*

Diary
















@ Markham Fair, Oct 4 2008

Cao Thoại Châu
Có người nào đổ bóng xuống thơ tôi
Câu tám buồn
Chuồn chuồn
Thương con mắt nai


Thơ không đứng ở vành móng ngựa

Có đấy. Ngoài Nguyễn Việt Chiến, còn Joseph Brodsky, thí dụ.

Ai cho phép mi là thi sĩ?

Tòa án: Chuyên môn của anh là gì?
Brodsky: Thi sĩ, dịch giả.
Tòa án: Ai chỉ định anh là thi sĩ? Ai cho anh vào hàng ngũ những thi sĩ?
Brodsky: Chẳng ai cả. Ai cho tôi vào hàng ngũ nhân loại?
Tòa án: Anh có học về cái đó không?
Brodsky: Học về cái gì?
Tòa án: Để trở nên thi sĩ. Anh không hề cố gắng học xong trung học, nơi mà người ta sửa soạn cho anh, người ta dậy anh...
Brodsky: Tôi không tin chuyện này liên quan đến học vấn.
Tòa án: Như vậy là thế nào?
Brodsky: Tôi nghĩ... vậy thì, tôi nghĩ, điều đó đến từ ông Trời.
Tôi hết còn tin vào nơi chốn đó

Note: NVC, theo như trên net, dân Thạch Thất, Sơn Tây.
Thạch Thất gần Quốc Oai, quê Gấu, nhưng nổi tiếng hơn, với những nhà tù.
Chắc độc giả còn nhớ cú Mẽo nhảy dù xuống TT?

Làm nhục dân Ấn
Roars of anger
Aravind Adiga's debut novel, The White Tiger, won the Booker prize this week. But its unflattering portrait of India as a society racked by corruption and servitude has caused a storm in his homeland. He tells Stuart Jeffries why he wants to expose the country's dark side.
Bạch Hổ thắng Booker, nhưng dân Ấn tại quê nhà không ưa bộ mặt xấu xa của đất nước được mô tả ở trong đó. Tác giả giải thích tại sao ông mang đồ dơ ra phơi ở trước nhà.
Làm nhục dân Thổ
Frankfurt Book Fair: Orhan Pamuk denounces Turkish oppression
Tại Hội Sách ở Frankfurt Orhan Pamuk tố cáo chế độ đàn áp của nhà nước Thổ.
Làm nhục dân Mit
TGM Kiệt: « Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam ».

 *
Bạch Hổ giành Booker

Out of the Darkness: Adiga's White Tiger rides to Booker victory against the odds

Bạch Hổ: The White Tiger
Tác giả Aravind Adiga

Trong khi chê thậm tệ cuốn của Rushdie, "The Enchantress of Florence," trước khi ban giám khảo Man Booker quẳng vô thùng rác, tờ Người Kinh Tế, số 13 Tháng Chín, 2008, lại khen nức nở một trong sáu cuốn lọt vào danh sách chót, của một tác giả mới toanh: Aravind Adiga.
What a singular voice he has! Giọng văn mới đặc biệt làm sao!
Và qua bài điểm, cuốn sách quả là bảnh thật, và còn hơn thế nữa: có vẻ như cũng có một con bọ ở trong đó: rằng nghèo đói tham những quá là nguồn cơn sinh ra quái vật.
Với Mít, ngược lại!
*
The Economist September 13th 2008

New fiction
His master's voice
The White Tiger. By Aravind Adiga. Free Press; 321 pages; $24. Atlantic; £12.99
PLOUGHING through a novel a day for nearly six months, the judges of the Man Booker prize, Britain's premier award for fiction, quickly make two discoveries: that most books start well and then sink halfway through, and that almost all the novels soon sound the same. So a new voice is as welcome, and as rare, as a fine ending. Which is why all five judges wanted Aravind Adiga's first novel to be on this year's shortlist, announced on September 9th. And what a singular voice he has.

