*

Diary


















Dọn

About Fleeing 

16 May 1991, Stockholm (speech presented at a play reading at the Swedish Royal Theatre) 

FOLLOWING THE TIANANMEN events of  l989 a friend asked if I would write a play about China for an American theatre company; it would of course have to do with real life. I agreed. In August the first group of refugees who had fled Beijing arrived in Paris, and among them were several of my good friends. I started to write the play at the beginning of September and a month later I submitted my manuscript. After reading the English translation the theatre company requested changes, but I refused. I asked my friend to explain to them that when I was in China the Communist Party could not coerce me into making changes to my manuscripts, so an American theatre company certainly would not. The Swedish Royal Theatre is now enthusiastic about performing the play, and for this I would like to express my heartfelt thanks.
Về chuyện bỏ chạy.
Sau sự kiện Thiên An Môn, một người bạn hỏi tôi, có nên viết một vở kịch về Trung Quốc cho một công ty kịch Mẽo, lẽ dĩ nhiên, nó phải đâm sầm vào chính trị, vào đời thực. Tôi đồng ý.... Sau khi đọc bản thảo công ty này đề nghị biên tập, nhưng tôi từ chối, và nói với người bạn, hãy giải thích cho họ, ngay cả Đảng CS Trung Quốc còn đếch làm được chuyện biên tập kịch của tôi, nữa là Yankee mũi lõ. Nhà kịch Hoàng gia Thuỵ điển đã chơi kịch của tôi, và điều này tôi chân thành cám ơn.
*
Thú thực, Gấu này không thể hiểu được về trường hợp cuốn Sông Côn Mùa Lũ, tại sao số mệnh của cuốn sách lại trớ trêu đến như thế?
Cuốn sách của NMG, khi ông chưa vượt biển tị nạn, đã được Trùm VC nằm vùng là Vũ Hạnh biên tập, và gật đầu, sau khi biên tập, tất nhiên. NMG đã làm một bữa tiệc nhỏ ăn mừng sự ra đời của nó, bữa tiệc có NTV tham dự, và qua anh, Gấu mới biết được sự kiện này. Rồi NMG vượt biển, được Mẽo nhận, cho công ăn việc làm. Vào những giờ rảnh việc, NMG ra công viên, vừa gặm bánh mì vừa viết Mùa Biển Động. Cuốn sách đem ông lên đài danh vọng, không phải vì văn chương hay ho, xúc động lòng người, cũng không phải vì chính trị, khi lấy bối cảnh là cuộc chiến Miền Nam, khi đưa nhân vật có thực ngoài đời là HPNT vô tiểu thuyết, mà là vì chi tiết, một anh sĩ quan, hay lính VNCH làm thịt VC xong, xẻo cái tai đeo lủng lẳng ở cổ.
Rồi bà xã NMG được nhà nước VC, OK cho đi, được Mẽo nhân đạo cho đoàn tụ, và lén đem theo bản thảo cuốn Sông Côn Mùa Lũ, và cuốn sách được xuất bản tại Mẽo. NMG có cho Gấu này coi bản thảo, lần gặp gỡ ở Mẽo, và nói, bà xã tôi liều thật, giả như mà lần đó, qua hải quan, chúng khám thấy là hết đoàn tụ.
Gấu thực tình mừng cho cuốn sách, được ra đời tại Mẽo, không hề bị nhà nước Mẽo, hay bất cứ ai, xẻo, dù chỉ một chữ. (1)
Thế rồi, tác giả lại đem cuốn sách trở về nước, cho VC in!
Bây giờ  nghe nói cuốn sách được nhà nước cho làm phim truyền hình từng tập, cứ như là Tầng Đầu của Solz.
Nhưng Tầng Đầu không hề bị cắt bỏ, y chang nguyên bản.
Nga của Putin dẫu sao cũng bảnh hơn VN của VC.
(1) NMG, trong một lần, có cho biết, cuốn sách "được Hà Nội cho phép in không bỏ một chữ".
Cái sự không bỏ ở đây, chẳng có nghĩa gì cả, vì cuốn sách của ông, viết về Nguyễn Huệ,  không đụng vô chính trị, không như Tầng Đầu, đúng như ông nói, viết văn mà lấy đề tài chính trị, thì tác phẩm không bền. Tuy nhiên vấn đề là, "Ai cho phép "mi" - với NMG, là Hà Nội - sờ... chim của ta"?
*
Phải nói là Gấu này là người đầu tiên trong nước đề nghị in sách. Và cũng chính trong nước đề nghị, tôi [một bạn văn VC] sẽ download trên net, rồi biên tập, rồi cho in, và cũng sẽ ghi y chang như vậy, trong sách xuất bản. Nhưng có lẽ, những bài viết của Gấu, trừ những bài không đâm sầm vào chính trị ra, số còn lại, biên tập có nghĩa là thiến luôn, không chỉ chim, mà toàn bài viết.
Một anh bạn văn, VC, tất nhiên, kể chuyện, anh lấy một bài viết của Gấu, về lời tiên tri, triết gia tân thiên kỷ, là Marx, thử đưa cho một tờ báo uy tín. Vinh danh đến như thế, nhưng bộ râu rậm như thế, của Marx, cũng bị vặt sạch, còn bài, thì quăng vô thùng rác!
Ai cũng muốn về, ai cũng muốn có tác phẩm được in ở trong nước.
Nhưng để cho VC sờ chim, thấy nhục quá! Chưa nói chuyện bị vặt...! (1)
(1) Đây là Gấu nói chuyện những anh nhà văn di cư, không phải trong nước. Trong nước Gấu rất thông cảm, và bữa nào rảnh sẽ dịch hầu quí vị, bài viết trên tờ Văn Học Tây, chỉ mấy mánh, làm sao qua mặt kiểm duyệt. NQT


