*
Ghi

1 2
















'Bứt phá ngoạn mục'

Trong bài điểm sách giữa tháng Tám, nhà phê bình Vũ Nho cho hay đây là dự án “dồn hết tâm lực của một đời cầm bút” của người từng đoạt giải thưởng Hội nhà văn với cuốn Thuỷ hoả đạo tặc (1997).
Ông khen cuốn sách là “một bứt phá mới ngoạn mục” và nó “sẽ được độc giả đón nhận nồng nhiệt”.
Trong khi đó, người ký tên Phương Ngọc viết trên báo mạng Vietimes ngày 24 tháng Tám:
“Chỉ chấm phá thêm đôi nét nhưng cũng đủ để khép lại một giai đoạn văn học vết thương về Cải cách ruộng đất, mà sau này các tác giả khác không nhất thiết phải quay lại.”
Tác giả khen tiếp: “Lần đầu tiên trong văn chương đương đại, sự kiện Nhân văn giai phẩm và cuộc đấu tranh với bè lũ Xét lại hiện đại, cũng như cuộc vượt biển di tản của gần hai triệu người, được nhà văn đề cập đến với cái nhìn điềm tĩnh và xa xót của một người có đủ độ lùi thời gian để phân tích, lý giải, đặng trả lại cho những nhân vật trong cuộc bức chân dung thật của họ”.
Nhưng sau khi sách bị thu hồi, bài này đã biến mất trên trang mạng tờ báo trực thuộc VietNamNet.
Tiểu thuyết Thời của thánh thần được nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành.
Thông tin trong sách ghi người chịu trách nhiệm xuất bản là Giám đốc Trung Trung Đỉnh, chịu trách nhiệm bản thảo, ông Nguyễn Khắc Trường. Người biên tập cuốn sách là nhà văn Tạ Duy Anh, bản thân từng viết tiểu thuyết cũng bị thu hồi năm 2002, "Đi tìm nhân vật".
Ông Hoàng Minh Tường, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, sinh năm 1948 ở Hà Tây, tốt nghiệp cử nhân Địa lý.
Nguồn 1
Note: Cùng dân Sơn Tây với Gấu. Thú thật! Tay nào điểm cũng bảnh thật! "....
mà sau này các tác giả khác không nhất thiết phải quay lại.”. Hách hơn cả Gấu! Đúng là "địa linh nhân kiệt": Tướng Râu Kẽm cũng dân Sơn Tây đấy!
Ui chao, bất giác nhớ đến... Em, và cuộc trò chuyện với... Akhmatova:
Tớ dòng dõi Thành Cát Tư Hãn đấy. Còn cậu?
-Mình dân Kẻ Nủa, Sơn Tây!
*

**

Cuốn tiểu thuyết thoạt đầu có tựa đề “Tốt sang sông”. Cố nhà thơ Trịnh Thanh Sơn, người trước khi mắc căn bệnh ung thư vòm họng hiểm nghèo (và qua đời một năm sau đó), từng ở chung căn phòng áp mái với Hoàng Minh Tường tại Nhà sáng tác Tam Đảo, tháng 9-2006, khi biết bạn đang đánh vật với cái laptop, để đưa từng “con tốt” sang sông, liền bảo: “Ông viết trúng ý một bài thơ tôi viết cách đây mấy năm. Tôi chép lại tặng ông, nếu thích thì ông có thể lấy làm đề từ cho tác phẩm này.
Tốt sang sông
Anh muốn xóa tất cả đi như xóa một bàn cờ
Rồi kiên nhẫn bày lại từng con Tốt.
Tốt chưa qua hà đâu, em ơi đừng nóng ruột
Rồi tốt sẽ qua hà, rồi tốt sẽ đi ngang. 

Hoàng Minh Tường tỏ ra tâm đắc với bài thơ này. Ông chọn thêm một câu trong “Vang bóng một thời” của nhà văn Nguyễn Tuân: “… Một con Tốt lọt qua sông là cái trị giá nó bằng nửa sức con Xe rồi. Ở đời không nên khinh thường cái gì. Con Tốt mà sang hà, tức là đứa tiểu nhân lúc đã đắc thế…”, để dành làm lời đề từ cho cuốn tiểu thuyết của mình.
Khi bản thảo hoàn thành, nhà văn Nguyễn Khắc Trường, tác giả Mảnh đất lắm người nhiều ma, Tổng biên tập NXB Hội Nhà văn, người sẽ ký "giấy thông hành" cho cuốn tiểu thuyết vào đời, là người đọc đầu tiên. Ông trầm ngâm một lát, rồi bảo: “Phải cân nhắc lại cái tên sách, in ở Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, với tựa đề Khi con tốt sang sông”.
Hoàng Minh Tường toát hết mồ hôi. Không thể lặp lại ý tưởng của người khác. Ông tin ở cái trí nhớ kỳ lạ của Nguyễn Khắc Trường. Nhiều cuốn sách nhiều bài báo in từ đời tám hoánh, không mấy ai đọc, mà ông nhà văn ma xó này vẫn nhớ vanh vách.
Nguyễn Khắc Trường chép chép miệng, rồi thêm: “Đặt tên cho cuốn sách, còn hơn cả tên khai sinh cho con mình, cực khó đấy. Truyện của ông lẽ ra phải đặt là “Những người khốn khổ”, hoặc “Con đường đau khổ”. Tiếc là các cụ Vichto Huygô và Alếcxan Tôlxtôi đã đặt mất rồi…”
Trường nói và mở to mắt nhìn Tường tủm tỉm, rồi hai gã nhà văn thông quê cùng cười hô hố, như tự thưởng cho mình những ý tưởng mà chỉ họ mới ngầm hiểu với nhau. Phải tìm một cái tên mới, Hoàng Minh Tường tự nhủ. Đành gác ván bài “Tốt sang sông” lại. Cũng tiếc một cái tựa đề đắc ý. Tác phẩm mô tả hành trình của những người nông dân đi theo cách mạng. Họ là những nông dân khoác áo lính. Ví như những con Tốt trên bàn cờ thế cuộc. Chỉ có tiến, không có lùi. Qua sông rồi thì được quyền vừa tiến vừa đi ngang. Cao cờ. Tốt có sức mạnh chẳng kém gì Xe, Pháo, Mã. Cao cờ nữa, Tốt có thể nhập cung bắt tuốt tuột Tướng, Sĩ, Tượng. Cuộc cách mạng tháng Tám, 1945 long trời lở đất đưa hàng triệu Tốt sang sông, trao cho mỗi con Tốt một sứ mạng Xe, Pháo, Mã. Và rồi họ đã hoàn thành cuộc cách mạng Dân tộc Dân chủ…
Nguồn