"The White Tiger" takes the form of a series of letters to WenJiabao, the Chinese premier. Balram Halwai, the Bangalore businessman who writes the letters, wants to tell the Chinese premier something about how life really is in India: not the pink sari of the tourist trail (pink is India's navy blue) or the sentimental imagery of the poor, doe-eyed children. Baham believes that poverty is so corrupting it produces monsters; he should know for he is such a monster himself.
The son of a poor rickshaw-puller who is taken out of school as a boy and put to work in a teashop, Baham nurses dreams of escape. He finally gets his chance when a rich village landlord hires him as a chauffeur for his son, his daughter-in-law; Pinky Madam, and their two Pomeranian dogs, Cuddles and Puddles.
The family moves to Delhi. There, amid the cockroaches and the call centres, the 360,000,004 gods, the shopping malls, the brown envelopes and the crippling traffic jams, Balram learns about modern India, where the air is so bad that it takes ten years off a man's life unless he drives round in an air-conditioned car. "The cars of the rich go like dark eggs down the roads of Delhi. Every now and then an egg will crack open-a woman's hand, dazzling with gold bangles, stretches out of an open window, flings an empty mineral water bottle onto the road-and then the window goes up, and the egg is resealed."
As Baham's education expands, he grows more corrupt. Yet the reader's sympathy for the former tea-boy never flags. In creating a character who is both witty and psychopathic, Mr Adiga has produced a hero almost as memorable as Pip, proving himself the Charles Dickens of the call-centre generation.
Nhật ký

Bạch Hổ là một loạt những lá thư gửi cho thủ tướng TQ. Người viết thư là một thương gia ở Bangalore. Anh ta muốn thông báo cho vị thủ tướng TQ, cuộc sống thực sự ở Ấn: không phải mầu hồng xari dụ khị khách du lịch, cũng không phải hình ảnh những đứa trẻ nghèo, mắt như mắt nai. Balram Halwai tin tưởng, sự nghèo khổ ở Ấn độ hư thối, ung ruỗng, đến nỗi nó sản sinh quái vật,  anh ta biết rõ điều này, vì chính anh ta là một trong những quái vật đó.
Tay chủ xị Booker cho biết cú tranh luận chót “say sưa, ngoạn mục, sôi nổi". Bạch Hổ được, không phải với đa số tuyệt đối phiếu, nhưng mà là xém một tí là rớt, thế mới thú.
Con cọp trắng nhìn, bằng cái nhìn sắc bén, không chớp mắt, xuống thực tại được gọi là phép lạ kinh tế Ấn độ. Nhân vật phản diện và người kể chuyện, là một tên tự phụ, một thanh viên vô học, con trai của một tay kéo xe nghèo khổ. Bằng dối trá, phản bội, và sử dụng trí thông minh sắc bén của mình, Xuân Tóc Đỏ Ấn Độ cứ thế leo lên và lọt được vào thế giới của các đại gia, trùm tư bản, thương mại ở Bangalore. Cuốn tiểu thuyết là thành quả của một ký giả, với đối tác của mình - giữa một tay thuộc tầng lớp tạm gọi là trung lưu và những thành viên của giai cấp bần cùng Ấn độ.
Viết về đề tài giai cấp nản lắm. Nhưng mọi chuyện là từ nó mà ra, thí dụ như khủng bố, sự bất ổn. Cuốn sách làm được điều rất tốt tại Ấn, tác giả nói, đại khái. Cần một cuốn sách như vậy ở đó.
"Có một điều gì rất khác thường xẩy ra giữa người giầu và nghèo. Có một thời, ít ra thì cũng có mối nối giữa họ, một nền văn hóa, thí dụ, nhưng cái này bây giờ bị ăn mòn và dân chúng nhận ra điều này".
*
Đọc, có vẻ như Ấn độ rất giống Mít, hoặc, Ấn viết giùm Mít, một cuốn tiểu thuyết, trong khi chờ Nobel, đợp đỡ Booker!
Nhưng ở Ấn, sự nghèo khổ sinh ra quái vật. Còn ở Mít, chiến thắng Miền Nam sinh ra ruồi, ra bọ! Có khác!
Nhưng, cần một cuốn sách như vậy, ở đó.


Phúc phương phì
Câu cuối không hề có!

