font chữ, thành thử Gấu đoán nhảm, thành cơm tấm. Nhưng cơm tấm ngoài Bắc không có, cũng như không có hột vịt lộn. Bây giờ không biết sao. Tks, take care, plse. NQT
Cái vụ không có cơm tấm, nó liên can đến cái vụ Blog War
Nỗi buồn Istanbul

Những ống khói tầu mệt lả