*

Diary
















*
*


Vietnam.net "chơi" một bản dịch của Tin Văn.
Cám ơn. NQT
Thưa đây:
Kertesz: Diễn văn Nobel
*
Ui chao, không chỉ bài đó, mà còn bài diễn văn Nobel của Naipaul.
Cái này thì quá lắm. Xin làm ơn stop! Please!
Còn nếu muốn tiếp tục, xin ghi nguồn tanvien.net. NQT

Thời Chúa Sẩy Thai
“Đặt tên cho cuốn sách, còn hơn cả tên khai sinh cho con mình, cực khó đấy. Truyện của ông lẽ ra phải đặt là “Những người khốn khổ”, hoặc “Con đường đau khổ”. Tiếc là các cụ Vichto Huygô và Alếcxan Tôlxtôi đã đặt mất rồi…”
Cái tên hay nhất cho nó là: Chúa Sẩy Thai. Hoặc Anus Mundi.


Phải đọc cái này, mới càng thấm hiện tượng Chúa Sẩy Thai, Anus Mundi!
Nguyễn Đăng Mạnh viết về Nguyễn Khải

Note: Bài này đã được delete khỏi Diễn Đàn Forum
*
Ngay sau khi Nguyễn Khải mất, tôi có anh bạn (Hoàng Dũng) trong Nam ra Hà Nội, nói Nguyễn Khải chết không có đất chôn. Đúng ra là không được chôn ở nghĩa địa Sài Gòn (tại Thủ Đức), phải đưa lên nghĩa địa Củ Chi rất xa. Tiêu chuẩn được chôn ở Thủ Đức, ngoài những ông thành uỷ viên hay trung ương uỷ viên không kể, phải có 65 năm tuổi đảng. Trần Duy Châu, nguyên hiệu phó Đại học Sư phạm Sài Gòn, khi chết mới có 58 tuổi đảng, không đủ tiêu chuẩn, phải đưa đi Củ Chi. Nguyễn Khải tất nhiên cũng phải đưa đi Củ Chi.
Võ Văn Kiệt thấy thế chắc lấy làm xấu hổ, nên can thiệp. Ông tuyên bố nhường suất chôn ở Thủ Đức của ông cho Nguyễn Khải.
*

Khó hiểu thực. Tại sao Víp Va Ka lại xấu hổ?
Không có đất mà chôn? Ăn cướp cả Miền Nam vậy mà vẫn không có đất để mà chôn?
Càng viết càng nhục. Chết vẫn chưa hết nhục! NQT

*

Điệp viên phản thùng Xô Viết chết

Trong đời PXA, có lẽ không bao giờ ông nghĩ, ông cần đến tiền, trước 30 Tháng Tư, tất nhiên, nhưng nhất là sau 30 Tháng Tư, lại càng tất nhiên. Vậy mà ông phải đánh cái bức điện xin tiền bạn bè cũ, là những người ông phản bội họ. Gấu này cứ suy nghĩ hoài, về hai bức điện khủng khiếp, một chấm dứt chiến tranh, một chấm dứt sự kiêu ngạo của ông, và cùng với nó, là sự kiêu ngạo của một cuộc chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước.
Hồi Gấu học thầy Vũ Khắc Khoan, ông có kể chuyện, hồi Pháp thuộc, ở Hà Nội, có những ông Tây, thất nghiệp ở bên Tây, mò sang An Nam, chẳng làm gì hết, mỗi khi cần tiền là ra đứng ở nhà hàng Godard, ngửa cái mũ lên, là mấy thằng Tây con Đầm ngồi ở trong nhà hàng vội chạy ra, bỏ tiền vô... 


Gấu có nhớ nhà không?