Ui chao, trễ quá rùi

Một độc giả Tin Văn, chắc là nữ độc giả, sau khi đọc bài viết về nỗi thiếu quê hương, không thể lớn thành người, đã viết mail, trách nhẹ Gấu, không thể so sánh Đỗ thi sĩ với Kim Phúc được, vì một lý do rất giản dị, không một người phụ nữ nào muốn cái chuyện, thân thể của mình bị mang ra làm trò, bất cứ trò gì, đừng nói trò tuyên truyền khốn nạn. For Your Eyes Only, không nhớ sao, Chú/Bác Gấu?

Bà/Cô nhắc tuồng Gấu: Phải so sánh với trường hợp Grass, và cái chân lý về thế kỷ bửn, thế kỷ Lò Thiêu, Lò Cải Tạo: Không ai muốn từ giã nó mà trên người không có tí… cứt!

Quả có thế: Đỗ Thi Sĩ chẳng có tí gì dơ dáy, sau một cuộc chiến nhơ bẩn như vậy!
PXA than địa ngục hết chỗ, ông không biết đi đâu, không phải vì ông nghĩ ông sạch, mà là vì cỡ như ông, phải có một nơi nào khác, thí dụ, Lò Luyện Ngục. Nhưng nếu nói huỵch tẹt ra thì cao ngạo quá. Nên nhớ, chỉ những thứ long trời lở đất, khi còn sống, thì chết, mới được đưa xuống Lò Luyện Ngục, Purgatoire, thí dụ Sartre, Aragon, chẳng hạn.
*
Ông Ẩn trả lời không một giây do dự : không có cành đào, không có gì hết, ông Nhu «hù» Mĩ vậy thôi.
Diễn đàn Forum
Đọc câu trên, là Gấu nhớ ngay ra me-xừ cán bộ lớp học tập cải tạo ngắn hạn 3 ngày tại Bưu Điện. Mặt anh ta đỏ gay, cố kìm cơm giận: Bác Hồ sao lại là bạn của tên Việt gian NĐD!
Trong hai ông trên, liệu có ông nào mặt đỏ gay?
Hay cả hai đều... đỏ gay?
Như mọi cán bộ trung-cao, ông được triệu ra Hà Nội học trường Đảng : không ít nhà báo Mĩ tưởng rằng ông bị đi « học tập cải tạo » như những sĩ quan VNCH. Họ lại càng thắc mắc khi nghe lối giải thích rất « Phạm Xuân Ẩn » của ông : « Hà Nội lạnh quá, nên sau 10 tháng, tôi xin về », « Họ không biết đối xử với tôi ra sao, tôi thì hay giỡn mà họ thì quá nghiêm túc ». Nếu dùng tiếng Pháp, có lẽ ông Ẩn không dùng chữ « sérieux » (nghiêm túc) mà « constipé » (táo bón)
*
Mĩ tưởng rằng...