Tư tưởng gia tân thiên niên kỷ: Karl Marx


Không phải niềm vui lớn

NQL:  Libido vs Marxism

NQL, một cách nào đó, giống VP, khi hết còn tin vào con vai rớt Cách Mạng Mác Xịt, bèn tìm lại cái l… ngày nào, đã từng ám ảnh ông suốt một thời thơ ấu…, "một ngày mà không nói tục thì nhạt miệng lắm", là vậy!


Sơn Nam: Phu Loi's survivor

Hải ngoại viết về Sơn Nam từ khuya, và không hề coi ông là VC nằm vùng, bởi vì đa số không hề biết chuyện đó, cho tới 30 Tháng Tư.
Câu này tối nghĩa dễ sợ. Văn chương hải ngoại chỉ bắt đầu sau khi có dân tị nạn , nghĩa là sau 30/4 . Mà từ 30/4 thì ai cũng biết chuyện đó và ai cũng cho ông ấy là VC. Vậy thì viết từ khuya là từ lúc nào ?
Phúc đáp:
Từ khuya, là sau 30 Tháng Tư. Dù biết Sơn Nam là VC, nhưng văn chương của SN đâu có tính Việt Cộng. Chính vì thế, trong nước không hề coi trọng SN, so với những ông miệt vườn khác, như Anh Đức, Nguyễn Trương Thiên Lý, Bảo Định Giang, Nguyễn Quang Sáng. Cũng chính vì thế, khi ông chết, trong nước không dám viết, chỉ lèo tèo một hai bài vô thưởng vô phạt, để chờ Đảng bật đèn xanh.
Câu trả lời của Tin Văn hơi tối, vì là phúc đáp cho một lá thư khác, của độc giả của art2all (1), cho rằng, hải ngoại coi SN là VC nên không thèm nhắc tới.
(1) Theo toi biet va biet mot cach chac chan, so di bai tu trong nuoc o^` a.t gui ra nhu vay la vi ho tha^'y hai ngoai da la~nh da.m voi nha van Son Nam. Theo ho^` so+ cua an ninh VNCH thi Son Nam (SN) la ca'n bo^. tri' va^.n SaiGon-Cho Lo+'n do VC ga`i lai sau HD Geneve cu`ng voi Kie^n Giang Ha Huy Ha`, Vu~ Ha.nh; soan gia cai luong Mo^.c Linh (te^n that Nguyen Hiep Duye^n), Va^n So+n Phan My~ Tru'c (bao Dong Phuong)...., Sau 75  d'am nay cung chung so phan voi Mat tran GPMN, bi bo? que^n; so^'y la^y la^'t tho^i.



