*

Diary
















*

Những bài thơ mới của Cao Thoại Châu
Uống cạn hoàng hôn
Trong niềm vui có lẫn chút sương mù
Đêm qua Bắc Vàm Cống
Buồn Đại Lục

Thời Chúa Sẩy Thai (1)

Đây cũng là một trường hợp áo gấm về làng đây!
Đúng là có tài phỏng vấn, ngửi ra ngay ‘nhược điểm” của đối phương, để mà chọc lưỡi dao vô!
Câu trên, chẳng tuyệt sao?
Mi cũng là một thằng nhát. Bộ VN không có gì để ‘tham luận’?
Câu nhắc tới tướng Givral, mà chẳng thú sao?
Hóa ra ông chủ cũng có thời gian là bạn của bạn của Gấu, tức Cao Bồi PXA.
Cuốn viết về PXA của bà này, cũng tuyệt: Người không mặt! Nó làm Gấu nhớ tới Akhmatova, và câu thơ của bà, về thời không mặt:
The human face disappeared and also its divine image. In the classical world a slave was called aprosopos, 'faceless';
litteraly, one who cannot to be seen. The Bolsheviks gloried in facelessness.
Mặt người biến mất và hình ảnh thánh thiện của nó cũng mất theo. Cổ xưa, kẻ nô lệ bị gọi là aprosopos, 'không mặt'; kẻ
không thể bị nhìn thấy. Người CS hãnh diện trong không mặt.]
Nói cho cùng, đó là thời không mặt. Như một hình ảnh khủng khiếp của Anna Akhmatova, về Cách Mạng:
As though, in night's terrible mirror
Man, raving, denied his image
And tried to disappear
[Như thể, trong tấm gương kinh hoàng của đêm đen
Con người, rồ dại, chối bỏ hình ảnh của mình
Và ráng sức biến mất]
Nhớ tới những chuyến đi của đám VC nằm vùng, vô bưng gặp Cách Mạng, cũng bị bịt kín mặt, cứ là như đi gặp Bố Già Corleone!
Ông chủ khều nhẹ đám hải ngoại cứ chê Việt Nam thiếu dân chủ, đếch chịu làm một điều gì cho đất nước, như ông ta, nhưng khi được hỏi, ông làm được gì, thì lại đổ cho cơ chế. Cơ chế như vậy, là do thiếu dân chủ mà ra. Nhưng đó là chuyện nhỏ.
Chuyện khủng khiếp, là đằng sau tất cả, là Cái Ác Bắc Kít, và cái này thì thật vô phương!

