*



[13.3.1936 - 22.3.2006]
*
Giỗ đầu
5 năm
1
2
3

Thơ dịch
























5 năm TTT ra đi
(22.3.2006-22.3.2010)

*

What are poets for?
Thi sĩ để làm cái quái gì cơ chứ?
Pourquoi des poètes en temps de détresse?
Tại sao thi sĩ trong thời điêu đứng?
Heidegger

"... and what are poets for in a destitude time?", Holderlin hỏi, trong bài điếu "Bánh mì và Rưọu vang".
Thời của đêm thế gian là thời điêu đứng: The time of the world's night is the destitude time.
*
Is Rainer Maria Rilke a poet in a destitude time? How is his poetry related to the destitution of the time? How deeply does it reach into the abyss? Where does the poet go, assuming he goes where he can go?
Liệu có phải Rilke là nhà thơ của thời điêu đứng?
Như thế nào, làm thế nào, thơ của ông móc nối với sự điêu đứng của thời gian? Sâu thẳm cỡ nào, thơ của ông với xuống vực thẳm? Nhà thơ đi đâu, giả dụ như có một nơi chốn nhà thơ có thể đi?
*
Từ 'thời gian', ở đây có nghĩa, thời gian mà chúng ta còn thuộc về nó. Với kinh nghiệm lịch sử của Holderlin, sự xuất hiện và hy sinh của Đấng Ky Tô Christ đánh dấu bắt đầu và chấm dứt ngày của những vị thần, the day of the gods. Đêm xuống, và kể từ đó, ba ngôi nhập một, the 'united three' - Herakles, Dionysos, và Christ - rời bỏ thế gian, buổi chiều của thế gian chìm dần vào đêm tối của nó. Đêm thế gian trải dài bóng tối của nó. Đây là thời thần linh trễ hẹn [The era is defined by the god's failure to arrive], thời khiếm khuyết thần linh, default of god. Thời khiếm khuyến thần linh mà Holderlin kinh nghiệm không có nghĩa chối bỏ liên hệ giữa thần và người và nhà thờ. Khiếm khuyết thần linh có nghĩa, chẳng còn thần linh tóm thâu người và vật thành một mối, và bằng một mối thâu gom như thế, lịch sử thế gian được đặt để, và con người dong duổi cùng với nó.
*
“Hồi Võ Phiến sang chơi Paris và đóng đô tại nhà tôi ở Bagnolet, có bận tôi hỏi, theo ông, Thanh Tâm Tuyền là một nhà thơ hay nhà văn. Võ Phiến đã đáp không do dự: là một nhà văn.”
Kiệt Tấn
*
Nhận xét của Võ Phiến, theo tôi, sai.
Ngay từ năm 1973, khi viết về TTT, trong số Văn đặc biệt về ông, Gấu này đã phán, nay xin ghi lại ở đây:
1. Một vài ý nghĩ nho nhỏ về thơ Thanh Tâm Tuyền.
Bởi vì tiểu thuyết, truyện, truyện ngắn vốn dễ đọc hơn thơ, kịch, cho nên, đối với số đông độc giả, Thanh Tâm Tuyền thành công về mặt văn xuôi hơn là thơ. Nhưng đối với một thiểu số độc giả thường lưu tâm tới vấn để văn chương, những tập Tôi không còn cô độc, Liên đêm mặt trời tìm thấy đã định nghĩa thế nào là thơ, thơ tự do, thơ TTT.
*
Pourquoi des poètes en temps de détresse?
Holderlin
Có thể, thơ Thanh Tâm Tuyền cũng như thơ của một số thi sĩ khác cùng thời với ông, một cách gián tiếp, nhằm trả lời câu hỏi trên của Holderlin.
Bởi vì, người ta vẫn thường quan niệm thơ, từ ngàn xưa, vẫn chỉ là những gì phù du, thơ chỉ có trong một thời bình.
Cớ sao lại có thi sĩ, trong một thời đại nhiễu nhương như thế này?
Đọc Thanh Tâm Tuyền
[Bài này mất tiêu! NQT]