Ôi chao giá mà ông Ẩn được tí tì vết, stain, theo nghĩa của Grass, thì cũng đỡ đau đi một tí. (1)
Vả chăng, Gấu này còn nhớ "bạn mình" rất hơi bị ưa mặc đồ lính VNCH, áo quần bó chặt lấy người... Và nếu như thế, giá mà ông Ẩn được cái vinh dự "cùng hội cùng thuyền" (2) vài ngày, trong số 10 ngày, thì cũng là một kỷ niệm đẹp đấy chứ?
Gấu nhớ một tay viết văn, rất nổi tiếng, khởi nghiệp với những tờ báo thiếu nhi tại Sài Gòn. Tay này trốn lính, chuyên mặc đồ sĩ quan VNCH. Sau 30 Tháng Tư, lẽ dĩ nhiên anh đếch đi trình diện học tập cải tạo. Bị nhân dân trong xóm tố, bị Cách Mạng bắt, sau thả. Anh sau làm cho báo CA, đệ tử ruột của HBT, nghe nói bây giờ khá lắm.
Thú vị nhất, là sau 1975, có thời gian đói quá, anh đóng vai cán bộ, đi buôn lậu, bị bắt, đập bàn đập ghế gắt um lên, tụi mi phôn về Sài Gòn hỏi anh Sáu Dân [?], ảnh biết rất rành về tao!
*
Nếu dùng tiếng Pháp...
Gấu này lại nhớ đến... Hegel, khi hấp hối than, chẳng có thằng đệ tử nào hiểu được Thầy, nhưng có một đứa...
Anh đệ tử ruột mừng quá, khi thấy Thầy nhìn mình, và phán:
Tội thay, thằng đó lại hiểu sai!
Nhưng học trường Đảng mà sao còn than: "Họ không ưa tôi chút nào hết," Ẩn nói đến những cán bộ cải tạo chính trị. "Nhưng tôi không phạm phải lỗi lầm to lớn nào đến nỗi phải bị đem ra bắn."
The Spy Who Loved Us
(1) Grass, who was born in 1927, never pretended to have escaped the war unstained.
Lịch sử, hay chính xác hơn, lịch sử Đức quả đúng là một cái nhà xí bị tắc. Chúng ta cứ thế móc cứt và cứt cứ thể đùn lên. Một nhân vật của Grass lầu bầu.
Bây giờ cứt ngập đến tận cổ me-xừ Grass.
Nhưng đây là một con người đếch chịu trốn thoát lịch sử mà không có tí cứt ở trên người.
. Grass và SS
(2) Năm 1975, chế độ mới đưa tôi đi trại cải tạo, cùng với bạn bè của tôi, "cùng hội, cùng thuyền"; chúng tôi rời đồng bằng lên vùng rừng núi, dửng dưng, bình thản, không tuyệt vọng cũng không hy vọng. Tôi đã nghĩ mình "biến mất", chẳng mong ngày trở lại, như bọt bèo trong cơn lũ lịch sử, tại sao không...
Thơ giữa Chiến Tranh và Trại Tù
Muốn đưa ông Ẩn tới một vị trí lâu bền và có thể thu nhận được những tin tức tình báo, họ thấy ông không nên ở lại quân đội (giỏi lắm có thể lên tới cấp đại tá) hay nhảy vào chính trường (quá nhiều bất trắc), nên đã quyết định ông nên làm báo...
ĐD forum
Ôi chao, chưa bao giờ nghề làm báo lại bị sỉ nhục đến mức như thế này!
Thảo nào Hegel lắc đầu than, không phải 'táo bón'!
NQT
*

Nhân vật Quân trong Thời Gian Của Người, là từ PXA mà ra.
Đọc, làm nhớ tới Dũng của Nhất Linh, nhưng thực hơn, sống động hơn. Hình ảnh đẹp nhất của Dũng là đứng ở Bến Đò Gió, tóc xõa tung, mơ tưởng ra đi làm cách mạng. Quân trong Thời Gian Của Người chính là Dũng, với giấc mộng làm cách mạng đã trở thành hiện thực. Hình ảnh đẹp nhất, là những lúc đi gặp cách mạng, và phải bịt mắt bịt mặt, sợ mình bị lộ, các đồng chí bị lộ. Vào những lúc tuyệt đẹp như thế, chữ "Ẩn" mới lộ ra hết ý nghĩa của nó. "Ẩn" để làm người không mặt, thực hiện nhiệm vụ hai ba mang, nhằm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Đó là lịch sử Việt Nam ở đỉnh cao của nó, trước khi Con Bọ xuất hiện: Thời đại không mặt. Con người không mặt, rồi biến mất, nhường chỗ cho Con Bọ.
Giấc mộng của Dũng - Chúng ta luôn luôn có dáng điệu của một kẻ sắp sửa ra đi [Camus] - trở thành thực, với Quân, và biến thành hiện thực cho cả nước, với cuộc giải phóng Miền Nam, và liền sau đó, bị Con Bọ chôm mất!
Đám Bọ còn tính khử luôn cả Ẩn, như chính ông xác nhận:
"Họ không ưa tôi chút nào hết," Ẩn nói đến những cán bộ cải tạo chính trị. "Nhưng tôi không phạm phải lỗi lầm to lớn nào đến nỗi phải bị đem ra bắn."
*