*
Dị ứng với cách gọi “trí thức” “Việt kiều” vậy thưa phải gọi ông là gì ạ?
Giáo sư Trần Hữu Dũng: Một người sống xa tổ quốc. Tôi không nghĩ mình là Việt kiều. “Trí thức” nghe quá kênh kiệu. Người khác dùng trung hòa hơn. Tôi cũng dị ứng với các từ “toàn cầu hoá” và “hiến kế”. Nghe to tát quá.
Quả là dị ứng thật. Nên mới đọc tham luận về trí thức Tẫu
Người khác dùng trung hòa hơn. Ông dị ứng dị tật này tính nói gì đây? NQT
Nhưng ông dị ứng có dị ứng với bài này không:
Xin lỗi chị
*
Tờ  Công An Nhân Dân có mục văn hoá khá.
Đây là "tinh thần" Lò Thiêu đấy. Mấy ông CA nhà nước, ngày tẩn người, đêm về viết văn, làm thơ. Và đây cũng là một đề tài nhức nhối mà Steiner mê lắm, nhưng ông thú thực, không đủ văn tâm, văn tài. "Ông chủ" cứ thử nghiệm coi, mấy ông nhà văn nhà thơ VC, cứ có tài, là thể nào ngành CA cũng chộp lấy liền, thành thử mấy tờ CA, An ninh thế giới… toàn thứ xịn cộng tác không hà! Vừa có tiền, vừa được đánh người, vừa được ông chủ hải ngoại, “nổi tiếng và khiêm nhường”, khen!
Mấy anh quản giáo, vừa nghe nhạc Thiên Thai của Văn Cao, vừa đọc Chuyện kể năm 2000, của Bùi Ngọc Tấn, vừa đấm đá cho tác giả BNT vài cú, cúp phần ăn vì không lao động đủ chỉ tiêu.... là cũng trong tinh thần đó, đâu có khác gì mấy anh SS vừa đẩy người vào Lò Thiêu, vừa nghe nhạc cổ điển. Bởi thế mà Walter Benjamin phán, mỗi tài liệu văn minh là một tài liệu về dã man: Cứ mỗi bài văn hóa khá trên tờ CAND, là có một thằng Điếu Cầy bị bỏ tù vì tội trốn thuế, một ông linh mục bị bịt miệng, một Lê Thị Công Nhân bị đưa vô nhà thương tâm thần.... đại khái như vậy!
Đây đâu có mắc mớ gì tới "gu" đâu? Mắc mớ gì tới những tờ báo nhân văn số 1 toàn cầu như tờ TLS? Chẳng lẽ ông chủ cũng đọc tờ này? (1)
(1) “Tờ Công An Nhân Dân có mục văn hóa khá”. Không biết cái bác Trần Hữu Dũng có mò vào blog này đọc không, mà hôm trước tôi vừa nói bác này chuyên đọc báo Công An, hôm nay đã thấy lên báo nói đúng chuyện này hehe. Đọc xong câu này thì nể quá, công nhận nể. Gu tốt thật. TLS, Guardian, NY Times Công An Nhân Dân.
*
Ông vẫn còn thích viết giả tưởng?
-Vâng, nhưng tôi chưa vươn tới tầm, xứng với những đề tài làm tôi đứt ruột đứt gan. Tôi cứ trở đi trở lại hoài với khởi đầu một câu chuyện, hay là một cuốn tiểu thuyết nho nhỏ, về một đề tài như sau: chúng ta hoặc đang ở một hòn đảo Hy Lạp thời kỳ mấy ông tướng, hay ở Thổ Nhĩ Kỳ, hay Nam Mỹ: bất cứ một nơi nào trên trái đất, nhưng phải là một chế độ cảnh sát trị. Một người đàn ông trở về nhà với vợ con, và vào cái lúc họ đi vô giường ngủ, hay ở bàn ăn, bà vợ ngửi thấy mùi tra tấn ở ông chồng (anh ta đã tra tấn người suốt buổi). Anh ta chẳng bao giờ nói về chuyện đó, vậy mà các bà biết: họ biết họ đang chia giuờng sẻ gối với những người đàn ông đã làm gì với thân thể của những người đàn ông đàn bà khác. Cội nguồn xa xưa nhất của nó, là từ Lysistrata, của Aristophanes, về những người đàn bà không chịu ngủ với chồng, cho tới khi họ ngưng chém giết. Ở đây, không chỉ là chuyện họ không chịu ngủ với chồng, nhưng một căn bệnh khủng khiếp bắt đầu xâm nhập vô ngay chính hành động ái ân, và sau cùng những người đàn bà bắt đầu làm thịt mấy ông chồng. Lại còn chuyện những đứa trẻ nữa: làm sao chúng sống, với sự hiểu biết về điều người cha làm?
Ui chao, Gấu này cứ tự hỏi, mấy ông VC con có biết mấy ông VC bố làm những điều gì không....
*
Và đây là ông VC, ông già của "ông chủ".
Qua bài phỏng vấn, Gấu tò mò truy tìm trên net, đọc tác phẩm của ông Hằng Ngôn, tức ông già của ông Tiểu Hằng Ngôn. Có đoạn này, mà chẳng thú sao?:
Về sau, tôi phát hiện những ai còn dính dấp ít nhiều với thói quen, sở thích chung của dân tộc, nhất là của nhân dân lao động bình thường, đều đã ở lại trong nước, và đang hát ca thoải mái hơn bao giờ hết. Ví dụ: đã cương quyết ở lại nghệ sĩ Hoàng Giang rất thích mắm kho, canh chua; Ngọc Giàu thích ăn khô, Phượng Liên với “món ăn khoái khẩu” là cá kho tộ, và Thanh Nga luôn luôn thèm cốc, ổi và trái cây chua. Nữ diễn viên điện ảnh Kiều Chinh đã ra đi, vì món ăn khoái khẩu của chị là bít tết và rau salat, cũng như vài người khác vì quá thích quần jean áo pull…. Nhìn vào sinh hoạt, khẩu vị hiện tại của một người, ta có thể đoán được tương lai của họ, chính xác hơn nhiều so với giở số tử vi.
Nguồn
No Comment!
Nhưng không hiểu hai ông Hằng Ngôn & Tiểu Hằng Ngôn có biết, Bác Hồ chỉ thích hút thuốc lá ngoại, hiệu Camel, Con Lạc Đà?
Gấu này chỉ mê món ốc nhồi, vậy mà cũng phải bỏ nước ra đi!

