*

Văn Học Ngụy vs Văn Học VC

TO THE HUNGARIANS

We stand on the border
and hold out our arms
for our brothers for you
we tie a great rope of air

from a broken-off cry
from the fists clenched
a bell is cast a tongue
silent on the lookout

wounded stones plead
murdered water pleads
we stand on the border
we stand on the border

we stand on the border
That is called reason
And we gaze into a fire
and we marvel at death

1956

Zbigniew Herbert: The Collected Poems 1956-1998

Văn chương của ông quan tâm về nhận thức học (epistemology), vì nhận thức học đi liền với khái niệm về bản sắc và truyền thống văn hóa.
(1)

Tác giả đặt câu hỏi: Điều gì làm cho một bản văn (hay bất cứ một cái gì khác) cưỡng lại mọi cố gắng nhằm hiểu nó" Theo ông, đây là kinh nghiệm cơ bản đối với người dịch. Và là một kinh nghiệm vừa mang tính đạo hạnh, vừa bỏ ngỏ: "anh này (one) cố gắng lột trần anh kia (the other), bằng một ngôn ngữ, ở bên trong khung văn hóa riêng, nhưng anh kia không thể nào bị biến thành đối vật theo kiểu này, bởi vì anh (cũng lại) thuộc về thế giới riêng, và không thể bị bứng lên mà không phải dùng tới vũ lực. Cổ đại La-tinh hiểu điều này, khi gắn dịch với chiến thắng những thành phố, bắt nô lệ, và cướp bóc của cải."

"Nói ngắn gọn, đây là sự thành lập đế quốc."

Nhưng dịch có những hậu quả không thể kiểm soát được. Gần mực thì đen, chơi dao có ngày đứt tay: người dịch phải đối đầu với một điều vượt ra ngoài căn cước, bản sắc riêng. Hậu quả là, theo Steiner, "cái kia" (the otherness) chui vào bên trong chúng ta, làm cho chúng ta thành kẻ khác.... Chẳng thể có dịch thuật, ngoại trừ dưới điều kiện khủng hoảng tri thức luận (There can be no translation except under conditions of epistemological crisis). Nhìn như thế mới thấy một sự thực cay đắng chua chát: chỉ mấy anh/mấy chị xẩy nhà ra thất thổ, mất quê hương, sống đầu đường xó chợ, mất mẹ căn cước mẹ đẻ, mới hiểu thế nào là dịch thuật: chiếm tiếng người làm tiếng mình!

Gặp Gỡ Cuối Năm

Cái từ epistemology, thường được dịch là tri thức luận. Và nhìn như thế đó, thì Bình Nguyên Lộc chưa tới cõi đó. Ông là nhà văn quan tâm tới nguồn gốc của tiếng Việt, và thế giới truyện ngắn của ông, là Miền Nam của cái thuở mang gươm đi dựng nước, và của cái thuở chập choạng giữa quê và tỉnh, trong Đò Dọc, khi Mẽo tới, và làm đảo lộn tất cả.


Cuộc hội thảo về 20 năm văn học Miền Nam được tổ chức tại toà soạn hai tờ nhật báo lớn ở California, Người Việt và Việt Báo, trong hai ngày 6 và 7 tháng 12, 2014 vừa rồi, gây được tiếng vang khá tốt. Một trong những biểu hiện của tiếng vang ấy được dội lên trong một bài viết ngắn của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn trên blog của ông. (1)

Được Vương đại gia đi đường trên blog cá nhân, thế là sướng điên lên, tiếng vang khá tốt!
Tếu nhất, là, than cho cố, văn học Ngụy bất hạnh quá, Vương đại gia bèn an ủi, bất hạnh sao bằng văn học VC, thế là bèn, ai bất hạnh hơn ai?
Nếu thế, thì than thở cái gì nữa.
Đúng là rắn độc cắn phải lưỡi!
Gấu đã nói rồi, tên này không biết viết! 

Do VC đếch phải VC, Ngụy không Ngụy - đậu bằng Tú Tài đúng thời hỗn quân hỗn quan – nên hắn mù tịt về những nguyên lý cơ bản của luận lý học, như nguyên lý đồng nhất, nguyên lý phi mâu thuẫn. Than khóc cho cố, vãi cả đống nước đái, bất hạnh quá, nhưng, “ai bất hạnh hơn ai”!
Quả là đéo thời nào có được!
Hà, hà!

Văn Học Ngụy vs Văn Học VC

Nguyễn Khải by TDA

“Mọi phê bình phải được đi trước bằng một phê bình tôn giáo”, “Toute critique doit être précédée d’une critique de la religion”. Marx phán [trong Crit. de la Phil. Du Droit de Hegel, Henri Lefebvre trích dẫn trong Duy vật biện chứng, Le Matérialisme dialectique, tr. 53].