Đọc những lời thuyết minh của "Người của chúng ta ở Paris", về trường hợp qua Mẽo học báo chí của PXA, là Gấu hiểu ngay ra lý do thất sủng của tay này: Không hiểu một tí gì về nguyên tắc 'không mặt' trong suốt chiều dài của lịch sử làm thịt người của phe ta: chỉ có nạn nhân mà không bao giờ có thủ phạm.
Không mặt: Ai cho phép mi thay mặt nhà nước để mà giải thích giải thiếc?
Có nhớ Bùi Tín không? Chỉ vì dám thay mặt nhà nước chấp nhận cho DVM đầu hàng mà phải bỏ của chạy lấy người, mày chưa sợ hả?
Ông này hình như còn rành hơn cả nhà nước về vị đại ca, hay thủ lĩnh, của ông!
Còn mấy sự lạ nữa. Báo chí nhà nước, thường là cắt, thiến những gì không hợp ý, vậy mà trong một số bài liên quan tới PXA đã để xì ra những tin tức không lợi như sau:
1. Trong bài viết
"Những giây phút cuối cùng của PXA" để lộ cái cảnh ông bị những bóng ma của quá khứ hành hạ, đến nỗi đi không nổi!
2. Trong bài mới trên Tuổi Trẻ, nhắc lại những lời chửi rủa của đồng nghiệp Mẽo của PXA, về cái sự phản bội họ của ông.
*
Theo Gấu, lời trách móc nhẹ nhàng nhất, nhưng lại nặng nề nhất về Ẩn, là của chủ cũ, khi để trong ngoặc hai từ "honest reporter."
Để trong ngoặc như thế, là, Time không những trách đầy tớ cũ phản chủ, mà còn tất cả những ai lăm le sử dụng báo chí vào những mục đích ô nhục, như PXA đã làm, qua cách giải thích tại sao tổ chức lại chọn nghề báo cho PXA, như "Người của chúng ta ở Paris" trả lời một độc giả của tờ báo của nhóm mấy ông ta.
Nên nhớ, rất nhiều nhà báo làm tình báo, nhưng cas của PXA là độc nhất, khi dùng chính một tờ báo của Mỹ để làm vỏ bọc cho ông.
PXA có thể là người đệ tử chân truyền của Mộ Dung Phục, với đòn "Gậy Ông Đập Lưng Ông" lừng danh giang hồ!
Chính vì thế mà Time là đau nhất. Họ không hề nhắc tới Ẩn, cho tới khi ông chết. Khi ông chết, họ đọc lời ai điếu, vinh danh ông, là một "honest reporter" [trong ngọăc!].
Hơn ai hết, Time hiểu rõ, khi họ bị qua mặt như vậy, là biến tờ Time thành cơ quan của tổ chức, vô tình trở thành màng lưới điệp viên của VC, và của Cộng Sản trên toàn thế giới. Khi họ trả lương cho PXA, là trả lương cho kẻ đã giết hại không biết bao nhiêu lính Mỹ, bởi vì chính PXA thông báo cho VC đường đi nước bước của họ. Đây là những điều một đồng nghiệp của Ẩn đã viết thẳng ra, trên tờ Người Nữu Ước.
*

Milan Kundera denies a claim he betrayed a spy in Communist Czechoslovakia,
but lying now would be the greater betrayal
Vẫn là cuộc chiến đấu của hồi ức chống lại sự lãng quên!
Kundera  nói không, cái vụ làm chỉ điểm, nhưng vào lúc này, nói dối còn khốn nạn hơn là phản bội!