*
Ui chao, Gấu này cứ tự hỏi, mấy ông VC con có biết mấy ông VC bố làm những điều gì không....
Đây có lẽ là câu hỏi trung tâm của tất cả những tác phẩm của tay người Đức
Bernhard Schlink. Trên Tin Văn cũng đã từng giới cuốn Người đọc sách của ông. Cuốn mới nhất, Về Nhà là kinh nghiệm của riêng ông về đề tài này: Về nhà là để đi nữa.

There is a moment at the end of Bernhard Schlink's 1997 bestseller The Reader - shortly to be filmed by Stephen Daldry, starring Kate Winslet and Ralph Fiennes - where the narrator, Michael Berg, trying to make sense of his teenage love affair with a woman who is later tried for war crimes, picks up Homer's Odyssey. He remembers it 'as the story of a homecoming. But it is not the story of a homecoming ... Odysseus does not return home to stay, but to set off again.'
Cuốn The Reader của ông hiện nay được đưa vào chương trình học của Đức.

'Schlink was born into a generation which had to make its own investigative journey into the past.' Ông thuộc thế hệ phải tự mình kiếm ra con đường tìm hiểu quá khứ.
If there is anything with which Schlink's measured fiction most clearly leaves the reader, it is Levin's troubling conclusion: the fact that, when it comes to man's cruelty to man, no one can afford to occupy the moral high ground. Even Schlink admits 'it's possible to feel guilty, by having profited from this or that teacher, who themselves had a part to play in the war. But not the third generation. My son is 34, and he's in a much different situation. Although, if he went to
Israel, he would understand that he would need to be polite, careful. But he wouldn't have this entanglement with guilt.'
Nguồn


Tribute
*
Bài điểm cuốn sách mới nhất về Solz, trên tờ Điểm Sách London, 11 Sept, 2008
Nhiệm vụ của Solz: Solz's Mission.

Nhiệm vụ gì?
Chàng ra đời, với số mệnh làm thịt Xô Viết, cũng như Lenin, ra đời, để xây dựng nó!
Like any prophet - like Lenin... he knew himself born to a historic destiny... In the end, his mission, like Lenin, succeeded. In fact, one might say that it succeeded at Lenin's expense, a triumphant negation of Lenin's success.
Cuốn sách khổng lồ, về tiểu sử Solz: gần 1 ngàn trang, với những tài liệu mới tinh, từ hồ sơ KGB.
Một David vs Soviet Goliath
What a fighter!
Chàng dũng sĩ tí hon chiến đấu chống anh khổng lồ Goliath Liên Xô mới khủng khiếp làm sao. Niềm tin của chàng mới ghê gớm thế nào: Tao lúc nào cũng đúng!
Chính trại tù đã làm nên Solz. Nhờ lao động cải tạo mà ông được cứu vớt, mất đi niềm tin Mác xít Lêninít, và tìm lại được niềm tin Chính thống giáo khi còn nhỏ, và nhận ra lời gọi [the calling]: ta sẽ là một ký sự gia của trại tù và kẻ tố cáo hệ thống Xô viết [the camps’ chronicler and the Xoviet system’s denouncer.
Đây có lẽ là cuốn tiểu sử mới nhất, đầy đủ nhất [sửa chữa những sai sót trước đó về Solz]. Và tuyệt vời nhất. Tin Văn sẽ scan bài điểm hầu quí vị!


Nguyễn Khải


Gấu có nhớ nhà không?
Bánh cuốn Thanh Trì
Tình cờ đọc lại bài viết của Vũ Bằng, mới thấy văn phong Mít, mới từ 1957 tới giờ, cũng đã ngậm ngùi tang thương dâu bể.
Nhưng, ngay cả cách ăn, cách thưởng thức, bánh cuốn Thanh Trì, như VB miêu tả, thì cũng thật dâu bể, so với cách của Gấu!