“Đặt tên cho cuốn sách, còn hơn cả tên khai sinh cho con mình, cực khó đấy. Truyện của ông lẽ ra phải đặt là “Những người khốn khổ”, hoặc “Con đường đau khổ”. Tiếc là các cụ Vichto Huygô và Alếcxan Tôlxtôi đã đặt mất rồi…”

Cái tên hay nhất cho nó là: Chúa Sẩy Thai. Hoặc Anus Mundi. (1)

(1) Cái chết của Milosz làm Gấu nhớ tới từ Anus Mundi của ông.
Anus Mundi có nghĩa là hậu môn của thế giới. Theo Milosz, một người Đức đã viết ra định nghĩa này, để chỉ xứ Ba Lan, vào thời điểm 1942.
Nhưng Anus Mundi lại làm cho người đọc liên tưởng tới từ Anno Mundi, tiếng La Tinh, có nghĩa là "vào năm của thế giới" [in the year of the world], tức khi thế giới bắt đầu.
Milosz định nghĩa Anus Mundi: The cloaca of the world.
Như chúng ta đã biết, chỉ có loài vật thượng đẳng mới có cơ quan sinh dục riêng, hậu môn, nơi để bài tiết, riêng. Với loài hạ đẳng, chỉ có cloaca, tức hậu môn, dùng cho cả hai việc, làm cơ quan sinh dục và làm nơi bài tiết.
Xứ sở Balan vào năm 1942, là anus mundi, là theo nghĩa đó.
Khi Gấu mượn từ này của Milosz, trong bài viết về Nếu Đi Hết Biển của Trần Văn Thuỷ, là theo nghĩa của từ Anno Mundi, năm bắt đầu thế giới, và còn theo nghĩa năm Thượng Đế từ bỏ chúng ta, của triết gia người Do Thái, Emmanuel Levinas.
Và Gấu coi đó là năm 1975, đối với Việt Nam.
Hậu môn của thế giới.
Năm Thế Giới.
Năm "Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người". [TCS].
Năm chân lý "nước Việt Nam là một", bị lường gạt.
Bị làm nhục.
Nếu đi hết biển