Câu trên có thể áp dụng vào trường hợp Nguyễn Khải.

Ðọc NK là phải đọc trong cái tinh thần đó, đúng như ý của ông, trong 1 bài viết có tính tự kiểm, (1) không có Ðảng là tôi đã trở thành 1 vị linh mục, khi ông nhớ lại một lần tà tà đi mua thuốc lá tại một cái quầy chắc là gần Nhà Chung Hà Nội, và vị chủ quán đã lầm ông với 1 vị linh mục.
Hai cú đánh khủng khiếp trong đời NK, là đánh vào mật khu Ky Tô ở đất Bắc là Phát Diệm, và những tác phẩm viết về nó, khi ông được Ðảng tin cậy vì đã chọn Ðảng, thay vì Nhà Thờ, những ngày sau 1954, sau khi một nửa đất nước thuộc VC.
Cú thứ nhì là sau 30 Tháng Tư, đánh vào mật khu Cao Ðài, Tây Ninh.

Nên nhớ, lại nên nhớ, gốc gác của NK, là con quan, thuộc dòng thứ, và suốt đời ông bị mặc cảm bị bố bỏ rơi, nên đành chọn Ðảng. Ðó là cái thế 3 ngôi trong đời ông: Bố Bắc Kít, Ðảng VC, và Chúa Ky Tô [theo trật tự đại khái!]

(1)

Tôi cô độc bẩm sinh. Nếu không có cách mạng, chắc tôi là tu sĩ. Một lần tôi đến tìm ông cha tìm hiểu về Vatican 2 để viết sách tôn giáo. Trong lúc chờ, tôi ra mua thuốc lá. Người bán thuốc nhìn tôi hỏi: "Cha mua loại nào? Con biếu cha bao diêm". Chắc mặt tôi giống linh mục.
[NK trả lời phỏng vấn, NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI thực hiện, Tuổi Trẻ online]

Bây giờ chúng ta có thể hình dung ra được, đi tìm cái tôi đã mất của NK, là đi tìm một "cái tôi thần học", qua hình dáng nhập thế của 1 vì linh mục. Hai cú đánh vô tôn giáo của NK, là hai cú thất bại, có thể cuối đời ông ngộ ra điều này. Ông bị ông Bố Bắc Kít bỏ vô Nam, Chúa bỏ vô Nam, và đành chọn Ðảng. Nhưng Ðảng cũng chỉ coi ông là 1 thứ con rơi, con hoang, không thuộc giai cấp bần cố nông [đọc những gì ông cà khịa với đám nhà văn được Ðảng tin cậy, thuộc loại nồng cốt, chúng viết như kít, có đứa nào bằng tôi đâu!]. Ðó là bi kịch của nhà văn NK.

Ông chưa từng viết về con người, mà là về “một thứ con người” nào đó, “một thứ nhân danh con người” nào đó.
NK làm Gấu nhớ tới Graham Greene, nhất là, câu phán nổi tiếng của ông, nhớ đại khái: Suốt đời tôi đi tìm một đấng Thượng Ðế để cho Con Quỉ ở trong tôi uýnh lộn với ông ta!
Ðây cũng là bi kịch của NK, nhưng ở tầm mức thấp hơn, một phần có thể là do mặc cảm bị bỏ rơi của NK mà ra. Greene thanh thản hơn, theo nghĩa, bi kịch của ông là của chung con người.

Văn của NK độc. Và rất giống văn VP. Ðiều này do NMG nhận ra, không phải Gấu. Ông còn cho biết, hai đấng rất quí tài, và độc, của nhau. Ðiều này thì NMG, trong 1 lần đi tour văn học ở trong nước, có tuyên bố.

Nhân vật của NK hình như không có 1 tay nào lâm vào đường tự tìm cái chết như của Greene.

Cũng không phải tự nhiên mà NK viết về PXA, qua nhân vật Quân, trong Thời gian của người.

Tuy nhiên cái chết ngắc ngoải, không làm sao đi được của PXA ở ngoài đời, NK không làm sao tiên tri ra được!

Gấu đã từng có vinh dự được “nhìn thấy” nhà văn Nguyễn Khải, thời gian lui tới nhà xb Văn Học, bộ phận phía Nam, khi nhà này tính tái bản cuốn Mặt Trời Vẫn Mọc bản dịch của NQT trước 1975.