Tản mạn với Nhà Văn Thảo Trường -
“Những Miểng Vụn của tiểu thuyết” hay những miểng vụn của số phận!

Tuesday, August 26, 2008
*

Phạm Phú Minh trò chuyện cùng Thảo Trường
*
Chuyện tình ở đầm lầy

*

Buổi ra mắt sách “Những Miểng Vụn Của Tiểu Thuyết” của nhà văn Thảo Trường
Tuesday, August 26, 2008 

Kính mời quý vị tham dự buổi ra mắt sách “Những Miểng Vụn Của Tiểu Thuyết” của nhà văn Thảo Trường sẽ được tổ chức tại:
Phòng Sinh Hoạt Nhật Báo Người Việt
14771 Moran St., Westminster, CA 92683
Từ 1 giờ trưa đến 4 giờ chiều Chủ Nhật, ngày 31 Tháng Tám năm 2008.
Các diễn giả tham dự:
Nhà thơ Trần Dạ Từ
Nhà văn Ðặng Thơ Thơ
Nhà văn Huy Phương
Nhà thơ Ðỗ Quý Toàn

Trong buổi ra mắt sách, sẽ trình chiếu cuộc phỏng vấn nhà văn Thảo Trường do nhà báo Phạm Phú Minh thực hiện
Ngoài ra còn có chương trình phụ diễn âm nhạc với Huy Trâm và bạn bè.

Ban Tổ Chức trân trọng kính mời.

*
Miểng
*
Đặng Phú Phong trò chuyện cùng Thảo Trường
*
*

Note: Đây có lẽ mới đúng là những phút nói thật của cả hai, hay "cả ba ta"?
Đọc, mới bật ra một ý, về, hà cớ sao bạn ta lại muốn nhét cả một cuộc chiến vào trong một truyện ngắn!
Trân trọng giới thiệu bạn đọc. NQT