1975: Năm Cái Ác Bắc Kít biến thế giới thành Bãi Đánh Hàng!
*

Sau một đêm trằn trọc, tảng sáng, tựa đề sách đã bật lên trong đầu nhà văn.“Thời của Thánh Thần”, tên tập thơ đầu tay của nhà thơ Nguyễn Kỳ Vỹ, nhân vật chính trong tác phẩm, mà nhà văn đã dày công xây dựng, xứng đáng được chọn đặt tên cho cuốn tiểu thuyết.
“Thời của Thánh Thần” viết về những biến động của một gia đình nông dân có truyền thống khoa bảng ở làng quê châu thổ sông Hồng suốt nửa sau thế kỷ XX. Bốn anh em trai, ba con đẻ, một con nuôi, sau Cách mạng tháng Tám, 1945, mỗi người đi một ngả. Người trở thành cán bộ lãnh đạo, người là nhà thơ, người phát vãng, người ở nhà cày ruộng. Đồng hành với họ là những người đàn bà, những mối tình sét đánh, éo le, oan trái… Tất cả họ, không ai thoát khỏi những biến động, những sự kiện, những bước ngoặt lớn của đất nước. Đòn xoáy khốc liệt suốt hai cuộc chiến tranh đã cuốn họ đi, nhào nặn nên tính cách và số phận của họ. Họ là những tiêu bản, những hóa thạch của lịch sử mà qua đó nhà văn giúp người đọc hồi ức quá vãng…
Nhà lý luận phê bình Vũ Nho rất có lý khi nhận xét: “Cải cách ruộng đất, Đấu tranh chống Nhân văn Giai phẩm, chống Xét lại, Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Hòa hợp dân tộc… Những vấn đề cốt lõi ấy được xem xét và đánh giá qua những số phận mấy đời chìm nổi của một gia đình. Thời gian đủ độ lùi cần thiết. Nhưng những hiểu biết của một cây bút phóng sự, tiểu thuyết có hạng, và suy ngẫm một đời viết, mới là yếu tố quyết định làm nên thành công của tác phẩm này…”
Đúng là, phải đợi tròn một hoa giáp, vào tuổi 60, nhà văn Hoàng Minh Tường mới đủ độ chín, đủ từng trải, đủ đau đớn, dằn vặt, và cả đủ lòng dũng cảm nữa, để viết một tác phẩm tổng kết đời văn của mình.
Tiếp nối những trang nhức nhối về nông thôn một thời mà các nhà văn đàn anh lớp trước đã đề cập (Vũ Bão với Sắp cưới, Ngô Ngọc Bội với Ác mộng, Tô Hoài với Ba người khác…), Thời của Thánh Thần chỉ chấm phá thêm đôi nét nhưng cũng đủ để khép lại một giai đoạn văn học vết thương về Cải cách ruộng đất, mà sau này các tác giả khác không nhất thiết phải quay lại. Và, cùng với mạch cảm xúc bi thương ấy, lần đâu tiên trong văn chương đương đại, sự kiện Nhân văn giai phẩm và cuộc đấu tranh với bè lũ Xét lại hiện đại, cũng như cuộc vượt biển di tản của gần hai triệu người, được nhà văn đề cập đến với cái nhìn điềm tĩnh và xa xót của một người có đủ độ lùi thời gian để phân tích, lý giải, đặng trả lại cho những nhân vật trong cuộc bức chân dung thật của họ.
Nhân vật Nguyễn Kỳ Vỹ có bóng dáng bao nhiêu văn nghệ sỹ, trí thức bị oan sai một thời. Nhân vật Nguyễn Kỳ Vọng là hình ảnh tột cùng đau đớn, vô cùng đáng thương của bao người ly hương, bao kẻ vong bản. Càng về cuối truyện, không chỉ những xung đột tính cách, sự trớ trêu số phận, mà quyết liệt hơn là những đối nghịch về quan niệm sống, lý tưởng sống, về trách nhiệm công dân đối với Dân tộc, Đất nước… cùng cộng hưởng kéo độc giả vào cuộc, tham gia tranh cãi, phản biện.
Những ai ít thích ứng trước những biến động có tính quy luật toàn cầu, hẳn sẽ phẫn nộ với những nổi loạn trong tính cách của lớp nhân vật trê như Lê Lỳ Chu, Chiến Thống Nhất, những phản biện quyết liệt của Nguyễn Kỳ Vọng, hoặc sẽ lên án cái gọi là “sự băng hoại lý tưởng”, “thoái hóa phẩm chất cách mạng” của những người từng có bề dày mấy chục tuổi Đảng, như bà Đào Thị Cam, như nhà văn cộng sản Châu Hà…
Chính độ mở của tiểu thuyết, thái độ nhập thế của tác giả, dám đối diện với những vùng khuất lấp, những mảng đời sống mà lâu nay nhiều người tự coi như vùng cấm kỵ bất khả tri… đã khiến Thời của Thánh Thần không bị rơi vào khuôn mẫu buồn tẻ, một chiều. Đây cũng chính là một bứt phá của Hoàng Minh Tường, kể từ sau hai tiểu thuyết gây tiếng vang Thủy Hỏa Đạo Tặc và Đồng sau bão.
Nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm trong trường ca Văn đàn bi tráng sắp xuất bản, dường như đã có con mắt rất “xanh”, khi ông viết về Hoàng Minh Tường:
“Hết Thủy Hỏa lại đến hồi Đạo Tặc
Đồng sau bão chỏng chơ những tượng đất Thánh Thần”
Nguồn 2


Chúa Sẩy Thai: Đây là một từ do Gấu này phịa ra, để dịch cụm từ "the Passion of an abortive Christ figure", và đây là nguồn:
Weinberg khai triển biểu tượng tôn giáo ngầm chứa trong câu chuyện, (Hoá Thân, của Kafka) đã coi  đây là một chuyển hoá tiêu cực, a negative transfiguration, một nghịch đảo hiện tượng Chuá nhập thân làm người phàm, một Khổ nạn Giê-xu Sẩy thai [the Passion of an abortive Christ figure]
[Hoá Thân của Kafka, bản tiếng Anh, Bantam Books; phần phụ lục, Explanatory Notes To The Text]. Tính từ "abortive" ở đây có thể hiểu như là [một dự án] không thành công, bị sa sẩy, không thực hiện được, [một kế hoạch] bị bể từ trong trứng nước. NQT
*
Từ "Chúa Sẩy Thai" nghe rất chướng, nhưng biết làm sao được, không lẽ phải dùng cả một cụm từ như sau đây:
Hóa Thân kể câu chuyện Chúa Giáng Sinh lần thứ nhì, làm người, để cứu nhân loại, nhưng cuộc sinh nở không xuông xẻ và thay vì làm người thì thành một con bọ, và gia đình sau cùng phải giết bỏ.
Áp dụng vào Mít:
Nước Mít đúng ra là sau 30 Tháng Tư có được Đức Phật nhập thế, Chúa Giáng Sinh, cứu giúp dân Mít, xây cái nhà Mít to lớn bằng 100 lần trước, đưa dân Mít lên đến đại đồng, nhưng thay vì vậy, chỉ có con bọ VC, và sau cùng dân Mít đành phải giết bỏ. NQT
*

Nhưng tại sao tham luận của ông không là nghiên cứu trí thức Việt Nam mà lại là trí thức Trung Quốc?