LE CHOC PICASSO

C'est l'événement artistique de l'année: l'exposition du Grand Palais, à Paris, confronte le maître du xxe siècle à ceux qui l'ont inspiré, du Greco à Van Gogh, de Velazquez à Manet. Ou comment ce révolutionnaire sut faire sienne l'histoire de la peinture pour mieux la réinventer.
Un rendez-vous exceptionnel qui valait bien ce dossier spécial.
Il a incarné la modernité absolue sans cesser de se référer à la tradition. Né vingt ans avant la fin du XIXe siècle, Picasso a reçu une formation académique, comme il était alors de règle, faisant du Prado, à Madrid, son premier contact avec l'histoire de la peinture, avant d'arpenter le Louvre, au début des années 1900. Ainsi la présence du Greco ou de Velazquez, d'Ingres ou de Poussin, ou même de Cranach et de Grünewald, est-elle sensible dans nombre de ses tableaux. Picasso se posera d'ailleurs lui-même en héritier: «Un peintre, écrit-il, a toujours un père et une mère. Il ne sort pas du néant.»
C'est ce dialogue artistique que recrée, par un jeu de confrontations, l'exceptionnelle exposition Picasso et les maîtres. L'inspiration, façon Picasso, ne fonctionne évidemment pas de façon banale. Elle ne relève « ni du pastiche ni de la paraphrase, mais de la réinterprétation sans tabou ni fétichisme », explique Anne Baldas­ sari, directrice du musée Picasso et commissaire de l'exposition. L'artiste étudie, s'approprie, déconstruit, re­ construit, s'amuse, provoque. A partir des années 1950, ce dialogue ap­ paraît d'ailleurs de façon plus systématique. Les Femmes d'Alger, de Delacroix, Les Ménines, de Velazquez, et Le Déjeuner sur l'herbe, de Manet, deviennent ainsi prétexte à de très nombreuses variations.
Picasso aurait sûrement aimé visiter ce musée imaginaire. Déjà, en 1947, il avait été invité à accrocher quelques­uns de ses tableaux aux côtés d'œu­ vres du Louvre. Et il avait choisi de les confronter à Zurbaran, Delacroix et Courbet. En 1971, à l'occasion de son 90e anniversaire, huit de ses toiles furent exposées dans la Grande Gale­ rie du Louvre, son Arlequin voisinant avec le Gilles de Watteau. il n'avait alors pu cacher son émotion •
Annick Colonna-Césari, avec Cécile Thibaud (à Madrid) et Marion Festraëts Picasso et les maitres. Galeries nationales du Grand Palais, Paris (Ville). Du 8 octobre 2008 au 2 février 2009. Picasso/Delacroix : Femmes d'Alger. Musée du Louvre, Paris (1er) Du 9 octobre au 2 février 2009. Picasso/Manet : Le Déjeuner sur l'herbe. Musée d'Orsay, Paris (Vile). Du 8 octobre au lerfévrier 2009.
*
Một biến cố nghệ thuật trong năm: Triển lãm tại Đại Cung Điện ở Paris: cuộc đụng đầu giữa Bậc Thầy của thế kỷ, Picasso, với những sư phụ của Thầy: Từ Greco tới Van Gogh, từ Velasquez tới Manet. Hay là, bằng cách nào nhà cách mạng nghệ thuật lấy cuộc đời của mình làm lịch sử nghệ thuật, để tái sinh nó.
Một cuộc gặp gỡ đặc biệt xứng đáng một số báo đặc biệt.
Một cuộc triển lãm đặc biệt
Hành trình của một thiên tài
Những tuyệt tác được giải mã.

Ông đã thể hiện hiện đại tính tuyệt đối trong khi không ngừng qui chiếu về truyền thống. Sinh hai mươi năm trước trước tận cùng thế kỷ 19, Picasso đã được đào tạo theo tinh thần hàn lâm, đúng bài bản thời của ông, và Prado, ở Madrid, là vị thầy vỡ lòng đầu tiên của ông, với lịch sử hội họa, trước khi ông sải bước tại viện bảo tàng Louvre, những năm đầu thập niên 1900. Và sau đó là sự hiện diện của những bậc thầy khác, ở trong nhiều bức tranh của ông. Ông tự coi mình là kẻ thừa kế: "Họa sĩ, luôn có bố và mẹ. Anh ta đâu đến từ hư vô".
*

Đời của ông là tác phẩm của ông.
*

Nhà nghệ sĩ hiện đại lớn lao nhất là nhân vật của một sử thi trải dài một thế kỷ sáng tạo, với những xáo trộn lịch sử, những gặp gỡ. Giai thoại về ông ngày càng sống động, ba mươi lăm năm sau khi ông mất. Hàng ngàn bài viết về tiểu sử, tác phẩm, những cuộc triển lãm tác phẩm, từ Âu sang Á, tới tận Corée và Ukraine… Không có vị khổng lồ nào của nghệ thuật hiện đại, Matisse, Cézanne, hay Braque đạt tới được tầm vóc huyền thoại như Picasso.
Phải nói là sự hiện hữu toàn diện của Picasso được đặt dưới dấu ấn của sự ngoại khổ, không đo đếm được, quá tầm kích. Ông là nhân vật của một sử thi trong đó nghệ thuật và đời sống xoắn xuýt lấy nhau, sự khốn khổ và vinh quang, lịch sử lớn và lịch sử nhỏ. Thiên tài phát triển sớm, được ông bố, giáo sư nghệ thuật, đào tạo, ông chẳng mấy chốc được gọi là “Tiểu Goya”. Tài năng khiến ông "xém một tí" là trở thành họa sĩ cổ điển lớn lao, nếu không kịp thời tránh thoát, để tự tìm ra một số phận cho mình.
Trong số phận đó, có cả cái thẻ Đảng, giữ cho đến khi chết!