Trước 1975, là một chuyên viên kỹ thuật của Bưu Điện, Gấu coi chuyện viết văn là chuyện ở ngoài cõi đời thường, ngày hai bữa đi làm kiếm tiền nuôi thân, nuôi gia đình. Trong sở, trừ một số thật thân, ít người biết Gấu làm nghề vụng trộm đó.
Nói vụng trộm, là cả với gia đình, người thân. Mỗi lần viết, là phải đợi cho vợ con đi ngủ hết, mình cũng giả đò đi ngủ, và sau đó, len lén dậy, len lén ra bàn, bật cái đèn nho nhỏ, ánh sáng vừa đủ chiếu trang giấy, và sau đó, rị mọ viết. Khi đã nhập, chẳng còn biết mọi chuyện xung quanh, có khi Gấu Cái đứng ngay trước mặt, Gấu Đực tui cũng chỉ nhìn trân trân, không ý thức, không cảm giác, không nhận ra là ai. Đó là những lúc đang lên đồng, đang nhập đồng.
Còn khi chưa nhập, bị bắt gặp tại trận đang làm cái việc vụng trộm đó, Gấu bực lắm. Cáu lắm. Gắt nhặng lên.
Ui chao, đọc lại mới thấy đau lòng. Có những lần Gấu Cái cần chồng quá, thức dậy, ghé vô tai, thôi đi ngủ, khuya rồi, vậy mà cũng gắt nhặng lên!

*
*
Nhớ gì khi không nhớ gì?
L'écrivain est posthume à lui-même. Beckett

 Khi Gấu ra ngoài này, là hết mùa biển động. Một "bà bạn văn" ngày nào ra ý ngạc nhiên, đi làm khỉ gì nữa?
 Đi đã khó, về lại càng khó.
Jean Roudaut, viết về Beckett, [bài trên, trong số Văn Học, Le Magazine Littéraire, hors-série, đặc biệt dành cho Đam Mê, La Passion, Théâtre de l'existence, Tháng Tám & Chín, 2008], những nhân vật của ông lúc nào cũng mầy mò, cựa quậy, và khi bị kết án phải bất động, ở lỳ một chỗ, họ đào huyệt của họ.
 Ui chao, chẳng lẽ Tin Văn thành cái huyệt của Gấu này ư?

"THE USES OF POETRY" byAnneAtik
FOR S.B. (13 APRIL 1906-22 DECEMBER 1989)
I
A Bible-reading man, he came and left between two holy days he didn't much observe:
the Good Friday of his birth, near the Christmas of his death.
His life between, a pilgrim's progress with a smile for what he saw along the way and wrote of, oversleeping, age and hope and sloth.
Then saw, and wrote of, wrenched along the way, age and hope and helpless weeping. But
he would have, reading those two states, rejected both as most remotely holding but one part
or more than minute dose
of the inexpressible, whole truth of how it is, it was.
II
He showed the shortest way to get across a line like this:
crossed out such words as these to get to speechlessness.
He crossed out rivers to get to their stones.
To get to the bottom, when the crisis is reached and truth-telling begins.
Whatever he knew he knew to music.
He found the pace for misery, matched distress to syncope, and joke to a Beethoven stop at the punch line.
But thought that he'd failed to find failure's pulse.
What that says about failure, music and us.
*
Beckett chẳng hề muốn được đối xử như một vì thánh.
Tôi thì cũng không tính làm như thế.
James Knowlson: Damned to Fame: The Life of Samuel Beckett


Dọn

… nhưng cũng hơn một lần bị một số nhà văn lớn nhỏ làm nản lòng vì tính địa phương và vì tấm chiếu.
Nguyễn Vy Khanh Da Mầu
Đây, là nhà biên khảo thọi Gấu. Bởi vì, trong quá khứ, chỉ hai tay dám chê ông ta, theo như Gấu được biết.
Thứ nhất là NMG, khi còn làm tờ Văn Học, ông này gửi sách mới ra lò, ông chủ báo phải đi một đường giới thiệu sách mới, và lỡ có đưa ra một nhận định, tác giả, do làm nghề quản thủ thư viện, thế là cứ lôi sách thiên hạ copy & paste, và thêm phần phán ẩu của ông ta vô, và nhiều khi, chính ông ta cũng biết là mình phán ẩu, phán liều, thế là đi thêm một chuỗi chấm than cho thêm phần long trọng!!!!
NMG sau đó, đã xoa đầu xin lỗi, và coi ông là nhà biên khảo trong một bài viết khác, Gấu tình cờ được đọc.