Đây cũng là một trường hợp áo gấm về làng đây!
Đúng là có tài phỏng vấn, ngửi ra ngay ‘nhược điểm” của đối phương, để mà chọc lưỡi dao vô!
Câu trên, chẳng tuyệt sao?
Mi cũng là một thằng nhát. Bộ VN không có gì để ‘tham luận’?
Câu nhắc tới tướng Givral, mà chẳng thú sao?
Hóa ra ông chủ cũng có thời gian là bạn của bạn của Gấu, tức Cao Bồi PXA.
Cuốn viết về PXA của bà này, cũng tuyệt: Người không mặt! Nó làm Gấu nhớ tới Akhmatova, và câu thơ của bà, về thời không mặt:
The human face disappeared and also its divine image. In the classical world a slave was called aprosopos, 'faceless';
litteraly, one who cannot to be seen. The Bolsheviks gloried in facelessness.
Mặt người biến mất và hình ảnh thánh thiện của nó cũng mất theo. Cổ xưa, kẻ nô lệ bị gọi là aprosopos, 'không mặt'; kẻ
không thể bị nhìn thấy. Người CS hãnh diện trong không mặt.]
Nói cho cùng, đó là thời không mặt. Như một hình ảnh khủng khiếp của Anna Akhmatova, về Cách Mạng:
As though, in night's terrible mirror
Man, raving, denied his image
And tried to disappear
[Như thể, trong tấm gương kinh hoàng của đêm đen
Con người, rồ dại, chối bỏ hình ảnh của mình
Và ráng sức biến mất]
Nhớ tới những chuyến đi của đám VC nằm vùng, vô bưng gặp Cách Mạng, cũng bị bịt kín mặt, cứ là như đi gặp Bố Già Corleone!
Ông chủ khều nhẹ đám hải ngoại cứ chê Việt Nam thiếu dân chủ, đếch chịu làm một điều gì cho đất nước, như ông ta, nhưng khi được hỏi, ông làm được gì, thì lại đổ cho cơ chế. Cơ chế như vậy, là do thiếu dân chủ mà ra. Nhưng đó là chuyện nhỏ.
Chuyện khủng khiếp, là đằng sau tất cả, là Cái Ác Bắc Kít, và cái này thì thật vô phương!


Phải đọc cái này, mới càng thấm hiện tượng Chúa Sẩy Thai, Anus Mundi!
Nguyễn Đăng Mạnh viết về Nguyễn Khải

Note: Bài này đã được delete khỏi Diễn Đàn Forum
Cái tay NDM này, lần Gấu về Hà Nội, nghe ông cậu, Cậu Toàn, em của bà cụ Gấu, cho biết, là bạn học của ông, cũng viết nhiều, nhưng không phải thứ văn chương sáng tác. Gấu lần về đó, có mua mấy cuốn ông viết về Nguyễn Tuân. Cái hồi ký của tay này, về mặt văn học thì yếu, nhưng về mặt tài liệu, thì thật tuyệt, theo cái kiểu, một người giấu một cái máy ghi âm nhỏ xíu ở trong người...  thành thử mấy anh như Nguyễn Khải, vốn nhát, cứ tưởng là an toàn xa lộ, tha hồ phun ra, có thể vì vậy mà bài bị lấy xuống?
Bài viết cho biết rất nhiều chi tiết hiếm quí về những ngày đầu mấy anh này vào Nam, ngay sau 30 Tháng Tư. Đói khổ, thèm thuồng đủ thứ... Suy ra, dân Miền Nam hồi đó mới điêu linh cực khổ cỡ nào, nhất là những gia đình có chồng con đi cải tạo tại Miền Bắc.
*
Ngay sau khi Nguyễn Khải mất, tôi có anh bạn (Hoàng Dũng) trong Nam ra Hà Nội, nói Nguyễn Khải chết không có đất chôn. Đúng ra là không được chôn ở nghĩa địa Sài Gòn (tại Thủ Đức), phải đưa lên nghĩa địa Củ Chi rất xa. Tiêu chuẩn được chôn ở Thủ Đức, ngoài những ông thành uỷ viên hay trung ương uỷ viên không kể, phải có 65 năm tuổi đảng. Trần Duy Châu, nguyên hiệu phó Đại học Sư phạm Sài Gòn, khi chết mới có 58 tuổi đảng, không đủ tiêu chuẩn, phải đưa đi Củ Chi. Nguyễn Khải tất nhiên cũng phải đưa đi Củ Chi.
Võ Văn Kiệt thấy thế chắc lấy làm xấu hổ, nên can thiệp. Ông tuyên bố nhường suất chôn ở Thủ Đức của ông cho Nguyễn Khải.
*
Khó hiểu thực. Tại sao Víp Va Ka lại xấu hổ?
Không có đất mà chôn? Ăn cướp cả Miền Nam vậy mà vẫn không có đất để mà chôn?
Càng viết càng nhục. Chết vẫn chưa hết nhục! NQT
Note: Đúng ra, Víp Va Ka phải xấu hổ giùm cho Sơn Nam mới phải. Ông này, dân Nam Bộ như Víp, cũng không có miếng đất mà chôn, may nhờ một vị hảo tâm, thí cho một miếng, đâu cũng tận Củ Chi Thành Đồng!
*
Than oi!
Wednesday, September 3, 2008 6:40 PM
From:
To:
5 tuoi vao dang roi!!!
Phải có 65 năm tuổi đảng.

