*























*

*

NYRB Feb 11, 2010

Tưởng niệm Brodsky nhân ngày mất của ông

January 2001

Archangelsk, cái lạnh mặn, những con người Baltic nhạt
Trẻ con ném những trái banh tuyết vô những bức tượng Xô Viết 

Cái ớn lạnh Bắc Cực của mặt trăng vào giữa trưa
Cây bao, bộ hành cuộn.

Mặt trời rùng mình sau những ống khói
Như một tên lính cứng lạnh ngay tại chỗ

Ở Viện Bảo Tàng Viễn Bắc lù tù mù ánh đèn
Ðề tài là về cuộc lưu vong nội xứ của nhà thơ 

Siêu hình đấu với Lịch sử, và
Cuộc chiến đấu thê lương giữa Thơ và Thời gian

Một Cuộc Chiến Lạnh chẳng hề chấm dứt.
Thì cũng y chang tình yêu của nhà thơ với những bến cảng sũng nước

Và những con mèo bướng bỉnh, đặc biệt giống Nga
Xanh, tới từ Bạch Hải

Sau đó, là một cuộc tản bộ lầy lội trong tuyết, trong không khí mặn mùi muối
Ngủ trong áo choàng ở những trại lính đã được cải tạo

Suốt đêm tôi nghe có những tiếng giầy nhà binh bị bóp nghẹn
Của một đội quân diễn hành qua những con phố

Dưới cái vỏ thật là dầy của đêm đen
Nhưng vào buổi sáng, cái buổi sáng tưởng niệm,

Tôi thức giấc, bổ choàng vào trong 1 sự yên lặng thật là quyền uy, hách xì xằng.
Tuyết chiếm cứ thành phố.

Ai chỉ định anh là thi sĩ? 

Thứ Sáu, ngày 8 tháng 3 năm 1996, vào lúc 5 giờ chiều, buổi tưởng niệm thi sĩ Joseph Brodsky (tháng Năm 24, 1940 - tháng Giêng 28, 1996), Nobel văn chương 1987, tại nhà thờ St. John the Divine, New York, có lẽ đã đúng như ý nguyện của ông. Thay vì cuộc sống vị kỷ, những người bạn của ông đã nhắc nhở nhau về những chu toàn, the achievements, ngôn ngữ - the language - của người quá cố:
Death will come and will find a body
whose silent peace will reflect death's approach
like any woman's face
[Tĩnh vật, trong Phần Lời, Part of Speech]
 (Chết sẽ tới và sẽ thấy một xác thân
mà sự bình an lặng lẽ sẽ phản chiếu cái chết tới gần
như gương mặt của bất cứ một người đàn bà nào).
Tuy sống lưu vong gần như suốt đời, ông được coi là nhà thơ vĩ đại của cả nửa thế kỷ, và chỉ cầu mong ông sống thêm 4 năm nữa là "thế kỷ của chúng ta" có được sự tận cùng vẹn toàn. Ông rời Nga-xô đã hai chục năm, cái chết của ông khiến cho căn nhà Nga bây giờ mới thực sự trống rỗng.
Ông sang Mỹ, nhập tịch Mỹ, yêu nước Mỹ, làm thơ, viết khảo luận bằng tiếng Anh. Nhưng nước Nga là một xứ đáo để (Chắc đáo để cũng chẳng thua gì quê hương của mi...): Anh càng rẫy ra, nó càng bám chặt lấy anh cho tới hơi thở chót....

*


Nhà thơ Nga Joseph Brodsky, trong cuộc hành trình xuyên qua thế kỷ 20, có thời gian làm nghề cắt xẻ xác chết tại một bệnh viện tỉnh. Ông nói với ký giả Mỹ, David Remnick: "Bạn biết không, tôi lại khoái nghề đó. Thật xấu hổ, khi bỏ nghề".
Ông giải thích lý do bỏ nghề, trong một lần trò chuyện với Solomon Volkov. "Đó là một bệnh viện địa phương, và vào mùa hè, họ mang tới một ít trẻ con. Mùa này (lúc đó là tháng Bẩy), trẻ con chết bộn, do ăn uống bậy bạ. Bữa đó, một tay bô hê miêng tới nhà xác, và tôi (Brodsky) đưa cho anh ta hai đứa nhỏ – hai đứa sinh đôi, nếu tôi không lầm. Khi nhìn thấy hai đứa con được cắt xẻ ngon lành, anh ta bỗng nổi điên, và, tay cầm dao, dượt đuổi vòng vòng, giữa mớ tử thi. Một cảnh tượng siêu thực như thế, nhà thơ, thuộc hàn lâm viện Pháp Jean Cocteau cũng phải chào thua!" Sau cùng ông bố tóm được nhà thơ-tên đồ tể, may sao Brodsky vớ được cây búa và khiền vào cổ tay cầm dao, ông bố xuội lơ, ngồi bệt xuống, và cứ thế ôm mặt khóc. Và nhà thơ cảm thấy có một điều gì đó không ổn...
Đó là một trong những lý do ông bỏ nghề.