*


Biết rồi.. xú nha đầu!
Thảo Trường


Nobel 2008


Why Rowan Williams is the best man for the job – of appreciating the greatness of Dostoevsky

La Chine, machine à laver les cerveaux


Politkovskaya faced the possibility of death with her characteristic stoicism: “They say that if you talk about a disaster you can cause it to happen. That is why I never say aloud what I am most afraid of. Just so it won’t happen,”…
"Người ta nói, nếu bạn nói về một thảm họa, là bạn có thể khiến cho nó xẩy ra, thành ra tôi chẳng bao giờ la lớn lên, điều mà tôi sợ nhất. Để cho nó đừng xẩy ra."
*
Ui chao, đúng là tình trạng Gấu những ngày thằng em trai sắp chết. Đến khi nó chết, Gấu vẫn không tin, theo cái kiểu, vẫn muốn vặc lại Lão Tặc Thiên: Tao đâu có la lớn lên đâu, mà tại sao em tao chết?
*
Có thể nói, ngay sau khi Gấu thoát chết vì hai trái mìn của VC ở nhà hàng nổi Mỹ Cảnh nơi bờ sông Sài Gòn, là Gấu hiểu rằng, vậy là thằng của mình nguy rồi. Và khi thằng em đi Thủ Đức, ra trường, được bố trí về đơn vị địa phương quân canh giữ phi trường Sóc Trăng, là ngày nào Gấu cũng sống trong thấp thỏm, lo sợ. Gấu chạy tới nhờ bà cụ C [bà cụ ông anh nhà thơ TTT] cầu cứu, bà nói với ông tỉnh trưởng Bạc Liêu, Đại tá Út, chồng bà cô của bạn C. Ông Út bèn viết một lá thư tới tay tiểu đoàn trưởng đơn vị. Khi thằng em mất, còn giữ trong túi cái danh thiếp của Đại Tá Út. Vị tiểu đoàn trưởng nói với Gấu, khi xuống Sóc Trăng đưa xác em về Sài Gòn mai táng, tôi nghe nói, anh của S. là nhà văn, nên đã ra lệnh đưa nó về làm văn phòng, trông lo tờ báo của đơn vị, và S. sẽ nhờ ông anh của mình đóng góp bài vở.
Vậy mà cũng không kịp.
Gấu khi đó viết bài cho Đài Phát Thanh Sài Gòn, và, cùng lúc, nhận được hai điện khẩn, một, từ đài VTD thoại quốc nội [kế ngay bên Đài VTD quốc tế nơi Gấu làm việc], một, từ Đài Phát Thanh Sài Gòn, về vụ thằng em tử trận.
Thằng em mất, chưa kịp thông báo địa chỉ cấp báo thân nhân với đơn vị.


Tại anh tại ả?
Nỗi buồn quốc tịch
Trong những nỗi buồn quốc tịch Đỗ Kh khui ra, thiếu, tất nhiên, bởi làm sao đủ cho được, đa số liên quan tới Mẽo, và vì liên quan đến Mẽo, Gấu xin được bổ sung một vài trường hợp, cũng khá nổi cộm. Một, là của tay chê vị TGM Kiệt không còn chút sáng suốt. Tay này, do đệ tử PXA, [muốn biết rõ, xin đọc Một ngàn giọt lệ rơi, của Đặng Mỹ Dung], nên bị Mỹ gọi là “VC mole”, cấm vô Mẽo. Và của Milosz, thi sĩ Ba Lan, Nobel văn chương, bị Mỹ gọi là “Soviet mole”. [Milosz’s ABC’s; entry: American Visa]. Sau khi ông được Nobel, thì lại được Reagan mời vô Bạch Ốc dùng cơm, và tặng mề đay vì những đóng góp cho văn hóa Mẽo.