Tạ Duy Anh, người dám “bước qua lời nguyền” viết về Nguyễn Khải:

Nguyễn Khải, một người được theo nghiệp đèn sách từ bé, không thể không biết thực tế đó. Bài học về Cải cách ruộng đất, về nhóm Nhân Văn Giai Phẩm… buộc ông phải nhớ lại lịch sử. Và vì thế, giống như số đông những người được coi là trí thức cùng thời ông ở đất nước này (chỉ tính riêng miền Bắc, vì trí thức miền Nam có một số phận riêng), ông đã tìm thấy lý do vô cùng chính đáng để vờ quên bản thân mình, đó là lý tưởng vì tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Lý tưởng đó không hề xấu và không hề ít tính chất thiêng liêng, nếu người tin theo nó thật lòng. Nó chỉ đáng trách với những kẻ vờ vịt. Mà những kẻ đó phần lớn lại rơi vào thành phần trí thức. Bi kịch mang màu sắc hài kịch của trí thức Việt (tất nhiên không tính bọn giả danh trí thức), từ cổ chí kim, chính là luôn phải vờ vịt. Vờ vịt, tức là biết rõ nó không phải vậy, nhưng lại cứ phải làm ra rằng mình hiểu nó như vậy. Vờ trung thành, vờ kính trọng, vờ cúc cung tận tụy, vờ khép mình, vờ lắng nghe, vờ chăm chỉ, vờ ngoan ngoãn, vờ ca ngợi, vờ thán phục, vờ yêu… và những thứ vờ vĩnh ấy có thể làm bất cứ lúc nào, bất cứ chỗ nào, làm bao nhiêu cũng không sao ngoại trừ chỉ có lợi. Riêng một thứ không hề vờ, ấy là sự khinh ghét, thì phải nén lại, giấu thật kỹ kẻo hé ra có kẻ biết là tàn đời (mà kẻ rình rập để tố cáo, tâng công thì nhiều như ruồi, ngay trong giới trí thức); phải luôn tìm cách nhồi nó xuống, nuốt thật sâu, quên đi được thì càng phúc. Còn sống là còn phải quên. Chờ đến ngày sắp lìa đời, nếu còn lòng tự trọng, còn thấy hổ thẹn thì viết nó ra để thanh minh và sám hối.
TDA

Ðọc như thế là chưa nhìn ra thế 3 ngôi [Bố Bắc Kít, Ðảng VC, Chúa Ky Tô], ở Nguyễn Khải, và, “có một liên hệ tam giác giữa nhà văn Nga, độc giả của người đó, và sự hiện diện đâu đâu cũng có của nhà nước, cả ba quyện vào nhau, trong một sự đồng lõa quyết định”, như Steiner viết, trong UNDER EASTERN EYES:

Lịch sử Nga là một lịch sử của đau khổ và nhục nhã gần như không làm sao hiểu được, hay, chấp nhận được. Nhưng cả hai - quằn quại vì đau khổ, và ô nhục vì hèn hạ - nuôi dưỡng những cội rễ một viễn ảnh thiên sứ, một cảm quan về một cái gì độc nhất vô nhị, hay là sự phán quyết sáng ngời. Cảm quan này có thể chuyển dịch vào một thành ngữ “the Orthodox Slavophile”, với niềm tin của nó, là, Nga là một xứ sở thiêng liêng theo một nghĩa thật là cụ thể, chỉ có nó, không thể có 1 xứ nào khác, sẽ nhận được những bước chân đầu tiên của Chúa Ky Tô, khi Người trở lại với trần gian. Hay, nó cũng có thể được hoá thân vào trong chủ nghĩa thế tục thiên sứ [chúng ông đều là Phù Ðổng Thiên Vương cả đấy nhé, như anh VC Trần Bạch Ðằng đã từng thổi mấy đấng Bộ Ðội Cụ Hồ], với niềm tin, đòi hỏi sắt đá của CS về một xã hội tuyệt hảo, về một rạng đông thiên niên kỷ của một công lý tuyệt đối cho con người, và tất nhiên, tất cả đều bình đẳng, hết còn giai cấp. Một cảm quan chọn lựa thông qua khổ đau, vì khổ đau, là nét chung của cảm tính Nga, với thiên hình vạn trạng dạng thức của nó. Và điều đó còn có nghĩa, có một liên hệ tam giác giữa nhà văn Nga, độc giả của người đó, và sự hiện diện đâu đâu cũng có của nhà nước, cả ba quyện vào nhau, trong một sự đồng lõa quyết định. Lần đầu tiên tôi mơ hồ nhận ra mùi đồng lõa bộ ba này, lần viếng thăm Liên Xô, đâu đó sau khi Stalin chết. Những người mà tôi, hay một ai đó gặp, nói về cái sự sống sót của họ, với một sự ngỡ ngàng chết lặng, không một khách tham quan nào thực sự có thể chia sẻ, nhưng cũng cùng lúc đó, cùng trong giọng ngỡ ngàng câm nín đó, lại ló ra một hoài niệm, tiếc nuối rất ư là kỳ quái, rất ư là tế vi. Dùng cái từ “hoài niệm” này thì quả là quá lầm lẫn! Nhưng quả là như thế, tếu thế! Họ không quên những điều ghê rợn mà họ đã từng trải qua, nhưng họ lại xuýt xoa, ui chao, may quá, những điều ghê rợn đó, chúng tôi được Ðại Ác Nhân ban cho, được một Hùm Xám thứ thiệt ban cho, chứ không phải đồ gà chết! Và họ gợi ý rằng, chỉ cái sự kiện sống sót tại Nga dưới thời Xì Ta Lin, hay dưới thời Ivan Bạo Chúa là một bằng chứng hiển nhiên về nguy nga tận thế hay về lạ kỳ sáng tạo của số mệnh, Cuộc bàn luận giữa chính họ với sự ghê rợn thì mang tính nội tại, riêng tư, cá nhân. Người ngoài, nghe lén được thì chỉ biểu lộ sự rẻ rúng, hay đáp ứng bằng 1 thái độ sẵn sàng, dễ dãi.
Những đại văn hào Nga là như thế đó. Sự kêu gào tự do của họ, sự rất ư bực mình của họ trước cái lương tâm ù lì của Tây Phương, thì rất ư là rền rĩ và rất ư là chân thực. Nhưng họ không chờ đợi được lắng nghe hay được đáp ứng bằng một thái độ thẳng thừng, ngay bong. Những giải pháp thì chỉ có thể có được, từ phía bên trong, theo kiểu nội ứng với những chiều hướng thuần sắc tộc và tiên tri. Nhà thơ Nga sẽ thù ghét tên kiểm duyệt, khinh miệt lũ chó săn, đám côn đồ cảnh sát truy nã anh ta. Nhưng anh ta sẽ chọn thế đứng với chúng, trong 1 liên hệ có tính cần thiết nhức nhối, cho dù đó là do giận dữ, hay là do thông cảm. Cái sự kiêu ngạo nguy hiểm, rằng có một mối giao hảo theo kiểu nam châm hút lẫn nhau giữa kẻ tra tấn và nạn nhân, một quan niệm như thế thì quá tổng quát, để mà xác định tính chất của bàu khí linh văn Nga. Nhưng nó gần gụi hơn, so với sự ngây thơ tự do. Và nó giúp chúng ta giải thích, tại sao cái số mệnh tệ hại nhất giáng xuống đầu một nhà văn Nga, thì không phải là cầm tù, hay, ngay cả cái chết, nhưng mà là lưu vong qua Tây Phương, một chốn u u minh minh rất dễ tiêu trầm, may lắm thì mới có được sự sống sót.

Với đám cầm bút Bắc Kít, vấn nạn nghiêm trọng hơn nhiều.
Hơn cả “Dưới cái nhìn Ðông Phương” của Steiner!
Ðằng sau tất cả những cay đắng nhục nhã như thế, là giấc mộng thống nhất đất nước.

Cuộc hội thảo về 20 năm văn học Miền Nam được tổ chức tại toà soạn hai tờ nhật báo lớn ở California, Người Việt và Việt Báo, trong hai ngày 6 và 7 tháng 12, 2014 vừa rồi, gây được tiếng vang khá tốt. Một trong những biểu hiện của tiếng vang ấy được dội lên trong một bài viết ngắn của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn trên blog của ông. (1)

Được Vương đại gia đi đường trên 1 blog cá nhân, thế là sướng điên lên, tiếng vang khá tốt!
Tếu nhất, là, than cho cố, văn học Ngụy bất hạnh quá, Vương đại gia bèn an ủi, bất hạnh sao bằng văn học VC, thế là bèn, ai bất hạnh hơn ai?
Nếu thế, thì than thở cái gì nữa.
Đúng là rắn độc cắn phải lưỡi!
Gấu đã nói rồi, tên này không biết viết! 

Do VC đếch phải VC, Ngụy không Ngụy - đậu bằng Tú Tài đúng thời hỗn quân hỗn quan – nên hắn mù tịt về những nguyên lý cơ bản của luận lý học, như nguyên lý đồng nhất, nguyên lý phi mâu thuẫn. Than khóc cho cố, vãi cả đống nước đái, bất hạnh quá, nhưng, “ai bất hạnh hơn ai”!
Quả là đéo thời nào có được!
Hà, hà!