Ngay từ những ngày 1973, khi chưa chấm dứt cuộc chiến, Gấu này đã nhìn ra, thơ TTT, đúng là thứ thơ của thời điêu đứng, đúng như Heidegger coi Rilke là thi sĩ của thời điêu đứng:
Là thi sĩ của thời điêu đứng , có nghĩa là: hát, chú tâm đến dấu chân để lại của những vị thần trong khi bỏ chạy. Chính vì thế, vào thời gian của đêm tối, thi sĩ nói điều thiêng. Chính vì thế, trong ngôn ngữ của Holderlin, đêm thế giới là "đêm thiêng" (1)
Être poète en temps de détresse, c'est alors : chantant, être attentif à la trace des dieux enfuis. Voilà pourquoi, au temps de la nuit du monde, le poète dit le sacré. Voilà pourquoi, dans la langue de Holderlin, la nuit du monde est la « nuit sacrée ».
Pourquoi des poètes en temps de détresse? Heidegger
*
(1) Trong Mảng Lưu Vong, La Part d'Exil, Le Huu Khoa coi Trịnh Công Sơn là chim thiêng hót lời mệnh bạc
[Trinh Cong Son: L'oiseau sacré chante le destin tragique]
*
Holderlin phán:
Ở nơi nào có nguy nàn,
Ở đó có cứu rỗi
Mais où est le péril, là
Croit aussi ce qui sauve
Holderlin, IV, 190

Nếu thế, so sánh thơ TTT với những nhà thơ tiền chiến, đúng là "coi thường" ông, theo Gấu, và, chẳng biết gì về thơ, về vực thẳm, về đêm đen chia cách ông với những nhà thơ mà ông và nhóm Sáng Tạo đả phá:
Một cách nào đó, những dòng thơ tiền chiến mở ra vực thẳm, đêm đen.
Một cách nào đó, thơ TTT, và của một số bạn bè của ông, như Tô Thùy Yên, nhạc Trịnh Công Sơn... là thơ nhạc của thời điêu đứng.
*
Một lần, nhằm giải thích một nhận định của Đặng Tiến, TTT không có truyền nhân, Gấu đã trích dẫn một số câu văn của TTT, để chứng tỏ, ông làm thơ khi viết văn.
Muốn là truyền nhân của ông, phải là một nhà thơ, chứ không phải nhà văn.
Như tay Ninh Hạ cho biết, TTT có lần nói với ông ta, ông thấy làm thơ dễ hơn là viết văn, là cũng theo nghĩa đó.
Vả chăng, tuy nhà văn, viết đủ thứ, nhưng chỉ Một Chủ Nhật Khác đúng là một cuốn tiểu thuyết.

Giáng Sinh, ngồi nhà 'đọc chơi' vài bài thơ!

Note: Từ 'đọc chơi' này, GNV thuổng.

No Longer and Not Yet

Tại Âu châu, một đứt đoạn tuyệt đối của liên tục đã xẩy ra trong và sau Đệ Nhất Thế Chiến. Những ‘lèm bèm’ của đám trí thức về một thoái trào cần thiết của văn minh Tây phương hay thế hệ bỏ đi nổi tiếng, như nó thường được thốt ra bởi đám “phản động”, thì, nền tảng sự thực của nó là ở đứt đoạn này, và đem đến hậu quả hấp dẫn hơn, so với thứ đầu óc ‘tự do', khi đám này bầy ra trước chúng ta một giải pháp, hoặc tiên phong hoặc giật lùi, một giải pháp chẳng có một ý nghĩa nào, bởi vì nó vẫn giả dụ sợi sên liên tục không bị đứt, gẫy.
Bây giờ, đọc Hannah Arendt, thì Mít chúng ta mới hiểu ra được, tại làm sao mà đám Sáng Tạo, bằng mọi cách, ‘đả phá, huỷ diệt, tàn sát’ văn học tiền chiến: Họ nhìn ra cái sợi sên bị đứt gẫy, và một lỗ hổng xuất hiện.
*
Khoanh vùng vào văn chương Âu châu mà nói, cái hố thẳm mở ra một không gian trống và thời gian rỗng này, nhìn rõ nhất là ở sự lệch pha, không đồng điệu, giữa hai ông khổng lồ, hai vị sư phụ vĩ đại nhất của thời đại chúng ta, đó là Marcel Proust và Franz Kafka. Proust là lời giã từ cuối cùng, đẹp như mơ, gửi tới thế giới của thế kỷ 19, và khi chúng ta trở lại với tác phẩm của ông, viết trong âm điệu "no longer", "không còn nữa”, ["than ôi, hoa rụng bên kia sông mất rồi, hết rồi, hết rồi, em ơi chiều nay cơn mộng tan rồi”, "ố là là", hết Loan, hết Dũng, hết Đôi Bạn mất rồi…], và thế là cái tâm trạng não nề [‘từ lúc đưa em về là biết xa ngàn trùng’] khiến chúng ta vãi lệ chứa chan!
Kafka, về một mặt khác, là người đương thời với chúng ta, chỉ tới một giới hạn. Sự tình như thể, ông viết từ một điểm thuận tiện cho ông, nghĩa là, từ một tương lai xa xa, như thể, ông chỉ có thể ‘ở nhà’ trong một thế giới ‘not yet’, "chưa có nhưng sẽ có". Godot sẽ tới, nhưng chiều nay, thì chưa! Điều này đẩy chúng ta vào một cái vị thế xa xa, bất cứ khi nào chúng ta đọc, và bàn về tác phẩm của ông, một khoảng cách chẳng bao giờ trở nên nhỏ lại, mặc dù chúng ta biết nghệ thuật của ông thì là biểu hiện của một thế giới tương lai nào đó, cũng là thế giới của chúng ta – giả như chúng ta có được tương lai!