Hồi Ký Nguyễn Đăng Mạnh

Note: V/v Hồi ký NDM, hình như là đã được "phát tán" không có sự đồng ý của tác giả. Tuy nhiên, Tin Văn bỏ qua sự kiện này, và chủ trương: Đây là "chiến lợi phẩm" sau 30 Tháng Tư 1975, của Miền Nam, của đám VNCH "thất trận", trong có Gấu, theo nghĩa: Tụi văn nghệ sĩ chúng mày nhơ bẩn đến như thế này, mà đòi giải phóng ai? (1)
Hơn nữa, có thể cái sự phát tán này, cũng là có tí ẩn ý của NDM chăng? Bởi vì không lẽ viết để di chúc đốt bỏ? Như... Kafka?
NQT
(1)
Tố Hữu trông người nhỏ nhắn, nhẹ nhõm như một thư sinh. Nhưng rất hách. Tôi đã nghe Hoàng Cầm nói, ông đã từng ra lệnh bắt Trần Dần, Tử Phác bằng sáu tiếng ngắn gọn: “Gọi nó về, bắt lấy nó”. Tôi đã chứng kiến Nguyễn Đình Thi sợ ông như thế nào, tôi ví như con cua co dúm người lại trước con ếch.
Tôi đã nghe Hoàng Ngọc Hiến thuật lại về Tố Hữu trong cuộc họp nhà văn đảng viên hồi tháng sắu năm 1979. Nguyên Ngọc trình bầy bản đề cương chống Mao-ít. Tố Hữu đã quạt cho Nguyên Ngọc một trận, cho đây là hiện tượng “ngược dòng”, ông có cách nói mỉa mai rất ác. Nhân thấy Nguyên Ngọc, người thấp, nhân làm đổ cái micro trên bàn chủ tịch đoàn, ông nói: “Cái bục này đối với tôi hơi cao, đối với anh Nguyên Ngọc thì cao quá!”. Ông còn đến vuốt râu Nguyên Hồng: “Để râu sớm quá đấy, để trốn họp chi bộ chứ gì!”. Gần đây Kim Lân còn cho tôi biết, hôm ấy, Tố Hữu đến chỗ Kim Lân, nói: “Dạo này viết ít quá đấy!”. Kim Lân buột miệng nói: “Bác lại phê bình em rồi!”. Có vậy thôi mà nghĩ sợ quá. Kim Lân nói: “Tôi nhớ trong truyện Tam quốc, có hai anh bạn thân, sau một anh làm to, anh kia đến chơi, nói suồng sã về những kỉ niệm thuở hàn vi. Sau bị tay kia cho người đuổi theo thủ tiêu – Sợ quá!”.
Tôi chắc Kim Lân sợ thì có sợ, nhưng làm gì đến nỗi thế. Bọn nhà văn là chúa hay phóng đại.
Nguyễn Khải cũng kể lại, hôm ấy anh ngồi chủ tịch đoàn. Có một cậu nói nhỏ với anh: “Ông Lành đang nói sao cậu lại cười?” Khải sợ quá, vội chối: “Không, răng tôi nó hô đấy chứ, tôi có dám cười đâu!”.
*

Nhưng tính đến giờ, liệu ai có thể nghĩ ra kịch bản nào quy mô hơn, sống hơn kịch bản do nhà văn họ Hoàng vừa tạo ra?
Nguồn
Quái quỉ thật. Không lẽ tác giả tính được chuyện tác phẩm của mình sẽ được nhà nước cho in, sau đó, bị nhà nước thu hồi?
Đọc, nhớ đến Kafka! Bởi vì chính Kafka cũng đã dàn dựng những tác phẩm y chang ông họ Hoàng này!

Vụ Án còn là một thứ chuyện “Liêu Trai” có tính tiên tri (un fantasme prophétique), như rất nhiều cuốn sách khác ở trong Bảng Phong Thần Cuối Cùng. Cuốn tiểu thuyết được in và xuất bản vào năm 1925, nhưng Kafka đã viết nó mười năm trước, tức là năm 1914, trước khi có cuộc cách mạng Nga, Cuộc Đệ Nhất Thế Chiến, chủ nghĩa Quốc Xã Nazi, chủ nghĩa Stalin: thế giới được miêu tả ở trong cuốn sách, chưa hiện hữu, chưa “đi vào hiện thực”. Vậy mà ông nhìn thấy! Liệu có thể coi ông là Ông Thầy Bói Nostradamus của thế kỷ 20? Không phải vậy: cái thế kỷ có tên là Gulag đó chỉ là một đứa trẻ ngoan ngoãn tuân theo lời phán bảo của ông thầy của nó, mà thôi.
Ở đây, là một giả thuyết, nghe đến rởn tóc gáy lên được, và cũng hoàn toàn có tính Kafkaien: Liệu tất cả những trò kinh tởm của thế kỷ: chiến tranh lạnh, những chuyện đấu tố, luôn cả bố mẹ, hiện tượng con người có đuôi, lò thiêu, trại tập trung cải tạo, Solzhenitsyn, Orwell…. tất cả là đều nảy sinh từ cái đầu của một anh chàng làm cho một công ty bảo hiểm ở Prague?
Liệu hàng triệu triệu con người chết đó, là để chứng minh cho sự có lý, của một cái đầu chứa đầy
những ác mộng?
Vụ Án
Bài viết của Vân Trang, về tác phẩm của Hoàng Minh Trường, tố cáo ông nhà văn này đạo diễn, với sự toa rập của nhà nước, để cho ra lò một tác phẩm thuộc loại hiện thực phê phán, từ những vụ nổi cộm nhất, như đấu tố, cải cách ruộng đất, cho tới cuộc chiến vừa qua. Tác giả Vân Trang viết:
Với trình diễn sống đang diễn ra này, mỗi người trong chúng ta đều là công chúng, hơn thế, đều có tiềm năng trở thành kẻ tham dự (Người đang viết những dòng này đã trở thành kẻ tham dự ít nhiều khi lùng sục để mua cho được cuốn này với giá gấp rưỡi, còn may hơn anh bạn phải mua với giá gấp đôi! về nhà đọc xong rồi, thấy cũng hơi hơi tiếc thì giờ, nhưng đáng kể là đã được tham dự trò chơi!). Tất nhiên tham dự trò chơi này cốt yếu nhất là phải có các viên chức mẫn cán, như đã nói trên, lại có các nhà văn, nhà phê bình nữa, như họ đã tham dự ngay trên bìa sách và/hoặc ngay sau lúc sách ra lò! Các cuộc “hội chẩn” cũng gồm trong trò diễn này; trong hội chẩn, hẳn người ta sẽ hỏi đến giá trị thực của cuốn truyện, thế nhưng nên nhớ rằng, với trò trình diễn sống này, tác phẩm chỉ là một khâu, một yếu tố, và cái gọi là giá trị thực của nó vị tất đã là điều quan trọng! Điều quan trọng nhất là làm sao khiến cho các viên chức mẫn cán bỗng dưng trở nên lo lắng và xắn tay vào cuộc! Không có hành động của họ, trò diễn sắp đặt công phu mấy cũng sẽ bất thành.