Cái tham vọng nhét cả một cuộc chiến vào trong một truyện ngắn của TT, có một lần nào đã lâu lắm, làm Gấu tưởng tượng ra cái cảnh vị thần bị nhốt ở trong một cái chai, và một ông thuyền chài ngồi canh…
Nhưng sau này, đọc Lukacs, khi ông đọc Một ngày của Solz, thì mới vỡ ra rằng truyện ngắn mới là thứ vũ khí hữu dụng nhất, ở đầu hoặc ở cuối một chu kỳ văn học, một Not Yet, và một No Longer, như thuật ngữ của ông.
*
Nhà văn Thảo Trường có tham vọng, nhét cả một cuộc chiến vào trong một truyện ngắn.
Qua bài phỏng vấn trên tạp chí Văn, tôi thấy lại, dáng người to con, kềnh càng, nụ cười hóm hỉnh của ông, những lần tình cờ đụng đầu ở ngã tư Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hồng Thập Tự: Tôi từ nhà đi ra, vòng tới trước cư xá Thành Tín, đường Hồng Thập Tự, kế bên đài Truyền Hình, rồi theo con hẻm sở Điện Lực băng qua Phan Đình Phùng, tới sở làm. Còn ông đi vô "cục số 8", An Ninh Quân Đội. Con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm cứ mỗi lần thành phố trở trời là lại vật mình vật mẩy, rộp lên với những hàng rào kẽm gai. Mấy "chú" lính thường rảnh rỗi, đọc sách "chữ Tầu" cho qua phiên gác.
Có lần tôi vào thăm ông. Cũng thật nhiêu khê. Tôi cứ lẩn thẩn nghĩ thầm, tướng tá thì hiền khô, lính tráng thì toàn thứ "trốn quân dịch", vậy mà tên cơ quan thật dữ dằn. Mà dữ dằn thật! Tôi "nghi" rằng, tham vọng của ông là từ nụ cười hóm hỉnh mà ra. Tôi tưởng tượng, ông đã có lần nhìn thấy vị thần khổng lồ bị ông thuyền chài tinh quái bắt chui vào chai, để ông trả lại biển cả. Có thể ông "lựa chọn" văn chương, là cũng chỉ để thực hiện giấc mơ "tiềm ẩn" từ thuở nào: nhét cả cuộc chiến vào trong một truyện ngắn, rồi làm ông chài, vừa buông lưới, vừa "canh", vừa "cảnh tỉnh" nhân loại, như thể đây là "cuộc chiến cuối cùng"... Rồi tôi lại lẩn thẩn, tham vọng của ông đã có ai thực hiện được chưa.
Họa sĩ Choé, trong một bức hí họa, vẽ cảnh cả nước Mỹ, - và nếu hiểu rộng ra, cả nhân loại - hì hục kéo một anh GI ra khỏi cái chai, như muốn nói lên cùng tham vọng, nhưng có bề ngoài ngược lại: kéo lương tâm nhân loại ra khỏi một cuộc chiến mà nó nghĩ là "bẩn thỉu". Liệu chúng ta có thể coi, bức họa của ông, như một "truyện" cực, cực ngắn, chỉ còn một chữ ký, "Choé", một vài nét vẽ ?
Khi Milovan Djilas mất, tờ Guardian thì phải, viết, ông có lẽ là người duy nhất, ở phía bên kia, mà phía bên này đau thương ngậm ngùi, vì nỗi mất mát lớn lao. Ông sinh năm 1911, tại
Montenegro. Nhà văn, nhà lãnh đạo chính trị Nam Tư, đảng viên đảng Cộng Sản (1932), đã từng giúp đỡ Josip Broz Tito thành lập đội quân chí nguyện chiến đấu trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Hoạt động trong lực lượng kháng chiến Nam Tư, thời Đệ Nhị Chiến. Chiến tranh chấm dứt, trở thành nhân vật quan trọng trong đảng, và trong chính quyền. Là cố vấn chính trị của Tito, ông lên tiếng tố cáo mọi toan tính của Kremlin, nhằm đưa Nam Tư vào quỹ đạo Xô-viết. Được coi là người kế vị Tito; nhưng tới năm 1954, ông đột nhiên bị truất khỏi chính quyền. Do ủng hộ cuộc cách mạng Hungary nên đi tù 1956, kéo dài tới 1957 vì sự xuất hiện, tại phương Tây, tác phẩm "Giai Cấp Mới: Một Nghiên Cứu Hệ Thống Cộng Sản". (Cuốn này đã từng gây sôi nổi tại Miền Nam, trước 1975). Được thả 1961, bị bắt lại 1962, và sau cùng được tự do, 1966. Tác phẩm: Miền Đất Không Công Lý, Chuyện trò với Stalin, Xã Hội Bất Hoàn Hảo, Dưới Những Sắc Mầu (tiểu thuyết), Hồi Ký Của Một Người Cách Mạng. Ông cũng viết truyện ngắn. Một, có nhan đề "Chiến Tranh", tả hai ông bà già, lụm cụm kéo một chiếc áo quan từ tiền tuyến về quê. Trên đường, giữa những dân quê cùng đi, có kẻ nghi ngờ - không phải những giọt nước mắt, những lời khóc than của ông bà già, về người con trai tử trận - mà là chiếc quan tài. Tới trạm gác, người đó tố cáo với lính canh. Mở ra, quả có anh lính "đào ngũ". Thể theo đúng nguyện vọng, đưa xác con về quê nhà mai táng, người lính gác đã "đòm" một phát.
Truyện ngắn
Cái truyện ngắn Chiến Tranh, của tay Djilas này, bây giờ mới nhớ ra, Gấu đọc trên một tờ báo Tây, trong khi chờ BHD. Khi em tới, xúc động quá, Gấu đưa cho em đọc. Đọc xong, em nói một câu gì đó, Gấu không làm sao nhớ được. Thôi đành, để gặp lại, hỏi luôn thể, chắc cũng chẳng còn lâu la gì...
*
Ông là Bắc Kỳ di cư đi tầu há mồm sao lại không biết cơm tám? Đảng ta muốn khoe Miền Bắc giầu có sang trọng nên mới đãi tôi cơm tám. Lần ra thứ hai, Đảng ta đãi củ sắn là đúng thực chất biện chứng.