Nếu Nhất Linh, ông Trùm tiền chiến, đóng vai Proust, thì Kafka Mít, là Thanh Tâm Tuyền!
Cái hố thẳm giữa họ, được cuộc chiến khốn kiếp làm đầy.
*
Tất cả những nhà văn và thi sĩ lớn khác của Âu Châu tìm thấy chỗ, và những chuẩn mức đo lường của họ ở đâu đó giữa hai vị thầy đã mất này. Nhưng sách của Hermann Broch rớt vào một phạm trù khác hẳn so với số còn lại. Ông có chung, với Proust giọng độc thoại nội tâm, và với Kafka sự chối bỏ hoàn toàn và triệt để, điều mua vui, giải trí, cũng như sự bận bịu với cái siêu hình. Ông chia sẻ với Proust một sự yêu mến quá đỗi, thật là thâm sâu, với cõi đời, như là nó được trao cho chúng ta; và ông chia sẻ với Kafka, niềm tin tưởng, rằng, “người hùng” của tiểu thuyết thì hết còn là một nhân vật với một số phẩm chất được định nghĩa tới nơi tới chốn, mà chỉ là “một con người như thế đó” (bởi vì đối với cuộc đời thực của một con người và nhà thơ, Virgil chỉ là một cơ hội cho những dự đoán triết học của Broch) - tất cả thì đều thực, và những lịch sử của văn học sau này có thể sẽ nói ra điều này.
Điều quan trọng hơn – ít ra vào lúc này, là, tác phẩm của Broch – qua những đề tài mà nó quan tâm, qua trọn tính uyên nguyên, qua giọng rất đỗi thơ tuyệt vời của nó – có một điều gì giống như một đường dây dẫn bị thiếu, mất, giữa Proust và Kafka, giữa một quá khứ mà chúng ta đã mất và không thể nào lấy lại được và một tương lai chưa ở trong tay. Nói một cách khác, cuốn sách, tự thân nó, thì giống như một cây cầu mà Virgil cố gắng băng qua hố thẳm của quãng không giữa “không còn nữa” và “chưa nhưng sẽ có”. Và kể từ khi mà cái hố thẳm này thì thực, rất đỗi thực, kể từ khi mỗi năm nó lại mỗi sâu thêm, đáng sợ thêm, kể từ năm định mệnh 1914 trở đi, cho tới khi những cơ xưởng của Thần Chết được dựng lên ở ngay trái tim của Âu Châu, cắt đứt luôn sợi dây đã cũ mòn mà nhờ nó chúng ta còn bám víu được với thực thể hơn hai ngàn năm lịch sử; và, kể từ khi chúng ta hoàn toàn sống trong “cõi trống rỗng”, đối đầu với một thực tại mù tịt về ý tưởng truyền thống về thế giới và con người có thể thắp sáng – quý báu như thể truyền thống này vẫn còn nằm ở trong tim của chúng ta – chúng ta phải cám ơn sâu xa tác phẩm thi ca lớn lao cố bám víu thật tuyệt vọng vào đề tài này.
Điều khá kỳ quặc là tác phẩm trước đó của Broch chẳng hề tiên đoán, ông sẽ ị ra Cái Chết của Virgil. Những kẻ mộng du, ngoại trừ những phẩm chất của nó, như là một cuốn tiểu thuyết, chỉ cho thấy một điều là, tác giả của nó thì đầy ứ tài kể chuyện, xuyên suốt tác phẩm, ông tỏ ra nôn nóng với tác phẩm của riêng mình: ông nói với độc giả của mình, tốt nhất, hãy cố mà tìm cho ra kết cục của câu chuyện, đừng trông mong ở nơi ông; ông lơ là nhân vật, tình tiết và chỉ xoắn mãi vào những ức đoán dài dòng về bản chất của lịch sử. Cho tới một thời điểm nào đó, Broch quả là một tay kể chuyện tốt, chịu chơi, biết chọc cười, làm độc giả vui, nhưng không phải là một thi sĩ lớn.
Cái biến động làm cho Broch thành một nhà thơ có vẻ trùng hợp với màn cuối u tối của Âu Châu. Khi bóng đêm chụp xuống, thế là a ê hấp, Broch thức giấc… 