Vụ HMT, Gấu chưa được đọc tác phẩm của ông, nên không có ý kiến, nhưng có một vụ toa rập hiển nhiên, đó là vụ ông chủ về nước đọc tham luận về trí thức Tầu.
Thử những ông khác về coi, có bị tóm cổ ngay tại phi trường không?
*
…và cái gọi là giá trị thực của nó vị tất đã là điều quan trọng!

Phán thế, thì nhảm quá.
Giá trị thực của tác phẩm sớm muộn gì cũng sẽ lộ ra thôi.
Không phải tự nhiên mà ông đồ Nghệ, nhà phê bình Nguyên Đầu Bạc của viện Văn Học, Hà Nội,  lôi câu dưới đây ra để mà làm đề từ khi xủ quẻ "tắc đẻ":

Trên bìa cuốn sách “Bông hồng vàng và bình minh mưa” của K.Pauxtôpxki có trích câu của X.SÊ DRIN, có thể lấy làm lý tưởng cao đẹp của nghiệp cầm bút: “Văn học nằm ngoài những định luật của băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”.
Note: Pauxtốpxki là nhà văn được giới văn học của Hà Nội rất mê, theo như Gấu này hiểu được. Đi tù với một bông hồng, như Vũ Thư Hiên đã từng. Vào thời gian Miền Bắc mê P. Gấu, ở Miền Nam. cũng đọc, và dịch ông này, qua bản tiếng Tây. Văn của ông này, và thế giới văn chương của ông, là của cái đẹp, như được chắt lọc ra từ tất cả những cái đẹp của cuộc sống. Cái thứ văn chương đó, quả là không thể bị băng hoại thật.
Tuy nhiên, cái sự mê thứ văn chương đó, ở những nhà văn Miền Bắc, có vấn đề, theo Gấu. Bạn cứ đọc thử những gì Nguyễn Đăng Mạnh viết về đám người này, là đủ hiểu. Ông này, khi bị phát tán hồi ký, đã phân trần, tôi không có ý cho đăng hồi ký, và khi viết nó, chỉ để décharger, giải tỏa, như ông viết cho Diễn Đàn Forum, hay để vui đùa, cho qua tuổi già, như ông trả lời bà Thụy Khê, trên đài RFI (Gấu nghe loáng thoáng). Viết cay đắng, thâm độc như vậy, về Nguyễn Khải, về Nguyễn Đình Thi [Tôi đã chứng kiến Nguyễn Đình Thi sợ ông - Tố Hữu - như thế nào, tôi ví như con cua co dúm người lại trước con ếch], mà bảo là để cho vui tuổi già, thì "láo" quá!
Phải bẩn như thế nào, thì mới mê thứ văn chương sạch như thế! NQT
*
Lại nói về sự tắc đẻ.
TTT cho rằng, nhà văn Mít thường chết non. Cứ viết hết thời thanh xuân là ngỏm củ tỏi. Nhưng Brodsky phán, mới tuyệt cú mèo:
Volkov: Viết về Stravinsky, Auden cho rằng chính cái gọi là tiến hoá tách biệt một nghệ sĩ bậc thầy với thứ cà mèng. Đọc hai bài thơ của một thi sỡi cà mèng, bạn không thể nào nhận ra, bài nào viết trước, bài nào sau. Nói như vậy có nghĩa, khi tới một độ chín nào đó, nhà thơ cà mèng bèn dừng lại, và cứ thế dậm chân tại chỗ. Còn thứ nghệ sĩ lớn lao đếch bao giờ hài lòng với đỉnh trời này, bèn leo lên đỉnh trời cao hơn...
Brodsky: Trời hỡi, bạn nói đúng quá đi mất. Người Nhật nói tới sự mạnh khoẻ trong tiến trình sáng tạo. Khi một nghệ sĩ đạt đến sự trưởng thành, anh ta bèn đổi văn phong, thay cả tên của mình. Hokusai chẳng hạn, có chừng ba chục thời kỳ khác nhau.
*
Bạn nhìn ra một vô cùng cách biệt giữa Thơ Ở Đâu Xa và những tập thơ trước đó của TTT.
Điều này dễ hiểu, một trước, một sau, Trại Tù.
Nhưng lạ nhất, là sự vô cùng cách biệt, giữa Một Chủ Nhật Khác và những tác phẩm trước đó.
Có lần, một anh bạn cho biết, anh không thích Một Chủ Nhật Khác bằng Bếp Lửa.
Và anh giải thích: không có đám mình trong đó.
Cái anh chàng Kiệt bỏ chạy, rồi vội vàng bò về, vừa kịp để... chết, làm sao lại là một trong đám mình được?
Lạ, là, làm sao vào thời điểm 1974, khi viết Một Chủ Nhật Khác, mà ông đã tiên đoán ra được, lưu vong, về, để chết, không vì một lý do gì cả, ở trên quê nhà, như giống voi già, tìm về nghĩa địa của nó?
Chứ đâu có phải về để xin kiểm duyệt sách. Hay để đọc tham luận về trí thức Tầu?
*
Cũng vẩn chuyện tắc đẻ.
Tình cờ Gấu đọc trên blog Vương Trí Nhàn, ông giải thích cái sự tắc đẻ, viết dở như hạch, sau khi có tác phẩm cũng khơ khớ, thí dụ một Nỗi Buồn Chiến Tranh, Thời Xa Vắng. Theo họ Vương, đó là do cái anh nhà văn thật, bị bắt bỏ tù mẹ nó rồi!
*
Chuyện thật giả
Không khó gì nếu muốn tìm dẫn chứng cho sự phổ biến của cái giả trong xã hội hiện đại. Nhưng tôi nhớ hơn cả tới cái ý khá độc đáo của Ngô Tất Tố, chuyện ông nêu ra làm hiển hiện cái chất giả mà chỉ người Việt mới có. HÀNG mã nơi bán hàng thật giả hay là nơi bán hàng giả thật?
Trên một số báo Thời vụ, ra năm 1938, tác giả Tắt đèn viết: “Đọc báo hàng ngày, thỉnh thoảng lại thấy xã hội Việt Nam sản ra những bọn người giả. Giả mật thám, giả lính đoan, giả làm người của sở nọ sở kia. Hạng người nào cũng có kẻ giả, trừ ra một bọn ăn cướp.