Ông ráng giữ gìn sức khỏe kẻo Bà Gấu bà ấy phải tế thiệt chứ không phải tế sống nữa đâu. Bọn mình bây giờ sinh đủ thứ bịnh. Tôi, cái chỗ đầu bể, nay tự nhiên nó lại đau đau.
Phúc đáp: Đây là do đổi font chữ, thành thử Gấu đoán nhảm, thành cơm tấm. Nhưng cơm tấm ngoài Bắc không có, cũng như không có hột vịt lộn. Bây giờ không biết sao. Tks, take care, plse. NQT
Cái vụ không có cơm tấm, nó liên can đến cái vụ Blog War


Nỗi buồn Istanbul
Những ống khói tầu mệt lả

Vào giữa thế kỷ 19, những chiếc tầu chạy bằng hơi nước đã làm một cuộc cách mạng về du lịch trên biển, đem những thành phố Âu châu tới gần nhau hơn, và khiến cho những chuyến viếng thăm ngắn hạn Istanbul có thể thực hiện được, và có một số nhà văn lợi dụng những chuyến đi như thế để đi vài đường tốc ký về thành phố. Những bài viết như vậy đã ảnh hưởng tới một số ít ỏi nhà văn địa phương, giúp họ có một ý tưởng mới mẻ về thành phố của họ. Nhưng, cùng với sự xuất hiện của những chiếc tầu chạy bằng hơi nước ở cảng Bopshorus, thành phố cũng có thêm một cái vẻ nhìn mới. Một công ty hàng hải, thoạt đầu có tên Sirket-i-Hayriye và sau này đổi là Sehir-Hatlari [City Lines: Những đường thuỷ trong khu vực thành phố] được thành lập, và chẳng mấy chốc, những làng mạc ở bên vịnh Bosphorus đều có riêng một bến tầu, và khi những con phà đi lại giữa eo biển, Istanbul có dáng vẻ một thành phố Âu châu. (Bạn hãy để ý đến từ “vapeur”, tiếng Pháp, có nghĩa là hơi nước, từ này đã tìm đường vô Istanbul của Thổ nhĩ kỳ và vào cuộc sống thường nhật của nó, biến thành vapur, tiếng Thổ nhĩ kỳ, dùng như tiếng Anh, chiếc tầu, ship). Trong số những thay đổi mà những chiếc phà đem lại, là những làng xóm tấp nập ở hai bên vịnh Bosphorus, và ở Mũi Vàng, chúng trở thành một phần của thành phố, chưa kể những lâu đài, những toà nhà lớn, [meyhans] rộn rịp, mọc lên ở những nơi mà những con tầu cập bến. (Trước khi có những con phà, gần như chưa có những con đường nối chúng lại với nhau).
Khi những con phà bắt đầu đưa hành khách lên xuống vịnh Bosphorus, chúng trở thành thân quen với người dân thành phố, như là những Kizkulesi, Hagia Sophia, và Galata Bridge, và chẳng mấy chốc, chúng nhập vào đề tài thường nhật, đóng một vai quan trọng, trở thành một biểu tượng, giống như lá cờ, nó nhắc nhở cho cư dân Istanbul, chúng ta cùng sống trong một thành phố lớn. Như những người ở Venice quyến luyến với những “vaporettos”, người dân Istanbul rất thích phô ra cho những du khách những hình dáng, kiểu này mốt nọ của những con tầu “vapur” của từng tuyến đường của công ty City Lines. Có trọn một tủ sách dành cho chúng, với những hình ảnh, minh họa. Gautier viết, bất cứ một tiệm cắt tóc nào trong thành phố cũng có ít nhất là một tấm hình, tầu “vapur” treo trên tường. Cha tôi có thể nhận ra bất cứ một chiếc nào được đưa ra sử dụng, vào thời điểm nào khi ông còn là một đứa bé, chỉ bằng cái dáng tuyệt vời của con tầu, và nếu không thể nhận ra liền lập tức, chỉ một lát sau là ông đọc ra tên của con tầu, và chúng ngân nga ở trong tôi, giống như một bài thơ: Năm mươi ba Insirah, Sáu mươi bẩy Kalender, Bốn mươi bẩy Tarz-I Nevin, Năm muơi chin Kamer…