Ui chao, đọc đoạn trên đây, làm sao không nghĩ đến ông anh nhà thơ cho được! Ông tỉnh giấc, trở thành nhà thơ, đúng vào màn cuối u tối của miền đất ông ra đời, rời bỏ nó, đúng lúc đêm đen chụp xuống, 1954.

 Biến động làm Broch thành một nhà thơ có vẻ trùng hợp với giai đoạn u tối sau cùng của Âu Châu. Khi bóng đêm chụp xuống, thế là a ê hấp, Broch thức dậy. Ông tỉnh giấc trước thực tại khiến ông ngỡ ngàng và thế là ông lập tức chuyển dịch nó vào trong một giấc mơ, quá xứng hợp với một người thức giấc trong đêm. Giấc mơ này là Cái Chết của Virgil.
Những nhà phê bình phán, cuốn sách được viết bằng một thứ văn xuôi trữ tình, điều này không hẳn đã đúng. Văn phong, độc nhất, do căng thẳng dồn nén, rất giống những lời cầu khấn trong những thánh ca Homer, trong đó Thượng Đế được con người kêu gọi hoài hoài, mỗi lần là mỗi nơi chốn Thượng Đế cư ngụ, mỗi khung cảnh thần thoại, nơi khấn bái, thờ phụng, như thể kẻ cầu nguyện phải cảm thấy chắc chắc, tuyệt đối chắc chắn, anh ta không thể nào quên Thượng Đế. Trong cùng đường hướng như vậy, Broch cầu khấn Đời sống, hay Cái chết, hay Tình yêu, hay Thời gian, hay Không gian, như thể ông muốn hoàn toàn chắc chắn, tuyệt đối chắc chắc, ông  không quên một điểm nào. Điều này đem cho cuộc độc thoại khẩn thiết tình cảm thê thiết của nó và làm bật ra hành động căng thẳng, tập trung từ dự đoán rất thực […]
Đề tài của cuốn sách của Broch, như cái tít chỉ ra, là 24 giờ chót của cuộc đời Virgil. Nhưng cái chết thì được coi như không phải là một sự kiện mà là một thành tựu tối hậu của con người - hoặc theo nghĩa, những khoảnh khắc hấp hối là cơ may sau cùng và độc nhất để biết đời sống là cái gì, hay theo nghĩa, đó là thời khắc mà con người phán đoán về chính cuộc đời của mình, kẻ đang chết đó. Phán đoán này không phải là tự buộc tội, bởi vì lúc đó đã quá muộn để mà mất thì giờ với một việc như thế, cũng không phải tự biện minh, bởi vì, nếu như thế, thì việc này lại quá sớm; đó là cố gắng tối hậu để tìm ra sự thực, lời nói chung quyết của trọn câu chuyện. Điều này làm cho phán đoán sau cùng là chuyện của con người, con người tự tính sổ với con người, tránh cho Thượng Đế khỏi vướng bận vào chuyện tầm phào như thế!

Nhà thơ Hữu Loan đã ra đi

Hình ảnh đưa nhà thờ (1) Hữu Loan về nơi an nghỉ

Note: Cái tít đánh máy sai.