Sau đây tôi xin giới thiệu hai bài thơ của E. Evtushenko, sáng tác ở hai thời kỳ khác nhau, nhưng đều cho thấy một bản lĩnh nổi bật, bản lĩnh một người cầm bút trung thực và dũng cảm.
Blog Ngyên Đầu Bạc.
Thú thực, đọc câu trên Gấu không chịu nổi.
Nói thơ ông này hay, có bản lĩnh “thơ”, thì còn được, vì liên quan đến khiếu thưởng ngoạn. Nhưng "bản lĩnh của một người cầm bút trung thực, và dũng cảm", sợ… sai. Đọc Chuyện trò giữa Volkov và Brodsky, là biết ông nhà thơ này khốn nạn như thế nào. (1)
Trên blog này, còn có bài viết bênh vực Cholokov, Nobel văn chương.
Trong số những người tố cáo Cholokov chôm Sông Đông Êm Đềm có Solzhenitsyn. Tuy nhiên, chứng cớ rõ nhất, theo Gấu, là sự khác biệt giữa tác phẩm khổng lồ, tuyệt tác này, với số còn lại của ông ta. Gấu này quá mê Sông Đông Êm Đềm, nhưng khi đọc mấy cuốn kia, thì nhận ra, có một khoảng cách rất lớn, về tài năng, về đạo đức [qua sự thể hiện nhân vật] giữa Sông Đông, và những tác phẩm còn lại, thí dụ Vỡ Đất Hoang.
Tay J.H. Chase đã từng viết một cuốn série noire y chang đề tài trên, cuốn Eva, một trong những tuyệt tác của ông, đến nỗi Tây Mũi Lõ phân vân không biết xếp cuốn này vào văn chương đen, hay là trắng!
(1) Xin xem Chương Bách hại và Tống xuất, Brodsky nói về vai trò 'consultant KGB' của thi sĩ nhà nước Yevtushenko, trong vụ đầy ông đi nước ngoài.
Tuy nhiên, Yevtushenko, trong cuốn Đừng chết trước khi ngỏm, Don't Die Before You're Dead, không nhận, ông là consultant của KGB. Nhưng theo Maximos, ở Moscow, chức vụ tay trái của Yevtushenko là trung tá KGB. Còn chức vụ tay mặt, mần thơ. Lâu lâu đổi tay cũng chẳng sao!

Khi gặp BHD, cô bé 11 tuổi, cũng là lúc nỗi nhớ Hà Nội không còn sôi sục như những ngày vừa mới di cư, nhưng đã lặn sâu vào trong xương trong tuỷ, đột nhiên sống dậy, và thế là những gì gì, người nữ muôn đời, thánh nữ… tất cả hiển hiện mồn một trên bộ mặt đen nhẻm với chiếc răng khểnh, cặp mắt thông minh, dò hỏi, tại sao mi nhìn ta như vậy? Mi nghĩ ta là Hà Nội của mi, hử?
Rồi những mối tình sau đó, hình như cũng bị ảnh hưởng bởi mối tình đầu với một cô bé con, thành thử chẳng có mối tình nào có tí mùi sex, mùi lá khô vì đợi chờ, mùi lá ướt tèm nhẹp, mùi cỏ ngai ngái…
Thảm thật, thảm thật!
Thánh thiện thật, thánh thiện thật.
*
Like the Coleridge hero who wakes to find himself holding the rose of his dreams, I knew these objects were not of the second world, which had brought me so much contentment as a child, but of a real world that matched my memories.
Orhan Pamuk
Như nhân vật của Coleridge thức giấc thấy mình cầm khư khư trong tay bông hồng đen của giấc mộng, tôi biết, tất cả những gì ở trong
Tứ Khúc thì không phải là từ thế giới tưởng tượng bước ra, chúng thuộc cuộc đời này. Và chúng là một, với hồi ức của tôi, những ngày ở Sài Gòn.