Khi tôi hỏi cha tôi, làm thế nào mà cha phân biệt được những con tầu bề ngoài trông như nhau, ông nêu ra những tính chất đặc biệt của từng con tầu – khi hai cha con đang đi một vòng dọc theo Bosphorus, hay, nếu bị kẹt đường, kẹt xe, ngồi tại phòng khách trong căn nhà của chúng tôi ở Besiktas, hoặc, ngay cả khi cha tôi đã xác định tính độc nhất, cái chỉ có nó mới có, của từng con tầu – con tầu này trông như có một cái bướu, con tầu kia ống khói mới dài làm sao, cao vời vợi, còn con kia, mũi giống như mỏ chim, con nọ hơi nghiêng về một bên mỗi khi đi ngược dòng nước.. Nhưng ông nói gì thì nói, tôi vẫn thấy thật khó phân biệt chúng, cho dù đã nghiên cứu thật tỉ mỉ, đã dí sát mũi vào từng chiếc. Nhưng tôi học được sự khác biệt giữa ba con phà – hai được chế tạo tại Anh, còn con thứ ba, tại Taranto, Ý, vào năm 1952, đúng năm tôi ra đời – chúng được đặt tên theo những khu vườn; sau khi nghiên cứu, tìm hiểu dáng vẻ và chiều dài của từng chiếc, sau cùng tôi có thể chỉ ra, đây là con phà Fenerbahce, đây là con phà Dolmabahce, khác con phà Pasabahce: con phà may mắn của tôi. Cứ mỗi lần đi lang thang trong thành phố, mê mải suy nghĩ đến nỗi thất lạc ở trong nó, và, nhìn xuống một lối đi, nhìn ra ngoài cửa sổ, thoáng bắt gặp con phà, là tôi sướng mê tơi, mình may rồi, hôm nay mình gặp may rồi, gặp được con số may của mình, và tôi vẫn còn cảm thấy như vậy, vào những ngày này.
Tặng phẩm lớn lao, tuyệt vời mà những con phà đem lại cho thành phố, hay, phần đóng góp của chúng vào bóng dáng Istanbul in lên nền trời, là những đợt khói phà, từ những ống khói của chúng, lẽ dĩ nhiên! Tôi mê làm sao, vẽ những đợt khói than mầu tối xậm của chúng, thay đổi theo vị trí của con phà, và đó là con nào trong ba con, tùy dòng nước, và lẽ dĩ nhiên, tùy con gió. Trước khi tôi đem những đợt khói phà vào trong bức tranh của mình, khi đó, nó phải coi như là đã, chỉ còn thiếu khói, nagy cả khi sơn đã khô được nửa chừng. Giống như chữ ký trên tranh, tôi thường để ở góc dưới, phía bên phải, khói là con tem, và là con tem đặc biệt của từng con phà. Khi những đợt khói dầy trông như một đám mây, nhất là khi chúng cùng bốc lên từ tất cả những ống khói của bao nhiêu con tầu di động chung quanh cầu Galata, lúc đó có thể coi như thế giới của tôi được bọc bởi một bức màn đen.
Đi dạo bên bờ Bosphorus, hay đi trên phà, tôi thích nhất là chìm mình vào màn khói dầy của một con tầu, đi qua rồi, và để lại ở phía sau nó. Và nếu gió chiều theo ý tôi, thì tôi sẽ ngẩng mặt để hứng trọn trận mưa khô, giống như một mạng nhện, của những hạt bụi than còn thơm mùi lò lửa.
Thường là, đúng vào lúc của những nhát cọ sau cùng, tôi cảm thấy hân hoan làm sao khi choàng lên bức tranh chiếc vương miện, là khói, (đôi khi, tôi chơi quá liều, và làm hỏng bức tranh), và tôi sẽ ghi nhớ cảnh tượng, khói thoát ra khỏi ống khói tầu, lan rộng ra, rồi biến mất, để dùng cho những bức tranh trong tương lai. Nhưng, khi nhát cọ cuối cùng điểm hóa xong, thì cũng là lúc thực tại của riêng bức tranh xuất hiện, và nó làm tôi quên béng khói thực ở bên ngoài, hình dáng nó như thế nào.