Nhà thơ Boris Pasternak mất ngày 30 Tháng Năm 1960. Đám tang của ông là một sự kiện lạ thường, và phải nói, kỳ bí, mystical event: dấu hiệu đầu tiên cho thấy quyền lực vô biên của nhà nước không thể vượt nổi thi ca.
Cái thông báo của nhà nước thì rất ư là khiêm tốn, chiếm một chỗ thật khiêm nhường, và thật nhỏ xíu, và cái lời nhắn, advice, độc nhất về đám tang, thì là một mẩu giấy viết tay, vô danh, dán bên cạnh ô cửa bán vé tầu ở ga Kev Station ở Moscow, nơi những hành khách mua vé đi Peredelkino, thuộc địa của nhà văn, the writers’colony, ở ngoại vi Moscow.
Mẩu giấy ghi:
“4 giờ chiều ngày Thứ Năm, 2 Tháng Sáu, đám tang Boris Pasternak, nhà thơ vĩ đại nhất của nước Nga ngày này, the present day, bắt đầu cử hành”.
Lời nhắn tin bị gỡ đi nhiều lần, và lại được dán lên bởi một bàn tay vô danh.
Nghi lễ Chính Thống giáo được cử hành thầm lặng tại nhà, dacha, Pasternak, chiều hôm trước. Sáng hôm sau, bốn dương cầm gia hàng đầu, leading pianists – Stanislav Neigauz, Andrei Volskonky, Marya Yudina (bà này đã từng gọi Stalin là tên tội lỗi lớn, a great sinner), và Sviatoslav Richter – trình diễn mấy giờ đồng hồ. Trong số những người khiêng hòm ra khỏi nhà, có Andrei Sinyavsky và Yuli Daniel (sau bị bắt vì những bài viết ly khai), và Lev Kopelev. Vừa ra bên ngoài là họ đụng đầu với một biển người, trên mặt người nào cũng đượm nét đau thương - bạn bè, sinh viên, công nhân, thợ thuyền và dân quê. Một ông Hữu Thỉnh mũi lõ, thuộc Hội Nhà Văn Liên Xô, mở cửa chiếc xe limousine lớn, mầu đen, và tính ghé vai khiêng hòm, nhưng đám sinh viên la lớn, đi chỗ khác chơi. Rất nhiều người nài nỉ cho ghé tí tay, tí vai vô hòm, đưa thi sĩ tới nghĩa trang.
D.M. Thomas: Cái chết của một thi sĩ, Death of a poet [in Alexander Solzhenitsyn: A century in his life]

Nhà thơ HL hình như cũng gọi Bác Hồ của chúng ta bằng cái tên gì gì đó!

*

*

Thứ Sáu, ngày 8 tháng 3 năm 1996, vào lúc 5 giờ chiều, buổi tưởng niệm thi sĩ Joseph Brodsky (tháng Năm 24, 1940 - tháng Giêng 28, 1996), Nobel văn chương 1987, tại nhà thờ St. John the Divine, New York, có lẽ đã đúng như ý nguyện của ông. Thay vì cuộc sống vị kỷ, những người bạn của ông đã nhắc nhở nhau về những chu toàn, the achievements, ngôn ngữ - the language - của người quá cố:

Death will come and will find a body
whose silent peace will reflect death's approach
like any woman's face
(Chết sẽ tới và sẽ thấy một xác thân
mà sự bình an lặng lẽ sẽ phản chiếu cái chết tới gần
như gương mặt của một người đàn bà nào đó). 

Tuy sống lưu vong gần như suốt đời, ông được coi là nhà thơ vĩ đại của cả nửa thế kỷ, và chỉ cầu mong ông sống thêm 4 năm nữa là "thế kỷ của chúng ta" có được sự tận cùng vẹn toàn. Ông rời Nga-xô đã hai chục năm, cái chết của ông khiến cho căn nhà Nga bây giờ mới thực sự trống rỗng.
Ông sang Mỹ, nhập tịch Mỹ, yêu nước Mỹ, làm thơ, viết khảo luận bằng tiếng Anh. Nhưng nước Nga là một xứ đáo để (Chắc đáo để cũng chẳng thua gì quê hương của mi...): Anh càng rẫy ra, nó càng bám chặt lấy anh cho tới hơi thở chót. 