Có lẽ trong các thực đơn của thế giới, không đâu có nhiều món giả bằng nước An Nam. Cũng thì một miếng thịt, người ta bầy ra đủ trò: nấu với tiết gọi là giả trâu, nấu với riềng mẻ gọi là giả cầy, nấu với hành răm gọi là giả chim, nấu với đậu nghệ gọi là giả ba ba, đốt đi rồi bóp với thính đỗ tương thì lại bảo là giả dê.
Đồ ăn là thứ sẽ ăn vào miệng, hễ qua hàm răng thì nó là lợn hay trâu, hay gì gì nữa, cái lưỡi sẽ biết tức thì, thế mà chúng ta cứ làm giả, thì có khác chi xúi giục nhau rằng: trên đời không có cái gì mà không giả được? Cái nạn nhiều hạng người giả cũng từ đấy mà ra”.
Nhà văn đương thời Triệu Bôn nói đơn giản hơn. Trước khi ông mất, đến thăm ông ốm, tôi được nghe ông cười nhạt bảo: “Tôi đã thấy những tờ giấy báo để nguyên đặt giữa xếp tiền âm phủ người ta bán cho mẹ Hằng nhà tôi về đốt ngày giỗ. Tức là có hàng giả của hàng giả. Thế thì ông tính còn cái gì người ta không tính chuyện bịp nữa”.
Nhưng vấn đề tôi muốn nêu ra ở đây là những biến hóa của cái giả trong thời hiện đại. Trong tiểu thuyết Kim Dung, một chuyện giả thật kỳ thú cũng xảy ra với Thạch Phá Thiên. Nhân vật này bị bắt đi, thay vào đấy một Thạch Phá Thiên giả, tạo ra “náo kịch thật giả” mang đầy dư vị triết lý. Ngày nay trong giới viết văn, viết báo, không thiếu gì người mười lăm, hai mươi năm trước viết rất hay, nhưng càng già viết càng nhạt hẳn đi. Bọn tôi hay nói đùa: “Giờ thì ông N. ấy là ông N. giả. Chứ ông N. thật bị bắt về Tàu rồi”.
Cuối năm 2004, tôi đọc được một bài báo kể chuyện bên giới nghệ thuật tranh làm giả lại bán chạy hơn tranh thật và cố nhiên là các họa sĩ làm giả đó sống khỏe hơn các họa sĩ “chỉ là chính mình”. Tương tự, về chuyện quan họ - theo lời nhà văn Nguyễn Phan Hách - ở Bắc Ninh đang có hiện tượng vui vui. Các diễn viên quan họ thật thì sống khó khăn, thỉnh thoảng đi diễn mà chẳng được bao nhiêu. Ngược lại, số diễn viên nghiệp dư trong những tổ chức “dân lập” hoạt động theo lối xe ôm, taxi, lúc nào cũng túc trực đấy, có người mời là đến phục vụ liền, sống khá sung túc.
Những ví dụ này cho thấy mối quan hệ kỳ lạ giữa thật và giả. Trong khi nương tựa vào nhau chúng không chịu bó vào vị trí sẵn có. Đôi khi ở đây có cả sự thay bậc đổi ngôi nữa.
Khoảng những năm 1975-1980, đất nước mới thống nhất, trong khi nhiều thứ hàng được mang từ Sài Gòn ra Hà Nội, thì cũng có một vài thứ mang ngược từ Hà Nội vào, trong đó có bút máy Trường Sơn do Nhà máy Hồng Hà chế tạo. Bút thuộc loại xoàng, bây giờ đã tuyệt chủng. Thế nhưng người dân Sài Gòn lúc ấy vẫn thích có một thứ gì đó của miền Bắc trong nhà nên đua nhau sắm.Thế là đẻ ra cái chuyện mấy bác ba Tàu ở Chợ Lớn làm giả bút máy Trường Sơn để bán. Nhưng lạ nhất là cái sự thực sau đây, người nói với tôi là nhà văn Nguyễn Quang Sáng: Này, chính Trường Sơn giả lại tốt hơn Trường Sơn thật, thế mới bán chạy.
Còn đây là một ví dụ mới nhất về mối quan hệ thật, giả tôi mới đọc được trên báo Tuổi Trẻ số ra 17-4-2007. Chuyện kể rằng đầu năm 2007, Trùng Khánh nhật báo ở Trung Quốc làm một cuộc thay đổi, trang nhất đưa tin một xã trưởng vận động gánh nước cho dân, còn tin nhà lãnh đạo thành phố làm gì đó thì mang vào trang hai. Sự thay đổi kỳ lạ quá, đến mức có người đã nghi tờ Trùng Khánh nhật báo hôm đó là báo giả, nên mang về nhà đối chiếu. (Không chừng còn có người đi tố cáo nữa!).
Sở dĩ Trùng Khánh nhật báo bị nghi là giả vì nó khác đi so với tờ báo vẫn quen đọc. Việc người ta nghi ngờ nó là giả chỉ chứng tỏ cái cũ đã tồn tại quá lâu nên được coi là chuẩn mực.Vậy ở một trình độ cao như thế này, giả thực chỉ có ý nghĩa tương đối. Tất cả có thể làm khác.
Thoạt nghe “đôi khi cái giả lại rất cần thiết”, hẳn mọi người thấy chối tai, không thể nghe được, song sự thực vẫn có biết bao trường hợp như vậy. Cái giả loại này đẩy xã hội đi tới. Và câu chuyện giả cầy, giả chim... mà Ngô Tất Tố nói cũng không xấu nữa.
VTN
Có hai chi tiết thật là tuyệt, trong bài viết của VTN; một, về cây viết máy Trường Sơn. Và một về mấy đấng ăn cướp. Cái vụ mê đồ Chợ Lớn hơn đồ Đồ Sơn ở ngoài Bắc đem vô, thì cũng dễ hiểu thôi. Nên nhớ là những món hàng giả, thí dụ đồng hồ Rolex, do Hồng Kông sản xuất được chuộng hơn thứ thiệt của Thụy Sĩ. Nhưng cái vụ mấy đấng ăn cướp không làm giả được, mới thật là tuyệt cú mèo. Và Gấu này tự hỏi, liệu đã xẩy ra trường hợp, một tay nào đó, ở trong nước, tự xưng mình là Tổng Bí Thư, và được nhân dân cho điểm, ông giả này, mới đúng là thứ thiệt?
*