..... Khi đã đi làm, có lương tháng, có nhà ở, do cơ quan cấp, bị dòng đời xô đẩy không cho ngoái cổ nhìn lại con hẻm xưa, có những buổi sáng chạy xe vòng vòng đuổi theo dư âm ngày tháng cũ, biết đâu còn sót lại qua dĩa bánh cuốn Thanh Trì, nơi con hẻm đường Trần Khắc Chân, khu Tân Định. Thứ bánh cuốn mỏng tanh, không nhân, chấm nước mắm nhĩ màu mật, cay xè vị ớt bột, kèm miếng đậu phụ nóng hổi, dòn tan, miếng chả quế, giò lụa. Chủ nhật đổi món bún thang dậy mùi mắm tôm, khi đã no nê vẫn còn thèm thuồng chút thơm tho của đôi ba giọt cà cuống đầu tăm. Nhìn bước đi của thời gian, của thành phố trong cơn tuyệt vọng chạy đua với chiến tranh, trong nỗi hối hả đi tìm ông chủ đích thực, sau những ông chủ thuộc địa, thực dân cũ, thực dân mới... cuối cùng khám phá ra đó chính là kẻ thù... Nhìn bước đi thời gian trên khuôn mặt xinh tươi của mấy cô con gái bà chủ tiệm, mới ngày nào còn tranh giành đồ chơi, còn tị nạnh đùn đẩy nhau trong việc phục vụ khách, bây giờ đã biết đỏ mặt trước mấy cậu thanh niên. Tự nhủ thầm hay là tới 79 đợi một tô phở đặc biệt sau khi len lỏi qua các dẫy bàn chật cứng thực khách, cố tìm một cái ghế trống. Hay tới quán bà Ba Bủng để rồi lưỡng lự, giữa một tô bún ốc; cố tìm lại hình bóng con ốc nhồi ngày xưa, tại một vùng quê của xứ Bắc Kỳ xa lơ xa lắc, chỉ muốn quên đi, chỉ muốn chối từ nhưng cuối cùng khám phá ra, trong đáy sâu âm u của tâm hồn, của tiềm thức, của quá khứ, hiện tại, tương lai, của hy vọng, thất vọng, của hạnh phúc, khổ đau... vẫn có một con ốc nhồi ẩn náu dưới mớ bèo trên mặt ao đầy váng; giữa một tô bún riêu, hay một tô bún chả thơm phức vẫn còn chút dư vị chợ Đồng Xuân, mới ngày nào được về Hà-nội ăn học. Ôi tất cả, chỉ vì thèm nghe cho được cái âm thanh ấm áp của mấy đồng bạc cắc reo vui suốt con hẻm Đội Có, Bà Trẻ cho, ngày nào, ngày nào...
Lần Cuối Sài Gòn
Quan trọng nhất, trong bánh cuốn Thanh Trì, là nước mắm chấm, và phải là nước mắm nhĩ!
Vũ Bằng cũng không giải thích, tại sao bánh cuốn Thanh Trì lại liên can, mắc mớ tới nỗi sầu Hà Nội?

*
Bẩy Đêm

Đây là cuốn sách đầu tiên mà Gấu nhìn thấy, của Borges, tại một thư viện Toronto, những ngày đầu đến xứ lạnh. Gồm những bài diễn thuyết của Borges. Nhan đề là từ Ngàn lẻ một đêm, một trong những đề tài diễn thuyết trong bẩy đêm, của Borges.
Lần đó, mê bài viết về Đạo Phật của ông, photocopy, mang về, cũng chưa có thì giờ đọc, lần này vớ được nó trong một tiệm sách cũ.
Nhưng không hiểu, khi đặt tít như vậy, Borges có có trong đầu, cuốn Bẩy đêm khoái lạc?
Đêm Borges nói về thơ ca, kết thúc bằng câu này, mà chẳng khoái [lạc] sao?
Bông hồng thì chẳng tại sao. Nó nở bởi vì nó nở.
The Rose has no why, it flowers because it flowers.
[Nguyên tác tiếng Tây Ban Nha]
Heidegger cũng đã từng sử dụng câu thơ trên, làm nhan đề cho một chương sách của ông.

Vĩnh Biệt
La rose est sans pourquoi, fleurit parce qu'elle fleurit,
N'a souci d'elle-même, ne désire d'être vue.
Bông hồng thì chẳng tại sao, nở hoa bởi vì nở hoa
Chẳng lo lắng gì về mình, chẳng muốn ai nhìn thấy mình
Heidegger trích dẫn Angelus Silesius, trong
Nguyên lý của trí tuệ, Le Principe de raison
*
Like a bird, echo will answer me.

B.P [Boris Pasternak]
*
And the heart doesn't die when one thinks it should.
Czeslaw Milosz, "Elegy for N.N".