-Bao giờ ông về?.
-Có thể, tôi không biết. Có lẽ. Nhưng năm nay thì không. Tôi nên về. Tôi sẽ không về. Đâu có ai cần tôi ở đó?
-Đừng nói bậy, họ sẽ không để ông một mình đâu. Họ sẽ công kênh ông trên đường phố... tới tận Moscow... Tới Petersburg... Ông sẽ cưỡi ngựa trắng, nếu ông muốn.
-Đó là điều khiến tôi không muốn về. Tôi đâu cần ai ở đó. 


Nhà Thơ Hữu Loan: Giải thưởng văn chương Khởi Hành 2007

Bài viết này, bạn NXH chọn đúng ngày 22, Tháng Ba, 2010,
là ngày cách đây 5 năm nhà thơ từ giã chúng ta,
để đăng trên VOA, như là một tưởng nhớ của tất cả chúng ta,
trong lúc cùng tưởng nhớ sự ra đi của nhà thơ Hữu Loan, ở trong nước.

 Tưởng nhớ nhà thơ Thanh Tâm Tuyền
Thứ Hai, 22 tháng 3 2010
*

Ngày 22 tháng 3 năm nay, 2010, là đúng 5 năm nhà thơ từ giã chúng ta. Trong những nhận xét về thơ của ông, có của Quỳnh Giao, theo người viết, thật độc đáo:
“Thơ Thanh Tâm Tuyền phải được đặt trong vị trí 'di cư' và 'chiến tranh' của một thành phố mở ra thế giới bên ngoài là Sài Gòn. Không có hoàn cảnh hay khung cảnh ấy, người ta khó cảm hay yêu thơ của ông.”
Và, nhận xét của D.M. Thomas, trong cuốn tiểu sử nhà văn Solzhenitsyn, ["Alexander Solzhenitsyn: A Century in his Life" By D. M. Thomas, St. Martin's Press], về sự ra đi của nhà thơ Pasternak, có thể áp dụng vào trường hợp nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, nếu chúng ta nhớ lại, tình cảm sửng sốt, bàng hoàng của đồng bào hải ngoại, khi được tin ông mất:
“Nỗi đau của dân Nga khi nhà thơ Pasternak qua đời vào năm 1960 đánh dấu bước ngoặt của lịch sử Xô Viết.”
The explosion of grief and celebration at Pasternak's funeral in 1960 marked a turning point in Soviet history.
*
Nhân dịp tưởng nhớ nhà thơ năm nay, chúng ta tìm hỏi ý nghĩa của sự chọn lựa, “Tôi là kẻ sống sót, nhưng tôi chẳng muốn làm nhà văn nữa, như đã từng mong muốn”, của ông, sau khi ra khỏi trại tù.
Liệu đây có nghĩa là, từ chối viết? (1)
Như rất nhiều tác giả khác, cũng như ông, thí dụ như một Melville, nhà văn nổi tiếng Mỹ, qua nhân vật nổi tiếng của ông, Bartleby, với câu nói nổi tiếng: I would prefer not to: Tôi chọn đừng.

Báo Văn học Pháp, Le Magazine Littéraire, số đặc biệt về Văn chương và những trại tù [La littérature et les camps], trong bài viết mở đầu, Thư gửi độc giả, Lettre aux lecteur, dưới nhan đề Hội chứng Bartleby, Jean-Louis Hue viết:
Nghĩ đến chuyện từ bỏ viết, Melville tưởng tượng ra nhân vật Bartleby, thách đố câm lặng và hư vô, đã chọn lựa một giải pháp là tự nhốt mình trong văn phòng, vắng mặt trước những kẻ khác, và trước chính mình. “Tôi chọn lựa đừng” [I would prefer not to, khi được dịch sang tiếng Pháp, là, “Je préférais ne pas le faire”, và mới nhất, “Je préférais pas”].
Trong số những nhà văn “Tôi chọn lựa đừng” này, có, kể sơ sơ, Rimbaud, Robert Walser, J.D. Salinger… và nhà thơ Celan, sống sót Lò Thiêu, sau tự sát.
Liệu thái độ “Tôi chọn lựa đừng” này, là cũng của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, sau trại tù cải tạo?