Hạng người nào cũng có kẻ giả, trừ ra một bọn ăn cướp: Tuyệt!
*

Bạch Hổ: The White Tiger
Tác giả Aravind Adiga

Trong khi chê thậm tệ cuốn của Rushdie, "The Enchantress of Florence," trước khi ban giám khảo Man Booker quẳng vô thùng rác, tờ Người Kinh Tế, số 13 Tháng Chín, 2008, lại khen nức nở một trong sáu cuốn lọt vào danh sách chót, của một tác giả mới toanh: Aravind Adiga.
What a singular voice he has! Giọng văn mới đặc biệt làm sao!
Và qua bài điểm, cuốn sách quả là bảnh thật, và còn hơn thế nữa: có vẻ như cũng có một con bọ ở trong đó: rằng nghèo đói tham những quá là nguồn cơn sinh ra quái vật.
Với Mít, ngược lại!
*
The Economist September 13th 2008

New fiction
His master's voice
The White Tiger. By Aravind Adiga. Free Press; 321 pages; $24. Atlantic; £12.99
PLOUGHING through a novel a day for nearly six months, the judges of the Man Booker prize, Britain's premier award for fiction, quickly make two discoveries: that most books start well and then sink halfway through, and that almost all the novels soon sound the same. So a new voice is as welcome, and as rare, as a fine ending. Which is why all five judges wanted Aravind Adiga's first novel to be on this year's shortlist, announced on September 9th. And what a singular voice he has.

"The White Tiger" takes the form of a series of letters to WenJiabao, the Chinese premier. Balram Halwai, the Bangalore businessman who writes the letters, wants to tell the Chinese premier something about how life really is in India: not the pink sari of the tourist trail (pink is India's navy blue) or the sentimental imagery of the poor, doe-eyed children. Baham believes that poverty is so corrupting it produces monsters; he should know for he is such a monster himself.
The son of a poor rickshaw-puller who is taken out of school as a boy and put to work in a teashop, Baham nurses dreams of escape. He finally gets his chance when a rich village landlord hires him as a chauffeur for his son, his daughter-in-law; Pinky Madam, and their two Pomeranian dogs, Cuddles and Puddles.
The family moves to Delhi. There, amid the cockroaches and the call centres, the 360,000,004 gods, the shopping malls, the brown envelopes and the crippling traffic jams, Balram learns about modern India, where the air is so bad that it takes ten years off a man's life unless he drives round in an air-conditioned car. "The cars of the rich go like dark eggs down the roads of Delhi. Every now and then an egg will crack open-a woman's hand, dazzling with gold bangles, stretches out of an open window, flings an empty mineral water bottle onto the road-and then the window goes up, and the egg is resealed."
As Baham's education expands, he grows more corrupt. Yet the reader's sympathy for the former tea-boy never flags. In creating a character who is both witty and psychopathic, Mr Adiga has produced a hero almost as memorable as Pip, proving himself the Charles Dickens of the call-centre generation.