Tuyệt nhất, hoàn hảo nhất, là, khi gió thật nhẹ, khói thoát ra khỏi ống khói tầu, rồi bay lên được một góc 45 độ, và tới đó, nó bắt đầu bay song song với con tầu, mà không hề chuyển đổi hình dáng của nó, như thể có một người nào đó vẽ một đường thật là uyển chuyển, thật là duyên dáng lên nền trời để chỉ cho thấy đường bay của con tầu trên mặt vịnh Bosphorus. Cột khói than, mịn, của một con phà nằm thở phì phào tại bến, trong một buổi trời không gió, như mang trong nó một nỗi buồn và nó làm tôi nhớ tới làn khói lam bốc lên từ một mái tranh nghèo.
Khi con phà và gió nhè nhẹ chuyển hướng, khói xà xuống mặt vịnh, toả ra thành từng cuộn, trông như những con chữ Ả Rập. Nhưng, bất cứ khi nào vẽ cảnh Bosphorus với con phà của công ty City Lines, tôi đều cần tới khói để chuyên chở nỗi buồn Bosphorus, bởi vậy niềm vui vì một hình dáng có tính tình cờ của khói tầu kia, mặc dù rất mê, nhưng nó cũng làm phiền tôi rất nhiều.
Vào một ngày không có gió, khi khói tầu phun ra phì phì, và chen lấn, đùn đẩy trên nền trời Bosphorus, làm sao mà kể hết cho được nỗi buồn mà con phà để lại, trên lối đi của nó, từ bến này tới bến nọ. Tôi mê ơi là mê, đợt khói dầy nằm nơi đường viền chân trời, rồi lầm lì lao tới, với những đám mây trông thật đáng sợ ở đằng sau nó, như trong một bức họa của Turner. Nhưng, ngoài chuyện mê vẽ cho được một bức họa cảnh Bosphorus mà ở trong đó có một, hay vài con phà cùng với những khói tầu mệt lả của chúng, thì những đợt khói mệt lả đó, không phải tôi chỉ nhìn thấy từ chính những con phà, mà còn từ những bức tranh của Monet, Sisley, và Pisarro, chúng sống dậy và gây hứng khởi cho tôi – thí dụ, đám mây xanh nhạt của Monet, trong bức Nhà Ga Saint-Lazarre, hay là những đám mây trông thật vui nhộn, cuộn tròn như những những đọn kem lạnh, trong một thế giới hoàn toàn khác biệt của tranh Dufy – đó là những gì mà tôi vẽ.
Flaubert mở ra cuốn Giáo Dục Tình Cảm của ông bằng những dòng tuyệt vời, miêu tả những hình dáng thay đổi của khói, và đây là một trong những lý do tôi mê ông, lẽ dĩ nhiên, còn có những lý do khác nữa.
Tới đây chúng ta chấm dứt bài ngợi ca khói, bằng cách dùng nó, như là cây cầu bước qua điệu buồn kế tiếp.
Cách viết sóng sau đè sóng trước này, là được gợi hứng từ một kỹ thuật âm nhạc Ottoman có tên là ara taksim. Từ “taksim” có nghĩa chia ra, thu gom lại, chia nước ra thành từng dòng, từng khe, và đây là lý do tại sao những cánh đồng lớn, nơi Nerval nhìn thấy những người bán hàng rong và những nghĩa địa (và nơi này cũng còn được sử dụng như là một trung tâm phân phát nước), được những người dân thành phố Istanbul gọi là “taksim”. Họ vẫn gọi nơi đó bằng cái tên như thế, ngay cả bây giờ, và đó là nơi tôi rong ruổi hết cuộc đời của tôi, là ‘một góc trời chỉ biết ăn chơi”, của tôi.
Nhưng khi hai ông nhà văn Flaubert và Nerval ghé thăm nó, thì nó lại chưa có cái tên Taksim này.
Orhan Pamuk