(1)
Après ma libération, sur le chemin du retour, la première chose que j'ai faite, a été de me replier et écrire mes poèmes mémorisés tout au long de ma détention.
Je suis un survivant, mais je ne veux plus être écrivain, comme je l'ai pourtant souhaité depuis toujours.
J'ai écrit dans ma mémoire au camp: «II faut que j'arrive à écrire comme si rien ne s'était passe, comme si rien n'était modifié.»
Et maintenant je me dis: «Quand serai-je capable d'une telle chose?» Pour re-écrire.
THANH TAM TUYEN
La poésie entre la guerre et le camp
Thơ giữa chiến tranh và trại tù
Propos recueillis et traduits par Le Huu Khoa

Khi ra khỏi trại tù, trên đường về, điều đầu tiên tôi làm, là cúi gập mình viết ra những bài thơ lưu giữ trong trí nhớ suốt thời gian tù đầy.
Tôi là kẻ sống sót, nhưng tôi chẳng muốn làm nhà văn nữa, như đã từng mong muốn.
Tôi đã từng lưu vào trí nhớ, khi ở trong trại tù, điều này: "Phải làm sao viết như chẳng có gì xẩy ra, chẳng có gì thay đổi."
Và bây giờ tôi tự hỏi: "Khi nào thì tôi có thể làm được như vậy? Để lại viết?”
Thanh Tâm Tuyền
*
La poésie entre la guerre et le camp
Thơ giữa chiến tranh và trại tù

Văn chương và những trại tù
La litérature et les camps

Trại Cải Tạo vs Lò Thiêu
Hai cái tít nói lên tất cả!
[NQT]
*
Bài viết thực ra, chỉ là một cái dàn bài, bạn NXH cần bài gấp quá, cho đúng dịp tưởng nhớ ngày nhà thơ từ giã chúng ta; tuy nhiên “luận điểm” (1) của bài viết thì đã đưa ra được rồi.
Rằng, cái sự từ chối không làm nhà văn nữa của TTT, nó liên can đến Lò Cải Tạo. Nó liên can đến câu phán của Adorno:
Sau Lò Thiêu mà còn làm thơ thì thật là dã man.
Nói một cách khác, sau 30 Tháng Tư 1975, giả như còn văn học Mít, thì nó bắt buộc phải trả lời cho được câu hỏi: Tại sao Lò Cải Tạo?
(1)
Phạm Gia Thanh (Việt Nam)
Ở bài này ông Nguyễn Quốc Trụ chỉ góp nhặt linh tinh rồi chép lại chứ không có một luận điểm gì cả. Dàn bài cũng tùy tiện. Tôi không hiểu tại sao nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng lại chọn đăng và VOA lại đồng ý cho đăng. Nản quá ạ.
Độc giả VOA

Cám ơn đã góp ý.
Bài này tôi định viết ngay sau khi nhà thơ TTT mất, nhưng ngại, sẽ có người cho rằng dựa hơi cái chết của nhà thơ đế đánh bóng mình.
Bây giờ, 5 năm qua đi, viết, thoải mái hơn.
 NQT

**

Bài trả lời phỏng vấn Le Huu Khoa, “Thơ giữa chiến tranh..”, nằm trong loạt bài của Le Huu Khoa, có tên chung là Mảng Lưu Vong, 1995.
Le Magazine Littéraire, Văn chương và Trại Tù, Tháng Giêng, 2005.
TTT ra đi tháng 3, 2006.
Gấu tin rằng, nhà thơ chưa đọc số báo Le Magazine Littéraire trên, vậy mà bài viết của ông nằm vào đúng dòng đó.
Một bên, là Lò Cải Tạo: Thơ giữa chiến tranh và Trại Tù
Một bên là Lò Thiêu: Văn chương và Trại Tù

Trong những kỳ tới, TV sẽ giới thiệu một số bài quan trọng trong số báo trên.
Họ gọi tên cái không thể gọi tên, Ils ont nommé l’innomable,
par Pierre Mertens.
Văn hóa thì đi đời nhà ma ở trong trại tù ư?, La culture est-elle morte à Auschwitz? par Theodor W. Adorno.
Cuộc du ngoạn lớn của hồi ức. Le grand voyage de la mémoire,
par Jorge Semprun…

Và, áp dụng câu phán của Adorno vô hoàn cảnh và thực tế Mít, đề xuất vấn nạn: Giả như cố đấm ăn xôi, hăm hở viết, sau Lò Cải Tạo, thì cái sản phẩm đó, có thể coi là văn chương Mít?
Nó rõ hơn, giả như cứ vờ câu hỏi “Tại sao Lò Cải Tạo”, viết “như chẳng có gì xẩy ra”, “không chịu chọn đừng”, thì được cái gì?


Nhà thơ Hữu Loan đã ra đi

Nhà Thơ Hữu Loan: Giải thưởng văn chương Khởi Hành 2007

*

Trao đổi với Hữu Loan, nhà thơ
Tuesday, March 23, 2010
Con người, Tích xưa, Việc cũ
LTS - Nhà thơ Viên Linh viết bài này năm 2007, đăng trên Khởi Hành, nhân dịp quyết định trao giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Khởi Hành 2007 cho nhà thơ Hữu Loan. Tác giả Viên Linh trao bài viết này cho Người Việt Trẻ đúng vào ngày có tin Hữu Loan qua đời. Xin đăng lại nguyên văn.
Người Việt

TV là nơi đầu tiên khui ra vụ giải thưởng VL này, do nhớ mài mại, và bèn gõ Google, ra số báo Khởi Hành, bèn la ỏm tỏi lên, bởi vì hầu như tất cả đều vờ vụ này, ở chính nơi xẩy ra vụ này, tếu thế.
Tuy nhiên, số báo đó, còn rất nhiều bài vở, chi tiết, hình ảnh thú vị. Thí dụ bài viết Hà Thượng Nhân, tên tuổi những vị Mạnh Thường Quân… TV đi một đường link như vậy, là để độc giả TV cùng hài lòng với tấm lòng của VL, của tờ KH và độc giả của nó.
"Ông Số Hai" có tính hơi đố kỵ,
giả như TV không la om lên, chắc gì...!

Chứng cớ:
Bài đăng ở Người Vịt Trẻ chứ đâu trang trọng ở Người Vịt Già!
Một thi sĩ mất đi, đâu phải chuyện thường?
Hồi "Ông Số 1" ra đi, cũng đã lem nhem rồi!
*

Ông số một quả đúng là ông anh của Hai Lúa. Tuy không phải ruột thịt mà sợ còn quá cả ruột thịt. Trong ba đứa, hai ông con ruột, là nhà thơ, và ông em, me-xừ C. bạn thân của HL, thì, tuy là phận ghẻ, nhưng HL được cụ thương yêu còn quá con ruột. Có những chuyện mà một bà mẹ chỉ thích nói cho thằng con nuôi nghe, ở đời thường vậy. Vì hai thằng con ruột ít chịu ngồi nghe cụ nói, hoặc, ôi dào, mẹ ơi, nói hoài chuyện đó, mệt lắm, đại khái như vậy. Đã có lần, ông số một cằn nhằn, tại sao những chuyện như thế mà mẹ cũng nói cho thằng Trụ nó nghe?
Hai Lúa này hay nhắc ông số một, là vậy, chứ không phải ông là sư phụ, thần tượng trong văn chương của Hai Lúa. Ông là sư phụ, là thần tượng, hay giản đơn hơn, ông anh ở đời. Những gì Hai Lúa hay nhắc tới, nếu có liên quan tới ông, là những kỷ niệm những ngày cả ba anh em sống quây quần dưới gối của bà cụ, chúng có "tính tự thuật" nhiều hơn là "chất văn chương". Nói vậy, để trả lời nhà thơ Viên Linh, đã nhiều lần "cảnh cáo" Hai Lúa, mày, hay Jennifer Tran, mà không nhắc tới ông số một, là bịnh liền tức thì!
Nhưng nhờ ông, mà HL tìm ra ông thầy văn của mình.
Tự Kiểm

Viên Linh: TTT từng khen tao một câu, thú vô cùng, chẳng dính dáng gì tới thơ.
Ngưng một tị, chàng nói tiếp:
-Cách tao ứng xử trong vụ thằng... Mày nhớ vụ đó không? 

Nhớ, sao không nhớ?


Vài cảm nghĩ về thơ Thanh Tâm Tuyền
Thường Quán
Note: Bài độc giả [không phải tác giả TQ] sưu tầm và gửi TV
Tks. NQT